Luận văn Thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương - Nguyễn Đình Phương

Yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách phổ biến,

giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp

Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách phổ biến, giáo

dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp gồm:

1.6.1. Yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách

Mục tiêu chính sách là cái đích chính sách công hướng đến để giải

quyết nhằm đạt được kết quả xác định. Mục tiêu của chính sách phổ biến,

giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp là nhằm tạo chuyển29

biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật nói chung, pháp

luật lao động nói riêng đối với công nhân lao động, xây dựng quan hệ lao

động hài hòa trong các khu công nghiệp nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất

phát triển, ổn định xã hội. Mục tiêu chính sách hướng mọi nội dung, nhiệm

vụ, giải pháp, công cụ vào việc thực hiện ý chí của chủ thể chính sách, mong

muốn của các đối tượng chính sách và xã hội.

1.6.2. Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống

Các chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục

pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp điều hòa và phối hợp hoạt

động, kiểm soát các bên liên quan tham gia thực hiện chính sách để đảm bảo

sự đồng bộ, nhịp nhàn, thông suốt trong quá trình thực hiện chính sách.

Theo dó, các chủ thể thực hiện chính sách từ Trung ương đến địa phương

thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau và với các tổ chức chính trị - xã

hội trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn đảm bảo đồng bộ, đầy đủ,

kịp thời. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ

quan có liên quan như: Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tổ chức triển khai chính sách xuống hệ thống các cơ quan cấp dưới như: Sở

Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh

để thực hiện. ngoài ra còn đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ

chức thực hiện chính sách.

