Luận văn Thực hiện chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại cục cảnh sát giao thông, bộ công an

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN

LÝ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ .7

1.1. Khái niệm liên quan về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ .7

1.2. Đặc điểm chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại Cục

Cảnh sát giao thông, Bộ Công an.14

1.3. Những yêu cầu thực hiện chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới

đường bộ tại Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an.17

1.4. Những nhân tố tác động đến thực hiện chính sách quản lý phương tiện giao

thông cơ giới đường bộ .25

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TẠI CỤC CẢNH

SÁT GIAO THÔNG .34

2.1. Khái quát về Cục Cảnh sát giao thông.34

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường

bộ tại Cục Cảnh sát giao thông .35

2.3. Nhận xét, đánh giá chung.51

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TẠI CỤC

CẢNH SÁT GIAO THÔNG, BỘ CÔNG AN.59

3.1. Nhóm giải pháp về công tác chỉ đạo thực hiện chính sách quản lý phương tiện

xe cơ giới đường bộ Cục Cảnh sát, Bộ công an.59

3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ trong thực hiên

chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Cục Cảnh sát, Bộ

Công an .65

3.3.Nhóm giải pháp thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ của

lực lượng Cục Cảnh sát góp phần thực hiện chính sách quản lý phương tiện giao

thông cơ giới đường bộ .67

3.4. Nghiên cứu, đầu tư phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụphục vụ thực hiện

chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Cục Cảnh sát, Bộ

Công an .74

KẾT LUẬN .79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.80

pdf95 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại cục cảnh sát giao thông, bộ công an, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong năm 2017, đã có 03 tập thể, 06 cá nhân 37 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương các loại; Chính phủ tặng Cờ thi đua cho 02 tập thể, tặng Bằng khen cho 06 tập thể và 14 cá nhân; Bộ Công an tặng Cờ cho 07 tập thể, tặng Bằng khen cho 230 tập thể và 622 cá nhân; các Bộ, ngành tặng Bằng khen cho 20 tập thể, 58 cá nhân; có 203 đơn vị đạt danh hiệu Quyết thắng, 1.452 cá nhân đạt danh hiện Chiến sỹ thi đua cơ sở. [15] Trong năm 2018, những yếu kém về giao thông vận tải vẫn chưa được khắc phục như mất cân đối nghiêm trọng giữa các loại hình vận tải, phương tiện vận tải; công tác tổ chức giao thông yếu kém, lúng túng; công tác kiểm định phương tiện, công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý lái xe còn chưa chặt chẽ; việc xây dựng các tuyến giao thông theo hình thức BOT còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong việc khai thác, thu phí hoặc không thực hiện việc giảm phí như đã cam kết... đã gây ra sự phản ứng trong nhân dân, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại nhiều khu vực. Ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông còn yếu kém, tùy tiện khi tham gia giao thông. Tình trạng vi phạm pháp luật về TTATGT ở một số hành vi còn xảy ra khá phổ biến; vi phạm lấn chiếm lòng đường, lề đường, hành lang an toàn giao thông tái diễn phức tạp.Hoạt động của tội phạm trên các tuyến giao thông có dấu hiệu gia tăng, nhất là tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển ma túy từ các tuyến biên giới vào sâu trong nội địa; vi phạm khai thác trái phép cát, sỏi trên đường thủy nội địa vẫn xảy ra và diễn biến kháphức tạp. Năm 2018, là năm xảy ra nhiều thiên tai, mưa bão, lũ lụt kéo dài gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nhiều vấn đề quản lý nhà nước về đất đai, môi trường còn lỏng lẻo, bất cập gây ra sự bất bình của người dân, các đối tượng phản động lợi dụng vấn