Phòng Nội vụ, văn phòng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận là
cơ quan tham mưu giúp việc trong việc thực hiện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
thực hiện các nhiệm vụ. Bên cạnh đó hoạt động của HĐND cũng nâng cao
vai trò có sự đổi mới về nội dung và hình thức, đã ban hành Nghị quyết giám
sát đúng với tình hình thực tế, công tác giám sát được chú trọng và thực hiện
thường xuyên; các tồn tại, bức xúc được chuyển tải và giải quyết kip thời.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính,
đạo đức công vụ theo tinh thần Chỉ thị 29 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà
Nẵng và Quyết định 219 của UBND quận Ngũ Hành Sơn. Tiếp tục đẩy mạnh
công tác cải cách hành chính, đã khai trương mô hình “Một cửa điện tử” để
phục vụ nhu cầu của nhân dân. Qua đó, các mục tiêu và biện pháp chủ yếu
của chính sách lại được khẳng định để nhắc mỗi đối tượng thực hiện chính
sách, mỗi cán bộ, công chức tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong
quá trình thực hiện chính sách.
69 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cơ quan nhà nước với cá nhân và tố chức.
- Quá trình thực hiện chính sách công cần có các điều kiện vật chất.
26
Đây là yếu tố ngày càng có vị trí quan trọng để cùng nhân sự và các yếu
tổ khác thực hiện thắng lợi chính sách của nhà nước. Trong nền kinh tế thị
trường hội nhập như hiện nay, để thực hiện chính sách nhà nước cần phải tăng
cường các nguồn lực vật chất và nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất cần
tăng nhanh cả vể số lượng và chất lượng. Trong thực tế, cơ quan nhà nước
gặp khó khăn trong việc chuyển tải những nội dung chính sách đến với chủ
thể tham gia với đối tượng thụ hưởng một cách thường xuyên do chỉ thiếu các
điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách.
Sự đồng tình ủng hộ của người dân.
Một chính sách có thành công hay không thì sự đồng tình ủng hộ của
nhân dân là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Không chỉ có các cơ quan
nhà nước thực hiện mà phải đòi hỏi có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân
trong xã hội để góp phần to lớn trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách.
Đây là đối tượng trực tiếp thụ hưởng những lợi ích do chính sách mang
lại đồng thời, cũng là người trực tiếp tham gia thực hiện hóa mục tiêu chính
sách. Vì vậy, một chính sách muốn nhanh chóng đi vào lòng dân và được
nhân dân ủng hộ thực hiện thì mục tiêu và biện pháp thi hành phải đáp ứng
được nhu cầu thực tế của người dân và xã hội. Ngược lại, một chính sách
không phù hợp với điều kiện và trình độ dân trí, không thiết thực với đời sống
nhân dân thì sẽ không được ủng hộ và thực hiện.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá về thực hiện chính sách công
a. Đánh giá đầu vào
Đánh giá đầu vào nhằm đo lường số lượng của đầu vào các chương trình
thực hiện chính sách công bao gồm số lượng các yếu tố được huy động sử
dụng và sự nỗ lực cua cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước để hoàn
thành các mục tiêu chính sách.
Các yếu tố đầu vào có thể là nhân sự, công sở, trang thiết bị kỹ thuật,
27
văn phòng phẩm, công cụ lao động nhỏ, thông tin, chi phí tài chính cho sự
vận hành.... được tính toán bằng thước đo giá trị. Đánh giá đầu vào nhằm
mục đích thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho đánh giá tính hiệu quả quản lý
của chính quyền hoặc chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Khi tiến hành phân tích đánh giá các yếu tố vào của quá trình thực hiện
một số chính sách công, nhà phân tích cần phải áp dụng các phương pháp tính
toán mọi chi phí đầu vào trên cơ sở định mức tài chính hiện hành của Nhà
nước hoặc theo giá thị trường của các yêu tố đó.