pdf77 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương - Nguyễn Đình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch nhiệm thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp điều hòa và phối hợp hoạt động, kiểm soát các bên liên quan tham gia thực hiện chính sách để đảm bảo sự đồng bộ, nhịp nhàn, thông suốt trong quá trình thực hiện chính sách. Theo dó, các chủ thể thực hiện chính sách từ Trung ương đến địa phương thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau và với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn đảm bảo đồng bộ, đầy đủ, kịp thời. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như: Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... Tổ chức triển khai chính sách xuống hệ thống các cơ quan cấp dưới như: Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh để thực hiện. ngoài ra còn đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ chức thực hiện chính sách. 1.6.3. Yêu cầu bảo đảm lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính sách Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích khác nhau và nhà nước là người bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức. Đối với tổ chức thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp, nhà nước đảm bảo mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ trong 30 nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động, trang bị kiến thức pháp luật thiết thân, gần gũi nhất để họ có thể tự bảo vệ mình trong các quan hệ lao động và cuộc sống. Đảm bảo cho người lao động được phổ biến, tư vấn pháp luật đầy đủ, kịp thời thông qua các dịch vụ công. 1.7. Các nhóm giải pháp chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp 1.7.1. Giải pháp về chính sách Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân tại doanh nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động, gồm: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại doanh nghiệp. Chế độ hỗ trợ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác tuyên truyền phổ biến tại doanh nghiệp. Khuyến khích đưa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân tại doanh nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động. 1.7.2 Giải pháp về cơ chế Cơ chế huy động nguồn lực tuyên truyền phổ biến pháp luật: Tăng cường đầu tư của Nhà nước cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân tại doanh nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động. 31 Khuyến khích sự đóng góp tài chính của doanh nghiệp cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại doanh nghiệp; Huy động các nguồn lực hỗ trợ khác. Cơ chế phân cấp và phối hợp: Các hoạt động của Đề án thực hiện chính sách được phân thành các nhóm hoạt động và được giao cho từng cơ quan tổ chức chủ trì thực hiện, có phân định trách nhiệm giữa các cơ quan để chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện từng nội dung hoạt động của Đề án. Cơ chế giám sát, đánh giá: Tăng cường hiệu quả giám sát của các Sở, ngành liên quan; Phát huy cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực hiện Đề án; Huy động sự tham gia của người lao động và người sử dụng lao động vào việc thực hiện và giám sát các hoạt động của Đề án thực hiện chính sách. 1.7.3. Các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ Bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và các kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên của các cơ quan tham gia thực hiện đề án và các cơ quan có liên quan. Tập trung tuyên truyền phổ biến những nội dung có trọng tâm, trọng điểm theo từng đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, phương pháp phổ biến tuyên truyền: kết hợp các phương thức truyền thống với các phương thức hiện đại, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với từng nội dung và từng đối tượng. Kết hợp việc xây dựng mô hình điểm, kết hợp với việc biểu dương điển hình tiên tiến với việc xử phạt nghiêm minh và gây dư luận phê phán các hành vi vi phạm pháp luật. 32 Tiểu kết Chương 1 Trên cơ sở nghiên cứu trên, tác giả đã khái quát được những vấn đề cơ bản mang tính lý luận và đưa ra khái niệm chung về thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp, làm rõ được vị trí, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng, tác động đến thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật để làm cơ sở lập luận cho việc khảo sát thực trạng chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong Chương 2 và đưa ra các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ở Chương 3. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước, với diện tích 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Với tọa độ địa lý 10°51' 46" - 11°30' Vĩ độ Bắc, 106°20' - 106°58' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức hành chính của tỉnh gồm 01 thành phố, 04 thị xã và 04 huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo); 91 xã, phường, thị trấn(48 xã, 41 phường, 02 thị trấn). Bình Dương có vị trí thuận lợi, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, gần cảng biển, sân bay và các trung tâm kinh tế, thương mại quan trọng của khu vực phía Nam; với các trục quốc lộ quan trọng như Quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường xuyên Á đi qua, Bình Dương trở thành đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh. Dân số hiện nay khoảng trên hai triệu người, trong đó có hơn 01 triệu lao động ( lao động ngoài tỉnh 85%). Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 29 khu công nghiệp với 1.914 dự án còn hiệu lực, bao gồm 1.385 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng 34 vốn đầu tư đăng ký 12,1 tỷ đô la Mỹ và 529 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 50.232 tỷ đồng. Tổng số công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp Bình Dương đến nay là 271.241 người. Công nhân lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 202.734 chiếm 74,74%; lao động làm việc trong các doanh nghiệp trong nước chiếm 25,26%. Lao động người Bình Dương: 27.025 người, chiếm 9,96% trong tổng số lao động các khu công nghiệp, trong đó lao động nữ là 15.192 người, chiếm 56,22% [8, tr.2]. Tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp tương ứng 63,99% - 23,68% - 3,74%; Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người đến năm 2017 đạt 120 triệu đồng [10, tr.2]. Điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện hơn. Song điều kiện và môi trường làm việc ở một số doanh nghiệp nhất là ngành gỗ, xây dựng còn thấp, công nhân lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện nóng, ồn, bụi, thiếu ánh sáng, thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân, chưa được khám sức khoẻ định kỳ. Trong thời gian từ năm 2013 - 2018 đã xảy ra 4.451 vụ tại nạn lao động làm chết và