MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG.5
1.1. Các khái niệm liên quan đến giảm nghèo bền vững .6
1.2. Chính sách về giảm nghèo bền vững .15
1.3. Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.19
1.4. Chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam .22
1.5. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở một số địa phương.30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH .34
2.1. Tổng quan về huyện Phú Ninh.34
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú
Ninh thời gian qua.39
2.3. Đánh giá hoạt động thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú
Ninh thời gian qua.58
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ NINH THỜI GIAN ĐẾN .66
3.1. Quan điểm và mục tiêu chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Ninh
trong thời gian tới.66
3.2. Một số giải pháp nâng cao chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú
Ninh trong thời gian đến .67
3.3. Kiến nghị và đề xuất .74
KẾT LUẬN .77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiều dài hơn 21km và huyện Núi Thành
với chiều dài 30km.
Phía tây giáp huyện Tiên Phước chiều dài 32.8km.
Phía nam giáp huyện Bắc Trà My chiều dài 9km.
Phía bắc giáp huyện Thăng Bình chiều dài 19,4km.
2.1.1.2. Địa hình và khí hậu
Huyện Phú Ninh nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du,
địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi gò xen kẽ các dãi đồng bằng. Nhìn chung địa
hình thấp dần từ tây sang đông.
Phú Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa thuộc khu vực Đông
Trường Sơn chia làm hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình 250C, lượng mưa trung
bình 2.600mm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 83 – 86%.
2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên
- Nguồn tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất
Tổng diện tích đất là 25.152ha, trong đó:
Đất nông nghiệp: 8.932,0ha
Đất lâm nghiệp: 5.476,5ha
Đất chuyên dùng: 4.039,4ha
Đất ở: 417,9ha
35
Đất chưa sử dụng: 5.189,6ha
Đất hạ tầng giao thông: 1.096,0ha
- Tài nguyên nước
Hồ Phú Ninh là hồ thủy lợi lớn nhất của cả tỉnh, có dung tích hơn 370 triệu m3
có chức năng điều hòa, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
cho toàn huyện và khu vực. Ngoài hồ Phú Ninh trên địa bàn còn có những sông suối
nhỏ như: sông Bàn Thạch, sông Bồng Miêu, suối La Gà, suối Nhà Ngũ, suối Tây
Yên, suối Trương Chi,... với lưu lượng nước cũng không đáng kể.
- Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất rừng tập trung trên địa bàn huyện là 4.903ha, trong đó đất
rừng tự nhiên sản xuất 1.408ha, đất có rừng trồng sản xuất 2.255ha và đất có rừng
trồng phòng hộ 1.240ha. Ngoài ra ước tính diện tích có rừng phân tán của các hộ
trên địa bàn huyện là 500ha. Theo đó độ che phủ hiện nay của rừng trên địa bàn
huyện đạt 21,5%.
- Tài nguyên khoáng sản
Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những mỏ có giá trị khai thác lớn của tỉnh
hiện nay đang được đầu tư khai thác, đóng góp không nhỏ cho nguồn thu ngân sách
của tỉnh. Ngoài ra huyện cũng có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng quí giá như:
mỏ nước khoáng, đá granite, quặng sắt-chì, nguồn nước, rừng và hệ thực vật phong
phú là nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khai thác.
2.1.2. Những điều kiện về kinh tế - xã hội huyện Phú Ninh
2.1.2.1. Tỷ trọng kinh tế
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp xây dựng – thương mại dịch vụ:
22% - 44,5% - 33,5% ;
Giá trị nông nghiệp: 932 tỷ đồng, giá trị công nghiệp – xây dựng: 1.888 tỷ
đồng, giá trị thương mại – dịch vụ: 1.416 tỷ đồng.
Xây dựng 08 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Giải quyết việc làm mới hơn 1.200 lao động.
36
Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55,2%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trên
50,2%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 91,25%
Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,1 triệu đồng.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống Quốc lộ 1A, đường
cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi, đường ĐT 615, Đường quốc lộ 40B
thuộc Hành lang kinh tế Đông – Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và
Đông Bắc Thái Lan, đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong
nước và quốc tế., đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong
nước và quốc tế.
Cách Ga Tam Kỳ 3km về phía Đông với hệ thống đường sắt xuyên Việt đảm
bảo vận chuyển hành khách và hàng hoá đi tất cả các địa phương trong nước.
Hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tư; xử
lý nước thải, chất thải được đầu tư đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà
máy trong khu công nghiệp.
Các hạ tầng xã hội và dịch vụ tiện ích khác như trường học, bệnh viện, khách
sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, công nhân
lao động và gia đình của họ. Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tín dụng có
mặt ở hầu hết các địa phương, trong đó các ngân hàng cấp quốc gia như
Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB...
Huyện Phú Ninh có điểm du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh. Với tiềm năng du
lịch, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định số 3598/QĐ-UBND ngày
14/11/2007 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng
hồ Phú Ninh, quy hoạch này do Tập đoàn ASCONIS- PHÁP làm tư vấn và vùng
NORS PAS DE CALAIS- PHÁP tài trợ.
2.1.2.3. Cơ chế chính sách đặc thù
Nhà đầu tư được toàn quyền lựa chọn và quyết định thực hiện dự án theo hình
thức đầu tư phù hợp.
37
Đơn giá cho thuê đất có kết cấu hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp bằng
1/3 so với các khu vực khác; tùy lĩnh vực đầu tư, dự án có thể được miễn tiền thuê
đất chưa có kết cấu trong thời gian 11 năm, 15 năm hoặc suốt thời hạn triển khai dự
án
Được tỉnh Quảng Nam hỗ trợ một phần chi phí bồi thường; chi phí đào tạo lao
động; xây dựng nhà ở công nhân; chi phí xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu
sản phẩm.
Ngoài những quy định chung, những dự án quy mô lớn và có ý nghĩa quan
trọng được chính quyền tỉnh Quảng Nam phối hợp với nhà đầu tư nghiên cứu trình
Chính phủ Trung ương cho áp dụng các chính sách đặc thù.
Tất cả thủ tục đầu tư được giải quyết theo cơ chế "một cửa liên thông" tại một
cơ quan đầu mối duy nhất; thời gian rút ngắn tối đa so với quy định chung; nhà đầu
tư không phải nộp bất kỳ chi phí dịch vụ nào trừ những khoản lệ phí theo quy định
của Chính phủ.
2.1.3. Tình hình và nguyên nhân nghèo của huyện Phú Ninh
2.1.3.1. Diễn biến và quy mô nghèo
Bảng 2.1. Hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2015 – 2017
Đ.V.T: Hộ
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số hộ 21.205 21.658 21.904
Hộ nghèo 717 684 608
Tỷ lệ 3,8% 3,57% 3,12%
Nguồn: Phòng LĐ -TB &XH huyện Phú Ninh
Huyện Phú Ninh gồm 01 thị trấn và 10 xã, có nhân khẩu tương đối ổn định.
Qua bảng số liệu trên cho thấy số hộ trên địa bàn tăng theo các năm nhưng hộ
nghèo trên địa bàn huyện có sự thay đổi theo chiều hướng giảm.
Nếu lấy năm 2015 là điểm mốc thì có thể thấy: Năm 2016 giảm 33 hộ nghèo,
năm 2017 giảm 109 hộ.
38
Để làm được thành tích tốt trong công tác giảm nghèo có sự vào cuộc của cả
chính quyền các cấp và sự nỗ lực vươn lên từ chính người dân trong huyện. Để tiếp
tục giảm nghèo và thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững, cần thực hiện
phân tích, đánh giá nguyên nhân nghèo trên địa bàn huyện.
2.1.3.2. Nguyên nhân nghèo
Việc xác định nguyên nhân nghèo là một trong những công tác quan trọng để
thực hiện và đề ra các chính sách việc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Nguyên nhân nghèo bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan và khách quan, trên cơ
sở đó huyện Phú Ninh cũng thực hiện việc phân tích các nguyên nhân đó.
