Để chương trình cho vay GQVL thực sự bền vững, học viên đề xuất,
kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, phân bổ nguồn vốn
ngân sách nhà nước theo từng năm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh
doanh của hộ vay, chủ cơ sở và doanh nghiệp. Phân bổ nguồn vốn hỗ trợ và
nguồn vốn cho vay đồng bộ để các địa phương chủ động thực hiện. Bố trí cấp
bổ sung vốn Điều lệ cho NHCSXH theo nội dung Chiến lược phát triển
NHCSXH giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tạo
điều kiện cho NHCSXH được tiếp cận với nguồn vốn ODA để tạo lập nguồn
vốn ổn định, lâu dài, lãi suất thấp để tăng nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác
81 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cận về chính sách việc làm ở nước ta, theo Bộ Luật Lao động năm 2012, có
thể bao quát hệ thống chính sách việc làm qua sáu (06) nhóm chính như sau:
- Chính sách hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động;
33
- Chính sách kết nối cung cầu lao động;
- Chính sách hỗ trợ lao động di chuyển;
- Chính sách tín dụng ưu đãi cho sản xuất, kinh doanh;
- Chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
- Chính sách cho phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Các nhóm chính sách này bao gồm nhiều chính sách để thực hiện, giải
quyết một nhiệm vụ hay vấn đề nào đó, nhưng mục đích chung nhất là giải
quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên trên địa bàn Quận
Ba Đình nói riêng.
Trên cơ sở thẩm quyền của chính quyền quận Ba Đình và phạm vi nội
dung nghiên cứu việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên
trong chương 1, luận văn nghiên cứu thực trạng các chính sách này trong hoạt
động của chính quyền quận Ba Đình với những chính sách như sau:
2.2.1.1 Chính sách về tín dụng cho thanh niên tìm việc, tự tạo việc làm
Thông qua việc ban hành gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ
chế cho vay tín dụng thông qua các chương trình, tổ chức, hội đoàn thể, Nhà
nước hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh cho các nhóm yếu thế như lao động
nghèo, lao động nông thôn, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, lao
động vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức kinh doanh thu
hút nhiều lao động. Trên cơ sở Bộ luật Lao động ban hành ngày 18 tháng 6
năm 2012, Chính phủ đã ban hành nhiều các văn bản để cụ thể hóa chính sách
tín dụng cho thanh niên để tạo việc làm.
- Ngày 05/04/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia
về việc làm;
- Ngày 23/01/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
15/2008/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định
34
71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia
về việc làm. Trên cơ sở đó, chính sách tín dụng tạo việc làm được thực hiện
đến nay có các điểm cơ bản như sau:
+ Vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm (gọi là Quỹ cho vay giải
quyết việc làm) được dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm
việc làm, được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về Chương trình giải quyết việc làm và Quỹ cho vay giải quyết việc
làm, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn, và
giao chỉ tiêu thực hiện cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và cơ quan trung ương của các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu
Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt
Nam và Bộ Quốc phòng, gọi chung là cơ quan thực hiện Chương trình.
- Đối với người lao động có hoàn cảnh đặc biệt: Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số,
người khuyết tật, thanh niên: hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất
thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo; Quyết định số
32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối
với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số
126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân
tộc; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án Hỗ trợ
các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2009-2020.
Ngoài ra, còn có các biện pháp hỗ trợ như khuyến khích xuất khẩu, ứng
trước kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước của các năm sau... đã tác động trực
35
tiếp tới vấn đề duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động trong bối cảnh
suy giảm kinh tế, người mất việc làm gia tăng.
2.2.1.2. Chính sách đào tạo nghề
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển dạy nghề,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề từ 2011 - 2020. Đến nay
dạy nghề đã được phục hồi sau một thời gian dài bị suy giảm, từng bước được
đổi mới và phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật
trực tiếp trong kinh doanh, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hệ
thống đào tạo kỹ thuật thực hành ở nước ta từng bước được hình thành góp
phần nâng cao vị thế, vai trò của dạy nghề trong chiến lược phát triển nguồn
nhân lực và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Hiện nay có 3
cấp dạy nghề bao gồm:
+ Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực
thực hành của một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc
của một nghề;
+ Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học kiến thức
chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng
làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;
+ Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến
thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả
năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo,
ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống
phức tạp trong thực tế.
