Theo bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – phó chủ tịch UBND phường 6
quận 6 nhận định: “thông qua công tác tuyên truyền đã giúp cho các cấp ủy
Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, về tính đúng đắn, tầm quan
trọng của chương trình giảm nghèo bền vững; hiểu đầy đủ hơn về việc thực
hiện chuẩn nghèo thành phố, cũng như lộ trình, chính sách và giải pháp giảm
nghèo theo từng giai đoạn để tạo sự đồng tình và hưởng ứng của nhân dân”.
Theo bà Lê Huỳnh Mai Phương – cán bộ xóa đói giảm nghèo của
phường 11 quận 6 nhận định: chương trình giảm nghèo của quận đã giải quyết
việc làm cho hơn 400 hộ nghèo, hộ cận nghèo, với phương châm “giúp cho
cần câu thay vì cho con cá”
69 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của quận phải có kế hoạch, giải pháp cụ thể, thiết thực,
tâp trung có trọng tâm, trọng điểm nhằm thực hiện có hiệu quả về công tác
giảm nghèo bền vững.
2.2 Thực trạng triển khai chính sách giảm nghèo bền vững tại quận 6
2.2.1 Quán triệt quan điểm, định hướng chính sách giảm nghèo bền vững của
cấp trên
Thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố về tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và đáp ứng các mục tiêu đề ra. Quận 6 trong
những năm qua đã phát triển kinh tế ổn định theo định hướng chuyển dịch cơ
cấu “Thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện
đại hóa”, hàng năm sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của quận
tăng bình quân từ 15 - 17%. Tổng mức bán ra và doanh thu thương mại dịch
vụ tăng bình quân trên 25% năm. Mặc dù sự phát triển kinh tế xã hội của quận
góp sức rất lớn cho công tác giảm nghèo của quận. Nhưng cũng chính sự phát
triển đó đã phát sinh nhiều nhân tố gây ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo
của quận như là: Sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến làm gia tăng tỷ lệ dân
nhập cư. Gia tăng dân số đồng nghĩa gia tăng nhu cầu việc làm, nhu cầu nhà
ở, dịch vụ công ích, làm quá tải trường học, bệnh viện, phát sinh nhiều tệ nạn
xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Tỷ lệ người lao động có tay nghề
còn thấp, vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế Những điều này sẽ tác
động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người nghèo và cận nghèo,
làm họ khó thoát nghèo và dễ bị tái nghèo cao, sẽ ảnh hưởng đến việc thực
hiện chính sách giảm nghèo đối với các hộ nghèo ở quận.
28
Từ năm 2016- 2018, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 6 nói
riêng đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác giảm nghèo. Tuy
nhiên, kết quả vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra như: số hộ nghèo vừa
thoát nghèo nhưng thu nhập vẫn ở sát chuẩn nghèo còn nhiều, nguy cơ tái
nghèo cao
Qua nghiên cứu sẽ cho thấy được những thuận lợi,khó khăn trong quá
trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quận 6 trong
gian qua. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững ở Quận 6 trong thời gian tới.
*Chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo Thành phố Hồ Chí Minh áp
dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
-Hộ nghèo Thành phố: là những hộ dân Thành phố (có hộ khẩu thường
trú hoặc tam trú KT3) có 01 hoặc 02 tiêu chí sau đây:
+ Có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống
+ Có tổng số điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ
bản) từ 40 điểm trở lên.
Trong đó, hộ nghèo Thành phố được chia thành 03 nhóm hộ để ổ chức
thực hiện các chính sách tác động hỗ trợ giảm nghèo theo thứ tự ưu tiên sau:
Nhóm 1: là hộ dân có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm
trở xuống và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ
bản) từ 40 điểm trở lên.
Nhóm 2: là hộ dân có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm
trở xuống và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ
bản) dưới 40 điểm.
Nhóm 3: là hộ dân có thu nhập bình quân trên 21 triệu đồng/người/năm
(không nghèo thu nhập) và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ
xã hội cơ bản) từ 40 điểm trở lên.
29
-Hộ cận nghèo Thành phố: là những hộ dân Thành phố (có hộ khẩu
thường trú và tạm trú KT3) có 02 tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân từ trên 21 triệu đồng/người/năm đến 28 triệu
đồng/người/năm.
