MỞ ĐẦU . 01
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG . 10
1.1. Một số khái niệm liên quan đến giảm nghèo bền vững . 10
1.2.Tính đa dạng của nghèo và chuẩn nghèo ở Việt Nam . 16
1.3.Các chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. 22
1.4. Các bước tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. 29
1.5.Vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.32
1.6.Kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững ở một số địa phương. 35
Kết luận Chương 1 . 40
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN M’RẮK, TỈNH ĐẮK LẮK. 41
2.1.Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện M'Đrắk. 41
2.2.Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. 52
2.3.Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước về thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững. 67
Kết luận Chương 2 . 70
Chương 3.QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
M'ĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK . 71
3.1.Quan điểm và mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2020. 71
3.2.Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyên M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. 75
3.3.Một số kiến nghị về điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp đề xuất
giảm nghèo bền vững . 96
Kết luận Chương 3 . 99
KẾT LUẬN . 101
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103
119 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm đầu tư cơ bản
đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
46
- Thương mại – Dịch vụ có bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu xã hội. Doanh thu dịch vụ hàng năm 426 tỷ đồng, tăng 49% so với
năm 2010. Dịch vụ vận tải được xã hội hóa, các loại hình vận chuyển phát
triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại. Bưu chính viễn thông
phát triển đến 100% xã, thị trấn; tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại đạt
66,7%, số hộ nối mạng internet 8,5%.
- Công tác quản lý tài chính và thu – chi cân đối ngân sách nhà nước trên
địa bàn có nhiều nỗ lực, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội và đáp ứng
một phần cho đầu tư phát triển. Tổng thu ngân sách dự toán hàng năm của
huyện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn
huyện 19.393 triệu đồng; năm 2015 thực hiện 29.050 triệu đồng; năm 2016
thực hiện 63.289,9 đạt 157,9% kế hoạch; Tổng thu ngân sách năm 2017 ước
thực hiện 49.393/46.109,77 triệu đồng, đạt 107% kế hoạch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhưng phát triển kinh tế trong thời
gian qua tăng chưa vững chắc. Nền kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là sản xuất
nông, lâm nghiệp nên chất lượng tăng trưởng chậm và không bền vững, dễ bị
ảnh hưởng do những biến động bất lợi về thời tiết, khí hậu, giá cả, thị trường.
Trong nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn khó khăn, thiếu tính ổn
định. Chăn nuôi tăng nhanh về giá trị chu chuyển hàng hóa nhưng quy mô về
tổng đàn nhất là đàn trâu, bò phát triển chậm. Sản xuất công nghiệp còn nhỏ,
lẻ đang trong quá trình sản xuất thử nghiệm, sản phẩm ít, chưa ổn định.
Thương mại – dịch vụ phát triển chưa đồng bộ, mới cơ bản đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của người dân.
2.1.2.2. Về phát triển văn hoá - xã hội
Văn hóa - Xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo. Hệ
thống Giáo dục – Đào tạo được quan tâm; quy mô và chất lượng giáo dục
được nâng lên, đến nay toàn huyện có 52 trường với tổng số học sinh các cấp
47
18.146 học sinh, trong đó học sinh là người DTTS 8.963 em, chiếm 49,4%.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm, đáp ứng công
tác dạy và học, đến nay toàn huyện có 21 trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, dân số, kế hoạch hóa
gia đình và trẻ em được cải thiện và nâng lên. Trung tâm y tế thực hiện tốt
công tác kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm; mạng lưới y tế từ
huyện đến cơ sở được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia, các chính
sách y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và trẻ em được thực hiện
đạt kết quả; 100% trạm y tế có Bác sỹ, đến nay toàn huyện có 12/13 xã, thị
trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Đến năm 2017 tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng 21% (KH 21%), tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm đủ các loại vắc xin
89,3% (KH 95,8%); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,33% (KH 1,4%), giảm tỷ suất
sinh 0,4% (KH 0,4%o).
