Luận văn Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia grai, tỉnh Gia Lai

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ

TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

THIỂU SỐ. 11

1.1. Khái niệm về dân tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối

với đồng bào dân tộc thiểu số. 11

1.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với

đồng bào dân tộc thiểu số. 16

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh

tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số . 22

Tiểu kết Chương 1. 25

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU

SỐ HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI. 26

2.1. Tổng quan về huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai . 26

2.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào

dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai . 29

2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế

đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai . 39

2.4. Thực trạng bộ máy nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh

tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 51

2.5. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh

tế đối với dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 54

Tiểu kết Chương 2. 57

pdf93 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia grai, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp phát không đúng với mùa vụ sản xuất của người dân. Mặt khác, vì cấp cho không nên ít nhiều tạo tư tưởng trong chờ, ỷ lại cho người dân tộc thiểu số, không có ý thức bảo quản, chăm sóc, sử dụng hiệu quả đối cây, con giống và vật tư được hỗ trợ. Bảng 2.4 cho thấy rằng, có đến 65 con bò với giá trị hơn 01 tỷ đồng bị chết sau khi cấp do người dân không thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi nhốt. Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng của bò giống được hỗ trợ theo chương trình 102 trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 – 2018 STT Năm thực hiện Số lượng cấp phát Số bò chết sau khi cấp Số bò sinh sản tăng thêm 01 Năm 2014 150 con 15 90 02 Năm 2015 150 con 20 80 03 Năm 2016 170 con 18 72 04 Năm 2017 150 con 08 10 05 Năm 2018 120 con 04 0 Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai 2.2.3. Chính sách định canh định cư theo Quyết định 33/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ Trong giai đoạn 2014 – 2017 huyện Ia Grai thực hiện 02 hình thức định canh định cư, đó là định canh định cư xem ghép và định canh định cư tập trung, cụ thể như sau: - Định canh định cư xen ghép: Từ nguồn vốn tỉnh phân bổ, huyện đã thực hiện 08 điểm định canh, định cư xen ghép tại 08 xã, cho 287 hộ với 1.110 khẩu, tổng kinh phí 10.906 triệu đồng (bảng 2.5). Trong đó: Hỗ trợ làm nền nhà, sửa chữa nhà ở cho 247 hộ với kinh phí là 5.166 triệu đồng; hỗ trợ trồng cây cao su cho 27 hộ, với kinh phí 486 triệu đồng; hỗ trợ 08 hộ mua phân bón, với kinh phí 144 triệu đồng; hỗ trợ mua bò sinh sản cho 05 hộ với kinh phí 90 triệu đồng; Đầu tư xây dựng 4,7 Km đường giao thông, với tổng kinh phí là 5.740 triệu đồng. 34 Bảng 2.5: Vốn hỗ trợ định cư xen ghép cho hộ DTTS nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 - 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung Số vốn Giải ngân * Tổng kinh phí thực hiện 10.906 - Số hộ (Khẩu) thụ hưởng 287(1.110) 1 Hỗ trợ làm nền nhà, sửa chữa nhà ở 5.166 100% 2 Hỗ trợ giống cây trồng 486 100% 3 Hỗ trợ mua phân bón 144 100% 4 Hỗ trợ bò sinh sản 90 100% 5 Hỗ trợ đầu tư CSHT thiết yếu 5.740 98,8% Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai - Định canh định cư tập trung: Triển khai 01 dự án định canh định cư tập trung tại làng Mít Kom 1, xã Ia O, với tổng kinh phí là 6.223,12 triệu đồng, Trong đó: Xây dựng 2,6 Km đường giao thông, kinh phí 3.162,82 triệu đồng; Khai hoang tạo quỹ đất sản xuất là 29 ha, kinh phí 426,92 triệu đồng; Xây dựng 01 Nhà sinh cộng đồng (109 m2), với kinh phí 1.237,66 triệu đồng; Xây dựng 02 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, với kinh phí 91,97 triệu đồng. Hỗ trợ trực tiếp để làm nền nhà, sửa chữa nhà cho 68 hộ, với kinh phí 1.020 triệu đồng; Hỗ trợ cho 03 hộ nuôi bò sinh sản, với kinh phí 90 triệu đồng; Hỗ trợ nhân viên phát triển cộng đồng 02 người, với kinh phí 193,75 triệu đồng (bảng 2.6). Việc triển khai chính sách định canh, định cư trên địa bàn huyện Ia Grai đã tạo nhiều điều kiện cho người dân tộc thiểu số được bố trí định canh, định cư xây dựng nhà ở ổn định, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, cùng với đó đường giao thông, nhà văn hóa thôn làng được đầu tư mở rộng, hỗ trợ phát triển sản xuất, cải tạo vườn tạp, tạo việc làm và thu nhập, xóa bỏ tập quán du canh, du cư, phát rừng làm nương rẫy, tập tục canh tác lạc hậu, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tộc thiểu số. 35 Bảng 2.6: Vốn hỗ trợ định canh định cư tập trung cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện từ năm 2014 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung Số vốn Giải ngân * Nguồn vốn được phân bổ 6.223,12 - Số hộ (khẩu) thụ hưởng 68 (300) 1 Xây dựng đường giao thông 3.162,82 98% 2 Khai hoang tạo quỹ đất 426,92 100% 3 Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng 1.237,66 99% 4 Xây dựng 02 công trình cấp nước 91,97 100% 5 Hỗ trợ làm nên nhà, sửa chữa nhà ở 1.020 100% 6 Hỗ trợ bò giống sinh sản 90 100% 7 Hỗ trợ nhân viên phát triển cộng đồng 193,75 100% Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai Tuy nhiên, thực hiện chính sách này tại địa bàn huyện còn những tồn tại, hạn chế, đó là: Kinh phí hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu của người dân, từ khi đề án được phê duyệt đến khi triển khai quá lâu nên giá cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng đã không còn phù hợp với thực tế gây khó khăn cho việc thực hiện; mặc dù đã định canh định cư nhưng hiện nay nhiều hộ không có đất sản xuất do đã sang nhượng hoặc cho người kinh thuê dài hạn và số hộ mới phát sinh không có đất để chia tách, nên lại tái diễn tình trạng phát rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, theo Báo cáo số 808/BC-UBND ngày 04/12/2018 của UBND huyện Ia Grai, riêng trong năm 2018 trên địa bàn xảy ra 12 vụ người DTTS phát rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy với diện tích hơn 7,5 ha. 2.2.4. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn Chính sách hỗ trợ đất sản xuất thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 755), chính sách này áp dụng 36 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, làng ĐBKK theo tiêu chí hộ nghèo đa chiều, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo định mức quy định tại địa phương, có khó khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Trong giai đoạn 2015-2017, huyện Ia Grai đã rà soát, xây dựng đề án triển khai thực hiện trên địa bàn với tổng số 4.156 hộ được thụ hưởng, kế hoạch vốn là: 8.698,41 triệu đồng (bảng 2.7), cụ thể: Hỗ trợ đất sản xuất cho 11 hộ dân ở xã Ia Khai, với diện tích là gần 8ha, hỗ trợ sang nhượng 2,5ha đất sản xuất cho 20 hộ dân ở xã Ia Chía và xã Ia Hrung với kinh phí hơn 40 triệu đồng. Số hộ còn lại không còn quỹ đất để giải quyết nên chuyển sang hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề (chăn nuôi) cho 323 hộ. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho 207 hộ, với ố vốn vay 3.105 triệu đồng (15 triệu đồng/hộ). Ngoài ra, hỗ trợ mua dụng cụ chứa nước sinh hoạt cho 178 hộ, kinh phí 230 triệu đồng; đầu tư sửa chữa 104 công trình nước sinh hoat tập trung, với kinh phí 2,5 tỷ đồng. Bảng 2.7: Vốn thực hiện Đề án 755 trên địa bàn huyện giai đoạn 2015- 2017 Đơn vị tính: Ngàn đồng STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Vốn được phân bổ 2.982.160 3.146.400 1.313.455 2 Giải ngân 1.198.576 3.077.729 1.244.871 3 Chênh lệch 1.783.583 68.671 68.671 4 Tỷ lệ % giải ngân vốn 40,2 97,8 94,78 Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai Sau khi kết thúc Đề án 755, Chính phủ bàn hành Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016. Qua đó, UBND huyện tiếp tục rà roát, xây dựng đề án triển khai thực hiện trên địa bàn (gọi tắt là Đề án 2085), được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 702/QĐ-UBND 37 ngày 19/9/2017, cụ thể: Tổng số hộ được thụ hưởng là 1.300 hộ, tổng nguồn vốn thực hiện 37,9 tỷ đồng. Do quỹ đất sản xuất của địa phương không còn nên phải chuyển đổi sang hình thức hỗ trợ khác đó là: hỗ trợ 520 hộ chuyển đổi nghề; 872 hộ hỗ trợ nước sinh hoạt, 433 hộ vay vốn ưu đãi. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện chính sách theo Quyết định số 755/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Ia Grai cơ bản đã giải quyết một phần khó khăn về đất sản xuất, nước sinh hoạt và vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn, giúp các hộ có đất, vốn và vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài những kết quả đạt được, quá trình thực hiện chính sách này còn một số hạn chế, đó là: Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ đất sản xuất, nhưng quỹ đất của địa phương không còn phải chuyển qua hình thức hỗ trợ khác gây khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; việc phân bổ vốn triển khai thực hiện còn chậm nên phải kéo dài dự án, đến nay Đề án 2085 vẫn chưa được phân bổ vốn để thực hiện phải điều chỉnh lại đối tượng (nhiều hộ thoát nghèo hoặc chuyển đi nới khác); Một số hộ đã vay theo các chính sách khác (vay hộ nghèo, học sinh sinh viên, giải quyết việc làm,..), nên không thể vay theo chính sách này theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội. 2.2.6. Chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn Thực hiện chính sách cho vay vốn theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Trong giai đoạn 2014 -2018, Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp các ban ngành và chính quyền các xã, thị trấn tổ chức cho 1.510 hộ dân tộc thiểu số vay với số vốn là 46.975 triệu đồng (Trong đó đối 38 tượng vay theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg là 88 hộ, với số vốn là 140 triệu đồng). Mục đích chính sách cho vay vốn là để mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập. Nhờ thực hiện các chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất gắn với các chính sách hỗ trợ khác và công tác khuyến nông, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, các nguồn vốn này đã được phát huy hiệu quả, giúp đồng bào dân tộc thiểu số biết cách làm ăn, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để chăm sóc vật nuôi và cây trồng, sử dụng vốn vay đúng mục đích; kinh tế gia đình của các hộ vay từng bước ổn định và vươn lên thoát nghèo; số hộ nghèo là đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng so với từng năm (bảng 2.8), góp phần ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế và hoàn thành mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Bảng 2.8: Thống kê kết quả thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Ia Grai giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm thực hiện Trung bình toàn huyện Ước tính người DTTS 01 Năm 2014 19 12 02 Năm 2015 24 14 03 Năm 2016 26,4 16 04 Năm 2017 29 18 05 Năm 2018 32 21 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ia Grai Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách này còn có những hạn chế, đó là: Sự phối hợp giữa Ngân hàng CHXH huyện với một số ngành và chính quyền địa phương một số xã chưa thực sự chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, phổ 39 biến chính sách, nên vẫn còn nhiều hộ DTTS chưa nắm bắt được những chính sách cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, như chính sách vay vốn theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg chỉ có 88 hộ vay trong tổng số 707 hộ được phê duyệt; Vẫn còn một số hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, mà có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các chính sách cấp hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước; Mặc dù đã cải cách, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, nhưng nhìn chung thủ tục vay vốn vẫn còn rườm rà, quá nhiều văn bản, giấy tờ liên quan, nên nhiều hộ DTTS nghèo, cận nghèo, nhất là các trường hợp không biết chữ ngại đăng ký, lập thủ tục vay vốn mà thực hiện vay tiền mặt trực tiếp “vay nóng” hoặc bán, sang nhượng tài sản để lấy tiền. 2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai 2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Thời gian qua, huyện