bị thương 4.475 người. Trong đó, có 167 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết 170 người, bị thương nặng 685 người. Nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động chưa tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn, thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình làm việc, người lao động chưa được phổ biến đầy đủ kiến thức pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn lao động, còn bất cẩn, chủ quan trong khi làm việc. Thu nhập bình quân của người lao động từ 6,5 triệu đồng đến 7,5 triệu đồng/người/tháng, còn có sự chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề; khoảng cách thu nhập giữa lao động không 35 có trình độ chuyên môn và có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngày càng có xu hướng tăng. Bình Dương sử dụng một lượng lớn lao động ngoại tỉnh, đa phần là lao động phổ thông, trình độ học vấn thấp. Nhu cầu tìm hiểu và được phổ biến, giáo dục pháp luật là rất lớn; Công tác thực hiện và tuyên truyền chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện và phối hợp thường xuyên, hiệu quả của các cơ quan chức năng như Sở Tư pháp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp và các ngành chức năng của tỉnh. Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trên địa bàn tỉnh được cải thiện. Ý thức chính trị, tinh thần yêu nước, lòng tin đối với Đảng, Nhà nước được củng cố; thái độ và trách nhiệm trong lao động, sản xuất được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, đội ngũ công nhân lao động còn có những tồn tại, hạn chế là: Trình độ học vấn, tay nghề một bộ phận công nhân lao động trực tiếp sản xuất còn hạn chế, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động chưa cao; điều kiện tiếp cận thông tin, nắm bắt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế. Vẫn còn một bộ phận người lao động bị các phần tử xấu lôi kéo, kích động thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là sự kiện 13/5/2014 (có khoảng 19.000 công nhân tham gia diễu hành phản đối hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Lúc đầu cuộc tuần hành diễn ra trong ôn hoà, tuy nhiên nhiều người sau đó đã kích động, phá cổng các doanh nghiệp đột nhập vào trong, yêu cầu chủ doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc và lôi kéo số công nhân này tham gia) đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, thu hút đầu tư và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân trên địa bàn. 36 Với đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương đã ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp: Thứ nhất, phần lớn công nhân lao động tỉnh Bình Dương là lao động có trình độ phổ thông, trình độ học vấn còn hạn chế nên chưa quan tâm nhiều đến việc tiếp cận các quy định của pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động. Điều kiện về thời gian tiếp cận pháp luật của công nhân lao động còn phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động. Thứ hai, phần lớn công nhân lao động tỉnh Bình Dương là lao động ngoại tỉnh, là lực lượng lao động khá đông nhưng không ổn định, thường xuyên thay đổi công việc và nơi làm việc, điều này gây khó khăn cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thứ ba, việc tổ chức thực hiện và tuyên truyền chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp được thực hiện và có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh, Liên Đoàn lao động tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương Thứ tư, trong thời gian qua, Bình Dương đã quan tâm đầu tư hệ thống phổ biến giáo dục pháp luật như: thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật cho công nhân lao động (Do Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý và điều hành); Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (Trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh); Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Báo Bình Dương; hệ thống Đài truyền thanh trên địa bàn tỉnh. Từ đó sẽ làm tăng thêm cơ hội được tiếp cận pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 37 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương 2.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương như: Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012; Quyết định số 1318/QĐ-LĐTBXH, ngày 22/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạnh tiếp tục thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2021. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện chính sách nêu trên như: Quyết định số 1569/QĐ-UBND, ngày 27/6/2013 phê duyệt Đề án tuyên tuyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2016; Quyết định số 197/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2016; Kế hoạnh số: 4627/KH-UBND, ngày 16/10/2017 tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2021. 38 Theo kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách nêu trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh được giao nhiệm vụ là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch và điều phối các nội dung của kế hoạch. Việc ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh nêu trên đã thể hiện sự quan tâm cũng như phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành trong việc thực hiện mục tiêu của chính sách theo từng giai đoạn. 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương được các ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương, đơn vị quan tâm thực hiện. Chính sách được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các chủ thể thực hiện, tham gia thực hiện, các đối tượng chịu tác động của chính sách và các đối tượng có liên quan theo chức năng, phạm vi quản lý của mình và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch thực hiện chính sách bằng các hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, đơn vị. Sở Tư pháp tỉnh phối hợp với Liên Đoàn Lao động tỉnh và Sở Lao động – thương binh và Xã hội tỉnh phổ biến tuyên truyền chính sách thông qua các hội nghị chuyên đề hoặc lòng ghép vào chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương xây dựng chuyên mục phát sóng trên truyền hình và chuyên mục trên Báo về tuyên truyền, phổ biến chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các khu công nghiệp. Hàng năm, các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách bình quân từ 10 đến 15 cuộc, với hơn 50.000 lượt người tham gia. 39 Từ đó cho thấy công tác phổ biển, tuyên truyền chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các khu công nghiệp trong thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định, thể hiện thông qua việc các ngành chức năng đã nhận thức đúng đắn mục tiêu và giải pháp của chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, người lao động và đặt biệt là