- Về Văn hóa - Thông tin, Thể dục – Thể thao; Truyền thanh, truyền hình
có nhiều tiến bộ, chất lượng, nội dung, thời gian đảm bảo được yêu cầu phục
vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu
cầu tinh thần của nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống được quan tâm triển khai. Các hoạt động nghệ thuật, chiếu phim
được tăng cường về cơ sở nhất là các hoạt động thôn, buôn vui chơi; thôn,
buôn ca hát, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các
dân tộc. Năm 2017 có 146 thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa, 118 cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa. Hoạt động văn hóa thông tin góp phần
tích cực cho công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước cho nhân dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa
phương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua các lĩnh vực Văn
hóa – Xã hội còn có mặt hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai
48
đoạn hiện nay. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng xa và trung
tâm, giáo dục đạo đức, thể chất, kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho
học sinh phổ thông còn yếu; trình trạng học sinh bỏ học còn xảy ra; sinh viên tốt
nghiệp các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học không có việc
làm ngày càng tăng. Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, trình trạng tái
nghèo còn cao nhất là hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Công tác dạy nghề
cho lao động nông thôn còn hạn chế, tạo việc làm cho lao động tại chỗ còn ít.
Việc thực hiện chính sách đối với người đồng bào DTTS có một số mặt chưa
đồng bộ, hiệu quả chưa cao; thực hiện dự án sắp xếp ổn định dân cư ngoài kế
hoạch tiến độ triển khai còn chậm.
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của huyện
M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk
2.1.3.1. Về thuận lợi
Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, huyện M'Đrắk đã có hệ thống
chính trị vững mạnh, các cơ sở hạ tầng đã được xây dựng mới và tu sửa hàng
năm. Diện mạo ở nông thôn ngày được thay đổi, đời sống tinh thần của nhân
dân đã được nâng lên, hệ thống điện sản xuất và điện sinh hoạt đã được đầu tư
đến hộ gia đình. Các công trình thương mại phục vụ dân sinh đã được mở
rộng, hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân ngày một phong phú, phương tiện
nghe nhìn và phương tiện đi lại đã được cải thiện đáng kể.
2.1.3.2. Về những khó khăn
Huyện M'Đrắk là huyện khó khăn, nền kinh tế phát triển chậm, tỷ lệ lao
động nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Theo kết quả điều tra khảo sát hộ nghèo
theo chuẩn mới cuối năm 2017 toàn huyện có 7.362 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
41,10% tổng số hộ dân toàn huyện. [30]
Nguyên nhân của những khó khăn: huyện M'Đrắk là huyện miền núi, có
nhiều đồng bào DTTS sinh sống, xuất phát điểm đi lên từ nền sản xuất nhỏ,
49
manh mún, lạc hậu, với những phương thức sản xuất thô sơ, đơn giản, năng
xuất kém, phong tục tập quán nặng nề, đời sống sinh hoạt theo nếp sống cũ,
bảo thủ, trì trệ. Trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp thu, ứng dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật vào đời sống, sản xuất còn hạn chế.
Đối với các hộ nghèo người kinh thường rơi vào những hộ thiếu đất sản
xuất, thiếu lao động hoặc lao động không có việc làm, thiếu vốn sản xuất,
trong hộ có người gặp rủi ro, tai nạn, bệnh hoạn, tốn kém trong chi phí điều trị
hoặc có những hộ tham gia vào các tệ nạn xã hội v.v..