+ Có tổng số điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo dưới 40 điểm.(UBND
TP, 2015)
Như vậy, với địa bàn cấp quận, chấp hành chủ trương của Nhà nước và
định hướng của Chính phủ, thành phố Hồ Chí Minh, việc triển khai thực hiện
các mục tiêu giảm nghèo bền vững được cụ thể hóa. Việc tổ chức thực hiện
tại địa bàn quận 6 sẽ thống nhất với các quy định, quy chuẩn của thành phố
Hồ Chí Minh
2.2.2 Đặt ra các mục tiêu giảm nghèo bền vững tại quận 6
Thực hiện Chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ quận 6 lần thứ XI đề ra về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-
2020; và Nghị quyết số 03-NQ/QU ngày 15/7/2016 của Quận Ủy về lãnh đạo
thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững. Quận 6 đã đề ra các mục tiêu
như sau:
*Mục tiêu tổng quát:
- Nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều
kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số tiếp cận
một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục – đào tạo; y tế; việc làm
và bảo hiểm xã hội; điều kiện sống; tiếp cận thông tin)
- Nhằm từng bước cải thiện nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất
lượng cuộc sống , đảm bảo giảm nghèo bền vững góp phần vì một quận 6 có
chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Qua đó, cùng với Thành
phố hoàn thành chương trình giảm nghèo bền vững
*Mục tiêu cụ thể:
30
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt chỉ số đo trình độ nghề
giai đoạn 2016-2020; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trước hạn 1 năm, cụ thể tỷ
lệ giảm bình quân theo khảo sát bảng tổng hợp tình trạng thiếu hụt các chiều
xã hội trên địa bàn quận là 2.349 /4.113 hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt
trình độ nghề
- Năm 2016: giảm 10,6% tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo (249 người)
- Năm 2017: giảm 29,8% tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo (700 người)
- Năm 2018: giảm 29,8% tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo (700 người)
- Đảm bảo 100% con em hộ cận nghèo đang đi học được hưởng chính
sách miễn, giảm học phí; phấn đấu 100% học sinh,sinh viên thuộc hộ cận
nghèo được nhận học bổng; đảm bảo 100% con em hộ cận nghèo trong độ
tuổi đi học phải đến lớp ở bậc tiểu học và trên 90% con em hộ cận nghèo
trong độ tuổi đi học phải đến lớp bậc phổ thông.
- Phấn đấu 100% thành viên hộ cận nghèo, hộ vượt chuẩn cận nghèo có
thẻ bảo hiểm y tế.
2.2.3 Lựa chọn công cụ và giải pháp giảm nghèo bền vững tại Quận 6
Chính sách giảm nghèo bền vững bao gồm các chính sách hỗ trợ cho
người nghèo thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, do đó để chính
sách này đi vào cuộc sống thực tiễn của người dân trên địa bàn toàn quận 6 thì
cấp chính quyền quận, phường ban hành kế hoạch với những mục tiêu, lộ
trình cụ thể để triển khai rộng rãi đến tất cả cán bộ công chức, khu phố, tổ dân
phố để huy động cả hệ thống chính trị địa phương và các tầng lớp người dân
cùng phối hợp tham gia tập trung chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Các thành viên giảm nghèo bền vững của quận như: Phòng giao dịch
ngân hàng chính sách, Hội chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp phụ nữ, quân đoàn 6,
Trung tâm dạy nghề. đã ban hành các kế hoạch liên tịch triển khai thực hiện
chính sách trợ giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tích cực phối hợp để kéo giảm
31
các chiều thiếu hụt về dịch vụ xã hội, cơ bản. Cụ thể qua các chính sách giảm
nghèo được triển khai tại quận 6 gồm:
Chính sách cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ như: quỹ hỗ trợ giảm nghèo
của quận hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp (0,5% tháng) cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo, các hộ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ; quỹ quốc gia việc làm (quỹ
61) hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo bị thu hồi đất nông nghiệp, lao
động là người dân tộc thiểu số,..; quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm
cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành
phố HCM như: quỹ 156 (0,17%/tháng); quỹ tín dụng đối với học sinh, sinh
viên(0,55%/tháng); cho vay đi làm việc tại nước ngoài (0,55%/ tháng); quỹ hỗ
trợ phụ nữ làm kinh tế (0,7%/tháng); quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự
tạo việc làm (quỹ CEP) lãi suất (0,21%/tuần)
Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm: được triển khai rộng
rãi đến từng UBND phường, hệ thống chính trị, ban điều hành khu phố, tổ
dân phố và đồng bào dân tộc thiểu số được biết và thực hiện.
Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe: hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo
mua thẻ Bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh, tiền ăn khi điều trị bệnh nội
trú; hỗ trợ khám chữa bệnh cho hộ nghèo mắc bệnh hiểm nghèo; nâng cao
chất lượng dân số; về cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em nghèo; hỗ
trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn và đi lại cho trẻ em nghèo và bệnh tim bẩm
sinh.
Chính sách giáo dục cho học sinh sinh viên: hỗ trợ chi phí học tập cho
các em hộ nghèo và hộ cận nghèo; miễn giảm 100% học phí cho sinh viên là
người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo
Triển khai các mô hình giảm nghèo: Chương trình “Giảm nghèo bền
vững” luôn được Đảng ủy, UBND phường xác định là nhiệm vụ chính trị
trọng tâm, từ đó huy động sự đoàn kết, nổ lực của toàn hệ thống chính trị và
32
sự đồng thuận của người dân. Để góp sức chung cho công tác giảm nghèo
của quận, 14 phường xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình giúp nhau
vượt nghèo. Căn cứ tình hình thực tế của từng phường mà xây dựng mô hình
phù hợp. Cụ thể như: phường 5 có mô hình “ Kết nối tiểu thương, hộ kinh
doanh chăm lo học phí định kỳ hàng tháng, đột xuất cho sinh viên, học sinh
hộ nghèo, hộ cận nghèo và đảm bảo công việc đầu ra giải quyết việc làm cho
sinh viên”; phường 9 thì lại có mô hình “ gia công tại nhà, tăng thu nhập cho
hộ nghèo, hộ cận nghèo”; phường 11 với mô hình “ Đồng hành cùng hộ
nghèo, hộ cận nghèo”.
Đồng thời, Đảng ủy 14 phường cũng xây dựng Nghị quyết chuyên đề
về thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016, 2017, 2018 triển
khai đến ban ngành đoàn thể phường , chi bộ khu phố và toàn thể đảng viên.
UBND và Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững 14 phường đã xây dựng kế
hoạch tổ chức thực hiện với nhiều giải pháp hiệu quả như: tổ chức rà soát lại
thu nhập, các chiều thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản, các nhu cầu của hộ
nghèo, hộ cận nghèo của Thành phố, đưa các chính sách của Thành phố,
quận, phường đến cán bộ, công chức, đảng viên , đoàn viên, hội viên 14
phường, đến từng khu phố và các hộ dân trên địa bàn để giúp mọi người hiểu
đầy đủ hơn, xem việc thực hiện giảm nghèo là nhiệm vụ chung của toàn xã
hội.
* Các giải pháp cụ thể
Quận đã triển khai các mô hình giảm nghèo: Chương trình “Giảm
nghèo bền vững” được Đảng ủy, UBND phường xác định là nhiệm vụ chính
trị trọng tâm, từ đó huy động sự đoàn kết, nổ lực của toàn hệ thống chính trị
và sự đồng thuận của người dân. Để góp sức chung cho công tác giảm nghèo
của quận, 14 phường xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình giúp nhau
vượt nghèo. Căn cứ tình hình thực tế của từng phường mà xây dựng mô hình
33
phù hợp. Cụ thể như: phường 5 có mô hình “Kết nối tiểu thương, hộ kinh
doanh chăm lo học phí định kỳ hàng tháng, đột xuất cho sinh viên, học sinh
hộ nghèo, hộ cận nghèo và đảm bảo công việc đầu ra giải quyết việc làm cho
sinh viên”; phường 9 thì lại có mô hình “ gia công tại nhà, tăng thu nhập cho
hộ nghèo, hộ cận nghèo”; phường 11 với mô hình “ Đồng hành cùng hộ
nghèo, hộ cận nghèo”.
Ban giảm nghèo 14 phường: đã quan tâm, duy trì phối hợp thường
xuyên để vận động trao tặng cho 4.288 lượt hộ, với số tiền trị giá 1.925 triệu
đồng; chăm lo cho 12 hộ nghèo đặc biệt khó khăn nâng thu nhập lên 21 triệu
đồng/người/năm với số tiền 139.800.000đồng; chăm lo tết cho 3.680 suất hộ
nghèo, hộ cận nghèo với tổng số tiền 1.880 triệu đồng.
Phòng văn hóa thông tin: thường xuyên tuyên truyền chính sách pháp
luật đến với người dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm làm chuyển
biến và nâng cao ý thức thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo và ý chí vươn
lên thoát nghèo.