Ia Grai đã ban hành nhiều kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Cụ thể, sau khi Trung ương ban hành chính sách và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở ngành liên quan, UBND huyện đã nhanh chóng tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện, đây là nội dung công việc đầu tiên của quá trình thực hiện các chính sách. Nhìn chung, ở cấp huyện phần lớn các chính sách liên quan đến hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đều giao cho Phòng Dân tộc huyện chủ trì, tham mưu. Thời gian qua, chất lượng các kế hoạch của huyện cơ bản tốt, đảm bảo đạt trên 95%. Một số chính sách thực hiện theo giai đoạn thì ban hành kế hoạch cho cả giai đoạn và hàng năm ban hành kế hoạch chi tiết để thực hiện, như: Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 22/5/2016 của UBND huyện về triển khai thực hiện Chương tình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 135); Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 23/3/2017 của UBND 40 huyện về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững năm 2017; Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 22/01/2016 của UBND huyện về triển khai thực hiện chương trình 755 năm 2016 và nhiều kế hoạch khác. Nhìn chung, công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách dân tộc, cụ thể là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã được huyện Ia Grai thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, một số nội dung kế hoạch thực hiện có chất lượng chưa cao, chưa được chuẩn bị bài bản, chu đáo, kịp thời do thời gian yêu cầu hoàn thành quá gấp, không có thời gian nhiều để điều tra khảo sát, rà soát, kiểm chứng, thu thập số liệu để xây dựng kế hoạch. Mặt khác, một số xã nắm không rõ hoặc thực hiện việc rà soát đối tượng không chính xác, thực hiện thông tin báo cáo chậm nên ảnh hưởng đáng kể đến xây dựng kế hoạch thực hiện. 2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được quy định và phân công, UBND huyện giao cho Phòng Dân tộc huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan trên từng chính sách và UBND các xã, thị trấn để thực hiện tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, như: Chính sách đối với với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 18/2011/QĐ- TTg thì Phòng Dân tộc phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Tư pháp, Công an huyện và các ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn để tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến tận các thôn, làng và bản thân người có uy tín biết, thực hiện. Chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg giao Phòng Dân tộc chủ trì, phối hợp với phòng Nông nghiệp – PTNT, UBND các xã tổ chức phổ biến, tuyên truyền và thực hiện trực tiếp đến tận tay người dân hưởng lợi. Chính sách hỗ trợ vay vốn theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì Phòng Dân tộc phối hợp với các Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân lập 41 thủ tục đăng ký vay vốn; Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch và UBND các xã thực hiện, Nhìn chung, công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện thời gian qua triển khai kịp thời, đồng bộ và đạt nhiều kết quả tốt. Kết quả khảo sát từ bảng 2.9 cho thấy, người dân hiểu tương đối đầy đủ về các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên, một số chính sách người dân chưa nắm vững, như chính sách định canh định cư, chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định 755, chính sách cho vay vốn ưu đãi. Do vậy, thời gian tới huyện cần tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền đối với các chính sách đang thực hiện và các chính sách mới thay thế, như chính sách theo Quyết định số 2085 về đề án đặc thù hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số. Bảng 2.9: Khảo sát ý kiến người dân hiểu biết về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Ia Grai STT Nội dung chính sách Số phiếu Mức độ hiểu biết 01 Chương trình 135 48 96% 02 Chương trình định canh định cư 35 70% 03 Chương trình hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định 755 42 84% 04 Chương trình hỗ trợ trực tiếp giống, phân