MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 9
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách công và thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo 9
1.2. Chính sách giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 20
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2000-2009 41
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống giáo dục - đào tạo của Hải Phòng có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo 41
2.2. Quá trình thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo ở Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2009 50
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 72
3.1. Phương hướng thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo ở Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 72
3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo ở Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 78
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 104
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách Giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phố. ở khu vực nội thành, mỗi phường có từ 1 đến 2 trường (mẫu giáo, nhà trẻ hoặc trường mầm non). ở khu vực ngoại thành, mỗi xã có một trường mầm non theo mô hình một khu tập trung và có nhiều khu lẻ (điểm trường) theo thôn. Năm học 2008 - 2009, toàn thành phố có 252 trường với 529 điểm trường, trong đó có 73 trường (28,9%) thuộc loại hình trường công lập, 179 trường (71,1 %) thuộc loại hình trường ngoài công lập.
- Giáo dục phổ thông (GDPT)
Đây là ngành học nền tảng cơ bản của giáo dục, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách công dân cho thế hệ trẻ và nâng cao mặt bằng dân trí. GDPT bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông. Mục tiêu của GDPT là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Giáo dục tiểu học (GDTH). Được thực hiện trong năm năm học từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi. GDTH nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
ở Hải Phòng, các trường tiểu học được phân bố ở tất cả các địa bàn phường, xã của thành phố. Khu vực nội thành do quá trình đô thị hoá, mật độ dân cư cao, diện tích đất sử dụng làm trường học không đủ cho mỗi phường một trường (đặc biệt các phường của ba quận cũ: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân), vì vậy, quy mô lớp học trong một trường thường quá lớn. Khu vực ngoại thành, số trường được phân bố phù hợp với đơn vị hành chính. Một số xã đã có 2 trường tiểu học. Huyện đảo Cát Hải còn 10 trường chưa tách trường phổ thông cơ sở (gồm cả tiểu học và trung học cơ sở) vì số lượng học sinh quá ít. Huyện đảo Bạch Long Vĩ đã có 1 trường tiểu học chỉ có 13 học sinh. Tính đến cuối năm học 2008 - 2009, Hải Phòng có 218 trường tiểu học và 10 trường phổ thông cơ sở (PTCS) có cấp tiểu học.
+ Trung học cơ sở (THCS). Được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi. Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Mạng lưới các trường THCS ở Hải Phòng được phân bố ở tất cả các phường, xã của các quận huyện và chủ yếu là trường công lập. Khu vực nội thành, do mật độ dân cư cao, diện tích sử dụng làm trường học không đủ tương ứng mỗi phường một trường. Mạng lưới trường còn chưa phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp mới. Quy mô nhiều trường ở các quận cũ (quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân) còn nhỏ hoặc có số lượng học sinh quá tải so với diện tích đất của trường. Khu vực ngoại thành, số trường được phân bố tương ứng với đơn vị hành chính. Điều này tạo điều kiện cho việc học tập của con em nhân dân, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đặc biệt, huyện đảo Bạch Long Vĩ chưa có trường THCS, học sinh sau khi học xong chương trình tiểu học phải vào học ở các trường THCS trong đất liền hoặc trường nội trú.
Hiện nay, Hải Phòng có 204 trường THCS (gồm cả 10 trường phổ thông cơ sở có tiểu học và trung học cơ sở)
+ Trung học phổ thông (THPT). Được thực hiện trong ba năm, từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào học lớp 10 phải có bằng Tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm tuổi. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
ở Hải Phòng, mạng lưới các trường THPT được phân bố theo các quận, huyện. Các trường THPT phát triển tương đối mạnh về loại hình và quy mô. Số trường công lập phân bố tương đối đều ở các quận, huyện. Loại hình trường ngoài công lập tập trung chủ yếu ở khu vực các quận trong thành phố. Hiện nay, toàn thành phố có 60 trường THPT, trong đó có 39 trường (65%) thuộc loại hình công lập và 21 trường (35%) thuộc loại hình ngoài công lập.
- Giáo dục thường xuyên (GDTX)
Đây là ngành học giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Đây là một trong những hình thức đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo chương trình vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn nhằm giúp cho mọi người ở mọi trình độ khác nhau, mọi lứa tuổi, mọi nơi có quyền được học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Phát triển GDTX góp phần tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. GDTX còn chú trọng phát triển các chương trình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Các cơ sở GDTX hiện nay bao gồm trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh (thành phố) và cấp huyện (quận); trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) được tổ chức tại xã, phường, thị trấn.