Đào tạo nghề là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được các cấp,
các ngành quan tâm. Trong những năm qua Chính phủ đã có những chính
sách khuyến khích phát triển dạy nghề cụ thể như sau: Ngày 28/12/2001
Chính phủ có Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg định hướng phát triển dạy
36
nghề từ năm 2001-2010; Nghị quyết số 07/2006/QĐ- BLĐTBXH về việc phê
duyết “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường TCN, TTDNđến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; đây là những chính sách rấtquan
trọng khẳng định từ nay đến năm 2013 công tác dạy nghề được đặt trên
“đường ray” nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh
quốc phòng, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
2.2.1.3. Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư
trên địa bàn để tạo việc làm
Với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trong những
năm qua, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.Nhận thấy rõ vai trò, tiềm năng phát triển
cũng như khó khăn của khối DNNVV, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính
phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, điển hình như: Nghị quyết số
35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp
đến năm 2020 đã khẳng định 10 nguyên tắc và 5 nhóm giải pháp cần thực
hiện, nhằm mục tiêu nhà nước kiến tạo; lấy doanh nghiệp là đối tượng phục
vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp khởi nghiệp, tự
do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Ngày 06/06/2017, Thủ tướng Chính phủ cũng ra Chỉ thị 26/CT-TTg về
tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CPngày 16/5/2016, Thủ
tướng Chính phủ khẳng định tinh thần “Chính phủ đồng hành cùng doanh
nghiệp”. Chỉ thị nêu rõ, sau hơn một năm kể từ khi ban hành, việc triển khai
thực hiện Nghị quyết số 35 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Tạo
chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức của bộ máy công quyền với tinh
thần phục vụ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; từng bước tháo gỡ các khó
khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng
37
trưởng nhanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội.
Năm 2017 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được Quốc hội thông
qua và đã có hiệu lực ngày 01/01/2018 gồm 4 chương 35 Điều, quy định
nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động hỗ trợ với
nhiều quy định ưu đãi, ủng hộ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sản xuất,
kinh doanh. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các thành phần của nền
kinh tế chung tay hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ của DNNVV. [20]
2.2.1.4. Chính sách xuất khẩu lao động
Nhà nước đã hình thành một hệ thống chính sách thúc đẩy việc làm
ngoài nước, xây dựng các chương trình trọn gói từ đào tạo, cho vay vốn để hỗ
trợ người lao động khi về nước, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo:
Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn đối với lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày
06/7/2007 về việc thành lập, quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Quyết
định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện
nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn
2009 - 2020.
Nhu cầu lao động nói chung và thanh niên trên địa bàn Quận Ba Đình
nói riêng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ngày càng gia tăng. Chính
quyền Quận Ba Đình đã chủ động phối hợp với Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội, Ngân hàng CSXH Hà Nội thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nhằm
đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định của pháp luật và đảm bảo
quyền lợi của người dân.
2.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên
của Quận Ba Đình
Từ tổng quan các chính sách giải quyết việc làm như trên, căn cứ chức
38
năng, nhiệm vụ của chính quyền Quận Ba Đình đã nêu trong chương I của
luận văn, có thể đưa ra thực trạng việc thực hiện chính sách giải quyết việc
làm cho thanh niên của Quận Ba Đình dựa trên những hoạt động sau:
2.2.2.1. Thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho thanh niên để tìm và tự tạo
việc làm
Thực hiện Quyết định của UBND Thành phố về việc giao kế hoạch 613
tỷ đồng nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia GQVL cho các quận, huyện, thị xã và
các hội đoàn thể năm 2016. Nhìn chung, nguồn vốn giao cho các địa phương
đều tăng qua các năm góp phần thực hiện giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm
thành phố và các quận, huyện, thị xã. Đến ngày 31/12/2016, quỹ đã giải ngân
được 513 tỷ đồng, cho gần 3.000 dự án. Góp phần thực hiện chính sách tín
dụng để GQVL cho thanh niên, Quận Ba Đình đã phối hợp với NHCSXH, Sở
LĐ, TB và XH thành lập các điểm giao dịch lưu động các các phường nhằm
tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dễ dàng.Hiện nay NHCSXH quận Ba
Đình có 14 Điểm giao dịch lưu động tại 14 phường với 135 Tổ tiết kiệm và
vay vốn. Thời gian giao dịch cố định vào một ngày trong tháng được thông
báo công khai tại các phường.Các Điểm giao dịch của ngân hàng đã thực hiện
tốt nhiệm vụ chuyển tải chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ và tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn cho vay.
