Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
MỞ ĐẦU .1
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG.9
1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững.9
1.1.1. Một số khái niệm liên quan.9
1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của quốc tế và Việt Nam .11
1.2. Cơ sở pháp lý về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.18
1.2.1. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.18
1.2.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về thực
hiện chính sách giảm nghèo bền vững .18
1.2.3. Văn bản pháp lý về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.19
1.2.4. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.24
1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.29
1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững.31
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững .31
1.3.2. Chính sách giảm nghèo bền vững của một số địa phương trong nước.33
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị .35
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ .38
2.1. Tổng quan về huyện Đakrông .38
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .38
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .40
2.2. Thực trạng nghèo ở địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.45
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững – từ thực tiễn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ kinh tế trên
địa bàn
% 4,95 5,13 6,48
3.2 Thu hỗ trợ cấp trên % 95,05 94,87 95,52
4 Tổng chi ngân sách
Triệu
đồng
1.236.574 370.676 419.745 446.153
4.1
Chi đầu tư phát
triển
% 12,7 14,11 23,59
4.2 Chi thường xuyên % 80,25 75,6 76,14
Nguồn: UBND huyện Đakrông
Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2016-2018 ước đạt 1.247.021
triệu đồng; tổng chi ngân sách đạt 1.236.574 triệu đồng; trong đó thu từ hỗ trợ
cấp trên bình quân chiếm 95,14%; chi đầu tư phát triển đạt tỷ lệ 16,8%, chi
thường xuyên chiếm 77,33%.
42
2.1.2.2. Về văn hóa - Xã hội
Bảng 2.2: Lực lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn
huyện Đakrông năm 2018
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1 Dân số trung bình Ngƣời 39.724 40.508 44.680
- Thành thị Người 3.767 3.843 4.310
- Nông thôn Người 35.957 36.665 40.370
- Nam Người 19.863 20.242 22.320
- Nữ Người 19.861 20.266 22.360
2 Lao động trong độ tuổi Ngƣời 29.267 32.130 34.207
- Thành thị Người 2.657 2.923 3.188
- Nông thôn Người 26.610 29.207 31.019
- Nam Người 14.710 16.120 17.180
- Nữ Người 14.557 16.010 17.027
3 Trình độ đào tạo Ngƣời 3.366 3.777 4.506
- Đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng Người 1.329 1.620 1.902
- Số người được đào tạo trung cấp Người 1.053 1.120 1.501
- Số người được đào tạo cao đẳng, đại
học
Người 978 1.027 1.088
- Số người được đào tạo thạc sỹ Người 6 10 14
- Số người được đào tạo tiến sỹ Người 0 0 1
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Đakrông
Đến thời điểm năm 2018, dân số trên địa bàn huyện Đakrông là 44.680
người, trong đó đồng bào DTTS chiếm 78,79%, với 02 DTTS chủ yếu là Pa
Cô và Vân Kiều. Tổng số lao động có việc làm của huyện đến ngày
31/12/2018 là 22.733 người.
43
Bảng 2.3: Tình hình lao động có việc làm năm 2018 chia theo từng xã
TT Đơn vị
Số ngƣời lao động có việc làm năm 2018
Tổng
số
Giới tính Khu vực Nhóm ngành kinh tế
Nam Nữ
Thành
thị
Nông
thôn
Nông,
lâm
nghiệp
và thuỷ
sản
Công
nghiệp
và xây
dựng
Dịch
vụ
1 Hướng Hiệp 2.776 1.407 1.369 2.776 2.345 29 402
2 KrôngKlang 2.030 1.041 989 2.030 776 189 1.065
3 Mò Ó 1.043 568 475 1.043 771 107 165
4
Triệu
Nguyên 822 412 410 822 427 160 235
5 Ba Lòng 1.820 1.002 818 1.820 1.485 138 197
6 Hải Phúc 392 244 148 392 371 7 14
7 Đakrông 2.586 1.405 1.181 2.586 2.172 155 259
8 Ba Nang 1.621 860 761 1.621 1.583 16 22
9 Tà Long 1.696 799 897 1.696 1.505 58 133
10 Húc Nghì 893 452 441 893 787 27 79
11 Tà Rụt 2.358 1.201 1.157 2.358 1.853 61 444
12 A Vao 1568 841 727 1.568 1446 53 69
13 A Ngo 1.660 922 738 1.660 1.536 10 114
14 A Bung 1.468 792 676 1.468 1.361 18 89
Tổng cộng 22.733 11.946 10.787 2.030 20.703 18.418 1.028 3.287
Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH huyện Đakrông
44
Qua các bảng số liệu ta thấy, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
trên địa bàn huyện Đakrông rất lớn, dồi dào nhưng lại thiếu việc làm nên ảnh
hưởng phần nào đó đến công tác giảm nghèo.
