MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC . 9
1.1. Cơ sở lý luận . 9
1.2. Cơ sở thực tiễn . 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH
QUẢNG NAM . 32
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hiệp Đức. 32
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng
Nam . 37
2.3. Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp Đức, tỉnh
Quảng Nam . 40
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 61
3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức ở
huyện Hiệp Đức . 61
3.2. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức ở
huyện Hiệp Đức . 63
3.3. Một số kiến nghị. 72
KẾT LUẬN . 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
87 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy đội ngũ cán bộ, công chức và
công tác cán bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền cần quan tâm
công tác cán bộ và có những chính sách để phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức, trong đó tập trung một số nội dung sau:
- Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và các chính sách ưu đãi
ngộ để thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Thực hiện tốt công tác tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển), đảm bảo
công khai, công bằng, minh bạch.
31
- Hoàn thiện phương thức đánh giá, nhận xét, phân loại cán bộ đảm bảo
chính xác, khách quan, công tâm làm cơ sở trong bố trí, sử dụng cán bộ.
- Công tác luân chuyển cán bộ cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, các
quy định của cấp có thẩm quyền nhằm phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động
luân chuyển cán bộ.
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm tình hình và điều kiện kinh tế - xã hội của
từng địa phương mà có những lựa chọn để ban hành chính sách phát triển cán
bộ một cách tốt nhất.
Tiểu kết Chương 1
Tóm lại, trong chương 1 của Luận văn, tác giả làm rõ một số vấn đề lý
luận liên quan đến các khái niệm về chính sách, chính sách công; khái niệm,
mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, quy trình tiến hành, các công cụ và các nhân tố
tác động đến tổ chức thực hiện chính sách; các khái niệm về cán bộ, công
chức và chính sách phát triển cán bộ công chức; thực tiễn thực hiện chính
sách phát triển cán bộ, công chức ở số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm làm cơ sở cho việc hoạch định chính
sách phát triển cán bộ của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hiệp Đức
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Hiệp Đức được thành lập ngày 25/02/1986 theo Quyết định số
289-HĐBT 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở diện tích tự nhiên
và dân số của các xã thuộc các huyện: Thăng Bình, Quế Sơn và Phước Sơn.
Là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ (thành phố
Tam Kỳ) 50km về phía Tây; phía Đông giáp huyện Thăng Bình; phía Tây
giáp huyện Phước Sơn; phía Nam giáp huyện Tiên Phước và huyện Bắc Trà
My; phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Nông Sơn; diện tích tự nhiên hơn
499 km2, dân số hơn 40 nghìn người, có các dân tộc anh em như Kinh,
Cadong, Mơnong cùng chung sống. Đến nay, sau khi được chia tách, thành
lập thêm các xã mới, huyện Hiệp Đức hiện có 11 xã và 01 thị trấn, với 46
thôn, khối phố. Theo phân loại đơn vị hành chính, có 02 xã loại I (Bình Lâm,
Quế Thọ), 06 xã loại II (Quế Bình, Hiệp Hòa, Thăng Phước, Sông Trà, Phước
Trà, Phước Gia), 04 xã loại III (Hiệp Thuận, Bình Sơn, Quế Lưu và thị trấn
Tân An).
Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 14E và đường Đông Trường Sơn đi qua,
giữ vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng - an ninh, đồng thời, tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội [33].
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Đối với Hiệp Đức nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của huyện,
trong những năm qua lĩnh vực kinh tế nông nghiệp chú trọng phát triển theo
hướng tăng trưởng về giá trị, hiệu quả kinh tế và đạt được kết quả rất đáng
33
khích lệ, giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân hàng năm khoảng 12.900
triệu đồng (tăng khoảng 11%) [34].
Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã có những
bước chuyển biến tích cực. Tính đến nay toàn huyện đã có 263 cơ sở sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cụ thể ở các
lĩnh vực sau: Chế biến thực phẩm, sản xuất da, may mặc, chế biến gỗ, khai
thác khoáng sản, sản xuất sản phẩm từ kim loại,... Một số cơ sở sản xuất cũng
đã phát triển thành các mô hình làng nghề như: bánh tráng Việt An, chiếu Nga
Sơn Sông Trà, kẹo đậu Bình Lâm, đan lát Quế Thọ, Sông Trà, nấm Nhì Tây
[34]....