Nội dung GDTX được thực hiện tại các cơ sở GDTX là thực hiện các chương trình GDTX như: chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.
TTHTCĐ thực hiện các chương trình GDTX như: chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. Các hình thức thực hiện chương trình GDTX để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm vừa học, vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
ở Hải Phòng hiện nay có 14 trung tâm GDTX. Trong đó có 1 trung tâm cấp thành phố và 13 trung tâm cấp quận, huyện. Có 219 TTHTCĐ; 22 trung tâm tin học - ngoại ngữ và 53 cơ sở tin học - ngoại ngữ.
- Giáo dục nghề nghiệp (GDNN)
+ Trung cấp chuyên nghiệp. Được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THPT.
+ Dạy nghề. Được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề có trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Mục tiêu của GDNN là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
Hải Phòng hiện nay có 8 trường trung cấp chuyên nghiệp.
- Giáo dục đại học (GDĐH)
Bao gồm đào tạo trình độ cao đẳng và đào tạo trình độ đại học.
Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;
Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.
Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ.
Mục tiêu của GDĐH là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thành phố Hải phòng hiện nay có 4 trường đại học, trong đó 3 trường đại học công lập (75%), 1 trường đại học dân lập (25%) và 4 trường cao đẳng công lập (xem phụ lục 1).
2.2. quá trình thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo ở Hải Phòng giai đoạn 2000-2009
2.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000 -2009
2.2.1.1. Thực hiện chính sách chuẩn hoá công tác giáo dục - đào tạo
Nền giáo dục đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH phải là nền giáo dục được chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Chuẩn hoá có thể hiểu bao gồm chuẩn hoá chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, giáo trình và quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng GD-ĐT. Đặc biệt nhấn mạnh chuẩn hoá tiêu chí đánh giá sản phẩm cuối cùng của nền giáo dục là con người và nguồn nhân lực; chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; chuẩn hoá về cơ sở vật chất, trường lớp, các trang thiết bị dạy và học ở tất cả các cấp bậc học.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Hải Phòng đã tích cực đã đưa ra các giải pháp chủ yếu để phát triển GD-ĐT địa phương như: Tổ chức quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, hoạt động và chất lượng giáo dục, công tác xã hội hoá giáo dục.
Bộ máy quản lý nhà nước ngành GD&ĐT Hải Phòng (Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT) được xây dựng, tổ chức đồng bộ thực hiện đúng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của Hải Phòng từ Sở GD&ĐT đến các Phòng GD&ĐT đã đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng, đáp ứng được chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT ở địa phương.
Bảng 2.3: Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của Hải Phòng
Loại cán bộ
Số lượng
Trình độ chuyên môn
Lý luận chính trị
Tổng số
Nữ
Trên ĐH
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Trung cấp
Cao cấp
Giám đốc, phó giám đốc Sở
4
1
4
4
Trưởng phó phòng cấp Sở
30
11
20
10
20
10
Trưởng phó phòng cấp quận huyện
42
21
7
35
32
10
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
- Tuy vậy, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục của Hải Phòng vẫn còn hạn chế. Đảo Bạch Long Vĩ có vị trí đặc biệt về chủ quyền lãnh hải, an ninh, quốc phòng và kinh tế. Từ năm 1993, Chính phủ đã có quyết định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ, một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc thành phố Hải Phòng. Là một huyện đảo ở xa đất liền 74 hải lý (khoảng 137 km), diện tích phần đất nổi của đảo chỉ có 4,5km2 và dân số có 254 người, mật độ 56 người/km2, do chưa có Phòng GD&ĐT nên UBND huyện đảo trực tiếp quản lý nhà nước về GD-ĐT và Sở GD&ĐT Hải Phòng chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn.
Thực hiện yêu cầu chuẩn hoá và nâng cao năng lực đội ngũ công chức giáo dục, Hải Phòng đã triển khai quyết định số 202/TCCP-VC của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành GD-ĐT, đặc biệt với đội ngũ giáo viên và các cấp bậc học; tích cực thực hiện quyết định số 2988/GD-ĐT của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên các cấp học. Do đó, trình độ giáo viên đào tạo theo ngạch bậc, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương (xem phụ lục 2).