Là một huyện miền núi, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm của
huyện rất được quan tâm.Trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Ngoài ra, các trường Trung cấp nghề Quảng
Trị; Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Trường trung cấp nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đổi mới nội
dung, chương trình đào tạo, nhân rộng các mô hình có hiệu quả; gắn đào tạo
nghề với đào tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Tỷ lệ người lao
động được đào tạo nghề tăng dần qua các năm, từ 22,93% năm 2016 tăng lên
25,92% năm 2018.
Số trường ở các xã có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia 7/39 trường, đạt
17,9 %. Trong đó trường mầm non 2/15 trường đạt chuẩn; trường tiểu học
4/11 trường đạt chuẩn; trường trung học cơ sở 1/13 trường đạt chuẩn.
Hiện có 5/14 xã đã có nhà văn hóa xã và sân thể thao cơ bản đạt chuẩn.
Có 84/103 thôn của 13 xã có nhà sinh hoạt cộng đồng, trong đó có 68/84 nhà
sinh hoạt cộng đồng thôn chưa đạt chuẩn. Các xã đều ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý, điều hành, có dịch vụ viễn thông, internet và
điểm phục vụ bưu chính cơ bản đạt chuẩn. Tuy nhiên mới có 44/98 thôn có hệ
thống truyền thanh.
100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 5 xã chưa đạt tiêu
chí về y tế.
45
2.2. Thực trạng nghèo ở địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Thực trạng hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị
Bảng 2.4: Kết quả giảm nghèo của huyện Đakrông giai đoạn 2016-2018
STT
Huyện
Đakrông
Tổng số
hộ dân
(hộ)
Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo
Tổng số
(hộ
Tỷ lệ
(%)
Tổng số
(hộ
Tỷ lệ
(%)
1 Năm 2016 9.340 5.282 56,55 772 8,27
2 Năm 2017 9.830 4.486 45,64 822 8,36
3 Năm 2018 10.141 4.028 39,72 872 8,60
Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH huyện Đakrông
- Hộ nghèo: Thực hiện Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015
của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016-2020: Đầu năm 2016, theo kết quả của cuộc tổng điều tra,
tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 56,55% và giảm còn 39,72% vào cuối năm 2018,
bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,61% (cao hơn so với kết quả giảm
tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2012-2015). Hộ nghèo dân tộc thiểu số toàn huyện đã
giảm từ 5.282 hộ vào đầu năm 2016 xuống còn 4.028 hộ vào cuối năm 2018.
- Hộ cận nghèo: Số lượng hộ cận nghèo toàn huyện tăng từ 772 hộ và
vào đầu năm 2016 lên 872 hộ vào cuối năm 2018. Hộ cận nghèo dân tộc thiểu
số toàn huyện tăng từ 451 hộ và vào đầu năm 2016 lên 763 hộ vào cuối năm
2018. Nguyên nhân là do đa số hộ nghèo thoát nghèo nhưng chưa vượt qua
chuẩn cận nghèo, do đó làm số lượng và tỷ lệ hộ cận nghèo tăng.