Mặt trận tổ quốc quận: hỗ trợ 132 hộ nghèo với số tiền 64 triệu đồng;
hỗ trợ 8 hộ bị sụt lún ảnh hưởng thi công dự án thành phần số 4 vối số tiền
159 triệu đồng
Hội chữ thập đỏ: xây dựng sữa chữa nhà tình thương 10 căn tổng số
tiền 184 triệu đồng; trợ cấp thường xuyên cho các diện người già neo đơn, trẻ
khuyết tật, người nhiễm chất độc da cam, hộ nghèo, hộ cận nghèo với số tiền
286 triệu đồng; vận động chăm lo tết cho 2.865 hộ có hoàn cảnh khó khăn,
với số tiền 1.029 triệu đồng.
Hội cựu chiến binh: hỗ trợ xây dựng 07 căn nhà tình thương trị giá 248
triệu đồng, sữa chữa chống dột 6 căn trị giá 60 triệu cho hội viên khó khăn và
thuộc hộ nghèo ở địa phương; hỗ trợ chăm lo cho hộ nghèo 16 suất, trị giá 87
34
triệu đồng. Tổ chức thăm khám bệnh và tặng quà cho các con em hộ nghèo
với tổng giá trị 839 triệu đồng.
Hội Liên hiêp phụ nữ: hỗ trợ 154 hộ nghèo, hộ cận nghèo mỗi hộ
200.000đ/tháng/hộ với tổng số tiền trên 300 triệu đồng.
Từ các nguồn vốn cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ hỗ trợ cho người
nghèo:
- Quỹ Xóa đói giảm nghèo: Đã hỗ trợ cho 1.222 hộ nghèo, hộ cận
nghèo với tổng số tiền 34,651 triệu đồng.
- Quỹ từ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh 6:
+ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm (quỹ 71): hỗ trợ 2.062 hộ với
tổng số tiền 57.431 triệu đồng
+ Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi (quỹ
34): hỗ trợ 144 hộ với tổng số tiền 57.431 triệu đồng;
+ Quỹ cho vay học sinh, sinh viên (quỹ 157): Tổng dư nợ đến nay
là 830 trường hợp tương ứng số tiền 20.573 triệu đồng
- Quỹ tín dụng của các ban ngành, đoàn thể ( Liên đoàn lao động, hội
liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.): đã hỗ trợ vốn cho
4.178 hộ vay với tổng số tiền 119.267 triệu đồng nhằm giúp hội viên sử dụng
nguồn vốn làm kinh tế phụ gia đình, cải thiện thu nhập.
Từ các chính sách ưu đãi xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Chính sách hỗ trợ y tế, nước sinh hoạt,: đã cấp 18.297 thẻ BHYT cho
diện hộ nghèo với tổng kinh phí hơn là 2 tỷ đồng. 100% hộ nghèo, hộ cận
nghèo có nước sạch để sử dụng hàng ngày.
Chính sách hỗ trợ giáo dục: thực hiện chính sách miễn giảm học phí,
tiền cơ sở vật chất đối với học sinh là thành viên hộ nghèo cho 1.021 em học
sinh với tổng số tiền miễn giảm trên 400 triệu đồng.
35
Chính sách hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: phối hợp
với Sở thông tin và truyền thông hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho 101 hộ cận
nghèo, hộ nghèo trên địa bàn.
Chính sách hỗ trợ về trợ giúp pháp lý cho người nghèo: có 43 vụ việc
đuợc trợ giúp pháp lý thông thường và trợ giúp pháp lý lưu động có 5 cuộc,
156 lượt người, 154 vụ việc.
Chính sách hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho người nghèo gắn với việc
làm: tổ chức các buổi hướng nghiệp, dạy nghề miễn phí cho các đối tượng và
giải quyết 237 người có việc làm, trong đó có 89 lao động diện hộ nghèo.
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: đã xây dựng và sữa chữa 51 căn
nhà số tiền 2,076 triệu đồng.