đề đó đã kích động người dân tụ tập, biểu tình, tuần hành gây rối, đập phá trụ sở, phương tiện của các cơ quan nhà nước trên một số tuyến quốc lộ và địa phương làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn. * Công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông Đã được tác giả thống kê qua phụ lục 3, qua lục 3 thấy rằng việc cấp đăng ký xe ô tô, xe mô tô, xe máy điện hằng năm tăng lên Trong năm 2015, Tham mưu cho Bộ có 09 công văn, Cục có 187 công văn hướng dẫn các Bộ, Ngành và Công an các địa phương về đăng ký, quản lý xe là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương, xe máy điện, xe 03 bánh và xe ô tô mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài.Đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan 38 thống nhất báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ đồng ý có phương án đăng ký, quản lý xe máy điện, trên cơ sở đó Bộ đã có Thông tư quy định về công tác đăng ký, quản lý xe máy điện; tham gia ý kiến vào đề xuất của Văn phòng Chính phủ về quản lý hoạt động đối với xe 4 bánh chở khách chạy bằng năng lượng điện hoặc động cơ xăng.Tổ chức triển khai hệ thống đăng ký xe mô tô trên mạng thống nhất đối với 653 đơn vị cấp huyện và tập huấn công tác đăng ký xe mô tô cho 2.000 lượt CBCS Công an các địa phương; đồng thời cử các tổ công tác đi lắp đặt hệ thống đăng ký, quản lý xe cho Công an các địa phương. Có Kế hoạch 1000/CSGT-P6 ngày 09/4/2015 và thành lập 09 Tổ công tác tiến hành kiểm tra công tác đăng ký, quản lý phương tiện tại 27 địa phương, qua đó đã góp ý, chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót. Toàn quốc đăng ký mới 301.751 xe ô tô, 2.622.097 xe mô tô; so với năm 2014 tăng 129.069 ô tô (74,74%), tăng 68.492 mô tô (2,68%); tổng số xe đã đăng ký tại cơ quan Công an đến 15/11/2015 là 2.932.080 ô tô, 47.760.854 mô tô. Tại Cục đăng ký mới 653 xe ô tô, 96 xe mô tô, sang tên di chuyển 87 xe ô tô; kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho 4.789 lượt xe cơ giới, tra cứu, trả lời xác minh 1.384 công văn, 2.063giấy giới thiệu, tổng số 6.788 trường hợp phục vụ công tác điều tra của Công an các đơn vị, địa phương. [11] Đến năm 2016, nghiên cứu và tham mưu cho Bộ Công an ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Tham mưu cho Bộ có 05 công văn tham gia ý kiến vào đề xuất của Văn phòng Chính phủ về quản lý hoạt động đối với xe 4 bánh chở khách chạy bằng năng lượng điện hoặc động cơ xăng do Bộ Giao thông vận tải kiến nghị, thực hiện thí điểm tại một số địa phương. C67 có 188 công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và Công an các địa phương về đăng ký, quản lýphương tiện nói chung, đăng ký, quản lý xe là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương, xe máy điện và xe ô tô mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài. Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Xây dựng 01 kế hoạch, 02 điện thành lập 15 Tổ công tác tiến hành kiểm tra công tác đăng ký, quản lý phương tiện tại 48 địa phương; tập trung rà soát, kiểm tra, thu hồi biển số xe nền màu xanh, chữ và số màu trắng đã được cấp và sử dụng chưa đúng quy định, qua đó đã phát hiện thu hồi và 39 sang tên di chuyển 297 biển số xe ô tô, đồng thời có văn bản gửi lãnh đạo Bộ, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương để báo cáo về vấn đề này. Năm 2016, toàn quốc đăng ký mới 377.914 xe ô tô, 3.913.139 xe mô tô và 654.206 xe máy điện; so với năm 2015 tăng 76.163 ô tô (25,24%), tăng 1.291.042 mô tô (4,24%);tổng số xe đã đăng ký tại cơ quan Công an đến 15/11/2016 là 3.309.994 ô tô, 51.673.993 mô tô. Cục đăng ký mới 949 xe ô tô, sang tên di chuyển 46 xe ô tô; kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho 5.078 lượt xe cơ giới của các đơn vị, địa phương, 718 xe cơ giới phục vụ các hội nghị, sự kiện, tra cứu,trả lời xác minhxe 2.345 trường hợp phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm hành chính,TNGT của Công an các đơn vị, địa phương. [13] Trong năm 2017, tham mưu cho Bộ có 12 công văn, C67 có 115 công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trao đổi với các Bộ, ngành và hướng dẫn, chỉ đạo Công an các địa phương trong công tác đăng ký xe, trong đó tập trung vào các vấn đề, như: siết chặt quản lý cấp biển số; thu hồi biển số xe 80A, 80B cấp cho các doanh nghiệp và biển số xe nền màu xanh, chữ và số màu trắng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an; xử lý xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định;thực hiện đăng ký xe 4 bánh có gắn động cơ xăng để chở khách tham quan du lịch trong khu vực hạn chế... Tiến hành xây dựng Đề án đấu giá biển số xe ô tô. Hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện. Năm 2017, toàn quốc đăng ký mới 328.564 xe ô tô, 3.298.260 xe mô tô, 227.051 xe máy điện và 70 phương tiện thủy CAND. So với năm 2016, giảm 49.350 ô tô (-13%), giảm 614.879 mô tô (-15,71%), giảm 427.155 xe máy điện (- 65,29%). Tổng số xe đã đăng ký tại cơ quan Công an đến 15/11/2017 là 3.658.360 ô tô, 54.063.318 mô tô. Cục đăng ký mới 318 xe ô tô và, sang tên di chuyển 231 xe ô tô;kiểm định ATKT và BVMTcho 6.160lượt xe cơ giới cho các đơn vị, địa phương; đăng ký, cấp biển số tạm thời và kiểm tra an toàn kỹ thuật cho 2.120 ô tô, 129 mô tô phục vụ các hội nghị, sự kiện trong khuôn khổ APEC và 58 xe phục vụ các hội nghị, sự kiện khác;tra cứu, trả lời xác minh xe 1.405 trường hợp phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm hành chính, TNGT của Công an các đơn vị, địa phương [15]. Năm 2018, tham mưu cho Bộ có 12 công văn, Cục có 131 công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ,tham gia với các bộ, ngành và hướng dẫn Công an các đơn vị, 40 địa phương về công tác đăng ký, quản lý phương tiện. Trong đó, đã tham mưu cho Bộ triển khai thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cấp và thu hồi biển số 80A, 80B, 80M đã cấp cho doanh nghiệp; tham gia góp ý với Văn phòng Chính phủ về việc thí điểm sử dụng xe 04 bánh chở khách có gắn động cơ hoạt động trong khu vực hạn chế;hoàn thành dự thảo “Đề án cấp biển số xe ô tô thông qua đấu giá”, báo cáo lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt để triển khaithí điểmtại một số địa phương... Tăng cường nắm tình hình, kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh những tồn tại trong công tác đăng ký, quản lý phương tiện của Công an các địa phương. Toàn quốc đăng ký mới 339.215 xe ô tô, 4.002.931 xe mô tô, 194.373 xe máy điện.Nâng tổng số xe đã đăng ký tại cơ quan Công an đến 15/11/2018 là 3.884.627 ô tô, 58.169.432 mô tô.So với năm 2017, đăng ký mới tăng 10.651 ô tô (+3,24%), 704.671 mô tô (+21,36%), giảm 32.678 xe máy điện (-14,39%). [19] Cục đăng ký mới 396 xe ô tô, sang tên di chuyển 317 xe ô tô;kiểm định ATKT và BVMT cho 6.835lượt xe cơ giới của các đơn vị, địa phương; đăng ký, cấp biển số tạm thời cho 104 phương tiện, kiểm tra an toàn kỹ thuật cho 285 ô tô, 34 mô tô, 02 tàu thủy phục vụ các hội nghị, sự kiện;tra cứu, trả lời xác minh xe 238trường hợp phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm của Công an các đơn vị, địa phương. Như vậy, công tác đăng ký xe đã được cải tiến, chặt chẽ hơn và phục vụ nhân dân tốt hơn. Tuy vậy, một số địa phương hồ sơ đăng ký còn luộm thuộm, quy trình thực hiện các thao tác còn nhiều thiết sót, phải mất công khắc phục. Việc xử lý biển số trùng còn chậm. *Tình hình tai nạn giao thông Tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) là TNGT xảy ra đối với những phương tiện giao thông đang tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ hay trên đường chuyên dùng và đối với người đi bộ.