46
Bảng 2.5: Kết quả rà soát hộ và nhân khẩu thuộc hộ nghèo theo từng xã
của huyện Đakrông năm 2018
TT
Địa phƣơng
Hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Số hộ
nghèo
Số nhân
khẩu
thuộc hộ
nghèo
Tỷ lệ
hộ
nghèo
(%)
Số hộ
cận
nghèo
Số
nhân
khẩu
cận
nghèo
Tỷ lệ
hộ
cận
nghèo
(%)
I KV thành thị 279 1,240 25,07 135 574 12,13
1 TT Krông Klang 279 1.240 25,07 135 574 12,13
II KV nông thôn 3.749 18.708 41,53 737 3.404 8,16
1 Xã Ba Nang 325 1.964 53,45 46 281 7,57
2 Xã Ba Lòng 83 284 11,98 35 167 5,05
3 Xã Tà Long 370 1.937 50,00 77 386 10,41
4 Xã Húc Nghì 153 822 41,24 5 20 1,35
5 Xã A Bung 299 1.310 45,03 118 485 17,77
6 Xã Tà Rụt 426 2.039 36,22 73 305 6,21
7 Xã Triệu Nguyên 19 65 6,23 31 129 10,16
8 Xã Mò Ó 113 437 23,89 77 359 16,28
9 Xã Hướng Hiệp 564 2.507 46,31 94 449 7,72
10 Xã A Ngo 376 1.793 49,21 17 76 2,23
11 Xã Hải Phúc 29 128 17,79 6 24 3,68
12 Xã A Vao 361 1.945 57.85 33 157 5,29
13 Xã Đakrông 631 3.477 51.34 125 566 10,17
Tổng cộng I+II 4.028 19.948 39,72 872 3.978 8,60
Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH huyện Đakrông
47
2.2.2. Về thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội
Hiện nay trên địa bàn huyện Đakrông còn 1.288 nhà tạm bợ chiếm
12,7% và khoảng 43,1% nhà chưa đạt chuẩn.
Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 83%; Tỷ lệ hộ dùng
nước sạch ở đô thị đạt 93%; Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98,6%.
Các chương trình nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin truyền
thông được quan tâm, qua đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt
các dịch vụ cơ bản về truyền thông thiếu hụt về sử dụng dịch vụ viễn thông
đã giảm 15,9% và thiếu hụt về tài sản phục vụ tiếp cận thông tin giảm 14,1%
so với đầu kỳ.
Đến nay, 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã; 100% xã có
điện sinh hoạt, trường tiểu học, và trạm y tế; 100% xã được phủ sóng phát
thanh, 90% xã được phủ sóng truyền hình; phần lớn các xã biên giới có hệ
thống thông tin liên lạc.
2.2.3. Về thực trạng và nguyên nhân đói nghèo
Tăng trưởng kinh tế của huyện Đakrông trong những năm qua tuy có
bước tiến bộ nhưng không bền vững, chủ yếu là dựa vào đầu tư của nhà nước
và tài trợ bên ngoài. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, chủ yếu là hưởng nguồn
cân đối ngân sách hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh.
Sản xuất nông nghiệp tuy có bước phát triển nhưng thiếu bền vững, năng
suất thấp, chủ yếu tự cung, tự cấp.
Tiềm năng du lịch chưa được khai thác để phát triển, sức thu hút kém.
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống chưa được
phổ biến rộng rãi.
Chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động thiếu việc làm nhiều. Tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn huyện Đakrông bình quân mỗi năm giảm 5% số hộ nghèo,
tuy nhiên vẫn còn rất cao.
48
Nguyên nhân:
- Thứ nhất, đa số hộ nghèo là người đồng bào DTTS, sinh sống vùng đặc
biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất;
tập quán sinh hoạt lạc hậu, đông con, bệnh tật thường xuyên xảy ra. Người
nghèo chưa có ý thức vươn lên để thoát nghèo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại
sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước.