Để củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch,
ngân hàng đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cũng như
trách nhiệm của tổ viên các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Trước hết là ý
thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ ngân hàng trong việc chấp hành thời
gian giao dịch, nội quy giao dịch, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận vốn
vay. Tại điểm giao dịch, những thông tin mới về chương trình vay vốn, dư nợ
tiền vay, tiền gửi được niêm yết công khai và kịp thời. Hàng tháng vào
ngày giao dịch, đội ngũ cán bộ NHCSXH được phân công đã thực hiện công
39
tác thu nợ, giải ngân tiền vay, nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ viên tổ TK&VV
và huy động tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân và tổ chức tại địa bàn. Thông
qua hoạt động giao dịch, cán bộ ngân hàng sẽ giải thích, hướng dẫn các chính
sách, chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ; qua đó, giúp người dân
hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa của các chương trình tín dụng ưu đãi, tham gia
giám sát, từ đó hạn chế tối đa những sai sót, góp phần quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Với những hoạt động thiết thực nêu trên, thông qua khảo sát của 200
thanh niên tham gia vay vốn tại các điểm giao dịch tháng 5 năm 2018, kết quả
cho thấy sự hài lòng về việc thực hiện chính sách GQVL của chính quyền
Quận Ba Đình như sau:
Bảng 2.1 Mức độ hài lòng của thanh niên về công tác phổ biến, tuyên
truyền chính sách tín dụng của Quận Ba Đình
STT Mức độ hài lòng của thanh niênvề
công tác phổ biến, tuyên truyền
Số lượng
(Người)
1 Rất hài lòng 95
2 Hài lòng 61
3 Bình thường 38
4 Không hài lòng 6
5 Rất không hài lòng 0
(Nguồn: tác giả)
Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách tín dụng được chính quyền
Quận Ba Đình tổ chức chực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: phổ
biến, hướng dẫn tới ủy ban nhân dân các phường thuộc Quận từ đó các
phường phổ biến tới từng tổ, địa bàn dân cư; phối hợp với Đoàn Thanh Niên
Quận phổ biến trực tiếp tới các đoàn viên thanh niên và tới từng thanh niên có
hoàn cảnh đặc biệt (gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bộ đội xuất ngũ, người
40
khuyết tật, gia đình thương binh, liệt sỹ). Qua đó, số lượng thanh niên trên địa
bàn tiếp cận được thông tin chính sách ngày càng gia tăng và được tư vấn kỹ
lưỡng. Để đánh giá chi tiết sự hài lòng của thanh niên đối với công tác tuyên
truyền, phổ biến chính sách tín dụng có thể dựa trên biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1 Mức độ hài lòng của thanh niên về công tác phổ biến, tuyên
truyền chính sách tín dụng của Quận Ba Đình
Số lượng thanh niên rất hài lòng là 95 người, chiếm tỷ lệ 47%; số lượng
thanh niên hài lòng là 61 người, chiếm tỷ lệ 31%; số lượng thanh niên có thái
độ bình thường là 38 người, chiếm tỷ lệ 19%; số lượng thanh niên không hài
lòng là 6 người; chiếm tỷ lệ 3% và không có thanh niên nào rất không hài
lòng với công tác này. Có thể thấy tỷ lệ thanh niên hài lòng và rất hài lòng là
78%, cho thấy công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng
được chính quyền Quận Ba Đình đang thực hiện tương đối tốt. Bên cạnh đó
19% thanh niên đánh giá công tác này ở mức trung bình và 3% thanh niên
đánh giá công tác này chưa tốt là những con số cho thấy cần tiếp tục hoàn
thiện công tác này trong tương lai.