Có 12 nguyên nhân nghèo được xác định qua bảng sau:
Bảng 2.2. Nguyên nhân nghèo của các hộ trên địa bàn huyện Phú Ninh,
giai đoạn 2015 – 2017
Đ.V.T: Hộ
Nguyên nhân nghèo
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Thiếu vốn sản xuất 6 3 0
Thiếu đất canh tác 6 7 1
Đông người ăn theo 53 42 51
Hộ chưa có kế hoạch tổ chức sản xuất, chi tiêu 68 57 36
Có lao động nhưng chưa có việc làm ổn định 19 15 14
Không biết cách làm ăn 15 12 7
Không có tay nghề/ không được đào tạo nghề 11 9 6
Ốm đau nặng 208 202 169
Mắc tệ nạn xã hội 11 10 0
Già cả neo đơn 185 170 173
Khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng 193 173 177
Nguyên nhân khác 17 26 24
Nguồn: Phòng LĐ -TB & XH huyện Phú Ninh
39
Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện đa số có hoàn
cảnh khó khăn, thiếu nguồn lực về lao động, nhiều thành viên trong hộ đang hưởng
chính sách bảo trợ xã hội. Ngoài nguyên nhân về hoàn cảnh gia đình thì hai nguyên
nhân quan trọng có liên quan đến chính sách phát triển là các hộ chưa có kế hoạch
sản xuất, chi tiêu và đông người ăn theo.
Hầu hết các hộ nghèo vừa thiếu hụt tiêu chí thu nhập vừa thiếu hụt đa chiều
nên nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo chưa đủ để giúp các hộ nghèo cải thiện cả hai tiêu
chí thiếu hụt trên.
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn
huyện Phú Ninh thời gian qua
2.2.1. Quan điểm, mục tiêu về giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Ninh
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định bảo đảm an sinh xã
hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới. Đảng cũng chỉ rõ những
định hướng bảo đảm an sinh xã hội là tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội
phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao
hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội tới mọi người dân, hướng tới mục tiêu thực
hiện an sinh xã hội toàn dân; khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh
xã hội của mỗi người dân; gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách an
sinh xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo
đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi
mới, xây dựng và phát triển đất nước. Mọi người dân đều có cơ hội và điều kiện bảo
đảm an sinh xã hội và phát huy khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mình.
Đại hội Đảng bộ huyện Phú Ninh lần thứ XX nhiệm kỳ 2015-2020 xác định:
Đẩy mạnh công tác giảm nghèo, chống tái nghèo, tăng cường các giải pháp đào tạo
nghề, giải quyết việc làm, nhất là đối với các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp.
Chú trọng đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Tích cực thực hiện xã hội hóa và
sử dụng tốt các nguồn vốn chương trình mục tiêu của Chính phủ để xóa nhà tạm,
đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Nâng cao chất lượng cuộc
sống và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với các đối tượng chính sách, người có
40
công. Quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ nhắm ổn định cuộc sống đối với những đối
tượng già yếu, neo đơn, trẻ mồ côi, những người bị dị tật bẩm sinh. Thực hiện tốt
chính sách xã hội, bảo hiểm y tế. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ tỷ lệ hộ nghèo giảm
còn dưới 3% (theo chuẩn nghèo hiện nay)
Mục tiêu như sau:
100% hộ nghèo và hộ cận nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn tín
dụng ưu đãi từ chi nhánh Ngân hàng CSXH;
100% người nghèo được cấp thẻ BHYT;
100% hộ nghèo có nhà ở đơn sơ, tạm bợ, dột nát được hỗ trợ làm nhà ở; đảm
bảo đạt 95% hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
100% cán bộ tham gia làm công tác giảm nghèo ở các cấp được tập huấn
nâng cao năng lực giảm nghèo.
2.2.2. Công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực thi các
văn bản về công tác giảm nghèo
2.2.2.1. Xây dựng, ban hành
Trước khi đưa chính sách vào cuộc sống, hàng năm UBND huyện đều tiến
hành xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
thực hiện ở cấp huyện được giao cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thực
hiện.
Kế hoạch tổ chức thực hiện được xây dựng vào quý I hàng năm trên cơ sở
báo cáo giảm nghèo của năm trước và tình hình thực tiễn tại địa phương mình. Sau
khi kế hoạch thực hiện được UBND huyện phê duyệt, kế hoạch đó sẽ được gửi đến
các cơ quan có liên quan thuộc UBND huyện và UBND cấp xã trong huyện. UBND
cấp xã căn cứ vào kế hoạch đó để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho xã
mình.
Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững còn
được gửi đến các tổ chức Chính trị -Xã hội trong huyện để phối hợp thực hiện. Các
tổ chức đoàn thể xã hội trong huyện sau khi nhận được kế hoạch của huyện cũng
phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và những điều kiện hiện có của cơ quan, đơn
41
vị mình để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho phù hợp với cơ quan, tổ chức
mình.