bón, vật nuôi. 48 96% 05 Chương trình cho vay vốn ưu đãi 42 84% Nguồn: học viên khảo sát các hộ DTTS vào tháng 12/2018 Kết quả khảo sát tại bảng 2.10 cho thấy, các hình thức tuyên truyền tại huyện đang thực hiện khá phong phú, đa dạng và đạt hiệu quả cao. Theo đó, người dân rất hài lòng với các hình thức tuyên truyền tập trung, cung cấp ấn phẩm; cán bộ xuống trực tiếp tuyên truyền. Tuy nhiên, hình thức mời chuyên gia về báo cáo có mức hài lòng thấp nhất. Điều này đặt ra vấn đề rằng, huyện cần 42 chú trọng về công tác mời chuyên gia báo cáo, nói chuyện với bà con, nhất là cải tiến nội dung, cách thức tuyên truyền để người dân dễ hiểu, dễ nhớ, cần thật cụ thể và có những ví dụ minh họa rõ hơn, vì trình độ dân trí của người đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, tiếp cận với khoa học công nghệ chậm. Bảng 2.10: Khảo sát ý kiến người dân về các hình thức tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS trên địa bàn TT Hình thức tuyên truyền Số phiếu Mức độ hài lòng 01 Thông qua ấn phẩm, tài liệu (băng đĩa, văn bản hướng dẫn, pano, áp phích) 47 94% 02 Thông qua các buổi hội họp tập trung 48 96% 03 Cán bộ đến trực tiếp từng hộ gia đình 49 98% 03 Mời chuyên gia về nói chuyện chuyên đề 30 60% 04 Hình thức khác 48 96% Nguồn: học viên khảo sát các hộ DTTS vào tháng 12/2018 2.3.3. Phân công phối, hợp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Phòng Dân tộc là cơ quan trực tiếp tham mưu, đề xuất UBND huyện về tổ chức phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Việc phân công này thường được đưa ngay vào trong kế hoạch thực hiện chính sách. Ngoài ra, Phòng Dân tộc đã chủ động xây dựng và ký kết các quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ, như với Ban Dân vận Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể, với các phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS. Nhờ vậy, trong những năm qua, việc phối hợp giữa các đơn vị luôn được nghiêm túc và duy trì ổn định, các nội dung công việc được thực hiện khá nhanh chóng và kịp thời, các cơ quan phối hợp luôn thực hiện có trách nhiệm hơn trong xử lý, giải quyết công việc. Đặc biệt, hàng năm huyện luôn tổ chức họp đánh giá, biểu dương, phê bình và khen thưởng các đơn vị phối hợp 43 thực hiện chính sách. Do vậy, công tác thực hiện chính sách luôn đảm bảo kịp thời và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phối hợp thực thi chính sách. Tuy nhiên, sự phân, công phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định, cụ thể như sau: - Khi ban hành văn bản thì có đầy đủ các cơ quan, đơn vị liên quan để cùng bàn giải pháp thực hiện chính sách, nhưng khi thực hiện chính sách thì chỉ có một vài đơn vị tham gia, có những đơn vị cả năm không tham gia một lần, hoặc chỉ cử chuyên viên tham gia. Đây là vấn đề hạn chế đối với các đơn vị ở địa phương trong phối hợp thực hiện. Thông thường, đơn vị nào chủ công, chủ trì sẽ lo thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ kế hoạch, còn những đơn vị có liên quan thì chủ yếu tham gia trong các cuộc họp, đánh giá nhận xét và tổng kết chính sách. - Các đơn vị phối hợp ít tham gia trong các văn bản góp ý thực hiện chính sách, ít nhiệt tình trong việc trao đổi và cung cấp thông tin, thường cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo, thì các đơn vị mới thực hiện, mất rất nhiều thời gian. - Các cơ quan, đơn vị chưa phối hợp tốt trong công tác cải cách thủ tục hành chính, chưa đưa ra một phương pháp giải quyết chung nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các khâu của chính sách. Điển hình như việc đi kiểm tra, xác nhận đối tượng thụ hưởng, khi đi kiểm tra thì cử chuyên viên đi, nhưng khi ký thì yêu cầu phải là lãnh đạo, điều này mất nhiều thời gian để thực hiện thủ tục; Việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135, sau khi có Quyết định phân khai vốn, UBND huyện tiếp tục tổ chức phân bổ kinh phí cho các xã, sau đó các xã tổ chức họp dân đăng ký danh mục cần hỗ trợ, tổng hợp trình ngành chuyên môn của huyện thẩm định, trình UBND huyện xem xét, báo cáo các sở ngành thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau đó, Sở Nông nghiệp - PTNT thực hiện thủ tục