Luận văn Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ dân diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất trên địa bàn quận ngũ hành sơn – thành phố Đà Nẵng

Cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất - kinh doanh: Tiếp tục làm tốt

công tác cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với học sinh sinh viên học nghề

học văn hoá theo quy định của Chính phủ, cho vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ

giải quyết việc làm và các nguồn vốn khác, tạo điều kiện cho người lao động

thiếu việc làm tự tạo việc làm; khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ

gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ mở rộng quy mô đầu tư phát triển

sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới, duy trì chỗ làm việc cho người lao

động; hướng dẫn vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

pdf66 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ dân diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất trên địa bàn quận ngũ hành sơn – thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhà hảo tâm, các cơ quan, doanh nghiệp, quận ta đã xây dựng được hàng ngàn ngôi nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết theo mô hình “3 trong 1” (vừa xóa nhà tạm, vừa chống bão và tránh lụt ) và 3 “cứng” (cứng tường, cứng mái và cứng nền) góp phần làm cho bộ mặt đô thị của quận bừng lên sức sống mới. Vấn đề giải quyết việc làm cho nhân dân trên địa bàn quận là nhiệm vụ cấp thiết, được sự chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận đã xây dựng và triển khai Đề án “Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm cho nông dân thuộc diện di dời giải tỏa, thu hồi đất sản xuất trên địa bàn quận giai đoạn 2011-2020”. Bằng nhiều biện pháp thiết thực, công tác giải quyết việc làm đã đạt nhiều kết quả quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn quận. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn quận được nâng 26 lên. Ngày mới thành lập, toàn quận chỉ có 45 giường bệnh thì đến nay tại Trung tâm y tế quận đã có đến 120 giường bệnh phục vụ khám và điều trị cho bệnh nhân và đã thành lập khoa Lão đầu tiên của ngành Y tế Đà Nẵng tại Trung tâm Y tế quận để điều trị, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bước đầu mang lại kết quả khả quan. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức sôi nổi, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của nhân dân. Công tác quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa lớn. Tỷ lệ khám phá án của lực lượng công an đạt cao giúp mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tiếp tục được thực hiện đạt hiệu quả. Đối với việc thực hiện văn hóa văn minh đô thị theo Chỉ thị 43 của Thành ủy, qua 2 năm thực hiện đã triển khai sâu rộng đến toàn thể nhân dân và CBCC-NLĐ trên địa bàn quận; đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động thu hút đông đảo nhân dân tham gia như: dọn vệ sinh môi trường ngày Chủ nhật xanh - sạch - đẹp, ra quân kiểm tra, xử lý tình trạng bán hàng rong, lang thang xin ăn tại các tuyến đường chính trên địa bàn quận, phối hợp với quận Sơn Trà ra quân lập lại trật tự bãi biển, tạo môi trường văn hóa, văn minh du lịch Qua đó, đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn quận và được thành phố đánh giá cao, liên tiếp được xếp loại xuất sắc. Nhìn chung, Ngũ Hành Sơn là quận ngoại thành của thành phố, trình độ dân trí thấp, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông và lao động phổ thông và chủ yếu, có 3 phường nằm dọc ven biển song người dân không có điều kiện để làm nghề biển do quy hoạch các khu nghỉ dưỡng cao cấp, thời tiết thất thường, là vùng dễ bị