2.1.4. Thực trạng nghèo tại huyện M'Đrắk
Huyện M'Đrắk là một trong năm huyện của tỉnh Đắk Lắk, điều kiện thời
tiết, khí hậu ở đây không thuận lợi; đất đai kém màu mỡ, địa hình núi cao
sườn dốc có diện tích 82.320 ha, có độ cao trên 1.000 mét (chiếm 61,5% diện
tích tự nhiên của huyện) vào mùa khô thường xảy ra hạn gây mất mùa; địa
hình vùng trũng có diện tích: 17.728 ha (13,3% diện tích tự nhiên) phân bố
ven theo các khe suối nên vào mùa mưa thường ngập lũ. Một số hộ nghèo là
các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn giao thông đi lại khó khăn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản
xuất, chế biến sản phẩm còn hạn chế, sử dụng nguồn vốn vay, nguồn vốn hỗ
trợ chưa hiệu quả. Đối với các hộ nghèo người kinh thường rơi vào những hộ
thiếu đất sản xuất, thiếu lao động hoặc lao động không có việc làm, nhiều hộ
thiếu vốn sản xuất, trong hộ nghèo có người gặp rủi ro, tai nạn, bệnh hoạn,
tốn kém trong chi phí điều trị hoặc có những hộ tham gia vào các tệ nạn xã
hội v.v. Mặc khắc, việc tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận và hưởng thụ
các dịch vụ xã hội còn hạn chế. Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, trình
trạng tái nghèo, số hộ nghèo khá lớn; tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS và hộ
nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn còn cao; mặt bằng dân trí không đồng
đều, nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế ngoài ra dân di cư ngoài
50
kế hoạch hàng năm còn nhiều, chủ yếu là các hộ có điều kiện kinh tế khó
khăn, hộ nghèo.
Theo kết quả điều tra khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện cuối năm
2015 áp dụng theo chuẩn mới quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg,
ngày 19/11/2015 của Thủ tướng chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
- Hộ nghèo: Tổng số hộ nghèo toàn huyện 8.837 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
51,69%.
+ Chia theo khu vực: Hộ nghèo khu vực thành thị có 220 hộ, chiếm 2%; Hộ
nghèo khu vực nông thôn có 8.617 hộ, chiếm 98%;
+ Chia theo dân tộc: Hộ nghèo là người kinh có 3.817 hộ, chiếm 43,19%;
Hộ nghèo là người dân tộc thiểu số có 5.020 hộ, chiếm 56,81%.
- Hộ cận nghèo: Tổng số hộ cận nghèo là 3.201 hộ, chiếm tỷ lệ 18,73%.
+ Chia theo khu vực: Hộ cận nghèo khu vực thành thị có 180 hộ, chiếm
5,62%; Hộ cận nghèo khu vực nông thôn có 3.021 hộ, chiếm 94,38%;
+ Chia theo dân tộc: Hộ cận nghèo là người kinh có 644 hộ, chiếm 20,12%;
Hộ cận nghèo là người dân tộc thiểu số có 1.626 hộ, chiếm 50,79%.
Toàn huyện có 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% đó là: xã Cư San 72,57%;
xã Ea Trang 65,85%; xã Krông Á 62,43%; xã Krông Jing 62,16%; xã Cư Mta
59,99%; xã Cư Prao 55,51% và xã Cư Króa 55,08%.[26]
Theo kết quả điều tra hộ nghèo của huyện năm 2016 thì số hộ nghèo toàn
huyện là 8.129 hộ, tỷ lệ 46,33%, trong đó hộ nghèo DTTS là 4.444 hộ; Hộ cận
nghèo là 2.933 hộ.[29]
Trong năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm được 5,22% từ 46,33%
đầu năm xuống còn 41,10% cuối năm; số hộ nghèo giảm được 676 hộ (từ 8.129
hộ xuống còn 7.362 hộ), trong đó hộ nghèo DTTS giảm 259 hộ (từ 4.444 hộ
51
xuóng còn 4.185 hộ), giảm được 4,73%; Hộ cận nghèo là 2.582 hộ, chiếm tỷ lệ
14,42% [30].