Ngành thương mại - dịch vụ của huyện trong những năm qua phát triển
nhanh chóng theo hướng tích cực. Số luợng cơ sở hoạt động lĩnh vực dịch vụ
tăng nhanh, các ngành kinh doanh ngày càng phát triển đa dạng, chất lượng
ngày càng tăng. Tỷ trọng hàng hóa bán lẻ chiếm 32% trên tổng mức lưu thông
trên thị trường. Thị trường thương mại ngày càng được mở rộng và phong
phú, số lượng người tham gia cung ứng, mua bán được tăng lên đáng kể [34].
Về dân số, lao động theo số liệu năm 2017, dân số trung bình toàn
huyện là 41.485 người, mật độ dân số là 84 người/km2. Dân số phân bố tập
trung chủ yếu ở khu vực trung tâm huyện, trung tâm các xã và dọc theo các
tuyến đường chính của huyện [34].
Bên cạnh đó, các hoạt động xây dựng văn hóa, xã hội có nhiều khởi
sắc. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao. Công tác chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm thực hiện, tình hình dịch bệnh ít xảy ra
Đặc biệt, chương trình giảm nghèo bền vững đạt kết quả cao. Công tác quốc
phòng, quân sự địa phương và trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Ngoài
ra, huyện cũng đã đạt những kết quả khả quan trong thi đua thực hiện công tác
cải cách hành chính, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền góp phần tích
34
cực trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội [34].
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hiệp Đức, tỉnh
Quảng Nam
2.2.1. Số lượng
- Đối với cấp huyện: Tổng số người làm việc trong cơ quan Đảng,
chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện 135 người.
Bảng 2.1. Số liệu cán bộ, công chức cấp huyện năm 2017
(Không tính các cơ quan thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn huyện)
TT Cơ quan
Biên chế
được giao
Số người
hiện có
01 Văn phòng Huyện ủy 12 10
02 Ban Tổ chức Huyện ủy 8 7
03 Ban Dân vận Huyện ủy 4 4
04 Ban Tuyên giáo Huyện ủy 5 5
06 Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy 5 4
07 Ủy ban Mặt trận TQVN huyện 6 6
08 Hội Liên hiệp phụ nữ huyện 4 4
09 Hội Nông dân huyện 4 4
10 Hội Cựu Chiến binh huyện 3 3
11 Đoàn Thanh niên huyện 5 4
12 Văn phòng HĐND&UBND huyện 16 14
13 Phòng Nội vụ huyện 9 8
14 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện 8 7
15 Phòng Tư pháp huyện 5 4
16 Phòng Y tế huyện 4 2
17 Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện 9 7
35
TT Cơ quan
Biên chế
được giao
Số người
hiện có
18 Phòng Văn hóa và Thông tin huyện 4 3
19
Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội huyện
9 8
20 Thanh tra huyện 5 4
21 Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện 10 8
22 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện 8 8
23 Phòng Tài nguyên và Môi trường 7 6
Tổng 150 130
Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Hiệp Đức
Nhìn chung, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội
ngũ cán bộ, công chức huyện được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ công tác đề ra; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối
vào sự lãnh đạo của Đảng, có phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần đoàn kết
thống nhất cao; gần dân, sát cơ sở. Phần lớn cán bộ, công chức có ý thức tự
học tập rèn luyện để nâng cao trình độ; khả năng nắm bắt thực tiễn để đề xuất
một số chủ trương, giải pháp sát với tình hình cụ thể ở địa phương và vận
dụng sáng tạo đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong những năm gần đây, số lượng cán bộ, công chức huyện có biến
động nhưng không lớn, chủ yếu là biến động giảm do giảm chỉ tiêu biên chế
và thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chủ trương của Chính phủ.
- Đối với cấp xã, toàn huyện có 12 xã, thị trấn với tổng số cán bộ, công
chức 227 người (Theo bảng số liệu sau).
36
Bảng 2.2. Số liệu cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Hiệp Đức
năm 2017
TT Xã, Thị trấn
Loại đơn
vị hành
chính
Biên chế
được giao
Số lượng đã
thực hiện
01 Thị trấn Tân An 3 21 19
02 Xã Bình Lâm 2 23 21
03 Xã Quế Thọ 2 23 20
04 Xã Quế Bình 3 21 18
05 Xã Quế Lưu 3 21 19
06 Xã Hiệp Thuận 3 21 19
07 Xã Hiệp Hòa 2 23 21
08 Xã Thăng Phước 3 23 20
09 Xã Bình Sơn 3 21 19
10 Xã Sông Trà 2 23 18
11 Xã Phước Trà 2 23 17
12 Xã Phước Gia 2 23 16
Cộng 266 227
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hiệp Đức
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau nhưng chủ yếu là cán bộ địa phương và một số ít mới tuyển dụng.