ngập úng, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, thu nhập thấp 27 nên việc đầu tư cho con em được đi học chưa được người dân quan tâm. Mặt khác, khi bị thu hồi đất để phục vụ các công trình dự án thì việc thích nghi với nơi ở mới, tìm nghề mới lại càng khó khăn hơn đối với người dân 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ dân thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất, khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng 2.2.1. Về các quy định của thành phố Đà Nẵng - Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm:Sử dụng nguồn vốn của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hiện có và nguồn vốn ngân sách thành phố cấp ủy thác hàng năm sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Đà Nẵng theo Nghị quyết HĐND thành phố để giải quyết cho các hộ vay vốn chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm theo cơ chế ưu đãi. - Hỗ trợ học nghề: Phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức tư vấn và tuyển dụng việc làm cho đối tượng là bộ đội xuất ngũ. Tổ chức tư vấn trực tiếp cho người mãn hạn tù về hướng nghề và vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận phối hợp với Công an quận và UBND các phường tổ chức buổi gặp mặt tư vấn người chấp hành xong án tù nhưng không có người nào tham gia đào tạo nghề. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận tổ chức tư vấn học nghề cho bộ đội xuất ngũ về địa phương chủ yếu là học nghề lái xe ô tô, còn các nghề khác hầu như không có nhu cầu. - Học bổng, hỗ trợ chi phí học tập cho con em thuộc các bậc tiểu học đến trung học phổ thông, sinh viên là con hộ nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận học bổng thường xuyên, học bổng dài hạn từ các tổ chức phi chính phủ. Thực hiện hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa, hỗ trợ học bổng và mua sắm đồ dùng học tập cho con học sinh khuyết tật thuộc hộ nghèo theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Rà soát học sinh con hộ 28 nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và con hộ nghèo không còn sức lao động đề nghị UBND quận đưa vào đề án hỗ trợ học bổng lâu dài. - Đề án về hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả trên địa bàn thành phố. Triển khai từ năm 2006 đến nay, thành phố đã hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 6.525 lao động với tổng kinh phí trên 5,5 tỷ đồng; trên 90% lao động qua đào tạo có việc làm ổn định. Trợ cấp thường xuyên cho 42 đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo với tổng số tiền 189.000.000 đồng theo Quyết định 1480/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2016; Trợ cấp thường thường xuyên cho 555 đối tượng hộ nghèo không còn sức lao động và hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 1.698.300.000 đồng theo Quyết định số 1465/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2016; Hỗ trợ tiền điện cho 1.166 hộ nghèo với tổng số tiền 514.206.000 đồng theo Quyết định 1723/QĐ- UBND thành phố. Về các quy định của quận Ngũ Hành Sơn Ngoài các chính sách hỗ trợ của nhà nước, thành phố, quận Ngũ Hành Sơn đã rất chú trọng thực hiện chính sách an sinh xã hội và chủ trương an dân thông qua thực hiện lồng ghép các mục tiêu của chương trình thành phố “5 không” và “3 có”. Trong đó, phấn đấu “Không còn hộ đói, không có người mù chữ, không còn người lang thang xin ăn, không có kẻ giết người để cướp của, không còn người nghiện ma túy trong cộng đồng”, tiến đến phấn đấu “có nhà ở, có việc làm, có lối sống văn minh đô thị” theo mục tiêu chung của thành phố. Từng năm, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV đề ra, quận liên tục điều chỉnh các mục tiêu trên theo