Một tiêu chí nữa để đánh giá việc thực hiện chính sách tín dụng GQVL của
Quận là sự hỗ trợ, giải quyết hồ sơ trong quá trình thanh niên làm thủ tục vay vốn,
41
mức độ hài lòng của người tham gia được tổng hợp tại bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2 Mức độ hài lòng của thanh niên đối với sự hỗ trợ, giải quyết hồ
sơ trong quá vay vốn của Quận Ba Đình
STT Mức độ hài lòng của thanh niên về công tác
hỗ trợ, giải quyết hồ sơ vay vốn
Số lượng
(Người)
1 Rất hài lòng 70
2 Hài lòng 65
3 Bình thường 48
4 Không hài lòng 16
5 Rất không hài lòng 1
(Nguồn: tác giả)
Mức độ hài lòng của thanh niên được hỗ trợ và giải quyết thủ tục vay
vốn cũng ở mức cao với 70 người rất hài lòng và 65 người hài lòng. Để phân
tích chi tiết cơ cấu, có thể nhận thấy thông qua biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lòng của thanh niên về công tác hỗ trợ,
giải quyết hồ sơ vay vốn
Từ Biểu đồ 2.2, có thể thấy mức độ rất hài lòng và hài lòng của thanh
niên được hỗ trợ và giải quyết thủ tục vay vốn ở mức tương đối cao là 77%, ở
sự hài lòng ở mức trung bình là 24% và chưa tốt là 9% trong đó có 1 người
42
cảm thấy thực rất không hài lòng chiếm 1%. Đây cũng là mục tiêu để chính
quyền Quận Ba Đình hoàn thiện công tác này.
2.2.2.2 Thực hiện chính sách đào tạo nghề
Đào tạo nghề là một trong những nội dung rất quan trọng trong giải
quyết việc làm cho thanh niên của quận Ba Đình. Phát triển các trung tâm dạy
nghề và hình thức giới thiệu việc làm cho thanh niên quận Ba Đình thông qua
hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm quận Ba Đình có nhiều tiến bộ.
Ngày 19/01/2017 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra Quyết định số
375/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trên
cơ sở hợp nhất Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Trung tâm Dịch vụ
việc làm số 2 Hà Nội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà
Nội.Quyết định trên tập trung nhiệm vụ giải quyết việc làm trên địa bàn thành
phố Hà Nội về một đầu mối thống nhất, điều này góp phần nâng cao hiệu quả
khả năng phối hợp của các quận, huyện và phường, xã trên với Trung tâm
GTVL. Cụ thể Trung tâm GTVL Hà Nội chủ trì và phối hợp với chính quyền
địa phương trong các nhiệm vụ sau:
- Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ
lao động theo quy định của pháp luật lao động;
- Giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động
theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao
gồm: nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền
lương, tiền công trên địa bàn hoạt động của vùng và cả nước;
- Tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật và tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm tư vấn, giới thiệu việc làm;
- Tổ chức Sàn giao dịch việc làm;
- Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
43
- Thực hiện việc tuyển chọn, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho
tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn Hà Nội.Bên cạnh đó, cũng có nhiều
trung tâm tư nhân hoạt động trên địa bàn quận Ba Đình cũng tham gia vào
hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm và đào tạo, bồi
dưỡng nghề và kỹ năng làm việc.