- Thứ hai, giảm nghèo ở các xã trên địa bàn huyện Đakrông còn chậm và
khó khăn, do tác động của điều kiện tự nhiên khó khăn, địa hình phức tạp, cơ
sở hạ tầng yếu kém, kinh tế mang tính tự cung, tự cấp, dịch vụ thiết yếu đáp
ứng còn hạn chế. Nghèo tập trung ở các đối tượng chủ yếu không có việc làm,
thiếu việc làm hoặc làm việc với hiệu quả thấp dẫn đến không có thu nhập,
không có tích lũy, không có nghề trong tay nên không có việc làm, hoặc bị
thu hồi đất làm các công trình dự án nên không có đất sản xuất, canh tác.
- Thứ ba, khả năng quản lý, điều hành thực hiện các chủ trương, chính
sách các chương trình dự án đầu tư của cán bộ cấp cơ sở rất yếu.
- Thứ tư, chính sách hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ phát triển chưa đồng bộ. Mặc
dù có nhiều chính sách, dự án trên địa bàn với nhiều nguồn vốn khác nhau
cùng mục tiêu phát triển và giảm nghèo nhưng lại điều hành theo từng cơ chế
riêng với các đầu mối khác nhau, dẫn đến việc lồng ghép các chương trình dự
án cùng một mục tiêu nhưng lại gặp khó khăn.
2.3. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.3.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.3.1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững của tỉnh Quảng Trị
HĐND tỉnh Quảng Trị đã ban hành các chính sách đặc thù đối với huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng miền núi, đồng bào DTTS, các Nghị quyết:
49
số 06/2012/NQ-HĐND ngày 13/4/2012, về việc giảm nghèo bền vững đối với
các xã, thôn, bản, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị có tỷ lệ hộ nghèo cao; số 03/2018/NQ- HĐND ngày 18/7/2018, về
định mức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng
mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2020; Số 10/2018/NQ-
HĐND ngày 18/7/2018, về chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo
và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2019 - 2022
- UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh
và bền vững tại địa bàn huyện nghèo Đakrông; theo đó đã ban hành nhiều
Quyết định, Kế hoạch, Đề án thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững
nói chung trên địa bàn tỉnh cũng như các chính sách giảm nghèo đối với
huyện nghèo, xã nghèo, xã ĐBKK trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Quyết định số
03/2009/QĐ-UBND ngày 13/02/2009 về Kế hoạch hành động của UBND tỉnh
thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, Nghị quyết số
01/NQ-CP ngày 09/01/2009 của Chính phủ và Nghị quyết số 19/2008/NQ-
HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND tỉnh; Quyết định số 1450/QĐ-UBND
ngày 15/8/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách trợ pháp lý cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các xã
nghèo, giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày
28/5/2015, về quy định mức bình quân đất sản xuất đối với hộ đồng bào
DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
Đề án số 814/ĐA-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh về giảm nghèo bền
50
vững đối với các xã, thôn, bản ĐBKK, có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị, giai đoạn 2012-2015
Phân công Sở Lao động- TB&XH là cơ quan thường trực giúp UBND
tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững
đối với huyện nghèo Đakrông; giao các Sở, ban ngành cấp tỉnh căn cứ sự
hướng dẫn của Bộ, ngành chủ quản để tham mưu UBND tỉnh triển khai thực
hiện các chính sách, giải pháp đối với huyện nghèo Đakrông theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.