hướng nâng cao và đan xen thực hiện trên từng địa bàn cụ thể. Hiện nay, quận đã cơ bản xóa xong hộ đói và người mù chữ; điều chỉnh mục tiêu theo hướng “Không còn hộ đặc biệt 29 nghèo” và “Không có học sinh các cấp bỏ học”. Là một quận thuộc diện giải tỏa trên diện rộng, lãnh đạo quận tập trung ưu tiên hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện giải tỏa với mong muốn người dân “an cư – lạc nghiệp”; kêu gọi đầu tư, làm việc với các doanh nghiệp, dự án đầu tư trên địa bàn quận cam kết ưu tiên, tạo điều kiện để lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn quận được đào tạo và làm việc , Bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ đồng bộ của chính quyền và các đoàn thể từ quận đến cơ sở trong công tác vận động, hướng dẫn hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ sinh kế, giải quyết việc làm đối với lao động thuộc diện thu hồi đất. 2.2.2. Tình hình và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ dân thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Các dự án năm sau cao hơn năm trước, các dự án cơ bản đạt và vượt tiến độ, chính sách an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ với chính sách hỗ trợ, giải quyết việc làm ... đảm bảo sự hài hòa lợi ích của các bên liên quan. Từ năm 2000 đến nay, trên địa bạn quận Ngũ Hành Sơn có 139 dự án với tổng diện tích thu hồi là 1.721 ha tổng số hộ bị ảnh hưởng là 3661 hộ với số tiền BT, HT lên đến hàng trăm tỷ đồng. 30 Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thực hiện công tác hỗ trợ các dự án từ năm 2003 – 2017 tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơn S TT Dự án Tổng diện tích bị thu hồi (m2) Giá trị BT, HT (tỷ đồng) Số dân bị thu hồi 1 Các dự án giao thông (21) 3685.710 675 12.795 2 Các dự án thủy lợi (12) 525.988 51 2.149 3 Các dự án giáo dục – đào tạo (6) 1336.776 234 976 4 Các dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (28) 7.679.920 748 7.931 5 Các dự án xây dựng công trình công cộng phúc lợi (32) 1669.060 246 1.350 6 Các khu đất 7% (10) 652.680 46 762 (Nguồn: Số liệu báo cáo công tác giải phóng mặt bằng quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2003 – 2017)[2],[3],)[4],[5],[6] Bảng tổng hợp số 1 cho thấy: Các dự án và kinh phí thực hiện trên các lĩnh vực như các công trình giao thông, các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có quy mô lớn với diện tích đất thu hồi lên đến hàng chục nghìn m2 đất, ảnh hưởng tới hàng nghìn hộ dân. Quá trình thực hiện chính sách Hỗ trợ đối với 139 dự án trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã đạt được thành tựu to lớn: có tới 90% số lượng dự án được triển khai đúng tiến độ; khoảng 85% các dự án đạt chi phí cho công tác Hỗ trợ so với kết hoạch dự kiến; chính sách hỗ trợ, an sinh xã hội được thực hiện tốt đối với người dân 31 bị thu hồi đất đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan. Chính sách về hỗ trợ của nhà nước đối với người dân bị thu hồi đất tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã thu được những thành quả to lớn sau: Các dự án kinh tế và xã hội của quận được triển khai đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Bảng 2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn Loại đất Toàn Quận Chia theo các phường Diện tích Cơ cấu % Mỹ An Khuê Mỹ Hòa Hải Hòa Quý Tổng diện tích(ha) 3653,82 100 407.48 473.63 1417,31 1355,39 1.Đất nông nghiệp 1432,19 39,19 42.77 99.81 567,41 722,21 2. Đất Lâm nghiệp 232,82 6,37 9.01 7.99 200,56 15,26 3.