Bên cạnh chuẩn hoá về đội ngũ giáo viên, chuẩn hoá về trường lớp cũng được chú trọng. Hải Phòng đã xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia làm cho hệ thống các trường ngày càng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện công bằng các điều kiện giáo dục và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn đúng đắn, mang tính chiến lược của ngành GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng, phát triển giáo dục theo tinh thần chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là giải pháp tổng thể, tạo điều kiện cho các nhà trường thực hiện đầy đủ mục tiêu và kế hoạch của từng ngành học, cấp học và quyết tâm xây dựng “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”. Thực tiễn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Hải Phòng đã đi vào cuộc sống, đem lại gương mặt mới cho hệ thống các trường từ mầm non đến tiểu học, THCS và THPT. Tổng số các trường đạt chuẩn là 210 /734 trường, trong đó:
- Giáo dục mầm non : 40/252 trường (15,87%)
- Tiểu học : 119/218 trường (54,60%)
- Trung học cơ sở : 39/204 trường (19,11%)
- Trung học phổ thông: 12/60 trường (20%) [39, tr.5].
Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh, cho cả cộng đồng, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét ở tất cả các mặt trong xã hội:
+ Nhận thức về tính chất của nhà trường phổ thông ngày càng được củng cố và nâng cao, vì vậy các cấp uỷ đảng, chính quyền và xã hội ủng hộ việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thành uỷ Hải Phòng đã thông qua chủ trương này và đưa vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố ra chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo ngành giáo dục và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện thực hiện.
+ Cơ sở vật chất được đầu tư một cách thoả đáng theo đúng tiêu chuẩn của trường học, môi trường sư phạm được cải thiện, tạo được cảnh quan môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp; khuôn mặt nhà trường được đổi mới khang trang và bề thế hơn. Nhờ có phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhiều trường học được mở rộng diện tích khuôn viên, được xây dựng thêm các phòng học mới, có sân chơi, bãi tập, phòng thư viện và các phòng chức năng phục vụ các môn nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật), tin học.
+ Cán bộ quản lý ở các trường chuẩn quốc gia đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý; giáo viên được học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
+ Chất lượng và hiệu quả có chuyển biến tích cực rõ nét theo hướng giáo dục toàn diện, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng cao và duy trì ổn định.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng trường chuẩn vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: số lượng các trường đạt chuẩn chưa cao, mới đạt 210/734 trường, tỷ lệ 28,6%, so với cả nước, Hải Phòng ở nhóm 2. Tỉ lệ các trường đạt chuẩn trong các cấp học chênh lệch nhau khá xa: Tiểu học đạt 54,60%; THPT đạt 20%; THCS đạt 19,11%; Mầm non đạt 15,87%. Thành phố tập trung nhiều vào việc xây dựng trường chuẩn nhưng chưa có kế hoạch đầu tư để duy trì và phát triển các trường đã đạt chuẩn nên có một số trường sau thời hạn 5 năm đạt chuẩn có nguy cơ “mất chuẩn”.
2.2.1.2. Kết quả thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo đối với các ngành học
- Đối với giáo dục mầm non (GDMN)
Quy mô GDMN ngày càng được mở rộng, đa dạng hoá các loại hình theo luật giáo dục, tập trung phát triển GDMN khu vực nông thôn và hải đảo, đáp ứng được một phần nhu cầu cho trẻ đến các cơ sở GDMN của nhân dân thành phố. Hiện nay, Hải Phòng có 252 trường, trong đó có 73 trường mầm non công lập, chiếm tỷ lệ 28,9%; 179 trường mầm non ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 71,1% gồm các loại hình trường mầm non bán công, trường mầm non dân lập và trường mầm non tư thục. Hệ thống trường lớp mầm non tư thục có xu hướng phát triển mạnh hơn trong những năm gần đây. Nhiều tổ chức xã hội, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở GDMN có chất lượng và đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế. Tỷ lệ trẻ đến các cơ sở GDMN liên tục tăng cao, nhất là trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Trẻ 5 tuổi được ưu tiên huy động ra lớp góp phần cho phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Tổng số trẻ được huy động trong các cơ sở giáo dục mầm non đến tháng 1/2009 là 77.932 trẻ, trong đó nhà trẻ có 17.458 cháu, đạt tỷ lệ 26%; mẫu giáo có 60.240 cháu, đạt tỷ lệ 94%, mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ 99,52%, trẻ em ở các cơ sở mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình chiếm tỷ lệ trên 7%.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN không ngừng được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu của các bậc phụ huynh và xã hội. Trong 5 năm qua, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN đã giảm từ 17% xuống dưới 13%, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong cộng đồng, việc tập trung huy động trẻ em 5 tuổi ra lớp đã tạo tiền đề tốt cho chất lượng giáo dục tiểu học.