chỉ định đơn vị cung ứng hàng hóa, để thực hiện xong phải mất hơn 3-4 tháng, đến thời điểm đơn vị cung ứng cấp phát cho người dân 44 thì đã qua vụ sản xuất hoặc không phù hợp với điều kiện thời tiết. Điều này cho thấy, cần phân cấp mạnh hơn cho cơ sở trong quản lý và thực hiện các chính sách; nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng tinh, gọn, kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. Bảng 2.11: Kết quả khảo sát đối với người dân về hướng dẫn kê khai đăng ký mặt hàng hỗ trợ của cán bộ cơ sở TT Nội dung Số phiếu Ý kiến 01 Cán bộ cơ sở hướng dẫn tận tình, chu đáo 20 40% 02 Cán bộ thờ ơ, không hướng dẫn chu đáo 05 10% 03 Cán bộ xã tự kê khai đăng ký giúp 15 30% 04 Không biết/ Không trả lời 10 20% Nguồn: học viên khảo sát các hộ DTTS vào tháng 12/2018 Kết quả khảo sát tại bảng 2.11 cho thấy, cán bộ cơ sở khá nhiệt tình, chu đáo trong việc hướng dẫn người dân đăng ký. Tuy nhiên, còn 10% người dân đánh giá cán bộ thờ ơ, không hướng dẫn chu đáo, 30% cán bộ xã tự kê khai đăng ký, 20% không biết. Nói lên rằng, đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách chưa làm hài lòng người dân và người dân vẫn chưa thực sự hưởng ứng tham gia thực hiện chính sách. Nguyên nhân do cán bộ cơ sở thường xuyên thay đổi, nên nắm chưa vững nội dung chính sách, chưa tâm huyết, thái độ và tinh thần cầu thị của cán bộ chưa cao; người dân trình độ còn thấp nên chưa hiểu hết nội dung, mụ đích chính sách, thậm chí một số người dân khi được chính quyền thống báo lên nhận hỗ trợ không biết theo chính sách gì, định mức bao nhiêu, chỉ biết lên tiếp nhận và ký danh sách, điều này sẽ dễ dẫn tới những sơ hở và một số cán bộ biến chất sẽ lợi dung để cắt xén chính sách của người dân. 2.3.4. Duy trì chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Đối với nội dung này, UBND huyện giao cho Phòng Dân tộc là cơ quan chủ trì, tham mưu duy trì việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế 45 đối với đồng bào DTTS trên địa bàn. Hàng năm, Phòng Dân tộc tham mưu tổ chức rà soát, nắm số lượng, nhu cầu các đối tượng để triển khai thực hiện chính sách trong năm (bảng 2.12), phát hiện kịp thời những thiếu sót, thay đổi trong việc thực hiện chính sách; chỉ đạo các ngành, các địa phương xây dựng các giải pháp để khắc phục, kiến nghị bổ sung hoàn thiện chính sách. Nhất là các chính sách thưc hiện theo giai đoạn 5 năm trở lên thì việc duy trì chính sách là cực kỳ quan trọng. Bảng 2.12: Kết quả điều tra, rà soát các thành phần dân tộc và hộ, khẩu nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai năm 2018 TT Tên dân tộc Thống kê theo dân số Tổng số Hộ khẩu nghèo Hộ, khẩu cận nghèo Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu 1 Kinh 15.025 57.926 503 1,902 693 2.610 2 Jrai 10.649 46.313 2.176 8.613 1.799 7.603 3 Bahnar 21 47 4 Tày 20 79 1 2 2 5 Thái 201 705 20 77 22 76 6 Nùng 18 62 1 2 2 7 Mường 69 237 4 9 8 34 8 Dao 28 102 2 8 8 27 9 Hoa (Hán) 2 6 1 4 10 Xê Đăng 3 11 H'Mông (Mèo) 7 30 12 Sán Chay 7 30 1 5 13 Khơ Me 6 23 14 Ê Đê 3 10 15 H're 5 31 3 8 1 3 16 Chăm 1 4 17 Sán Dìu 6 26 1 2 18 Giẻ Triêng 1 3 19 Chưt (Rục) 1 1 20 Chơ Ro 1 4 1 4 21 Thổ 2 22 Khơ Mú 1 4 Tổng cộng 26.072 105.648 2.710 10.625 2.536 10.367 Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai 46 Có thể nói, việc duy trì hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thời gian là do UBND huyện quan tâm, chỉ đạo các ngành, các xã thực hiện một số nội dung sau: Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn chính sách của Đảng và Nhà nước đến các đối tượng thụ hưởng; Thường xuyên chỉ đạo các họat động phối hợp, tham gia của các cơ quan, ngành và các xã, thị trấn trong thực hiện chính sách; Tăng cường cũng cố bộ máy, bố trí nguồn lực và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng thực hiện các chính sách đối với vùng DTTS. 2.3.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Trong quá trình duy trì chính sách, sẽ có những nảy sinh, những nội dung không phù hợp cần thiết điều chỉnh, bổ sung. Công tác này được UBND huyện thường xuyên chỉ đạo Phòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_ho_tro_phat_trien_kinh_te_doi.pdf
Tài liệu liên quan