2.2.4 Công tác xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững tại quận 6
Bảng 2.1. Các chính sách được ban hành của Thành phố, Quận 6
Số văn bản Ngày ban
hành
Ngày có
hiệu lực
Nội dung
Quyết định
3582/QĐ-
UBND
12/7/2016 12/7/2016 về phê duyệt Chương trình Giảm nghèo
bền vững Thành phố HCM
Quyết định
58/2015/QĐ-
UBND
31/12/2015 11/01/2016 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo Thành phố HCM giai đoạn 2016-
2020
Quyết định
3819/QĐ-
UBND
26/7/2016 26/7/2016 Về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề, việc
làm cho người dân tộc thiểu số trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn
2016-2020”
Nghị quyết
03-NQ/QU
15/7/2016 15/7/2016 về lãnh đạo thực hiện chương trình giảm
nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2016 –
2020 của Quận 6
36
Kế hoạch số
288/KH-
UBND
18/8/2016 18/8/2016 về thực hiện chương trình Giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016-2020 của Quận
6
Kế hoạch số
69/KH-
UBND
01/03/2017 01/03/2017 về thực hiện chương trình giảm nghèo
bền vững năm 2017 của Quận 6
Kế hoạch số
178/KH –
UBND
03/5/2017 03/5/2017 về phát động phong trào thi đua thực hiện
chương trình “Giảm nghèo bền vững”
giai đoạn 2016-2020 của Quận 6
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Từ đầu năm 2016, Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận 6 đã căn cứ các
chủ trương chính sách giảm nghèo bền vững của Thành ủy, Ủy ban nhân dân
thành phố và căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã của quận để ban hành các
văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn 14
phường trong quận và đến từng hộ dân. Đồng thời, các thành viên Ban chỉ đạo
giảm nghèo bền vững của quận như: Phòng giao dịch ngân hàng chính sách,
Hội chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp phụ nữ, quân đoàn 6, Trung tâm dạy nghề.
cũng ban hành các kế hoạch liên tịch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp
hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tích cực phối hợp để kéo giảm các chiều thiếu hụt
về dịch vụ xã hội, cơ bản.
2.2.5 Tiến hành phân công trách nhiệm, phối hợp thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn quận 6
Nhằm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả, bảo
đảm sự hài hòa giữa trách nhiệm với quyền hạn, có sự phối hợp đồng bộ giữa
chính quyền, các ban ngành đoàn thể quận, phường, Quận đã thành lập Ban
37
chỉ đạo đạo giảm nghèo bền vững cấp quận và cấp phường; ban hành quy chế
hoạt động của Ban chỉ đạo quận, đồng thời có sự phân công các đơn vị thành
viên Ban giảm nghèo bền vững quận theo dõi, hỗ trợ phường, đặc biệt chú ý
tập trung ưu tiên đầu tư những phường còn đông hộ nghèo, cụ thể như sau:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực
tham mưu Ủy ban nhân dân quận triển khai các nội dung của chương trình.
Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị và 14 phường thực hiện những nội
dung được phân công. Định kỳ theo từng tháng, quý, năm tổng hợp báo cáo
về Ủy ban nhân dân quận tiến độ giảm nghèo, cũng như công tác chăm lo hộ
nghèo để kịp thời chỉ đạo. Trực tiếp quản lý điều hành quỹ xóa đói giảm
nghèo, dự toán và cấp kinh phí cho hoạt động chương trình theo quy chế.
Theo dõi các hoạt động trợ vốn cho vay hộ nghèo trên địa bàn quận. Tổ chức
kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vốn vay của 14 phường. Tổ chức các lớp
bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách giảm
nghèo, tổ trưởng tổ tự quản giảm nghèo phường. Tham mưu bổ sung, điều
chỉnh quy chế tổ chức và hoạt động của Ban giảm nghèo, tăng hộ khá quận
cho phù hợp với thực tế. Triển khai việc cấp phát thẻ BHYT cho hộ nghèo và
phối hợp Ủy ban nhân dân 14 phường vận động mua thẻ BHYT cho hộ cận
nghèo. Phối hợp ngành giáo dục - đào tạo thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ
chi phí học tập cho hộ nghèo. Triển khai các nội dung về công tác hướng
nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện hộ nghèo.
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì và thực hiện các giải pháp bảo
đảm nâng cao dân trí, hướng dẫn các trường thực hiện chính sách miễn giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh diện hộ nghèo. Phối hợp Hội
khuyến học xây dựng cơ chế khuyến học, khuyến tài cho học sinh nghèo. Tổ
chức các hoạt động chăm lo về giáo dục con em thuộc diện cho hộ nghèo.
38
Đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân 14 phường vận động số học sinh
nghèo bỏ học trở lại trường.
Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận: Chủ trì, phối hợp
với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức quản lý, điều hành tốt
các quỹ như: quỹ quốc gia việc làm, quỹ tín dụng học sinh sinh viên, quỹ tín
dụng hộ nghèo, xuất khẩu lao động đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng và theo
đúng quy định.