Những người đã có thời gian công tác lâu năm có bề dày kinh nghiệm phong
phú và có lập trường tư tưởng vững vàng và một bộ phận không nhỏ có trình
độ chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tuyển dụng tương đối đầy đủ,
phân bổ đồng đều ở các xã, thị trấn, chỉ số ít xã (các xã vùng cao) còn thiếu
cán bộ, công chức so với biên chế được giao. Trong những năm gần đây, số
37
lượng cán bộ, công chức cấp xã không ngừng tăng lên cả số lượng và chất
lượng do áp dụng nhiều chính sách phát triển cán bộ. Đội ngũ cán bộ này
ngày càng thể hiện tốt vai trò quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trực tiếp đến với
nhân dân.
2.2.2. Chất lượng
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Năm 2015, với 130 công chức hành chính cấp huyện thì có 82 người
có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 63,07%; cao đẳng 17 người, chiếm tỷ lệ
13,07%, trung cấp 31 người, chiếm tỷ lệ 23,85%.
+ Năm 2016, với 136 công chức hành chính cấp huyện thì có 02 người
có trình độ thạc sỹ, chiếm tỷ lệ 1,47%; đại học 119, chiếm tỷ lệ 87,5%; cao
đẳng 08 người, chiếm tỷ lệ 5,88%, trung cấp 07 người, chiếm tỷ lệ 5,14%.
+ Năm 2017, với 135 công chức hành chính cấp huyện thì có 05 người
có trình độ thạc sỹ, chiếm tỷ lệ 3,7%; đại học 126 người, chiếm tỷ lệ
93,33%; cao đẳng 02 người, chiếm tỷ lệ 1,48%, trung cấp 02 người, chiếm
tỷ lệ 1,48%.
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức
huyện Hiệp Đức
Trình độ
đào tạo
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(100%)
Thạc sỹ 00 00 02 1,47 05 3,7
Đại học 82 63,07 119 87,5 126 93,33
Cao đẳng 17 13,07 08 5,88 02 1,48
Trung cấp 31 23,85 07 5,14 02 1,48
Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Hiệp Đức
38
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng giai đoạn 2015-2017, số lượng
cán bộ, công chức có trình độ thạc sỹ, đại học liên tục tăng lên; cán bộ, công
chức có trình độ cao đẳng, trung cấp đang có xu hướng giảm mạnh.
- Trình độ lý luận chính trị
+ Năm 2015, với 130 công chức hành chính cấp huyện thì có 17 người
có trình độ đại học và cao cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 13,07%; có 59 người có
trình độ trung cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 45,38%; sơ cấp và chưa qua đào tạo
là 54 người, chiếm tỷ lệ 41,54%
+ Năm 2016, với 136 công chức hành chính cấp huyện thì có 23 người
có trình độ đại học và cao cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 16,91%; có 72 người có
trình độ trung cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 52,94%; sơ cấp và chưa qua đào tạo
là 41 người, chiếm tỷ lệ 30,14%.
+ Năm 2017, với 135 công chức hành chính cấp huyện thì có 26 người
có trình độ đại học và cao cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 19,26%; có 81 người có
trình độ trung cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 60%; sơ cấp và chưa qua đào tạo là
28 người, chiếm tỷ lệ 20,74% .
Bảng 2.4. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức
huyện Hiệp Đức
Trình độ
đào tạo
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(100%)
Cử nhân,
Cao cấp
17 13,07 23 16,91 26 19,26
Trung cấp 59 45,38 72 52,94 81 20,74
Sơ cấp và
chưa qua
đào tạo
54 41,54 41 30,14 28 20,74
Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Hiệp Đức
39
Qua 3 năm, số lượng cán bộ, công chức có trình độ cao cấp và trung
cấp lý luận chính trị không ngừng tăng lên.
- Trình độ tin học, ngoại ngữ:
Bảng 2.5. Trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ, công chức
huyện Hiệp Đức năm 2017
Trình độ đào tạo
Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Đại học 3 2,22 2 1,48
Cao đẳng 2 1,48 1 0,74
Trung cấp 12 8,89 0 0
Chứng chỉ 118 87,4 132 97,77
Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Hiệp Đức
Qua phân tích trên, có thể thấy bên cạnh sự phát triển về số lượng thì
chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Hiệp Đức cũng không
ngừng được nâng lên. Điều đó phản ánh đúng xu hướng phát triển của nền
hành chính “hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả” mà nước ta đang
thực hiện.
Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận công chức còn yếu về kỹ năng quản
lý, kinh nghiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ và thiếu ý thức rèn luyện nên
mức độ hoàn thành nhiệm vụ chưa cao. Bên cạnh đó, do mức thu nhập thấp
nên không ít công chức chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực ngoài nhà nước,
trong đó có nhiều người có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản
- Về độ tuổi và giới tính:
Theo báo cáo của Ban Tổ chức Huyện ủy Hiệp Đức năm 2017 thì nhìn
chung độ tuổi của cán bộ, công chức được phân chia hợp lý, xu hướng trẻ
hóa ngày càng tăng. Mặt khác, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia trong bộ máy hành
chính khá cao, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý và cấp ủy các cấp.
40
Bảng 2.6. Độ tuổi và giới tính cán bộ công chức huyện Hiệp Đức năm 2017
Diễn giải Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1. Phân theo độ tuổi
Dưới 35 tuổi 27 20
Từ 35 - 50 tuổi 76 56,3
Trên 50 tuổi 32 23,7
2. Phân theo giới tính
Nam 96 71,11
Nữ 39 28,88
Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Hiệp Đức
2.3. Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam
2.3.1. Kết quả
2.3.1.1. Về tuyển dụng
Theo quy định hiện nay, việc tuyển dụng công chức cấp huyện do tỉnh
tổ chức trên cơ sở nhu cầu và vị trí cần tuyển dụng của huyện. Trong 5 năm
qua, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hai kỳ tuyển dụng công chức (cho cả khối
Đảng, Mặt trận, đoàn thể và khối Nhà nước), việc tuyển dụng được thực hiện
bằng hình thức thi tuyển với các môn thi như: kiến thức chung về quản lý nhà
nước, kiến thức pháp luật chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ. Người tham gia
dự tuyển phải hội đủ các tiêu chuẩn, điều kiện và đạt số điểm theo quy định.
Đối với việc tuyển dụng công chức cấp xã do huyện tổ chức trên cơ sở
nhu cầu của từng xã, thị trấn. Do là huyện miền núi nên việc tổ chức tuyển
dụng công chức cấp xã được thực hiện bằng hình thức xét tuyển, gồm các nội
dung như: kiểm tra về điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển, tính điểm
học tập cộng với điểm phỏng vấn. Năm 2014, huyện Hiệp Đức tổ chức xét
tuyển công chức cấp xã và đã tuyển dụng được 47 công chức, trong đó có 11
công chức tham gia Đề án tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã,
41
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2016 ban hành
kèm theo Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 28/7/2011 của UBND tỉnh
Quảng Nam. Nhìn chung, công tác tuyển dụng công chức của huyện Hiệp
Đức được thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành, trong tuyển dụng
đảm bảo công khai, khách quan, công bằng và trung thực. Qua đó, đã tuyển
chọn được những người đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm
chất chính trị để bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức huyện [35].
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức còn nhiều bất cập về
phương thức, cách thức tuyển dụng, đặc biệt là quy định nội dung và các môn
thi tuyển. Nội dung thi tuyển tập trung quá nhiều vào các vấn đề lý luận
chung, nhẹ về kiến thức chuyên môn, chưa xác định được những nội dung,
yêu cầu thống nhất cho việc thi tuyển phù hợp với từng loại đối tượng. Việc
phân cấp tuyển dụng hiện nay chưa chặt chẽ.
2.3.1.2. Về quy hoạch cán bộ
Công tác quy hoạch cán bộ của huyện Hiệp Đức luôn được Huyện ủy,
UBND huyện quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện chu đáo, chặt chẽ. Ngay
sau đại hội Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo cấp ủy các
cấp xây dựng quy hoạch cán bộ trong nhiệm kỳ và cho nhiệm kỳ tiếp theo.
Hằng năm, trên cơ sở quy hoạch, cấp ủy các cấp đã rà soát bổ sung vào quy
hoạch những cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đưa ra khỏi quy hoạch những
cán bộ không còn đáp ứng đủ yêu cầu.