Chính quyền quận Ba Đình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các
ban, ngành, đoàn thể của Quận phối hợp với Phòng Lao động TB&XH và
Trung tâm Giới thiệu việc làm của Quận tổ chức tuyên truyền, mở nhiều lớp
học nghề ngắn hạn miễn phí cho thanh niên và nhân dân lao động không có
việc làm ở quận Ba Đình. Điều đó thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Kết quả đào tạo cho người thanh niên ở quận Ba Đình
theo loại hình đào tạo
Chỉ tiêu
Số lượng Tỷ lệ(%)
2015 2016 2017
2016/
2015
2017/
2015
2017/
2016
Dưới 3 tháng 352 428 485 121.6 137.8 113.3
Sơ cấp nghề 537 1215 1681 226.3 313 138.3
Trung cấp nghề 189 229 256 121.1 135.4 111.8
Cao đẳng nghề 79 142 173 179.7 219 121.8
Tổng số 1157 2014 2595 174.1 224.2 128.8
(Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và xã hội quận Ba Đình)
Từ Bảng 2.3 có thể thấy, nhìn chung số lượng đào tạo nghề cho thanh
niên Quận Ba Đình tăng đều qua các năm 2015,2016,2017 cho cả bốn loại
hình đào tạo từ dưới 3 tháng đến sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng
nghề. Năm 2015, đào tạo nghề dưới 3 tháng đạt 352 lượt học viên, năm 2016
tăng lên là 428 và tiếp tục tăng lên 485 lượt học viên năm 2017. Năm 2015,
đào tạo sơ cấp nghề đạt 537 lượt học viên, năm 2016 tăng lên là 1215 và tiếp
44
tục tăng lên 1681 lượt học viên năm 2017.Năm 2015, đào tạo trung cấp nghề
đạt 189 lượt học viên, năm 2016 tăng lên là 229 và tiếp tục tăng lên 256 lượt
học viên năm 2017.Năm 2015, đào tạo cao đẳng nghề đạt 79 lượt học viên,
năm 2016 tăng lên là 142 và tiếp tục tăng lên 173 lượt học viên năm 2017.
Đây là tín hiệu tốt cho thấy việc thực hiện chính sách đào tạo nghề của Quận
ngày càng đáp ứng về số lượng phát triển kinh tế xã hội cũng như đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động. Cụ thể phân tích cơ cấu tăng tại Biểu đồ 2.3
sau đây:
Biểu đồ 2.3: Kết quả đào tạo cho người thanh niên ở quận Ba Đình
theo loại hình đào tạo
Từ Biểu đồ 2.3 cho thấy, đào tạo nghề loại hình sơ cấp có sự gia tăng
nhiều nhất kể cả số lượng và tốc độ tăng, cụ thể tốc độ tăng năm 2016/2015 là
226.3%, năm 2017/2016 là 138.3% và 2017/2015 là 313%. Các chỉ số này
đều cao hơn so với các loại hình đào tạo nghề khác.Đây là xu hướng từ nhu
cầu của xã hội, do đó có thể là yếu tố để các cấp, các ngành đưa ra các chính
sách đào tạo nghề và phát triển chính sách việc làm trong tương lai.
45
2.2.2.3. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp và thu
hút đầu tư trên địa bàn để tạo việc làm
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, việc thu hút vốn đầu tư của
các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào địa phương đóng một vai trò quan
trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động. Trong thời gian qua, chính
quyền thành phố Hà Nội và quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực trong việc cải
thiện cơ sở hạ tầng, điều chỉnh và bổ sung một số chính sách ưu đãi để
khuyến khích nhà đầu tư, cải cách thủ tục hành chính thông qua cơ chế “một
cửa liên thông”, cũng như tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư trong
và ngoài nước. Do vậy, kết quả thu hút của thành phố nói chung và quận Ba
Đình nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh
nghiệp, quận Ba Đình đã công bố trang thông tin điện tử đăng tải danh sách
các thủ tục hành chính như hình 2.1 sau đây:
Trang thông tin điện tử này cho phép tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp
nắm được quy trình và cách thức thực hiện TTHC mà tổ chức hay cá nhân đó
có nhu cầu thực hiện. Điều này giúp các tổ chức, cá nhân giảm thời gian phải
ra trực tiếp trụ sở của UBND Quận để tìm hiểu và cũng giảm công việc cho
cán bộ, công chức tiếp nhận thủ tục phải hướng dẫn cho người dân.
46
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Ba Đình)
Hình 2.1 Thông tin TTHC thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và giải quyết
TTHC quận Ba Đình
Đặc biệt, cùng với việc cung cấp thông tin và hướng dẫn thực hiện
TTHC, UBND Quận Ba Đình còn chỉ đạo đưa vào hệ thống đánh giá chất
lượng dịch vụ hành chính phiên bản web. Qua đó, người dân nói chung và
doanh nghiệp nói riêng có thể đưa ra mức độ hài lòng đối với quá trình thực
hiện TTHC một cách nhanh chóng, chính xác.
