Luận văn Thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu từ thực tiễn cục hải quan tỉnh Quảng Nam

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

QUẢN LÝ THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU . 8

1.1. Khái niệm, vai trò thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu . 8

1.2. Nội dung và các bước thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu.

. 14

1.3. Các yếu tố tác động và yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện chính sách

quản lý thuế xuất, nhập khẩu. 20

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG

NAM . 25

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và mục tiêu chính sách quản

lý thuế xuất, nhập khẩu tại tỉnh Quảng Nam . 25

2.2. Tình hình thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải

quan tỉnh Quảng Nam . 30

2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện . 33

2.3. Kết quả, hạn chế trong thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu

tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam. 42

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU

TỪ THỰC TIỄN CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM. 54

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý thuế xuất,

nhập khẩu từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam . 54

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách quản lý thuế

xuất, nhập khẩu từ thực tiễn Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam. 54

KẾT LUẬN . 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf78 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu từ thực tiễn cục hải quan tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảm bảo hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nước về hải quan đồng thời tạo thuận lợi và khuyến khích cho hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam. Thứ ba, Hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt đến trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên áp dụng sâu rộng quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và nghiệp vụ kiểm toán sau thông quan (PCA). Thứ tư, Áp dụng đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan trong hoạt động kiểm soát hải quan; trang bị, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ đảm bảo gắn kết chặt 29 chẽ kiểm soát hải quan với các hoạt động nghiệp vụ hải quan khác. Thứ năm, Đổi mới phương thức quản lý nguồn nhân lực, đào tạo và nâng cao năng lực của cán bộ công chức theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, thành thạo nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức trên cơ sở các quy định về quản lý nguồn nhân lực đã được chuẩn hóa của ngành Hải quan. Tổ chức bộ máy được hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu sử dụng biên chế hiệu quả và phù hợp phương thức quản lý hải quan điện tử. Đến năm 2020, áp dụng phương thức điện tử trong quản lý, điều hành, và quản trị nội bộ trên cơ sở các quy trình công việc theo chuẩn ISO với định hướng cơ quan hải quan điện tử. Thứ sáu, Quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp được quan tâm phát triển và đi vào thực chất góp phần xây dựng sự hiểu biết, đồng thuận giữa doanh nghiệp và hải quan trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật hải quan. Quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam được thực hiện hiệu quả. Thứ bảy, Hiện đại hóa công sở, đẩy mạnh áp dụng và nâng cao hiệu quả việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao trong kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Để đáp ứng các mục tiêu của cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, mục tiêu của chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại tỉnh Quảng Nam là nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế ngang tầm với các nước trong khu vực; đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, công bằng, minh bạch và theo chuẩn mực quốc tế; Hạn chế những bất lợi phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế; xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo lợi ích quốc gia và nguồn thu của Ngân sách Nhà nước. Đồng thời với việc triển khai các mục tiêu của chiến lược cải cách quản 30 lý thuế giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011. Tập trung hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của các chi cục, Phòng Nghiệp vụ và công chức hải quan làm nhiệm vụ quản lý thuế; Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Cục và các chi cục trực thuộc; Phối hợp thực hiện tốt công tác hỗ trợ, tuyên truyền và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; đưa hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế thực sự có hiệu quả; Áp dụng thuế điện tử với ứng dụng công nghệ thông tin để công tác quan lý thuế thực sự có hiệu lực, hiệu quả trong trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Tình hình thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam Việc thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu chủ yếu do cơ quan Hải quan thực hiện. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam theo Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ gồm có: Cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương; các cơ quan Hải quan ở địa phương. Là một cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Tổng cục Hải quan đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 87/2002/QĐ - TTg ngày 07/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 20/8/2002. Khi mới thành lập, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam được giao quản lý địa bàn cửa khẩu cảng Kỳ Hà và khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc. Tháng 5 năm 2006, đơn vị được giao thêm nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan đối với cửa khẩu đường bộ Nam Giang, cửa khẩu này đi vào hoạt động đã góp phần mở rộng 31 giao lưu kinh tế quốc tế ở vùng biên giới Việt Lào, đặc biệt là đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang Lào. Địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam hiện nay gồm cửa khẩu cảng Kỳ Hà, cảng Chu Lai, cửa khẩu đường bộ Nam Giang, Tây Giang, Kho ngoại quan của Công ty TNHH Một thành viên cảng Chu Lai Trường Hải, các khu công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai, KCN Điện Nam - Điện Ngọc và một số Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan, tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). [1] Hiện nay, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam có 7 đơn vị thuộc và trực thuộc, với tổng số cán bộ công chức hiện có là 88 người, gồm 75 công chức và 13 nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68. Công tác nghiệp vụ chủ yếu được thực hiện tại các chi cục hải quan và đội kiểm soát hải quan. Các chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành lý của người xuất nhập cảnh. Ngoài 2 Chi cục Hải quan cửa khẩu, Cục Hải quan Quảng Nam còn có Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu là Chi cục Hải quan khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc. Do yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh và sự giao thương kinh tế với nước bạn Lào, mặc dù tại các cửa khẩu phụ và lối mở, bộ máy tổ chức chưa được thành lập, nhưng Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam vẫn bố trí cán bộ kiểm tra, giám sát các lô hàng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ Tây Giang. Cùng với một số Cục hải quan các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, 32 Cục Hải quan Quảng Nam có Chi cục Kiểm tra sau thông quan với quân số hiện nay là 8 CBCC thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế nhằm xác định mức độ chính xác, trung thực của việc tự kê khai về hàng hóa, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp trong thông quan, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn tiền thuế, xác định mức độ ưu tiên trong quản lý của hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan. Kiểm tra sau thông quan được coi là khâu hậu kiểm trong toàn bộ quá trình quản lý hải quan đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Các hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực kiểm soát chống buôn lậu được thực hiện bởi Đội Kiểm soát Hải quan. Cụ thể: Đội Kiểm soát Hải quan có trách nhiệm kiểm soát chống buôn lậu trên các tuyến đường bộ, đường biển. Lực lượng kiểm soát Hải quan của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam được trang bị trang thiết bị và vũ khí và hỗ trợ theo quy định của ngành Tất cả hoạt động nghiệp vụ của các Chi cục hải quan cũng như của Đội Kiểm soát đều được hỗ trợ bởi khối các phòng tham mưu thuộc Cục. Trong đó, Văn phòng Cục thực hiện tham mưu, hỗ trợ về quản lý, đào tạo nhân lực, cơ cấu tổ chức; thanh tra, kiểm tra; công tác hậu cần phục vụ, đảm bảo kinh phí hoạt động. Phòng Nghiệp vụ tham mưu, hỗ trợ về công tác nghiệp vụ hải quan như giám sát quản lý, xử lý vi phạm, công nghệ thông tin và thống kê hải quan, quản lý rủi ro, cải cách hiện đại hóa hải quan, quản lý thuế xuất, nhập khẩu. Sau 16 năm xây dựng và phát triển, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ghi nhận những thành tích mà tập thể Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đạt được trong thời gian qua, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Quảng Nam và Tổng cục Hải quan đã khen thưởng đơn vị nhiều danh hiệu, hình thức như: Huân chương Lao động 33 hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ Thi đua của Bộ Tài chính và UBND tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Từ nhận thức và trách nhiệm trong việc quản lý chính sách thuế xuất, nhập khẩu, trong thời gian qua, trên cơ sở của những văn bản pháp lý về thuế, Tổng cục Hải quan, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều văn bản triển khai thực hiện Luật quản lý thuế và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, có thể kể đến như: - Quyết định số 2710/QĐ-BTC ngày 20/12/2016 của Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016-2020. - Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29/11/2016 của Bộ Tài chính về việc giao chỉ tiêu