b. Đánh giá đầu ra
Đánh giá đầu ra của một chương trình hay dự án thực hiện chính sách
công là xem xét kết quả đầu ra của các chương trình, dự án trong mối tương
quan với việc sử dụng các nguồn lực đầu vào và thực hiện mục tiêu chính
sách một cách cụ thể. Đánh giá thực hiện là nhằm mục đích xác định xem
chính sách đang tạo ra giá trị gì cho xã hội, có thể không liên quan trực tiếp
đến các mục tiêu của chính sách đã tuyên bố.
c. Đánh giá hiệu lực
Đánh giá hiệu lực không đơn giản chỉ để xác định các đầu vào hoặc đầu
ra chương trình, dự án thực hiện chính sách công, mà còn để xác định xem các
chương trình, dự án đang thực hiện có tạo ra những kết quả phù hợp với mục
tiêu của chính sách hay không. Các nhà hoạch định chính sách công sử dụng
việc đánh giá này để phục vụ công tác quản lý và hoạch định sẽ rất hiệu quả
và chất lượng, tuy nhiên mức độ đánh giá này được xem là khó thực hiện nhất
do dữ liệu phục vụ đánh giá đòi hỏi số lượng rất lớn các đầu vào của thông tin
và trong thực hiện việc đánh giá cần mức độ phức tạp cao
d. Đánh giá hiệu quả
Đánh giá hiệu quả nhằm xem xét các chi phí của một chương trình, dự án
cụ thể để đạt những mục tiêu mong muốn. Khi xem xét đến hiệu quả của dự
28
án chương trình cần đánh giá yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra dưới hình thức
giá trị rồi đánh giá so sánh mức độ hiệu quả đạt được.
e.Đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình là việc xem xét các phương pháp tổ chức, gồm các
thủ tục và quy trình hoạt động được sử dụng để thực hiện các dự án, chương
trình thuộc chính sách công. Quá trình duy trì, tổ chức hợp lý thực hiện hiệu
quả chính sách hay không được xác định là mục tiêu của đánh giá này. Sự
thực thu một chính sách công luôn được chia thành các nhiệm vụ cụ thể như
quản lý tài chính, hoạch định chiến lược và đánh giá việc thực hiện các nhiệm
vụ theo tiêu chí hiệu lực, hiệu quả, đánh giá về những phàn nàn của người dân
và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước là mục tiêu cần hướng tới.
1.3. Những đặc thù của chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị và
việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị
Chính sách quản lý đô thị không đơn thuần chỉ là mặt hành chính mà nó,
ở một góc độ nào đó mà nói, là một khoa học một nghệ thuật; quản lý trật tự
đô thị không phải là việc kinh doanh đất đai, nhà ở, cở sở hạ tầng kỹ thuật,
quản lý hành chính nhà nước, môi trường, tài chính đô thị mà còn là quản lý
con người gắn với văn hóa xã hội hiện hữu; quản lý trật tự xây dựng không
chỉ là nhiệm vụ của nhà quản lý mà đó là nhiệm vụ của toàn thể người dân với
tư cách là một công dân đô thị.
Các tầng lớp dân cư trong đô thị vừa là đối tượng chịu sự quản lý của
công tác quản lý trật đô thị nhưng lại vừa là chủ thể tham gia vào công tác
quản lý trật tự đô thị. Nếu có định hướng đúng và khuyến khích được sự tham
gia tích cực của bộ phận dân cư thì công tác quản lý trật tự đô thị sẽ có nhiều
thuận lợi hơn. Muốn làm được điều trước hết, đòi hỏi những người có trách
nhiệm về quản lý xây dựng đô thị phải nhìn thấy được nguồn lực này, thừa
nhận sự tham gia của người dân vào công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị
29
là cần thiết và tất yếu. Tiếp tục có những động thái tích cực và thiết thực để
kéo người dân vào công tác quản lý đô thị mà cụ thể là tiến hành nghiên cứu
nhu cầu của người dân làm cơ sở cho các chính sách quản lý đô thị, đặc biệt là
trong quá trình xây dựng lối sống đô thị, văn hóa văn minh đô thị, phát huy
các giá trị và phong tục tập quán.