47
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Ba Đình)
Hình 2.2Hệ thống đánh giá chất lượng DVHC Quận Ba Đình
Các tiêu chí được đưa ra để đánh giá bao gồm:
- Hài lòng;
- Không hài lòng về chất lượng thông tin DVHC và cơ sở vật chất;
- Không hài lòng về qui định hồ sơ của TTHC;
- Không hài lòng về thái độ phục vụ của cán bộ;
- Không hài lòng về thời gian và chi phí phải trả cho DVHC.
Trong những tiêu chí nêu trên, có thể thấy người dân và doanh nghiệp
có thể không hài lòng với những yêu tố khách quan của TTHC như qui định hồ
sơ của TTHC và thời gian, chi phí phải trả cho DVHC.Những yếu tố này được
qui định tại các VBQPPL, và nếu nhiều người dân và doanh nghiệp không hài
lòng với yếu tố này thì các qui định của pháp luật cần được xem xét lại vì có
thể nó không phù hợp với thực tiễn. Với yếu tố thái độ phục vụ của cán bộ, đây
48
là yếu tố chủ quan thuộc về trách nhiệm của UBND Quận Ba Đình.
Bảng 2.4 Đánh giá của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ công
của Quận Ba Đình năm 2018
STT Đánh giá của doanh nghiệp đối với chất
lượng dịch vụ công của Quận Ba Đình
Số lượng
Lượt hồ sơ
1 Hài lòng 64
2 Không hài lòng về chất lượng thông tin DVHC
và cơ sở vật chất
28
3 Không hài lòng về qui định hồ sơ của TTHC 87
4 Không hài lòng về thái độ phục vụ của cán bộ 35
5 Không hài lòng về thời gian và chi phí phải trả
cho DVHC
72
(Nguồn: bộ phận quản trị hệ thống CNTT Quận Ba Đình)
Trên cơ sở dữ liệu được cung cấp, có thể thấy công tác thực hiện TTHC
của Quận Ba Đình còn những hạn chế cụ thể qua biểu đồ 2.4 sau đây:
Hình 2.4 Đánh giá của DN đối với chất lượng DVC của Quận Ba Đình
năm 2018
49
Số lượng hồ sơ, thủ tục được doanh nghiệp đánh giá hài lòng với kết quả phục
vụ của bộ phận một cửa của quận Ba Đình là 64 lượt. Bên cạnh đó, có nhiều
lượt hồ sơ, thủ tục được giải quyết bị đánh giá không hài lòng là: không hài
lòng về qui định hồ sơ của TTHC là 87 lượt; không hài lòng về thời gian và
chi phí phải trả cho DVHC là 72 lượt. Cho thấy, các qui định và thời gian
thực hiện TTHC cần được cải cách quyết liệt hơn nữa. Một số lượt đánh giá
không hài lòng có số lượng ít hơn là: Không hài lòng về chất lượng thông tin
DVHC và cơ sở vật chất là 28 lượt; Không hài lòng về thái độ phục vụ của
cán bộ là 35 lượt. Cho thấy, quận Ba Đình cần nỗ lực, nghiêm túc hoàn thiện
công tác hướng dẫn, phổ biến thông tin cho người dân trong quá trình giải
quyết TTHC cũng như thái độ phục vụ của cán bộ, công chức.
Việc đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng
DVC của Quận Ba Đình là một trong những cơ sở để xem xét sự tạo điều kiện
của chính quyền địa phương cho doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì chính quyền có thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, bên cạnh đó tạo điều điện cho doanh nghiệp
theo đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và theo pháp luật qui định thì
doanh nghiệp mới phát triển bền vững. Từ đó, doanh nghiệp có khả năng mở
rộng quy mô, tuyển dụng thêm lao động hoặc nâng cao đời sống cho người
lao động.
2.2.2.4 Thực hiện chính sách xuất khẩu lao động
Theo số liệu của bộ phận tổng hợp cung cấp, từ năm 2015 đến
31/12/2017, trên địa bàn Quận Ba Đình đã có 1053 người đi XKLĐ, trong đó
bình quân mỗi năm quận Ba Đình có khoảng trên 300 người được GQVL qua
XKLĐ.Có thể thấy, con số nêu trên còn rất thấp.Thông qua khảo sát 206
người đã từng làm thủ tục đi XKLĐ từ đầu năm 2018, thì có 87 người đi
XKLĐ do nguyện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giai_quyet_viec_lam_cho_thanh.pdf