2.3.1.2. Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
- Huyện ủy Đakrông đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU, ngày
04/06/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đakrông (khóa III) về tăng
cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
của Chính phủ để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình
triển khai thực hiện, tiến hành phân công trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí
trong Ban Thường vụ Huyện uỷ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện
chỉ đạo, phụ trách cụm, các xã, thị trấn; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa
phương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện; Nghị quyết
số 37/2016/NQ-HĐND ngày 31/3/2017 của Hội đồng nhân dân huyện về phát
triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị
quyết số 47/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện ngày 14/7/2017
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020;
- UBND huyện Đakrông đã thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo nhanh và
bền vững huyện tại Quyết định số 840/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của
UBND huyện; ban hành Quyết định số 706/QĐ-UBND ngày 28/6/2017 về
việc thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện
Đakrông, giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 2791/QĐ-UBND ngày
51
21/12/2016 của UBND huyện Đakrông ban hành Kế hoạch thực hiện Chương
trình giảm nghèo bền vững huyện Đakrông giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số
89/KH-UBND ngày 22/6/2016 của UBND huyện Đakrông Kế hoạch triển
khai chính sách BHYT, giai đoạn 2017-2020...
Các văn bản, chính sách chỉ đạo, hướng dẫn về giảm nghèo bền vững đã được
ban hành kịp tời, phù hợp với bối cảnh KT-XH trong thời kỳ mới, tạo sự ổn định và
nâng cao đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo, góp phần giải quyết những khó khăn
bức xúc trong đời sống và thúc đẩy phát triển KT-XH một cách bền vững.
2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.3.2.1. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đẩy mạnh
phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo bền
vững được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo triển
khai thực hiện thông qua nhiều hình thức với nhiều nội dung phong phú.
Hằng năm, đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã luôn
được tập huấn, nâng cao năng lực về công tác giảm nghèo, tiếp cận các văn
bản, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Bên
cạnh đó, Đài Phát thanh – Truyền hình huyện cũng thực hiện các phóng sự tại
địa bàn các xã, thị trấn, đồng thời còn tăng cường công tác tuyên truyền bằng
nhiều hình thức trên hệ thống báo Quảng Trị với nhiều nội dung như: Phóng
sự, tin, bài...Vì vậy, công tác giảm nghèo đã đi vào ý thức, cách nghĩ, cách
làm của các cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.
2.3.2.2. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo,
đồng bào DTTS, người dân sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Hàng năm, đã
mua và cấp trên 32.100 thẻ bảo biểm y tế cấp cho các đối tượng theo quy định.
52
Công tác khám chữa bệnh ngày càng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện, triển khai tốt các chương trình y tế
quốc gia, thực hiện việc khám chữa bệnh miễn phí theo chính sách ưu đãi của
nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, và đồng bào DTTS. Tỷ lệ hộ thiếu
hụt khả năng tiếp cận dịch vụ y tế giảm từ 4,61%% (năm 2016) xuống 1,96%
(năm 2018); và không còn người thiếu hụt về BHYT.
2.3.2.3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo
UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường
học tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về giáo dục kịp thời, đầy đủ tạo
điều kiện cho học sinh nghèo, học sinh đồng bào DTTS thực hiện quyền đi
học một cách thuận lợi.
Trong giai đoạn 2008 - 2019, có 149.497 lượt học sinh được hỗ trợ (bao
gồm hỗ trợ theo Nghị định 86, Nghị định 116, chính sách hỗ trợ ăn trưa cho
trẻ, hỗ trợ học sinh khuyết tật) với tổng kinh phí hơn 154.594 triệu đồng.
Có 100% học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh ở thôn, xã đặc biệt khó khăn
được miễn học phí toàn bộ.
Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP:
Năm học 2016 - 2017, đã hỗ trợ 210.690 kg gạo cho 1.562 học sinh. Trong
đó, số học sinh cấp tiểu học là 217 học sinh với số lượng gạo hỗ trợ là 29.100
kg; số học sinh cấp THCS là 1.345 học sinh với số lượng gạo là 181.590 kg.
Năm học 2017-2018, hỗ trợ 247.455 kg cho 1.833 học sinh. Trong đó, số học
sinh cấp tiểu học là 321 học sinh với số lượng gạo hỗ trợ là 43.335 kg; số học
sinh cấp THCS là 1.512 học sinh với số lượng gạo là 204.120 kg.