Các văn bản, kế hoạch hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững đã được các cấp chính quyền ở cả trung ương và địa phương quan tâm
xây dựng để đưa chính sách vào đời sống thực tiễn. Tiến độ ban hành các văn bản
hướng dẫn thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững và các kế hoạch tổ chức
triển khai thực hiện, nhìn chung là kịp thời, bám sát với mục tiêu và nội dung của
chính sách. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có hiện tượng chính quyền các cấp vì
chạy theo thành tích nên đã ban hành những văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện
chưa phù hợp với những điều kiện về nguồn lực của địa phương. Mặt khác, trong
quá trình quản lý điều hành còn lỏng lẻo nên đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng
phí các nguồn lực của nhà nước và không thu hút được nguồn lực tại chỗ cho
GNBV.
Từ năm 2015 -2017 huyện đã ban hành áp dụng các văn bản thực thi chính
sách giảm nghèo bền vững như sau:
Quyết định số 7308/QĐ-UBND ngày 24/10/2014 của UBND huyện Phú
Ninh về việc củng cố Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo huyện
Phú Ninh giai đoạn 2012-2015 (Điều chỉnh Quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày
23/9/2013) .
Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 16/5/2014 của UBND huyện Phú Ninh về
Hỗ trợ giảm nghèo huyện Phú Ninh năm 2014.
Thông báo số 393/TB-BCĐ ngày 28/10/2014 của Ban chỉ đạo giảm nghèo
huyện Phú Ninh về phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo
Trên cơ sở Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 27/4/2017 của Tỉnh ủy Quảng
Nam về chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Huyện Phú Ninh
đã ban hành một số văn bản triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo, cụ
thể:
42
Huyện ủy ban hành Quyết định số 234-QĐ/HU ngày 21/3/2017 của Ban
Thường vụ Huyện ủy về phân công Chi, Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy, các cơ quan,
đơn vị thuộc huyện giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo;
Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 52-KH/HU về triển khai mô hình cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát
nghèo bền vững.
2.2.2.2. Hướng dẫn, thực thi
- Về công tác tuyên truyền
Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo được thông
qua, các cơ quan nhà nước của huyện Phú Ninh tiến hành tổ chức triển khai thực
hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận
động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo. Đây là một hoạt động
quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính
sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và
mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của
chính sách và tính khả thi của chính sách...trong điều kiện hoàn cảnh nhất định để
họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời phổ biến, tuyên
truyền chính sách còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực
hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách cũng như vai trò của
chính sách giảm nghèo đối với đời sống xã hội để họ chủ động tích cực tìm kiếm
các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực
hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo được thực
hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thực hiện, để mọi đối
tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực tham
gia vào thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình
thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng là người nghèo, hộ nghèo qua
các phương tiện thông tin đại chúng v.v. Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý,
tính chất của chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên
43
truyền, vận động cho phù hợp với điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình.
- Tập trung nguồn lực thực hiện
Nguồn lực con người: Tập trung cán bộ, công chức, các đối tượng của
chính sách và các cá nhân khác trong xã hội tham gia vào quá trình triển khai thực
hiện chính sách nhằm đưa chính sách vào đời sống xã hội. Nguồn lực này đòi hỏi
đảm bảo về chuyên môn, trình độ và nghiệp vụ
Xác định chủ thể của chính sách áp dụng: Hộ nghèo
Nguồn lực về tài chính: Huyện Phú Ninh trên cơ sở nguồn ngân sách được
hỗ trợ và nguồn ngân sách huy động tiến hành phân chuyển đến các đối tượng theo
quy định. Phân công trách nhiệm: Công tác chỉ đạo, điều hành đã được tổ chức thực
hiện từ cấp huyện đến cơ sở dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều
hành của chính quyền các cấp. Trong quá trình tổ chức thực hiện, có sự phối hợp
tích cực của ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể các cấp:
Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên.