Bảng 2.1. Tổng hợp các hộ theo thành phần nghèo và khu vực tại
huyện M'Đrắk giai đoạn từ năm 2012 đến 2017
Tổng hợp các hộ theo
thành phần nghèo và khu vực
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
- Tổng số hộ dân cư 69.250 69.759 72.445 73.507 75.091 76.152
+ Tổng số hộ nghèo 3.885 3.324 2.858 2.270 8.129 7.362
Trong đó: Hộ dân tộc thiểu số 2.047 2.134 1.626 4.444 4.185
+ Tổng số hộ cận nghèo 1.572 1.494 1.742 1.028 2.933 2.582
Trong đó: Hộ dân tộc thiểu số 707 667 1.930 547 1.189 1.050
Khu vực thành
thị
Hộ nghèo 90 74 60 41 210 199
Hộ cận
nghèo
72 57 51 23 172 162
Khu vực nông
thôn
Hộ nghèo 3.785 3.250 2.789 2.229 7.919 7.163
Hộ cận
nghèo
1.500 1.437 1.691 1.005 2.761 2.420
Nguồn: Điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện M'Đrắk các năm:
Năm 2012; năm 2013; năm 2014; năm 2015; năm 2016 và năm 2017
Nhìn chung địa bàn các xã nghèo đều cách trung tâm huyện khá xa và đông
người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế - xã hội còn rất
nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, vào mùa khô thì hạn hán,
thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất gây mất mùa; vào mùa mưa thì bị ngập lũ
làm thiệt hại mùa màng; giao thông đi lại từ trung tâm huyện đến các xã và từ
các xã đến thôn, buôn còn gặp nhiều trở ngại; diện tích rừng, đồi còn chiếm tỷ
52
trọng lớn trong diện tích tự nhiên; diện tích đất canh tác nông nghiệp thấp, chủ
yếu là đất bạc màu; tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm cao trong tổng
số dân cư; trình trạng di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc đến vẫn còn nhiều và chủ
yếu là các hộ dân tộc thiểu số nghèo như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai vào
định cư ở các xã Ea M’Đoal, xã Cư Króa, xã Ea Trang, xã Cư San... Vì vậy đã
ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
của huyện trong thời gian qua.
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua
2.2.1. Tổ chức bộ máy thực hiện
2.2.1.1. Bộ máy thực hiện chính sách giảm nghèo cấp huyện
Cơ cấu tổ chức: Bộ máy thực hiện các chính sách giảm nghèo cấp huyện
là Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai
đoạn 2011-2015; Giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là BCĐ giảm nghèo huyện).
Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện do UBND huyện quyết định thành lập
bao gồm các cơ quan ban, ngành, đoàn thể liên quan có chức năng tham mưu
giúp UBND huyện trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn đạt hiệu quả cao.
Cơ cấu tổ chức của BCĐ giảm nghèo huyện bao gồm:
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách khối Văn hóa-Xã hội
làm Trưởng ban;
Trưởng phòng LĐTB&XH huyện làm Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm
thường trực của BCĐ giảm nghèo huyện.
Các ủy viên BCĐ giảm nghèo huyện gồm thủ trưởng các phòng, ban,
ngành, đoàn thể: Phòng LĐTB&XH, phòng Dân tộc, phòng Kinh tế-Hạ tầng,
phòng Tài chính-Kế hoạch, phòng Giáo dục-Đào tạo, phòng Y tế, phòng Văn
hóa-Thông tin, phòng Tư pháp, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
53
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Phòng
Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Ủy ban mặt trận huyện, Hội
Cựu chiến binh huyện, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Hội Nông dân huyện,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện.
Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện trong chỉ
đạo, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai
đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 của huyện M'Đrắk đạt hiệu quả.
Thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện là Phòng Lao động-Thương binh
và xã hội huyện để theo dõi, tổng hợp, điều phối thực hiện chương trình. Văn
phòng BCĐ giảm nghèo huyện đặt tại Phòng Lao động-Thương binh và xã
hội huyện.