Chất lượng GDMN qua từng năm học được đánh giá theo chuẩn phát triển của trẻ và mục tiêu giáo dục của độ tuổi đều đạt kết quả tốt. Trẻ đến trường lớp mầm non được quan tâm phát triển toàn diện cả về thể lực, trí tuệ và có kỹ năng xã hội.
Cơ sở vật chất, thiết bị GDMN được tăng cường đầu tư, xây dựng kiên cố và có diện tích đạt chuẩn; tỷ lệ phòng học tạm, học nhờ, phòng học cấp 4 giảm đáng kể. Hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phát triển đang từng bước làm thay đổi cơ sở vật chất thiết bị của nhiều cơ sở GDMN theo hướng chuẩn, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ.
Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp; công tác XHHGD được triển khai sâu rộng với sự đóng góp tích cực của các bậc phụ huynh, của các tổ chức, cá nhân đã huy động được nhiều nguồn vốn vay hợp pháp để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị. Các trường chuẩn quốc gia được đầu tư đồng bộ cả phòng học, trang thiết bị đạt chuẩn, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ. Tính đến tháng 5 năm 2009, GDMN Hải Phòng đã có 40 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ xấp xỉ 15,9%.
Toàn ngành học hiện nay có 2.391 phòng học đang được sử dụng, trong đó có 1.295 phòng học kiên cố, 618 phòng học đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 25,8%,còn 1050 phòng học cấp 4 và 38 phòng học nhờ, học tạm; số bếp ăn cho trẻ hợp vệ sinh, đúng quy cách đạt tỷ lệ 76,2%; có 1.951 nhóm lớp mầm non có công trình vệ sinh đạt yêu cầu, tỷ lệ là 69,93%.
Số lượng cán bộ giáo viên ngày một tăng và từng bước được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Cùng với sự mở rộng của quy mô GDMN Hải Phòng, đội ngũ cán bộ giáo viên không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của ngành học. Số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên ngành học mầm non từ hơn 4.800 năm 2003, đến năm 2009 đã tăng lên 6100; trong đó giáo viên trực tiếp đứng lớp là 3.906; so với 5 năm trước, tỷ lệ đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng 7%. Hiện nay, chỉ còn khoảng 10% có trình độ dưới chuẩn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành GDMN hiện vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế. Hiện nay cơ sở vật chất của GDMN hiện nay còn thiếu, xuống cấp và lạc hậu không đủ đáp ứng nhu cầu cho trẻ đến trường của nhân dân. Hầu hết ở các cơ sở GDMN số lượng trẻ đều vượt quá so với quy mô, diện tích hiện có. Nhiều trường mầm non phải chịu áp lực rất lớn vì số cháu/ nhóm, lớp quá đông. Có những lớp số trẻ lên tới 60 cháu/lớp (Điều lệ trường mầm non quy định 30 cháu/lớp mẫu giáo, 15 cháu/nhóm trẻ ).Toàn thành phố vẫn còn đang sử dụng 38 phòng học tạm, học nhờ và 1.050 phòng học cấp 4, trong đó 232 phòng học cấp 4 xuống cấp nặng; nhiều phòng học chật hẹp, không đủ diện tích/trẻ, phổ biến phòng học chỉ có từ 35->38m2/40 trẻ, có nhiều phòng học chỉ có 8->12 m2/20 trẻ (quy định 2 m2/trẻ).
Đội ngũ cán bộ, giáo viên thiếu về số lượng và còn hạn chế về chất lượng. Số lượng giáo viên mầm non hiện nay thiếu hụt lớn do quy mô trẻ phát triển nhanh nhưng nguồn bổ sung không có đủ và hàng năm có khoảng 20-25 giáo viên bỏ nghề vì thu nhập thấp, đời sống gia đình không đảm bảo. (Tính đủ định biên giáo viên/trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non còn thiếu khoảng gần 1.000 giáo viên )
Chất lượng nuôi, dạy giữa khu vực nội thành, nội thị với khu vực nông thôn và hải đảo còn có khoảng cách, nhất là chất lượng ở nhiều cơ sở giáo dục mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình chưa đạt yêu cầu. ở các cơ sở này chủ yếu mới chỉ tổ chức được việc trông, giữ trẻ.
- Đối với giáo dục phổ thông
+ Thực hiện đổi mới chương trình giảng dạy phổ thông, thay sách giáo khoa phổ thông
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, từ năm 2002 đến năm 2009, ngành GD-ĐT Hải Phòng đã từng bước triển khai và hoàn thành việc thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông từ cấp tiểu học đến THCS và THPT.