Thành l chính quyền các cấp. Trong quá trình tổ chuyànhđuyàxã gnh các
thành phh quyền các cUBND huyD thành phh quban, Trư, thành phh quyền các
cấp.Phó ban ch banàn(thưbanàtrhưbanành phh quyền các cấp. TgrhưTrưưbanành
phh quyền các cấp. Trong quá trình tổ chMôi trư banành phh quyền cátrư Hrư
banành phh quyền các cấp. Trong quá trình tổ c, Giáo dnành phh quyền các cấp.
Trong quá trình tổ chức thực hiệ
2.2.3. Công tác xây dcác cấp. Trong quá trình tổ chức thực ách giảm
nghèo
Phòng LĐ-TB &XH huyện Phú Ninh: Giữ vai trò chủ đạo và thực hiện công
tác phối hợp với các ban ngành thực hiện việc xây dựng chương trình giảm nghèo
trình UBND huyện theo từng giai đoạn; Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo
cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Giảm nghèo bền vững hàng
năm và 5 năm cho UBND huyện.
Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Phú Ninh:
Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ vì người nghèo, hỗ trợ xây dựng
44
nhà ở và giúp đỡ người có công cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát
nghèo bền vững.
Phối hợp cùng với chính quyền tổ chức gặp gỡ, trao đổi tiếp xúc trực tiếp với
các doanh nghiệp, mạnh thường quân, để vận động kêu gọi sự đóng góp giúp đỡ
cho người nghèo gắn với phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông
thôn mới". Giới thiệu những địa chỉ, đối tượng nghèo cần giúp đỡ để các cá nhân,
doanh nghiệp, tổ chức trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ. Đồng thời biểu dương, khen thưởng
các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới gắn với "Chương trình giảm nghèo".
Xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, giúp nghèo có hiệu
quả gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới các mô hình hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo
vươn lên thoát nghèo bền vững. Kịp thời tham mưu với cấp ủy Đảng ban hành Chỉ
thị nâng cao chất lượng cuộc vận động ngày vì người nghèo, phối hợp UBND xây
dựng chương trình, kế hoạch triển khai, thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết của Đảng
bộ huyện về công tác giảm nghèo hàng năm, góp phần thực hiện tốt chính sách an
sinh xã hội trên địa bàn huyện.
Vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân đẩy mạnh phong trào giúp nhau
vốn, vật tư phát triển sản xuất; phối hợp các ngành tổ chức các lớp tập huấn kỹ
thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giới thiệu thanh niên xuất khẩu lao động;
mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, chỉnh trang nhà vườn, mở
rộng trang trại, gia trại, xây dựng các mô hình sản xuất mới như: cánh đồng thu
nhập cao, rau an toàn, mô hình hoa chuyên canh, heo siêu nạc, tiêu Phú Thịnh...
đem lại hiệu quả kinh tế cao
Phát huy dân chủ theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám
sát" đối với việc rà soát, bình xét đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo
đúng tiêu chí.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện:
Phối hợp với các Hội đoàn thể của huyện trong việc giúp người dân vay vốn:
Hình thức cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn với các
45
chương trình phù hợp.
Triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng theo quy định: Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính
phủ; Cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay theo chính sách hỗ
trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 63,65,68/2013/QĐ-TTg ngày
14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện
nghèo theo NQ 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/TT-NHNN;
Cho vay xây dựng Nông thôn mới; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà
phê; Cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng
ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”.
Tất cả các chương trình cho vay đều được hưởng mức lãi suất ưu đãi, giúp
hạn chế tình trạng người dân vay tín dụng đen với lãi suất cao và không đảm bảo về
nguồn tài chính cũng như thời gian thanh toán.
Các hội đoàn thể (Hội LHPN, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn
TNCS HCM):
Làm công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về sinh kế, thoát
nghèo bền vững cho hội viên, nhân dân.
Vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện nghị quyết
của cấp ủy cấp mình, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện giảm nghèo và sử
dụng quỹ giảm nghèo đảm bảo đúng mục đích.
Mỗi tổ chức đoàn thể làm tốt công tác phối hợp với ngân hàng chính sách
trong việc cho vay vốn thông qua tổ vay vốn, đồng thời định hướng, kiểm tra giám
sát việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay.
Phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện trong việc xây dựng và nhân
rộng các mô hình giảm nghèo, phát triển kinh tế.