Đất chuyên dùng 912,45 24,97 241.52 214.17 303,03 153,74 4. Đất ở 259,27 7,09 86.43 40.67 55,83 76,34 5. Đất chưa sử dụng 817,08 22,36 27.75 110.99 290,50 387,84 (Nguồn: phòng TNMT quận ngũ Hành Sơn) [6] Với điều kiện về địa lý, tài nguyên và môi trường ưu đãi, quận Ngũ Hành Sơn có lợi thế để phát triển là một quận về du lịch và dịch vụ của phía Đông Nam của thành phố. Với hướng phát triển đó từ ngày thành lập đến nay với sự quan tâm của Thành ủy - UBND thành phố và sự đồng thuận của toàn quân và dân Ngũ Hành Sơn đã thực hiện 139 dự án lớn nhỏ làm cho bộ mặt của quận phát triển không ngừng về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tập hợp quy 32 mô các dự án trên địa bàn cụ thể như sau: CÁC DỰ ÁN VEN BIỂN TTT TÊN DỰ ÁN Quy mô (ha) Địa bàn triển khai 1 Khu du lịch Địa Cầu 13,1000 Mỹ An 2 Khách sạn cao cấp Hoàng Trà 4,2900 Hòa Hải 3 Khu du ịch Thiên Thai 28,0000 Khuê Mỹ 4 Khu du lịch Resort 4,0000 Khuê Mỹ 5 Khu du lịch Mỹ Phát 7,0000 Khuê Mỹ 6 Khu du lịch giải trí quốc tế đặc biệt Silver shores Hoàng Đạt 20,0000 Khuê Mỹ 7 Khu du lịch Hoa Trung 17,0000 Khuê Mỹ 8 Khu du lịch Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng 12,0000 Hòa Hải 9 Khu du lịch Indochinaland Holdings 2LP 20,0000 Hòa Hải 10 Khu du lịch Arập 15,5000 Hòa Hải 11 Khu du lịch IVC 3,7700 Hòa Hải 12 Khu du lịch Hoàng Anh Gia Lai 4,5000 Hòa Hải 13 Khu du lịch Sao Việt 12,7000 Hòa Hải 14 Khu du lịch RESORT 15,3 ha 15,3000 Hòa Hải 15 Khu du lịch The Nam Khang 20,0000 Hòa Hải 16 Khu du lịch Hà Nội 7,0000 Hòa Hải 17 Khu du lịch P&I Nhật Bản 7,0000 Hòa Hải 18 Khu du lịch RESORT 39 ha 39,0000 Hòa Hải 19 Sân golf Đà Nẵng 260,0000 Hòa Hải 20 Khu du lịch Thương mại Hà 15,0750 Hòa Hải 21 Khu nhà nghỉ Trường Phúc 5,3000 Hòa Hải 2 Khu du lịch Trường Phúc 22,0000 Hòa Hải 23 Địa điểm bãi tắm công cộng (4 địa 8,0000 Hòa Hải, 33 điểm) Khuê Mỹ Tổng cộng 580,5350 (Nguồn: phòng Quản lý đô thị quận Ngũ Hành Sơn) [14] 34 CÁC KHU DÂN CƯ VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI TT TÊN DỰ ÁN Quy mô (ha) Địa bàn triển khai 1 Khu dân cư Nam cầu Trần Thị Lý - phường Mỹ An 70,0000 Mỹ An 2 Khu dân cư Nam Nguyễn Văn Thoại -phường Mỹ An 5,4000 Mỹ An 3 Khu dân cư mới phường Bắc Mỹ An (Bắc Phan Tứ) - phường Mỹ An 25,0000 Mỹ An 4 Khu dân cư Bắc Phao lô - phường Mỹ An 3,1360 Mỹ An 5 Khu dân cư dọc tuyến ST-ĐN (đoạn qua phường Mỹ An - Khuê Mỹ) 3,3840 Mỹ An 6 Khu đô thị Nam cầu Tuyên Sơn - phường Khuê Mỹ 77,8000 Khuê Mỹ 7 KDC phía đông khu đô thị mới nam cầu Tuyên Sơn (đường vào và vệt khai thác quỹ đất hai bên đường) 2.1450 Khuê Mỹ 8 Khu dân cư thép Việt – Úc – phường Khuê Mỹ 2,5000 Khuê Mỹ 9 Khu dân cư Nam Bắc Mỹ An và nhóm nhà ở phường Bắc Mỹ An 15,0000 Mỹ An 10 Khu dân cư Bắc sân bay Nước Mặn – phường Khuê Mỹ 1,2000 Khuê Mỹ 11 KDC H1 – 3. 150,0000 Khuê Mỹ 12 Khu dân cư phía Đông – khu số 4 Nam cầu Tuyên Sơn 4,5000 Khuê Mỹ 13 Khu dân cư Sơn Thủy giai đoạn 2 – phường Hòa Hải 5,8500 Khuê Mỹ 14 Khu dân cư trung tâm hành chính quận Ngũ Hành 5,3300 Khuê Mỹ 35 TT TÊN DỰ ÁN Quy mô (ha) Địa bàn triển khai Sơn 15 Khu phố chợ Hòa Hải 16,0000 Hòa Hải 16 Khu dân cư phố chợ Hòa Hải mở rộng – giai đoạn 1 5,1100 Hòa Hải 17 Khu dân cư phố chợ Hòa Hải mở rộng – giai đoạn 2 6,200 Hòa Hải 18 Khu dân cư phía Nam Khu phố chợ Hòa Hải mở rộng 2,4300 Hòa Hải 19 KDC phía Tây Nam làng đá 76,0000 Hòa Hải – Hòa Qúy 20 Khu dân cư dọc tuyến ST-ĐN – phường Hòa Hải 10,1900 Hòa Hải 21 Khu dân cư Đông Hải – phường Hòa Hải 73,000 Hòa Hải 22 Khu tái định cư làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước – phường Hòa Hải 35,0000 Hòa Hải 23 Khu dân cư Tân Trà – phường Hòa Hải 69,9700 Hòa Hải 24 Khu công nghệ FPT 181,0000 Hòa Hải 25 Khu dân cư phía Tây khu công nghệ FPT. 55,0000 Hòa Hải 26 Khu đô thị Phú Mỹ An – phường Hòa Hải 70,0000 Hòa Hải 27 Khu dân cư thu nhập thấp Đông Trà – phường Hòa Hải 23,5000 Hòa Hải 28 Khu dân cư CBCC và nhân dân quận Ngũ Hành