Ngoài ra, giai đoạn 2008 - 2019, đã tổ chức đào tạo 22 cán bộ công chức
xã tham gia học lớp Trung cấp kinh tế tại tỉnh; 12 cán bộ công chức tham gia
lớp Trung cấp chính trị; 316 cán bộ cấp xã tham gia bồi dưỡng kiến thức quản
lý nhà nước. Tổ chức 02 lớp Trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ huyện và
53
xã với 175 học viên. Tổ chức 57 lớp tập huấn cho cán bộ thôn, bản và 02 lớp
tập huấn cho trí thức trẻ, cán bộ xã về nâng cao năng lực quản lý, điều hành
cho 1.822 lượt người và thực hiện 06 chuyến học tập kinh nghiệm nâng cao
năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ xã và trí thức trẻ.
2.3.2.4. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Giai đoạn 2008 - 2019 đã có hơn 12.067 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở
(theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015; Quyết định số
48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Quân đội Viettel hỗ
trợ: 1.469 nhà với kinh phí 12.732 triệu đồng.
Việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đã từng bước làm thay đổi bộ
mặt nông thôn miền núi, tạo điều kiện cho người nghèo có chỗ ở ổn định, yên
tâm đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo góp phần thực hiện có
hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa
phương. Cũng thông qua thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo
đã giúp người dân nâng cao được nhận thức về truyền thống nhân văn và
nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta, tinh thần tương thân tương ái, xây dựng tình
cảm cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.
Chất lượng về nhà ở được cải thiện; năm 2016, thiếu hụt về chất lượng
nhà ở 58,3% đến cuối năm 2018 giảm xuống còn 41,7%.
2.3.2.5. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Tổng kinh phí giai đoạn 2008-2019: 545.675 triệu đồng. Trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 305.473 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 104.179 triệu đồng.
- Nguồn khác: 136.023 triệu đồng
Đã hỗ trợ đầu tư 115 công trình trên địa bàn huyện Đakrông (trong đó:
96 công trình đầu tư từ nguồn vốn đầu tư phát triển, 19 công trình duy tu sửa
chữa từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư), với tổng kinh phí là
54
316,062 tỷ đồng, bao gồm: 03 công trình cấp huyện, với tổng kinh phí 17,764
tỷ đồng (01 công trình cơ sở dạy nghề tổng hợp; 01 công trình bệnh viện
huyện; 01 công trình trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp huyện); 93
công trình cấp xã, với tổng kinh phí 279,035 tỷ đồng (15 công trình trường
học; 04 công trình trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn; 54 công trình đường giao thông
liên thôn, bản, đường vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung; 05 công trình
thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; 04 công trình điện phục
vụ sản xuất và dân sinh; 9 công trình nước sinh hoạt tập trung; 02 công trình
trạm chuyển tiếp phát thanh xã); Duy tu, sửa chữa 19 công trình, với kinh phí
là 19,263 tỷ đồng (8 công trình đường, 11 công trình nước và một số hạng
mục nhỏ khác). Ngoài ra còn bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và lồng ghép với các
nguồn vốn khác: 16 công trình, với kinh phí 17,764 tỷ đồng. Việc đầu tư cơ
sở hạ tầng được thực hiện theo trình tự ưu tiên các công trình thiết yếu phục
vụ cho sự phát triển KT - XH và dân sinh, khắc phục sự đầu tư dàn trải; công
tác giám sát thi công được chú trọng, đồng thời đã tích cực lồng ghép các
nguồn vốn khác để thực hiện. Các công trình đầu tư đưa vào sử dụng, đã góp
phần hoàn thiện dần hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, bước đầu đáp ứng nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân tại huyện nghèo Đakrông.
2.3.2.6. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
Nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi của
Chính phủ để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, cải thiện vệ sinh môi
trường nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững, phòng giao dịch NHCS
huyện Đakrông phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tích
cực giải ngân nguồn vốn cho các đối tượng có nhu cầu.