thu NSNN năm 2017. - Quyết định số 2465/QĐ-BTC ngày 29/11/2017 của Bộ Tài chính về việc giao chỉ tiêu thu NSNN năm 2018. - Hàng năm, Tổng cục Hải quan ban hành Chỉ thị về việc triển khai nhiệm vụ thu NSNN. Như Chỉ thị số 1193/CT-TCHQ ngày 28/02/2017 của Tổng cục Hải quan về việc triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2017. Chỉ thị số 555/CT-TCHQ ngày 26/01/2018 của Tổng cục trưởng TCHQ về việc triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2018. - Quyết định số 4345/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2017. - Quyết định số 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 về việc ban hành Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Quyết định số 1503/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2018 của Tổng cục Hải quan về ban hành Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa 34 xuất khẩu, nhập khẩu. - Quyết định số 1084/QĐ-TCHQ ngày 31/3/2017 về việc giao chỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ thuế quá hạn năm 2017. Trên cơ sở đó, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đã ban hành các văn bản như: - Công văn số 369/HQQNa-NV ngày 07/4/2017 về việc triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2017 cho các đơn vị thuộc và trực thuộc. Trong đó, nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp và thời gian thực hiện kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2017. - Quyết định số 02/QĐ-HQQNa ngày 03/01/2017 về việc giao chỉ tiêu thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2017. - Quyết định số 421/QĐ-HQQNa ngày 26/12/2016 về việc thực hiện thanh tra chuyên ngành tại doanh nghiệp. - Quyết định số 97/QĐ-HQQNa ngày 11/4/2017 về việc giao chỉ tiêu thu hồi và xử lý nợ thuế quá hạn năm 2017. Tại các văn bản trên đều đã thể hiện rõ được thời gian triển khai thực hiện; trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân có liên quan; các biện pháp, hình thức khen thưởng; nguồn kinh phí thực hiện... 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, tuyên truyền chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng góp phần rất lớn trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác hàng năm của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam về mọi mặt. Ngành Hải quan là một công cụ quản lý của nhà nước về mặt kinh tế, để pháp luật đi sâu, len lỏi được vào các tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân, cán bộ công chức hiểu, thông suốt thì việc tuyên truyền phổ biến chính sách quản lý thuế là rất cần thiết vì nó là sự phối hợp từ hai phía để hỗ trợ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, phổ biến, tuyên 35 truyền chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu cho cán bộ công chức hải quan và người khai hải quan, người nộp thuế là một trong những biện pháp để nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ, thực thi pháp luật cho cả cán bộ công chức hải quan và người khai hải quan. Nhận thức được tầm quan trọng trên, Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến công tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Quyết định số 1915/QĐ-TCHQ ngày 17/10/2017 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế; Hình thức tuyên truyền chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu cho cán bộ, công chức tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam rất đa dạng, phong phú như cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các cuộc hội nghị, hội thảo của Bộ, Ngành và địa phương tổ chức. Bên cạnh đó, sau khi được cử đi tập huấn, cán bộ được tập huấn thực hiện quán triệt, phổ biến lại cho cán bộ công chức các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục hoặc sử dụng chuyển tải các tài liệu tuyên truyền thông qua mạng nội bộ và Website của Cục Hải quan tỉnh. Nội dung tuyên truyền cho cán bộ, công chức Hải quan là các văn bản quy phạm pháp luật theo Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan hay các văn bản mới được tập huấn. Không chỉ tuyên truyền, phổ biến chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu đối với cán bộ công chức hải quan mà đối với người khai hải quan, người nộp thuế công tác tuyên truyền chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu cũng luôn được Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam quan tâm và được tổ chức khi có sự thay đổi về chế độ, chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh cũng như thông qua các cuộc hội nghị đối thoại với doanh nghiệp hàng năm. Nội dung tuyên truyền cho người khai hải quan, người nộp thuế là các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hải quan do Quốc hội và Chính phủ, Bộ, ngành khác và các văn bản pháp luật về hải quan do Tổng 36 cục Hải quan soạn thảo trình Bộ Tài chính ban hành; Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan được công bố công khai và cập nhật thường xuyên trên website Cục Hải quan tỉnh. Hình thức tuyên truyền rất đa dạng, phong phú như tuyên truyền miệng, phát các tờ rơi, dán pano, áp phích Hàng năm, đơn vị thường tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để trao đổi, giải quyết, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp. Số điện thoại đường dây nóng 19009299, danh sách, số điện thoại của CBCC trong các Tổ tuyên truyền, hỗ trợ người khai hải quan được niêm yết công khai. Thực hiện Quyết định số 2082/QĐ-TCHQ ngày 21/6/2017 của Tổng cục Hải quan về việc phê duyệt đề án “Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7”, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đã xây dựng kế hoạch số 997/HQQNa- NV ngày 28/8/2017 triển khai thực hiện đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7. Tổ chức tuyên truyền, niêm yết tại trụ sở Chi cục, nơi làm thủ tục Hải quan, thông báo rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp về mục tiêu, điều kiện lập lệnh nộp thuế điện tử tại Cổng thanh toán điện tử Hải quan, quy trình sơ bộ, quy trình chi tiết cho người nộp thuế. Đăng tin tuyên truyền tại website Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam. Thực hiện phát tờ rơi tuyên truyền để người nộp thuế biết, thực hiện Ngoài ra, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam còn xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức và cộng đồng doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục trên địa bàn để triển khai thực hiện rộng rãi; tổ chức 01 buổi làm việc với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương tại Quảng Nam để trao đổi thông tin liên quan đến việc thực hiện đề án. Từ những cố gắng đó nhiều năm qua công tác tuyên truyền đã mang lại những hiệu quả thiết thực, làm cho lượng thông tin đến doanh nghiệp ngày một nhanh chóng, đầy đủ, có chất lượng và nâng cao tính tự nguyện tuân thủ pháp luật về hải quan. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 37 về hải quan và thúc đẩy lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu. 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu Trong thời gian qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phân công nhiệm vụ thực hiện chính sách quản lý thuế trên địa bàn. Theo quy định tại Quyết định số 4291/QĐ-TCHQ ngày 12/12/2016 của Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Quyết định số 4292/QĐ-TCHQ ngày 12/12/2016 của Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thì: - Phòng Nghiệp vụ: + Tham mưu Lãnh đạo Cục các chương trình, kế hoạch, giải pháp tổ chức triển khai việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định, quy trình, quy chế hướng dẫn về công tác quản lý thuế; kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung quy định liên quan đến công tác quản lý thuế. + Tham mưu Kế hoạch, giải pháp thu ngân sách, thu hồi, xử lý nợ thuế hàng năm của Cục và giao nhiệm vụ thu ngân sách, thu hồi, xử lý nợ thuế hàng năm cho các Chi cục. + Tham mưu Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình về quản lý thuế, phân loại hàng hóa, xác định trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định. + Kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến công tác quản lý thuế. + Tổ chức thực hiện kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các Chi cục trong công 38 tác thu ngân sách, thu hồi, xử lý nợ thuế và các giải pháp thu ngân sách hàng năm theo quy định. + Thực hiện và tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành; phối hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao. + Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, chế độ, pháp luật về hải quan trong lĩnh vực được phân công. + Phối hợp xây dựng, trình Cục trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, nội dung tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý thuế cho CBCC. + Tổ chức xây dựng, thu thập, cập nhật, sử dụng và quản lý thông tin cơ sở dữ liệu về nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định. Tổng hợp, giải quyết các vướng mắc của Chi cục trong lĩnh vực quản lý thuế. - Các Chi cục trực thuộc: + Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật. + Qua tổ chức thực hiện, phát hiện những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế thì kịp thời báo cáo đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết. + Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, chế độ, pháp luật về hải quan trong lĩnh vực được phân công. Nhằm từng bước hiện đại hoá thu ngân sách nhà nước, cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ năm 2010 đến nay, tại Quảng Nam, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Cục Hải quan, Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Quảng Nam, Ngân hàng Công thương Chi nhánh Quảng Nam, Ngân hàng CPTM đầu tư, phát triển Việt 39 Nam Chi nhánh Quảng Nam (BIDV) và Ngân hàng CPTM Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam đã ký thoả thuận phối hợp thu và uỷ nhiệm chi ngân sách Nhà nước. Quá trình triển khai thực hiện thoả thuận này có ý nghĩa rất quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc giảm các chi phí và cũng tạo điều kiện cho các cơ quan thu hiện đại hoá công tác thu thuế và cải cách hành chính. Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đã có sự phân cấp, thống nhất trong tổ chức thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu theo cấp cục, chi cục và phân công nhiệm vụ từ cấp phòng đến các Chi cục và đã có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh 2.2.4. Duy trì chính sách Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, điều hành, chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đã thành lập và duy trì thường xuyên hoạt động của Tổ giải quyết vướng mắc, kịp thời hướng dẫn thủ tục hải quan, trả lời, giải đáp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016; Luật sửa đổi bổ sung các Luật về thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016; Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hàng năm, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam thường tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tại các Chi cục trực thuộc để trao đổi, giải quyết, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở Cục, các Chi cục hoặc công khai trên website của Cục tại địa chỉ: www.haiquanquangnam.gov.vn số điện thoại đường dây nóng 19009299, danh sách, số điện thoại của CBCC trong các Tổ tuyên truyền, hỗ trợ người khai hải quan, các quy trình thủ tục hải quan cho toàn thể người dân và 40 cộng đồng doanh nghiệp biết. Tổ chức quản lý hồ sơ, theo dõi tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, mỗi nhóm nợ có đánh giá chi tiết theo từng doanh nghiệp, tờ khai, tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp, nguyên nhân chưa thu hồi nợ, đưa ra biện pháp xử lý theo quy định. 2.2.5. Điều chỉnh chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu Trong quá trình thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh Quảng Nam cũng như Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đã có nhiều giải pháp để triển khai điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. Có thể kể đến như: Căn cứ vào tình hình thực tế tại các đơn vị, trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương, Tổng cục Hải quan đã giao bổ sung chỉ tiêu thu NSNN hàng năm. Trên cơ sở chỉ tiêu phấn đấu của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành các văn bản giao bổ sung chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu phấn đấu được giao. Năm 2017, Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu thu thuế cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam từ 4.200 tỷ lên 4.500 tỷ đến 4.800 tỷ và lên 5.000 tỷ. Nhằm tăng cường nhiệm vụ thu NSNN vào những ngày cuối năm, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra đối với các mặt hàng có trị giá lớn, thuế suất cao, dễ khai sai mã số, thuế suất, có nghi vấn về giá. Các chi cục bố trí CBCC tăng cường công tác kiểm tra đối với hàng hóa được hệ thống phân luồng xanh theo quy định nhằm thu đúng, thu đủ góp phần tăng thu NSNN. 2.2.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách Bên cạnh việc rút ngắn thời gian làm thủ tục và thông quan hàng hoá, tạo 41 điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, Cục Hải quan Quảng Nam cũng đã không ngừng tăng cường công tác “hậu kiểm”. Thay đổi quản lý từ “tiền kiểm” tạo thuận lợi trong thông quan sang “hậu kiểm” kiểm tra sau thông quan để đảm bảo hiệu lực quản lý, phòng ngừa lợi dụng vi phạm, đánh giá được sự tuân thủ của doanh nghiệp. Trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin với kỹ thuật quản lý rủi ro, xếp hạng đánh giá doanh nghiệp, hàng năm đơn vị xây dựng kế hoạch KTSTQ để tiến hành kiểm tra đánh giá sự tuân thủ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở doanh nghiệp. Ngoài kiểm tra theo kế hoạch, lực lượng KTSTQ được tiến hành KTSTQ đối với doanh nghiệp khi có dấu hiệu vi phạm. Công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ cũng được Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam chú trọng. Tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, do chưa có phòng Thanh tra nên công tác thanh tra do Bộ phận Thanh tra (thuộc Văn phòng Cục) thực hiện. Bộ phận này vừa có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra trong nội bộ Cục, thanh tra chuyên ngành tại trụ sở doanh nghiệp đề nghị Tổng cục Hải quan phê duyệt vừa trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành. Ngoài ra, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam cũng thường xuyên áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế (như trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại các ngân hàng thương mại, dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu) để buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào NSNN. 2.2.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, hàng tháng, thông qua các cuộc họp giao ban, các đơn vị đều đánh giá tình hình thực hiện công tác quản 42 lý thuế xuất, nhập khẩu hay thông qua các Hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm, Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đều tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế; Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_quan_ly_thue_xuat_nhap_khau_tu.pdf
Tài liệu liên quan