Sơn 2,3500 Hòa Hải 29 Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước 35,0000 Hòa Hải 30 Khu đô thị sinh thái sân golf Non Nước – phường Hòa Qúy 320,0000 Hòa Qúy 31 Khu tái định cư Bá Tùng – phường Hòa Qúy 73,7000 Hòa Qúy 36 TT TÊN DỰ ÁN Quy mô (ha) Địa bàn triển khai 32 Khu dân cư Khái Tây 2 – phường Hòa Qúy Hòa Qúy 33 Khu dân cư Mân Quang Hòa Qúy 34 Khu tái định cư Đại học Đà Nẵng 134,0000 Hòa Qúy 35 KDC phía Bắc đường vành đai phía Nam TP Hòa Qúy 36 Khu tái định cư cơ sở hạ tầng ưu tiên – phường Hòa Qúy 25,0000 Hòa Hải (Nguồn: phòng Quản lý đô thị quận Ngũ Hành Sơn) [14] 37 CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI, PHÚC LỢI, QUỐC PHÒNG - AN NINH TT TÊN DỰ ÁN Quy mô (ha) Địa bàn triển khai 1 Chợ Bắc Mỹ An – phường Mỹ An 1,5000 Mỹ An 2 Chợ Non Nước – phường Hòa Hải 1,4000 Hòa Hải 3 Chợ Bình Kỳ - phường Hòa Qúy 0,8000 Hòa Qúy 4 Chợ Khái Tây – phường Hòa Qúy 0,7000 Hòa Qúy 5 Dự án Điêu khắc đá mỹ nghệ 0,5730 Hòa Hải 6 Trường Tiểu học Nguyễn Duy Trinh 0,6500 Hòa Hải 7 Trường THCS Khuê Mỹ 0,8000 Khuê Mỹ 8 Trường Tiểu học Lê Bá Trinh 1,0000 Hòa Hải 9 Trường Tiểu học Lê Văn Hiến 1,0000 Hòa Hải Trường THCS Huỳnh Bá Chánh 1,2000 Hòa Hải Trường Tiểu họcTrần Quang Diệu 1,0000 Khuê Mỹ Trường Mẫu giáo Vàng Anh 0,3000 Khuê Mỹ (Nguồn: phòng Quản lý đô thị quận Ngũ Hành Sơn) [14] - Nhìn chung chính sách, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận đã tuân thủ chính sách chung của nhà nước về mục đích, nguyên tắc, phương thức và cơ sở tính mức hỗ trợ. * Thực trạng về đảm bảo pháp lý:Để phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, quận đã cụ thể những nội dung mà Trung ương Thành phố giao cho quận để thực hiện theo hướng đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ làm, hài hòa về lợi ích giữa nhà nước- nhà đầu tư- người bị thu hồi đất. - Quận đã chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các quy định cho rõ ràng hơn tại một số điểm chưa phù hợp trong các 38 chính sách của Trung ương, thành phố tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện tại quận. Quận đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn với hình thức từ trên xuống, từ dưới lên và hình thức hỗn hợp. Quận đã sử dụng hình thức hỗn hợp cho phừ hợp với tình hình của địa phương. Để thực hieenh thành công hình thức hỗn hợp trong hỗ trợ cần có nhiều điều kiện, trong đó điều kiện tiên quyết là trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện.Với những điều kiện hiện có như: năng lực thực hiện, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật của cán bộ, công chức và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác giải phóng mặt bằng; tổ chức bộ máy từng bước được kiện toàn, là đầu mối để tham mưu cho lãnh đạo quận trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hanh nhiệm vụ GPMB. Do đó, thực hiện hình thức hỗn hợp trong thực hiện chính sách đã thực sự mang lại hiệu quả trong công tác hỗ trợ tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Về phương pháp thực hiện chính sách hỗ trợ có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp các phương pháp kinh tế, giáo dục thuyết phục, hành chính và phương pháp kết hợp. Thực tế tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, nếu sử dụng độc lập một phương pháp thì hiệu quả không cao.Phương pháp kinh tế được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường hiện nay có tác dụng mạnh so với các phương pháp khác. Tuy nhiên cần phải có kỹ năng tuyên truyền và phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị.Phương pháp hành chính là sử dụng quyền lực Nhà nước. Hai là, kết hợp khá tốt với một số chính sách khác như: chính sách về đất đai, chính sách giải quyết việc