Đây là loại TNGT phổ biến và làm nhiều người thiệt mạng, bị thương nhất ở các quốc gia đang phát triển, khi mà cơ sở hạ tầng cũng như ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông của người dân còn kém.TNGTĐB là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tử vong vì TNGTĐB và hàng chục triệu người khác bị thương tích. Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về 41 phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ TNGT đó cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của những người chăm sóc người đó. Mặt khác TNGT gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại những di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xảy ra TNGT quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư dân ở đó. Trong bảng phụ lục 2 tác giả thong kê các vụ tai nạn giao thông từ 2015 đến 2018, qua phụ lục thấy rõ ở Việt Nam số người chết và bị thương do tai nạn giao thông là cao; cụ thể Năm 2016,xảy ra 21.568 vụ, làm chết 8.680 người, bị thương 19.280 người. So với năm 2015, giảm 1.259 vụ (-5,52%), giảm 47 người chết (-0,54%), giảm 1.789 người bị thương (-8,49%). Hầu hết các địa phương TNGT đường bộ giảm trên cả 03 tiêu chí. Xảy ra 62 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 196 người, bị thương 222 người (có phụ lục kèm theo). So với năm 2015, giảm 12 vụ (-16,22%), giảm 44 người chết (-18,33%), tăng65 người bị thương (+29,28%). Nguyên nhân TNGT chủ yếu là: chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường làn đường ( phụ lục 3). Trongnăm 2017 Xảy ra 20.061 vụ, làm chết 8.267 người, bị thương 17.036 người. So với năm 2016, giảm 1.353 vụ (-6,32%), giảm 374 người chết (-4,33%), giảm 2.064 người bị thương (-10,81%). Trong đó:Đường bộ:Xảy ra 19.798 vụ, làm chết 8.089 người, bị thương 16.970 người. So với năm 2016, giảm 1.322 vụ (-6,26%), giảm 329 người chết (-3,91%), giảm 2.064 người bị thương (-10,84%) [15]. Trong năm 2018, Tai nạn giao thông,xảy ra 18.720 vụ, làm chết 8.244 người, bị thương 14.798 người. So với năm 2017, giảm 1.314 vụ (-6,68%), giảm 23người chết (-0,28%), giảm 2.238 người bị thương (-13,14%) [19]. * Tình hình ùn tắc giao thông Tình trạng ùn tắc giao thông ở các khu đô thị đông dân cư, các tuyến quốc lộ trọng điểm đã từng bước được khắc phục, hạn chế, song vẫn đang là vấn đề thường trực, đe dọa nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, nhất là tại các thành phố lớn. Nguyên nhân là do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng quá nhanh trong khi hạ tầng giao thông khôngđáp ứng kịp; công tác tổ chức giao thông chưa phù hợp;quy hoạch phát triển đô thị mất cân đối nghiêm trọng, chính sách dân cư, hộ khẩu còn có những điểm chưa phù hợp dẫn đến mật độ dân số ở một số đô thị như Hà Nội, 42 TP. Hồ Chí Minh ngày càng tăng lên; ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông còn tùy tiện; đặc biệt là việc thi công, xây dựng mới các công trình giao thông vừa kéo dài, vừa chiếm nhiều diện tích mặt đường đã ảnh hưởng lớn đến TTATGT, cảnh quan và môi trường đô thị.Ngoài ra, do tình hình mưa lũ ở nhiều nơi gây ngập lụt, ách tắc giao thông, sự cố môi trường biển tại miền Trung dẫn đến người dân tập trung đấu tranh, biểu tình trên QL1A và một số thành phố lớn Cũng làm chogiao thông một số nơi bịảnh hưởng. Năm 2015, đã xảy ra 133 trường hợp ùn tắc giao thông kéo dài trên 01h, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí về thời gian và tiền bạc của người tham gia giao thông. Năm 2016, toàn quốc đã xảy ra 41 trường hợp ùn tắc giao thông kéo dài trên 01h, hầu hết ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Năm 2017, toàn quốc đã xảy ra 87 vụ ùn tắc giao thông lớn, kéo dài (tăng 46 vụ so với năm 2016); ùn ứ giao thông cục bộ xảy ra nhiều ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Năm 2018, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn đang diễn ra thường xuyên, khó kiểm soát, có xu hướng mở rộng về không gian và kéo dài