Trong 02 năm (năm 2016, 2017), công tác rà soát, bổ sung quy hoạch
cán bộ tiếp tục được tập trung thực hiện khá tốt, đúng quy trình, có tính khả
thi hơn; số lượng cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 đối với
cấp huyện đạt hệ số từ 1,5 đến 2 lần, cấp xã đạt từ 1 đến 1,2 lần; tỷ lệ cán bộ
nữ, cán bộ trẻ cơ bản đảm bảo theo quy định. Các chức danh lãnh đạo chủ
chốt huyện, xã đều đảm bảo có từ 2 đến 3 người cho một chức danh. Cán bộ
42
đưa vào quy hoạch đều có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, có ý thức
tổ chức, kỷ luật, năng lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trình
độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên so với quy hoạch ở
nhiệm kỳ trước [6].
Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, một số cơ
quan, đơn vị, địa phương còn nhầm lẫn công tác quy hoạch cán bộ với công
tác nhân sự; chưa thực hiện tốt yêu cầu "mở" và "động", vẫn còn tình trạng bị
động, khép kín trong công tác quy hoạch cán bộ; nguồn quy hoạch chưa
phong phú, cơ cấu cán bộ chưa đảm bảo cơ cấu ba độ tuổi, cán bộ trẻ ít, tuổi
bình quân còn cao; tỷ lệ cán bộ đào tạo không cơ bản (tại chức, vừa làm vừa
học) đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt giai đoạn hiện nay
và khoảng 5-7 năm tới còn cao.
2.3.1.3. Về sử dụng cán bộ, công chức
Từ năm 2012 đến nay đã xem xét, bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử các
chức danh cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt đối với 26 lượt cán bộ, công
chức, trong đó 98,1% cán bộ, công chức được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử có
trình độ đại học về chuyên môn trở lên, 46,7% có trình độ cao cấp lý luận
chính trị trở lên. Cán bộ, công chức nằm trong quy hoạch được bổ nhiệm, giới
thiệu ứng cử chiếm tỷ lệ cao (hơn 89,6%) [7].
Công tác phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ cũng được chú trọng,
hàng loạt các văn bản quy định về phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ đã
được ban hành như: Quyết định số 103-QĐ/HU ngày 11/12/2015 của Ban
Thường vụ Huyện ủy Hiệp Đức ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán
bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 104-QĐ/HU ngày 11/12/2015 của
Ban Thường vụ Huyện ủy Hiệp Đức ban hành Quy định bổ nhiệm, giới thiệu
ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên
chức lãnh đạo, quản lý.
43
2.3.1.4. Về điều động, luân chuyển cán bộ, công chức
Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo đúng quy trình và chủ yếu
là cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, chính trị (trình độ đại học
chính quy hoặc thạc sỹ, cao cấp chính trị chính quy), nằm trong diện quy
hoạch, có khả năng phát triển, không những luân chuyển cán bộ theo hướng
bố trí đảm nhận chức vụ cao hơn, mà còn thực hiện luân chuyển ngang, luân
chuyển đến những nơi có môi trường công tác khó khăn hơn.
Trong luân chuyển cán bộ, huyện luôn tuân thủ nguyên tắc khách quan,
công khai, minh bạch, công bằng, nhằm ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi
ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen. Kết hợp luân chuyển với điều động,
bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị, tăng cường cán bộ
cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu,
khép kín trong công tác cán bộ. Ngoài ra, huyện cũng đã mạnh dạn thực hiện
chủ trương thí điểm bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã không
là người địa phương.
Sau hơn 5 năm thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức, huyện Hiệp
Đức đã luân chuyển được 14 lượt cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và dự
nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý; ngoài ra còn có 26 lượt công chức
được điều động thay đôi vị trí việc làm từ địa phương, cơ quan này sang địa
phương, cơ quan khác hay tại nội bộ cơ quan, đơn vị [7].
Tuy nhiên, công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức chưa
được thực hiện thường xuyên. Luân chuyển cán bộ, công chức từ cấp huyện
xuống cấp xã chưa nhiều; cán bộ theo quy hoạch còn hạn chế; nguồn cán bộ
trong quy hoạch, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ còn ít, chưa đảm bảo yêu cầu.
Cá biệt có trường hợp cán bộ đã đủ thời gian luân chuyển nhưng rất khó trong
việc bố trí ở vị trí cao hơn trước khi luân chuyển.