Ngành GD-ĐT Hải Phòng đã chuẩn bị chu đáo cho công tác bồi dưỡng đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông như: xây dựng văn bản hướng dẫn các đơn vị về công tác bồi dưỡng hàng năm; xây dựng, kiện toàn Ban chỉ đạo bồi dưỡng, xây dựng cụ thể về nội dung và thời gian bồi dưỡng, chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng. Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ GD-ĐT triển khai kế hoạch tập huấn bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức các lớp bồi dưỡng gọn nhẹ, tạo đủ các điều kiện để có thể thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học thông qua hoạt động tích cực của người học, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin trong quá trình bồi dưỡng. Các loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, theo chuyên đề, chuẩn hoá và bồi dưỡng trên chuẩn đều tập trung phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Bồi dưỡng cấp tiểu học hoàn thành trong 5 năm học (2002 - 2007); cấp THCS và THPT trong 3 năm học (2007 -2009). Đối với THPT, các trường trên địa bàn Hải Phòng đã triển khai chương trình phân ban đến tất cả các khối lớp. Trong đó, ban có học sinh lựa chọn nhiều nhất là ban khoa học tự nhiên, ban khoa học cơ bản và ban khoa học cơ bản có học nâng cao. Còn ban khoa học xã hội tỷ lệ học sinh chọn ít.
+ Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng cao
Cấp tiểu học, năm học 2008-2009 có 218 trường tiểu học với 3.743 lớp học, tổng số học sinh là 112.149 em; tỷ lệ huy động trẻ em đi học lớp 1 đúng độ tuổi đạt 99,3%; tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường tiểu học đạt 99,8%. Hầu hết trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh khó khăn đã được đến trường theo hình thức hoà nhập. Không có hiện tượng học sinh bỏ học. Giữ vững chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi ở từng xã, phường.
Bảng 2.4 : Kết quả GDTH 2 năm học 2007-2009
Năm học
Hạnh kiểm
Học lực môn Tiếng Việt/ Toán
Đạt
Chưa đạt
Môn
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2007-2008
99,6%
0,4%
T/Việt
31,4%
47,2%
20,3%
1,1%
Toán
43,6%
37,2%
18,1%
1,1%
2008-2009
99,7%
0,3%
T/Việt
36,0%
45,8%
17,4%
0,8%
Toán
48,4%
35,5%
15,3%
0,8%
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
Chất lượng học tập đều ở các môn học, ổn định chất lượng từng khối lớp. Sự đánh giá theo tiêu chí mới của Bộ GD-ĐT kết quả có sự tiến bộ, học sinh tiểu học Hải Phòng ngoan, lễ phép, tiếp thu tốt chương trình tiểu học mới.
Cấp THCS, năm học 2008-2009, có 204 trường với 3.880 lớp học, tổng số học sinh là 103.098 em. Các trường THCS huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. 100% các trường tổ chức dạy nghề cho học sinh khối lớp 9. Các trường tích cực đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học nên kết quả rèn luyện và học tập của học sinh đã được nâng cao.
Bảng 2.5: Kết quả cụ thể của THCS trong 2 năm học 2007-2009
Năm học
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2007-2008
76,4 %
19%
4,1%
0,6%
20,62%
41,60%
31,48%
6,03%
0,26%
2008-2009
77,86%
17,92%
3,73%
0,47%
29,98%
45,30%
20,26%
3,48%
0,98%
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
Cấp THPT, năm học 2008 - 2009, có 60 trường với 1.577 lớp học, tổng số học sinh là 75.747 em. 100% số trường trong toàn thành phố đã hoàn thành việc phân ban đến tất cả các khối lớp, thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
Bảng 2.6: Kết quả cụ thể của THPT trong 2 năm học 2007-2009
Năm học
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2007-2008
61,6 %
29,08%
7,77%
1,43%
3,87%
33,88%
50,04%
11,62%
0,53%
2008-2009
65,00%
24,30%
9,40%
1,30%
11,40%
44,10%
38,60%
4,50%
1,40%
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế như: Vẫn còn tình trạng bồi dưỡng chung cho tất cả các đối tượng giáo viên (giáo viên dạy theo các lớp chương trình, sách giáo khoa mới, giáo viên dạy các lớp theo chương trình sách giáo khoa cũ), do vậy chất lượng bồi dưỡng chư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan.doc