Quyền hạn và trách nhiệm của Ban chỉ đạo: Thành viên BCĐ giảm
nghèo huyện làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và mỗi thành viên chịu trách
nhiệm trước Trưởng ban về thực hiện chương trình, mục tiêu giảm nghèo theo
chức năng, nhiệm vụ được giao và chịu sự phân công của trưởng Ban chỉ đạo,
đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các tổ
chức kinh tế và các đơn vị đứng chân trên địa bàn trong việc lồng ghép, thực
hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo, cụ thể:
Cùng với Phòng LĐTB&XH, các cơ quan liên quan tiến hành rà soát,
đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của
tỉnh, huyện về giảm nghèo; kịp thời tham mưu xây dựng các văn bản chỉ đạo
về chương trình giảm nghèo từng giai đoạn trình Ban chỉ đạo huyện và
UBND huyện phê duyệt và thực hiện; Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch dài
hạn 5 năm, hàng năm về xoá đói giảm nghèo của huyện, trình UBND huyện
phê duyệt thực hiện.
Thống nhất trong việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-
54
2020 của huyện M'Đrắk; Đôn đốc, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực
hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, chính sách về giảm
nghèo trên địa bàn huyện.
Phối hợp, hướng dẫn, giám sát kiểm tra việc thực hiện các chương trình,
mục tiêu giảm nghèo. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện
các mục tiêu chương trình, kế hoạch, chính sách giảm nghèo; đề xuất sửa đổi,
bổ sung (nếu có) cho phù hợp với tình hình KT-XH tại địa phương. Thực hiện
các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao và theo hướng dẫn của các
cơ quan chức năng cấp trên.
2.2.1.2. Bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo cấp xã
Bộ máy thực hiện các chính sách giảm nghèo cấp xã là Ban chỉ đạo thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo xã (gọi tắt là BCĐ giảm
nghèo xã).
Ban chỉ đạo giảm nghèo xã do UBND xã quyết định thành lập bao gồm
các cơ quan, ban, đoàn thể liên quan có chức năng tham mưu giúp UBND xã
trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên
địa bàn đạt hiệu quả cao.
Cơ cấu tổ chức của BCĐ giảm nghèo xã bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phụ trách khối Văn hóa-Xã hội làm Trưởng ban;
Cán bộ LĐTB&XH xã (bán chuyên trách làm Phó Trưởng ban chịu trách
nhiệm thường trực của BCĐ giảm nghèo xã. Các ủy viên BCĐ giảm nghèo
huyện gồm các ban, ngành, đoàn thể xã: Văn phòng-Thống kê, Tài chính-Kế
hoạch, Văn hóa-xã hội, Tư pháp, Địa chính- Nông lâm nghiệp, Dân tộc-Tôn
giáo, Ủy ban Mặt trận xã, Hội Cựu chiến binh xã, Hội Liên hiệp phụ nữ xã,
Hội Nông dân xã, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã.
55
Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân xã trong chỉ đạo,
điều hành thực hiện chính sách, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo
giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 của xã đạt hiệu quả.
2.2.2. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững của huyện M'Đrắk
2.2.2.1. Công tác chỉ đạo triển khai giảm nghèo bền vững
Thực hiện Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011-2015; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX. Ban hành
chương trình số 18/CTr-HU, ngày 10/10/2011 về chương trình giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2011 – 2015.
Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 28/NQ-HĐND, ngày
30/12/2011 về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015; Ủy ban nhân dân
huyện xây dựng kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 16/02/2012 về giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2011 – 2015 để tổ chức thực hiện. Ủy ban nhân dân huyện
ban hành kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 28/11/2012 của UBND huyện về
giảm nghèo các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (xã Ea Trang, xã Cư Mta, xã Cư
San) nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo đối với các xã này, giảm khoảng cách
hộ nghèo so với các xã trong huyện. Sau khi có Nghị quyết của Ban Thường
vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng và ban hành Chương trình
hành động giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm
2020 trên địa bàn huyện; Hội đồng nhân dân huyện khóa XI ban hành Nghị
quyết số 37/NQ-HĐND ngày 27/12/2016 về mục tiêu giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 4 –
4,5% (riêng đồng bào DTTS giảm từ 5 – 5,5%); UBND huyện ban hành kế
hoạch số 109/KH-UBND ngày 30/12/2016 về phương hướng, nhiệm vụ giảm
nghèo bền vững huyện M'Đrắk giai đoạn 2016-2020. Mặc khác Huyện ủy,
56
Hội đồng nhân dân, UBND huyện đã chỉ đạo cho các xã, thị trấn căn cứ Nghị
quyết, Chương trình của Huyện ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện,
Kế hoạch của UBND huyện đã ban hành để dề ra Nghị quyết, Chương trình,
kế hoạch của đơn vị mình đối với công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020
và hàng năm theo chỉ tiêu của huyện.
2.2.2.2. Công tác điều hành triển khai chính sách giảm nghèo bền vững
hàng năm
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Quy trình thực hiện: Hàng năm vào tháng 01 UBND huyện giao phòng
Lao động thương binh và xã hội huyện xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng
năm dựa trên kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo cuối năm trước. Xây dựng lộ
trình giảm nghèo, đăng ký hộ thoát nghèo cho năm sau để tập trung mọi
nguồn lực của nhà nước, xã hội đầu tư để họ thoát nghèo bền vững. Kế hoạch
giảm nghèo hàng năm được xây dựng chặt chẽ, cụ thể từng xã, thị trấn. Sau
khi thống nhất với Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện và UBND các xã, thị trấn,
kế hoạch giảm nghèo hàng năm sẽ được ban hành và đó là cơ sở để cấp xã
triển khai thực hiện việc chăm lo đầu tư nguồn lực các chính sách cho họ để
thoát nghèo.
- Phổ biến tuyên truyển chính sách
UBND huyện đã tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt nội dung của Đề
án giảm nghèo bền vững của huyện cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan, ban
ngành đoàn thể có liên quan. Đồng thời chỉ đạo cho các cơ quan, đơn vị, địa
phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đài truyền
thanh huyện phát chuyên mục; tổ chức các buổi gặp gỡ, tuyên truyền miệng
cho nhân dân ở các thôn, buôn trên địa bàn huyện, thu hút hàng nghìn lượt hộ
dân tham gia. UBND huyện đã có văn bản phân công các cơ quan, đơn vị trên
địa của huyện để tuyên truyền, vận động, giúp người dân trong công tác giảm
57
nghèo. Qua tuyên truyền, nhất là người nghèo đã nhận thức đầy đủ về chủ
trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, tính nhân văn của chính sách giảm
nghèo và hưởng ứng tích cực.
- Phân công, phối hợp, duy trì, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách
Công tác chỉ đạo, điều hành đã được tổ chức thực hiện từ cấp huyện đến
cơ sở dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính
quyền các cấp. Trong quá trình tổ chức thực hiện, có sự phối hợp tích cực của
UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Thực hiện Nghị quyết 30a của và Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ
về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2011- 2020; HĐND tỉnh
Đắk Lắk Ban hành Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND về chương trình giảm
nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020: “Mục tiêu của Chương
trình nhằm giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu
nhập của người nghèo, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản ( y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận
thông tin”.
Nội dung từng chính sách trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền
vững của huyện đều dựa trên cơ sở Nghị quyết 30a sau này là Nghị quyết số
80/NQ-CP và các văn bản hướng dẫn của bộ ngành cấp trên, Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Đắk Lắk, đây là điểm thuận lợi cho huyện và các xã, thị trấn thực
hiện chính sách giảm nghèo đảm bảo trong hành lang chính sách giảm nghèo
đúng theo quy định.
- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách
Hàng năm UBND huyện đều có báo cáo sơ kết, rút kinh nghiệm đánh
58
giá việc thực hiện chính sách, nắm bắt chặt chẽ những mặt làm được, những
hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và tìm ra các giải pháp thực hiện
trong năm tiếp theo. Năm 2011 và 2015, UBND huyện chỉ đạo điều tra, rà
soát hộ nghèo theo chuẩn mới của từng giai đoạn cho phù hợp với quy định.
Năm 2015, đã có tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ và các chương trình an
sinh xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2011- 2015 và định hướng tiếp tục
triển khai thực hiện chính sách giai đoạn 2016- 2020 theo hướng tiếp cận đa
chiều.
2.2.3. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện M'Drắk
trong thời gian qua
Trong 6 năm qua với các nguồn vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo đã
có hiệu quả thiết thực, thực hiện lồng ghép các chương trình, đã tạo cơ hội để
người nghèo tiếp cận những dịch vụ, sản xuất, góp phần tăng thu nhập, thực
hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện, kết quả như sau:
2.2.3.1. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo:
Ngân hàng chính sách xã hội huyện trong những năm qua đã phối hợp
với các ngành chức năng của huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Ngân
hàng CSXH đã giải ngân cho 4.602 lượt hộ nghèo vay vốn, số tiền vay là
113.082 triệu đồng; cho 1.110 hộ cận nghèo vay với số tiền 30.184 triệu đồng.
100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được vay vốn theo quy định của
nhà nước.
2.2.3.2. Chính sách ưu đãi cho vay vốn giải quyết việc làm (vốn 120):
Thực hiện chính sách của Nhà nước cho người lao động thiếu việc làm
vay vốn, huyện đã tổ chức triển khai lập 269 dự án với số tiền dư nợ là 4.580
triệu đồng.
59
Các dự án cho vay vốn giải quyết việc làm chủ yếu tập trung đầu tư vào
chăn nuôi và trồng trọt, nhìn chung đã mang lại hiệu quả thiết thực.
2.2.3.3. Chính sách ưu đãi cho vay học sinh sinh viên:
Thực hiện chính sách của nhà nước cho học sinh, sinh viên thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào DTTS đi học được vay vốn đã giai ngân cho
1.003 hộ với số tiền 23.478 triệu đồng. Thực hiện kịp thời nguồn vốn đã tạo
điều kiện cho con em hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS có điều kiện học tập
tại các trường chuyên nghiệp trong cả nước.
2.2.3.4. Chính sách ưu đãi cho vay Nước sạch & vệ sinh môi trường
nông thôn và cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn
Ngân hàng chính sách xã hội trong 6 năm qua đã phối hợp với các cơ
quan ban ngành của huyện và ủy ban nhân dân các xã đã giải ngân được
27.730 triệu đồng cho 2718 hộ. Giúp cho đời sống của người dân ngày càng
được cải thiện. Bên cạnh đó cũng đã triển khai thực hiện tốt việc cho các hộ là
đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK vay vốn với số tiền 29.062 triệu đồng cho
2.636 hộ vay để làm kinh tế, nâng cao đời sống.
2.2.3.5 Chính sách hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm hỗ trợ phát triển
sản xuất
Trong 6 năm qua đã tổ chức tập huấn kiến thức sản xuất và chuyển giao
khoa học kỹ thuật trồng trọt một số loại cây như Hồ tiêu, lúa lai, bắp lai, mì
và thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật phòng trừ sâu
bệnh được 245 lớp cho 10.269 người, cấp phát 520 tờ rơi tài liệu hướng dẫn
kỹ thuật; xây dựng 455 mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao, đang được nhân
rộng trong phạm vi toàn huyện; tổ chức hội thảo đầu bờ 65 lớp cho 2.754
người. Tổ chức thực hiện mô hình giảm nghèo từ nguồn vốn chương trình
Quốc gia giảm nghèo tại xã Cư Mta với số tiền 607 triệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_tren_dia_b.pdf