về thời gian, đặc biệt là trong những ngày thời tiết xấu, gây trở ngại lớn đến hoạt động giao thông hoặc trong các dịp lễ, tết; ùn tắc giao thông cục bộ do tai nạn giao thông, lưu lượng tham gia giao thông đông; phương tiện hư hỏng, công trình xây dựng lấn chiếm lòng đường vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Năm 2018, toàn quốc đã xảy ra 107 vụ ùn tắc giao thông kéo dài (tăng 20 vụ so với năm 2017). Tổ chức giao thông yếu kém, chính sách phát triển chung cư, quản lý dân số, phương tiện giao thông để phát triển tự do là nguyên nhân chính tạo ra ùn tắc giao thông. 2.2.2. Sự chỉ đạo của các lãnh đạo về thực hiện chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Ban hành 03 kế hoạch khảo sát, phát hiện bất hợp lý trong tổ chức giao thông trên các tuyến giao thông. Xây dựng, triển khai 02 phương án phân luồng giao thông từ xa, giải quyết ùn tắc giao thông khu vực thành phố Hà Nội, khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh. CSGT Công an các địa phương đã tăng cường khảo sát, kiến nghị khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, xây dựng và triển khai nhiều phương án sáng tạo, có hiệu quả trong phòng ngừa, xử lý, ngăn chặn từ xa các trường hợp ùn tắc giao thông. Công tác quản lý giao thông đường bộ chưa chặt chẽ dẫn đến kém hiệu quả. Hiện nay, công tác quản lý về TTATGTĐB còn một số vấn đề bất cập như: 43 Công tác đăng kiểm, đăng ký còn thiếu chặt chẽ, ví dụ, lượng xe đã qua sử dụng rất nhiều, trong đó có cả xe ô tô, nhưng đáng kể là xe mô tô. Thông thường, người sở hữu xe đã qua sử dụng không có đăng ký mà sử dụng hồ sơ của chủ cũ. Đó là chưa kể nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện mà không có một giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc phương tiện. Bên cạnh công tác đăng kiểm, đăng ký là công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông chưa thường xuyên. Hiện tại, pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam chỉ quy định bắt buộc đăng kiểm đối với xe ô tô. Xe mô tô khi lưu thông thì không cần đăng kiểm theo định kỳ mà chỉ có khi mới xuất xưởng. Trong khi đó, số vụ tai nạn giao thông xảy ra do xe mô tô chiếm đa số. Số lượng xe mô tô có dung tích xy lanh dưới 50 CC vẫn còn phổ biến, thường được người già và trẻ em chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô phân khối lớn. 2.2.3. Tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Cục cảnh sát giao thông Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào vấn đề giao thông luôn có ý nghĩa đối với chúng ta, nó ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hàng ngày của chúng ta. Thời nào cũng vậy, các vấn đề liên quan đến giao thông luôn làm đau đầu các nhà chức trách. Mặc dù ý thức về an toàn giao thông đường bộ trên thế giới đã có chuyển biến theo chiều hướng tốt, vấn đề phòng chống tai nạn giao thông đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn không kiềm hãm được sự gia tăng của tai nạn giao thông. Theo dự báo của các nhà nghiên cứu, ước tính tỷ lệ gia tăng tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam đến năm 2020 là khoảng 8 - 10 % năm, theo ba chỉ số: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương (như nêu ở trên, với giả thuyết rằng chỉ có các biện pháp an toàn giao thông thông thường sẽ được tiếp tục duy trì mà không có dự án/chương trình lớn nào được thực hiện). Đây là một tỷ lệ rất cao đòi hỏi Chính phủ phải hết sức nỗ lực nhằm kiềm chế tai nạn giao thông. Tình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Cục cảnh sát, Bộ công an cũng hết sức phức tạp. Trong những năm vừa qua, Bộ Công an cùng Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia đã chỉđạo mở các đợt cao điểm bảođảm TTATGT trên phạm vi toàn quốc;đồng thời xây dựng và triển khai nhiều đềán, dựán nhằm tăng cường lực lượng, trang bị phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phục vụ công tácbảo đảm TTATGT, đã tham mưu, xây dựng nhiều kế hoạch xử lývi phạm theo chuyên đề, tập trung vào đối tượng 44 vi phạm là lái xe khách, lái xe mô tô, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp với cácđơn vị chức năng có liên quan trong và ngoài ngànhCông an để kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Kết quả khảo sát, thu thập số liệu về tình hình vi phạm TTATGT đường bộ trên trong những năm qua cho thấy: Năm 2015 thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT Công an đã phát hiện và xử phạt 4.195.258 trường hợp vi phạm, thu vào ngân sáchNhà nước 2.750.7tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 354.189trường hợp, tạm giữ 596.110 phương tiện [11]. Năm 2016 thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT Công an đã phát hiện và xử phạt 4.250.114 trường hợp, kho bạc Nhà nước thu 2.597,242 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 374.026 trường hợp, tạm giữ 680.851 phương tiện (Cục trực tiếp lập biên bản, xử lý 24.773 trường hợp, kho bạc Nhà nước thu 21,95 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 5.278 trường hợp, tạm giữ 33 phương tiện). So với năm 2015, xử lý tăng54.856 trường hợp (+1,31%), tiền phạt giảm 153,46 tỷ đồng (-5,58%) [13]. Năm 2017 thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT Công an đã phát hiện và xử phạt đã xử lý 4.032.822 trường hợp, phạt tiền 2.560,075 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 350.927 trường hợp, tạm giữ 632.078 phương tiện.So với năm 2016, xử lý giảm217.292 trường hợp (-5,11%), tiền phạt giảm 37,167 tỷ đồng (-1,43%) [15]. Năm 2018, Cảnh sát giao thông toàn quốc đã lập biên bản xử lý 4.176.791 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền2.613 tỷ 587 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2017, xử lý giảm 76.663 trường hợp (-1,8%), tiền phạt giảm 81 tỷ 773 triệu đồng (-3,03%). Cụ thể:Trên đường bộ:Đã xử lý 3.986.982 trường hợp, phạt tiền 2.481 tỷ 408 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 346.486 trường hợp, tạm giữ 601.704 phương tiện(trong đó, Cục trực tiếp lập biên bản xử lý 5.643 trường hợp, phạt tiền 5 tỷ 183 triệu đồng,tước giấy phép lái xe 335 trường hợp, tạm giữ 08 phương tiện).So với cùng kỳ năm 2017, xử lý giảm 45.840 trường hợp (-1,14%), tiền phạt giảm 78 tỷ 667 triệu đồng (-3,07%) [19] Như vậy,số vụ vi phạm hàng năm có giảm, nhưng vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ vẫnở mức khá cao. Điềuđó một mặt khẳngđịnh hiệu quả trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm,sử dụng và phát huy hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ củalực lượng CSGT. Mặt khác, 45 cũngphản ánhvi phạm của người tham gia giao thông còn mang tính phổ biến. Do vậy, đểlàm giảm TNGT vàùn tắc giao thông, góp phầnbảo đảm TTATGT trong thời gian tới, đòi hỏi cần cónhững giải pháp đồng bộ và sự quyết liệt hành động của các cơ quan chức năng, sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ do uống rượu bia chiếm khá cao Sử dụng rượu, bia ở Việt Nam được xem như một nét văn hóa. Đã có một giai đoạn, ở nước ta cấm hành vi nấu rượu, uống rượu nhưng đã không thành công. Vì vậy, không thể cấm hành vi này. Tuy nhiên, trước tác hại của bia, rượu đối với sức khỏe và đặc biệt có ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm gia tăng tai nạn giao thông đường bộ, cũng như số người chết và bị thương vì lý do này, việc phòng ngừa hành vi sử dụng rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được xem là một giải pháp hiệu quả. 2.2.4. Tổ chức lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thực hiện chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông ngày càng phát triển. Hạ tầng dù được cải thiện nhiều vẫn chưa phát triển với nhiều. vậy, hạ tầng giao thông đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, phát triển kinh tế, phòng chống hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông và tránh tai nạn giao thông. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Cốt lõi của vấn đề phát triển giao thông đường bộ là cần nguồn vốn lớn và một tầm nhìn chiến lược mang tính vùng, khu vực. Tức là cần một nhà hoạch định, quy hoạch toàn diện, đồng bộ. Năm 2015, Cục cảnh sát tiếp nhận, hoạch toán, theo dõi, phân bổ, quản lý và sử dụng 104 tỷ đồng kinh phí thường xuyên và 970 tỷ đồng kinh phí bảo đảm TTATGT. Năm 2016, Cục cảnh sát triển khai gói thầu mua sắm phương tiện và gói thầu 49 xe ô tô bán tải tuần tra, cứu hộ cứu nạn từ nguồn kinh phí cấp bổ sung năm 2016; gói thầu xây dựng hệ thống giám sát xử lý vi phạm TTATGT tại TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, TP. Hồ Chí Minh- Đồng Nai, Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình thuộc Dự án 1/Đề án 617. Báo cáo hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án, thiết kế thi công và dự toán của dự án DA1/C26; dự án “Xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGT trên các tuyến quốc lộ trọng điểm”; thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán dự án ‘‘Tăng cường trang bị, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát đường thủy các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ”; dự án “Tăng cường phương tiện cho lực lượng CSGT cấp quận, huyện”. 46 Hoàn thành gói thầu thuộc dự án “Tăng cường phương tiện tuần tra cho lực lượng CSGT đường bộ”; hạng mục bổ sung các trạm cân tải trọng cố định trang bị từ nguồn kinh phí năm 2014, 2015, đồng thời tiếp tục triển khai các trạm cân tải trọng cố định từ nguồn kinh phí năm 2016. Cấp phát, hướng dẫn sử dụng và bàn giao 50 bộ cân tải trọng di động cho các địa phương. Năm 2017, triển khai gói thầu mua sắm phương tiện và gói thầu 49 xe ô tô bán tải tuần tra, cứu hộ cứu nạn từ nguồn kinh phí cấp bổ sung năm 2016; gói thầu xây dựng hệ thống giám sát xử lý vi phạm TTATGT tại TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, TP. Hồ Chí Minh- Đồng Nai, Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình thuộc Dự án 1/Đề án 617. 2.2.5. Thực trạng công tác tuyên truyền về chính sách quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Cục Cảnh sát giao thông Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ chưa thật sự hiệu quả phải thừa nhận rằng kể từ khi có Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư và kể từ khi có Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ, đã rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, bước đầu hình thành ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu công tác này được tổ chức tốt hơn thì hiệu quả sẽ cao hơn. Thống kê số liệu báo cáo những năm gần đây, dù số tai nạn, số người chết và bị thương do giao thông đường bộ có phần giảm những số vụ vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không ngừng tăng. Đây là mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa sẽ làm gia tăng con số tai nạn giao thông đường bộ bất cứ lúc nào nếu chúng ta không có phương án khống chế nó. Trong tất cả các bản báo cáo (báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo năm), kể cả báo cáo Hội nghị tổng kết công tác An toàn giao thông quốc gia, cho rằng lỗi chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông phần lớn đều do ý thức chấp hành Luật Giao thông của người tham gia giao thông còn kém. Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng xét cho cùng thì phần lớn cũng đều từ nguyên nhân trên mà ra. Ban hành kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo đảm TTATGT trong năm 2017 và 05 kế hoạch tuyên truyền theo từng chuyên đề. Phối hợp với các cơ quan truyền thông và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_quan_ly_phuong_tien_giao_thong.pdf
Tài liệu liên quan