Trong giai đoạn 2016-2018, Phòng giao dịch NHCS huyện Đakrông đã
giải ngân số tiền hơn 156.067 triệu đồng với 10 chương trình tín dụng cho
vay. Trong đó: Cho vay hộ nghèo 75.500 triệu đồng/3.176 hộ; cho vay hộ cận
55
nghèo 9.738 triệu đồng/204 hộ; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn 1.536,5 triệu đồng/61 hộ; cho vay hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo là
1.810 triệu đồng/103 hộ và các chương trình cho vay khác.
2.3.2.7. Chính sách hỗ trợ về sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp: Hỗ trợ các giống câu trồng gồm lúa
xác nhận chất lượng cao giống lạc L14 và lạc Lỳ tây nguyên, giống ngô các
loại Hỗ trợ các giống vật nuôi như: lợn thịt F1, lợn nái móng cái, lợn bản,
bò cái vàng Việt Nam, con trâu cái, dê địa phương và các loại thức ăn cho
vật nuôi, thuốc thú y, phân bón các loại. Đã hỗ trợ vật liệu để làm chuồng trại
như hỗ trợ: tấm lợp fibro, xi măng Bỉm Sơn.
Hỗ trợ trợ máy móc, dụng cụ sản xuất: đã thực hiện cho người dân
những máy móc dụng cụ cần thiết, để ứng dụng khoa học, cơ giới hóa vào sản
xuất, nâng cao chất lượng sản xuất của người dân, gồm: bộ dụng cụ sản xuất
(lưỡi cuốc, xẻng), lưỡi A Vin, 1cái cúp Các loại máy móc như: máy xát lúa
và nghiền thức ăn, máy tuốt lúa liên hoàn, máy bóc tách hạt ngô, máy xay xát
lúa gạo, máy xát 2 tác dụng
Hỗ trợ xây dựng mô hình: Đã xây dựng các mô hình cụ thể như: Mô
hình nuôi gà Lương Phượng, mô hình nuôi bò cái vàng Việt Nam, mô hình
trồng lúa nước sử dụng phân viên dúi, mô hình nuôi lợn thịt, mô hình nuôi lợn
nái sinh sản, mô hình nuôi lợn rừng lai
Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn có
tầm quan trọng trong tạo việc làm, tăng giá trị sản xuất thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội, giảm nghèo bề vững, UBND huyện Đakrông đã chỉ đạo các
các cơ quan, ban ngành, UBND các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức thực hiện có
hiệu quả Đề án số 67/ĐA-UBND ngày 27/9/2010 của UBND huyện Đakrông
về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020”.
56
Trong giai đoạn 2008 - 2019: Tổ chức 03 lớp đào tạo khuyến nông
khuyến ngư cho 87 học viên là cán bộ khuyến nông viên thôn bản trên địa bàn
toàn huyện; đào tạo nghề, tập huấn nghề ngắn hạn cho 8.744 lao động trong
đó có chứng chỉ nghề 2.733 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến
cuối năm 2018 là 38,46%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 25,92%.
Thông qua nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất từ các chương trình mục
tiêu quốc gia, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, hàng năm đã tạo điều
kiện cho trên 90% lao động nghèo trên địa bàn huyện có việc làm ổn định.
Huyện cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty về tuyển dụng lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đến làm công tác tư vấn, môi giới
đưa người dân tham gia xuất khẩu lao động. Đã tư vấn, tuyên truyền xuất
khẩu lao động đến từng thôn, bản. Thực hiện phát 45.400 tờ rơi đến tất cả
người dân của 14 xã, thị trấn. Đã có 764 lao động được gửi đi đào tạo, trong
đó: 589 lao động là người DTTS; 149 lao động thuộc diện hộ nghèo. Đã xuất
cảnh được 550 lao động sang các thị trường Nhật Bản, Trung Đông và
Malaixia, Hàn Quốc, Đài Loan với 251 lao động là người DTTS và 65 lao
động thuộc diện hộ nghèo. Ngườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_tu_thuc_ti.pdf