44
2.3.1.5. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Trong những qua, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn
được huyện chú trọng và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu hiện nay và
những năm tiếp theo. Huyện ủy, UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng trong từng năm và theo từng giai đoạn, trong đó tập trung đào tạo
chuyên môn sau đại học, đào tạo lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Thường
xuyên khuyến khích, động viên cán bộ, công chức tự học tập thông qua nhiều
hình thức; xây dựng cơ quan, đơn vị học tập theo phong trào học tập suốt đời.
Kịp thời củng cố đội ngũ giảng viên huyện đạt chuẩn theo quy định, có trình
độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy
trong giai đoạn hiện nay. Chủ động cử cán bộ đi đào tạo chuyên môn, chính
trị theo kế hoạch, quan tâm cử cán bộ trẻ, có triển vọng phát triển và đủ điều
kiện đi đào tạo trình độ chuyên môn sau đại học, cao cấp lý luận chính trị.
Từ năm 2012 đến năm 2017, huyện đã phối hợp tổ chức 02 lớp đại học
(chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn) với 147 người
tham gia, 04 lớp trung cấp chính trị với 248 người tham gia, 02 lớp bồi dưỡng
ngạch chuyên viên với 139 người tham gia, đồng thời đã cử hàng ngàn lượt
cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh tổ chức [7].
Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn bộc lộ nhiều
hạn chế, như: chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ, tỷ lệ cán bộ đào tạo trên đại học thấp, chủ yếu tập trung và đào tạo
hệ tại chức. Nội dung đào tạo còn trùng lặp, không cần thiết. Có những trường
hợp được cử đi đào tạo nhưng không được bố trí, sử dụng dẫn đến lãng phí
nguồn nhân lực cũng như ngân sách nhà nước.
2.3.1.6. Về khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
Để công tác thi đua, khen thưởng trở thành đòn bẩy và động lực thúc
45
đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát huy tính chủ động, sáng tạo
trong thực thi nhiệm vụ công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng.
UBND huyện Hiệp Đức đã kịp thời ban hành Quy chế công tác thi đua khen
thưởng và áp dụng thống nhất trong toàn huyện. Theo đó, thi đua và căn cứ
xét tặng các danh hiệu thi đua phải trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công
khai, dân chủ, minh bạch, đoàn kết; một hình thức khen thưởng có thể tặng
nhiều lần cho một đối tượng, ngược lại không tặng thưởng nhiều hình hình
thức cho một hình thức đạt được; đảm bảo tính thống nhất giữa tính chất và
đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến
khích bằng lợi ích vật chất.
Trên cơ sở nguyên tắc đó, từ năm 2012 - 2017, huyện đã xét đề nghị
cấp trên khen thưởng và khen thưởng theo thẩm quyền cho hàng trăm lượt cán
bộ, công chức. Qua đó đã kịp thời động viên cán bộ, công chức đã có thành
tích xuất sắc trong công tác và làm cho cán bộ, công chức khác nêu gương để
phấn đấu hơn.
Bên cạnh khen thưởng, kỷ luật cũng là công tác quan trọng trước yêu
cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước, Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện chế định kỷ luật
cán bộ, công chức. Chế định này trở thành một trong những phương tiện quan
trọng để đánh giá và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ trong các cơ
quan của bộ máy nhà nước. Từ năm 2012 - 2017, huyện đã xử lý kỷ luật theo
thẩm quyền đối với 21 cán bộ, công chức do vi phạm chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
công vụ, tang cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
2.3.1.7. Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức
Cùng với việc thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách chung của
Đảng và Nhà nước đối với cán bộ, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã vận
46
dụng ban hành một số chính sách riêng của tỉnh để thu hút, sử dụng có hiệu
quả đội ngũ cán bộ, công chức
- Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Trên cơ sở quy
hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cơ quan,
đơn vị đã thực hiện tốt việc chọn cử và khuyến khích cán bộ, công chức đi
học, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, hỗ trợ kinh phí học tập. Huyện có
chính sách quy định trợ cấp và chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công chức đi học
như: được hưởng nguyên lương đối với cán bộ, công chức nhà nước; hỗ trợ
một phần tiền học phí, tiền lệ phí thi, tiền đi lại,
- Về chế độ thu hút nhân tài về công tác tại huyện: Thực hiện Đề án
tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2016 ban hành kèm theo Quyết định số
2398/QĐ-UBND ngày 28/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam, trong 4 năm
qua, huyện Hiệp Đức đã tuyển chọn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_phat_trien_can_bo_cong_chuc_tr.pdf