công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng chính sách. Tuy nhiên, việc phổ biến chính sách chưa được thường xuyên, chưa mang tính hệ thống, điều này được phản ánh qua việc một số ngành, địa phương chưa quan tâm thực hiện chính sách từ đó dẫn đến một số hệ quả như: (1) Một bộ phận công nhân lao động bị kẻ xấu kích động đình công trái pháp luật (số vụ tranh chấp lao động tập thể/đình công xảy ra 44 vụ, với tổng số người lao động tham gia ngừng việc là 14.875/17.940 lượt người; (2) Đã xãy ra 4.451 vụ tại nạn lao động làm chết và bị thương 4.475 người. Trong đó, có 167 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết 170 người, bị thương nặng 685 người. Nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động chưa tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn, thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình làm việc, người lao động bất cẩn, chủ quan trong khi làm việc; (3) Có tới 132 đơn khiếu nại của cá nhân và tập thể của người lao động. Kết quả đã hòa giải thành 114 trường hợp, 18 trường hợp hòa giải không thành và đề nghị chuyển cơ quan chức năng xử lý. Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, chi trả tiền lương, cho nghỉ phép năm không đúng quy định [8, tr.6-8]. 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân trong các khu công nghiệp Trong quá trình tổ chức thực hiện bất kỳ một chính sách công nào thì sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là rất 40 quan trọng và vô cùng cần thiết. Đối với chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng không ngoại lệ, để thực hiện chính sách đạt hiệu quả đảm bảo được các mục tiêu, trong thời gian qua đã có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan chức năng thực hiện chính sách như: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch và điều phối các nội dung của kế hoạch thực hiện chính sách; tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động cho công nhân lao động; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Sở Tư pháp phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và các sở, ngành có liên quan biên soạn tài liệu và điều phối báo cáo viên có khả năng tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp; Phối hợp tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ công dân của người lao động và người sử dụng lao động; Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp; Chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố phối họp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện 41 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan, đơn vị liên quan phát động các hình thức thi tìm hiểu pháp luật lao động cho người lao động ở doanh nghiệp. Tổ chức các lớp tuyên truyền trực tiếp cho cán bộ công đoàn doanh nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn Liên đoàn Lao động cấp huyện, công đoàn các khu công nghiệp chủ trì phối họp với các cơ quan chức năng tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ công đoàn doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý; Theo dõi, giám sát, đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hàng năm (trước ngày 15/11), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả triển khai thực hiện chính sách. Sở Tài chính tỉnh: Căn cứ vào dự toán kinh phí do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp và khả năng cân đối ngân sách hành năm để tham mưu theo thẩm quyền. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã thực hiện giám sát, đánh giá việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng quy định. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, hệ thống Đài Truyền thanh trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các văn bản khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công nhân lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng. 42 Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Chủ trì phối hợp Công đoàn các khu công nghiệp và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Theo dõi, đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công nhân lao động; tổ chức tư vấn, giải đáp pháp luật lao động lưu động tại các khu công nghiệp; phối hợp với các Sở, Ban, ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương: Xây dựng chuyên mục phát sóng trên truyền hình và chuyên mục trên Báo về tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho công nhân lao động được biết về các chính sách pháp luật lao động - việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Đoàn Thanh niên tỉnh Bình Dương: Tổ chức tư vấn, tuyên truyền, giải đáp pháp luật lưu động tại các khu nhà trọ, tuyên truyền các văn bản pháp luật lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân của công nhân lao động trong lực lượng thanh niên công nhân. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho công nhân lao động các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn, gắn với kế hoạch thực hiện chương tình phổ biến, giáo dục pháp luật chung của địa phương. Chỉ đạo theo dõi, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật cho công nhân lao động trên địa bàn quản lý [43, tr. 5-8]. Việc phối hợp của các cơ quan chức năng trong tổ chức thực hiện chính sách có ưu điểm sau: công tác triển khai thực hiện Đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật ở tỉnh từng bước đi vào nề nếp. Nhận thức, trách nhiệm 43 của các ngành, các cấp và toàn xã hội có những chuyển biến tích cực, có dành sự quan tâm đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Tuy nhiên còn có những hạn chế của việc phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chính sách như: cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật chưa đánh giá được kết quả thực chất thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên trao đổi thông tin với nhau và với doanh nghiệp có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 2.2.4. Duy trì chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân trong các khu công nghiệp Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật đối với công nhân trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương được thực hiện theo các văn bản của Trung ương. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện chính sách theo từng giai đoạn cụ thể: từ năm 2013 – 2016 và năm 2017 – 2021. Mục tiêu cụ thể của chính sách đến hết năm 2021, đạt từ 85% trở lên người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định có liên quan về quyền, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật trong quan hệ lao động. Do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên duy trì thực hiện chính sách để tiếp tục thực hiện mục tiêu theo lộ trình đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_pho_bien_giao_duc_phap_luat_do.pdf
Tài liệu liên quan