làm, chính sách đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ tái định cưSự thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện mục tiêu chính sách của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của xã hội, sự ủng hộ của các từng lớp nhân dân, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm 39 của chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Những dự án lớn, dự án trọng điểm đòi hỏi cao về tiến độ thời gian nhưng được sự vào cuộc đồng bộ nên ít xảy ra cưỡng chế. 40 Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả thực hiện công tác hỗ trợ các dự án từ năm 2003 -2017 tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơn về chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động STT Dự án Số hộ dân bị thu hồi Tổng diện tích bị thu hồi (m2) Trong đó đất nông nghiệp Chuyển đổi nghề nghiệp 1 Các dự án giao thông (21) 12.795 3.685.710 2.797.180 9.998 2 Các dự án thủy lợi (12) 2.149 525.988 54.238 525 3 Các dự án đào tạo- giáo dục (6) 976 1.336.776 1.031.316 305 4 Các dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (28) 7.931 7.679.920 4.629.823 3.050 5 Các dự án xây dựng công trình công cộng phúc lợi (32) 1.1350 1.669.060 839.337 829 6 Khu đất 7% (10) 762 652.680 444.171 208 (Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu của báo cáo công tác giải phóng mặt bằng quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2003- 2017 và số liệu của phòng lao động thương binh xã hội quận) [14] Thông qua bảng số liệu số 2 cho thấy diện tích đất thu hồi thực hiện các 41 dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, làm cho diện tich đất nông nghiệp ngày càng giảm, đồng nghĩa với số lao động nông nghiệp dư dôi do không còn đất để canh tác ngày càng nhiều. Các chính sách được thực hiện đồng bộ với các dự án, đại đa số lao động đã được chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, các doanh nghiệp khi đăng ký đối với lao động địa phương, đặc biệt là lao động chịu ảnh hưởng của dự án thì dự án ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi trước. Nhờ sự cố gắng của toàn hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân quận đã cơ bản đảm bảo được cuộc sống của lao động nông nghiệp khi không còn đất để canh tác. * Thực trạng đảm bảo năng lực cán bộ: là nhân tố quan trong trong công tác thực hiện hỗ trợ trong đó đình độ của đội ngũ quản lý và các chuyên viên thực hiện. Thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể đên từng cán bộ phụ trách trực tiếp từng dự án, đã kịp thời nằm bắt được những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ; thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tại UBND các phường nơi có đất bị thu hồi sẽ niêm yết công khai quy trình GPMB. Quận Ngũ Hành Sơn với lợi thế được Thành phố chọn là đơn vị tập trung phát triển công nghiệp nhỏ, TTCN, dịch vụ du lịch trên địa bàn, phấn đấu trở thành quận trọng điểm phát triển du lịch, dịch vụ của thành phố, xã hội, an ninh, chính trị của quận luôn luôn ổn định, do đó đã tạo điều kiện cho việc phát triển chính sách hỗ trợ trong thu hồi đất của Nhà nước. 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với hộ dân thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Ngũ Hành Sơn – Thành phố Đà Nẵng 2.3.1. Những thành tựu đạt được * Về tổ chức thực hiện chính sách Một là, Đã thực hiện nghiêm túc hệ thống văn bản đồng bộ trong lĩnh 42 vực quản lý đất đai của Thành phố Đà Nẵng Hai là, đã kiện toàn được đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên sâu về nghiệp vụ, tận tâm tân lực vì công việc, vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của quận. Ba là, tập trung công tác tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ để có điều kiện cập nhật thường xuyên liên tục những nội dung mới, đúng của Luật đất đai và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bốn là, chủ động giao trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ cho ban giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. * Thông qua những buổi tiếp xúc, vận động, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, thấu hiểu được những khó khăn của nhân dân, trên cơ sở đó chủ động đưa ra những phương án trình UBND thành phố giải quyết các vướng mắc, vận động nhân dân chấp hành bàn giao mặt bằng. Ngoài ra, trong công tác vận động, UBND quận cũng đã tranh thủ sự ảnh hưởng của những người có uy tín trong tộc, họ để vận động, thuyết phục các hộ dân, các nhà thờ tộc chấp hành bàn giao mặt bằng. Nhờ vậy mà có thể tháo gỡ các “nút thắt” trong công tác giải tỏa đền bù, không để xảy ra các điểm nóng; Trong quá trình tổ chức vận động, tránh chủ quan, áp đặt, chỗ nào người dân chưa hiểu thì kiên trì giải thích, vận động để tạo sự đồng thuận. Đơn thư kiến nghị gửi về UBND quận, cộng với yêu cầu tiến độ dự án đề ra đã gây áp lực rất lớn cho Hội đồng GPMB. Trước tình hình đó, UBND quận đã chủ động phối hợp với Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất số 2, UBND phường Hòa Quý, thường xuyên tổ chức kiểm tra thực tế, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân. Trên cơ sở đó, Hội đồng GPMB thống nhất trình UBND thành phố giải quyết hỗ trợ thêm đối với những hộ 43 giải tỏa một phần, tạo điều kiện cho nhân dân sửa chữa lại nhà, ổn định cuộc sống sau giải tỏa; đối với những hộ kinh doanh, buôn bán trên tuyến đường cũng được hội đồng cân nhắc trình UBND thành phố giải quyết hỗ trợ để nhân dân có điều kiện trang trải cuộc sống trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, là sự vào cuộc của Ban vận động quận ủy, các ban, ngành, đoàn thể, phối hợp tổ chức vận động nhân dân. - UBND quận với vai trò là Chủ tịch HĐGPMB thường xuyên chỉ đạo các thành viên trong hội đồng GPMB luôn công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết các chính sách giải tỏa đền bù cho người dân, đảm bảo đúng theo những quy định của Pháp luật, chủ trương của Nhà nước. Ngay sau khi UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi đất tổng, quyết định phê duyệt sơ đồ ranh giới dự án, UBND quận đã kịp thời chỉ đạo UBND các phường phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công bố quy hoạch công khai đến toàn thể nhân dân trong vùng dự án, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường thiệt hại và bố trí đất tái định cư cũng như các văn bản liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng để nhân dân tiện theo dõi. - Phổ biến, tuyên truyền chính sách: Lãnh đạo Quận luôn vận động cán bộ, công chức, đảng viên thuộc diện giải tỏa tại các dự án trên địa bàn quận, sau khi đã được giải quyết đúng, đủ các chính sách đền bù, hỗ trợ, bố trí đất tái định cư thì nghiêm chỉnh chấp hành bàn giao mặt bằng, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”. Đối với những cán bộ, Đảng viên không nghiêm chỉnh chấp hành bàn giao mặt bằng, cố tình chây ì, làm ảnh hưởng tiến độ dự án thì kiên quyết xử lý hành chính theo đúng quy định. Công tác tuyên truyền, phổ biến những chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tổ chức sâu rộng trong vùng giải tỏa. 44 Mọi chủ trương, chính sách đều lấy người dân làm nhân vật trung tâm để triển khai, trong giải quyết các chính sách đền bù, hỗ trợ luôn vận dụng để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên đối với các trường hợp đã đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_ho_tro_doi_voi_ho_dan_dien_di.pdf
Tài liệu liên quan