Phòng Văn hóa và Thông tin: Hỗ trợ cho công tác thông tin, tuyên
truyền thông qua website quận, bản tin 14 phường, cổ động trực quan, thông
tin lưu động về chương trình giảm nghèo bền vững. Thiết kế pano minh họa
để làm phong phú cho công tác tuyên truyền; tuyên truyền các mô hình, các
cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả về giảm nghèo. Quan tâm giải quyết nhu cầu
sinh hoạt văn hóa - thể thao cho người nghèo.
Phòng Y tế: Tổ chức các hoạt động chăm lo về y tế cho hộ nghèo, hộ
cận nghèo; đẩy mạnh công tác truyền thông về kế hoạch hóa gia đình cho các
hộ nghèo, hộ cận nghèo; có kế hoạch tổ chức tiếp cận các hộ nghèo, hộ cận
nghèo để nâng cao nhận thức và cam kết thực hiện kế hoạch hóa gia đình,
duy trì quy mô gia đình hợp lý.
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu Ủy ban nhân dân quận đảm
bảo nguồn ngân sách thực hiện chương trình giảm nghèo.
Phòng Quản lý đô thị: Phối hợp ngành cấp nước triển khai lắp đặt đồng
hồ nước miễn phí cho hộ nghèo theo dự án của Tổng công ty cấp nước Sài
Gòn. Thực hiện tốt thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng cho người
nghèo, nhất là các hộ được hỗ trợ xây dựng nhà tình thương. Chủ động đề
xuất Thường trực Ủy ban nhân dân quận kiến nghị thành phố điều chỉnh
những khu quy hoạch không còn phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
39
đất ở để giúp họ có điều kiện vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất kinh doanh
- buôn bán vươn lên làm giàu chính đáng.
Phòng Kinh tế: Phối hợp vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh tiếp nhận lao động thuộc diện hộ nghèo, có chính sách hướng dẫn
ưu đãi về thuế. Hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện các hộ nghèo tham gia làm
kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể.
Phòng Tư pháp: Chủ trì triển khai chương trình trợ giúp pháp lý cho
người nghèo.
Phòng Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn, bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo từ quận đến
phường. Tham mưu Thường trực Ủy ban nhân dân quận điều chỉnh, bổ sung
thành viên Ban giảm nghèo, tăng hộ khá quận trên cơ sở đề xuất của Ban
giảm nghèo. Xét thi đua, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân hoàn
thành xuất sắc trong công tác này.
Trung tâm dạy nghề quận: Chủ động thực hiện công tác tuyển sinh đào
tạo nghề cho lao động trên địa bàn quận. Dự toán ngân sách tập trung đào tạo
số lao động nghèo, bộ đội xuất ngũ, chính sách có công và liên kết với các cơ
sở đào tạo trong và ngoài quận để đào tạo nâng cao tay nghề khi người lao
động có nhu cầu.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quận: vận động và xây dựng
nhiều mô hình tổ, nhóm giảm nghèo, gồm những hội viên, đoàn viên tình
nguyện nhận và hỗ trợ giúp cho hộ nghèo trên từng địa bàn khu phố, (thông
qua nhận ủy thác vốn giảm nghèo). Phối hợp công tác tuyên truyền, vận động,
triển khai các hoạt động chăm lo về vật chất - tinh thần thiết thực cho đoàn
viên, hội viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phối hợp với chính quyền
địa phương hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ thuộc cộng đồng dân tộc người
Hoa, các cộng đồng dân cư có đạo. Quan tâm và có giải pháp phù hợp về vấn
40
đề giới, nhất là phát triển nguồn lực, đào tạo nghề cho phụ nữ, chăm sóc giáo
dục trẻ em gái về sức khỏe sinh sản, ưu tiên việc làm, tăng thu nhập cho phụ
nữ nghèo. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận tiếp tục thực hiện cấp các loại học
bổng để hỗ trợ cho con em hộ nghèo có điều kiện đến trường; tiếp tục hỗ trợ
hàng tháng những hộ nghèo khó khăn đặc biệt, chi phí mai táng khi người
nghèo qua đời. Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nhà tình thương,
sửa chữa chống dột nhà cho hộ nghèo.
Ủy ban nhân dân 14 phường: Rà soát, nắm chắc số hộ nghèo để xây
dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức chăm lo, hỗ trợ nhằm đảm bảo các mục tiêu,
chỉ tiêu đề ra; phân công thành viên, hội viên, Bí thư chi bộ khu phố, đảng
viên, tổ trưởng tổ dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_tu_thuc_ti.pdf