2.2.4. Công cỦy ban mặt trận tổ quốc huyện trong việc xây d
2.2.4.1. Hg cỦy ban mặt trận tổ quốc huyện trong việc xây dựng
Chính sách đưỦy ban mặt trận tổ quốc huyện trong việc xây dựng và nhân
46
rNghnh snh 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về Tín dụng đối với người nghèo và
các đối tượng chính sách khác và Quyết định 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 tín
dụng đối với hộ cận nghèo.
Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg để thực hiện chính sách tín dụng cho hộ mới
thoát nghèo
Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về Tín dụng đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ những hộ
nghèo ở 64 huyện nghèo.
Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 08/5/2013 của UBND huyện Phú Ninh về
hỗ trợ giảm nghèo huyện Phú Ninh giai đoạn 2013-2015
Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấu phần
quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt
Nam. Đây là hình thức hộ nghèo được vay vốn với lãi suất thấp từ ngân hàng chính
sách xã hội.
Các chính sách tín dụng trực tiếp cho hộ nghèo được thực hiện chủ yếu thông
qua Ngân hàng chính sách xã hội gồm 15 chương trình tín dụng dành cho người
nghèo với mức lãi suất thấp. Bên cạnh các chương trình tín dụng trực tiếp cho giảm
nghèo, các chương trình tín dụng khác phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
cũng đã góp phần thúc đẩy quá trình giảm nghèo; Chương trình vay vốn tín dụng ưu
đãi đầu tư kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, hạ tầng nuôi
trồng thủy sản, làng nghề.
Việc triển khai và tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
và cận nghèo, huyện Phú Ninh đã kết hợp vận dụng 3 nhóm công cụ để triển khai
chính sách đó là nhóm công cụ tài chính, hạ tầng và kỹ thuật. Cụ thể việc cung cấp
tín dụng ưu đãi theo quy trình bao gồm 9 công đoạn trong đó có 5 công đoạn do
Ban giảm nghèo các tổ chức xã hội thực hiện và 4 công đoạn thuộc về Ngân hàng
chính sách xã hội (NHCSXH).
47
Bảng 2.3. Hộ nghèo được vay vốn
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số hộ nghèo được vay vốn trong kỳ (hộ) 26 30 18
Số tiền giải ngân (đồng) 895.456.000 1.106.000.000 729.200.000
Số tiền vay bình quân/hộ (đồng) 34.440.000 36.866.000 40.511.000
(Nguồn: BC công tác giảm nghèo giai đoạn 2015- 2017 huyện Phú Ninh)
Qua bảng số liệu có thể thấy, lượng tiền giải ngân thay đổi theo số hộ nghèo
được vay, tuy nhiên số tiền vay bình quân theo hộ tăng. Trước biến động số tiền vay
tăng, chính quyền các cấp và đoàn thể của địa phương theo dõi cũng như định
hướng giúp người dân sử dụng hiệu quả đồng vốn, tránh tình trạng sai mục đích gây
thêm nợ nần.
Đây cũng là chính sách xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước thông
qua Ngân hàng chính sách xã hội với các tổ chức đoàn thể và người nghèo, phát huy
được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người nghèo với chính quyền cơ sở
thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của
ngân hàng...
Bên cạnh các chương trình tín dụng trực tiếp cho giảm nghèo, các chương
trình tín dụng khác phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng đã góp phần
thúc đẩy quá trình giảm nghèo, cụ thể như: Chương trình cho vay phát triển nông
nghiệp, nông thôn, Chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư kiên cố hóa kênh
mương, đường giao thông nông thôn.
Tuy nhiên nhìn lại kết quả thực tế cho thấy:
Việc xác định đối tượng được thông qua các đơn vị ủy thác là các tổ chức
đoàn thể cũng là cách làm đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, dẫn đến trùng lặp do họ
đồng thời là phụ nữ, là thanh niên và là nông dân.
Người vay vốn là hộ gia đình có đồng thời nhiều chương trình hỗ trợ nên gây
khó khăn cho việc quản lý nguồn vốn cũng như đối tượng hưởng.
Hạn mức tín dụng vay còn giới hạn, họ được vay tối đa 50.000.000
đồng/hộ/phương án sản xuất, nhưng thực tế có những phương án cần nguồn vốn
48
nhiều hơn nên họ bị “bí” về kinh phí đầu tư dự án.
Tuy chính quyền đã định hướng giúp tránh sử dụng vố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_tren_dia_b.pdf