Gần đây nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác quản lý trật tự xây
dựng không cho phép chúng ta hời hợt, đơn giản trong nhận thức và chậm trễ
trong việc thực hiện các giải pháp. Lâu nay, việc tổ chức xây dựng các công
trình cụ thể chủ yếu chúng ta quan tâm đến quy mô và bề rộng mà ít chú ý
đến tổng thể mang tính hiện đại, văn minh. Chính sách quản lý trật tự xây
dựng đô thị có vai trò quan trọng như là một trong những giải pháp quan
trọng tạo cho hoạt động xây dựng các điểm dân cư có tính đồng bộ và thống
nhất, môi trường sống, làm việc, tổ chức giao thông thuận lợi.
Bất cứ một điểm dân cư nào, từ nông nghiệp, tiền công nghiệp chuyển
sang xã hội công nghiệp - thương mại - dịch vụ thì tất yếu sẽ diễn ra những
thay đổi trong kết cấu cơ sở hạ tầng, trong tổ chức xã hội. Thực tế là đời sống
công nghiệp - dịch vụ cần có sự tương thích của kiểu nhà ở, qui hoạch và kiến
trúc phù hợp với nó.
Việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng hướng tới việc đảm
bảo môi trường sống thoải mái, lành mạnh, tích cực, và an toàn cho người
dân. Người dân có thể thụ hưởng các tiện ích như dịch vụ y tế tốt, hệ thống
giao thông công cộng tiện lợi, nguồn nước sạch, tỉ lệ tội phạm thấp; học sinh
có thể học tại trường chất lượng, không khí trong lành, các hoạt động vui chơi
giải trí đa dạng.
Người lao động sẽ có các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đảm bảo khả năng
cạnh tranh trên thương trường thế giới như sử dụng các nguồn năng lượng
sạch, ổn định với chi phí thấp, kết nối Internet băng thông rộng; chi phí cho
30
không gian sống và làm việc vừa tầm thu nhập; các cơ hội để được học hành,
trau dồi kỹ năng, kiến thức;
Cụ thể vể giao thông đường xá thông thoáng giảm ùn tắc, kẹt xe gây biết
bao nhiêu phiền hà cho người dân, giảm khói bụi các vấn đề gây ra phát
sinh từ tiền bạc đến sức khoẻ.
31
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về Chính sách
công và các khái niệm cơ bản về quản lý trật tự xây dựng đô thị, bao gồm: xác
định khái niệm chính sách công, khái niệm trật tự xây dựng, khái niệm về
quản lý nhà nước. Từ việc phân tích các khái niệm, luận văn đã làm sáng tỏ
chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị là tập hợp các quyết định có liên
quan nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết
vấn đề quản lý trật tự xây dựng đô thị. Trong Chương 1, Luận văn đã tập
trung đề cập đến nội dung chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị, nghiên
cứu quá trình thực hiện chính sách bao gồm: mục đích yêu cầu của việc thực
hiện chính sách, quy trình thực hiện chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách và tiêu chí đánh giá về thực hiện chính sách công..
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Tổng quan tình hình, đặc điểm của quận ngũ hành sơn liên
quan đến chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình kinh tế xã hội của quận
Ngũ Hành Sơn
Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành
Thành phố trực thuộc Trung ương; quận Ngũ Hành Sơn được chính thức
thành lập trên cơ sở phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã
Hòa Hải, Hòa Quý của huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày
23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ. Năm 2005, thực hiện Nghị định số
24/NĐ-CP ngày 03/2/2005 của Chính phủ về việc việc thành lập phường
thuộc các quận Hải Châu, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng,
phường Bắc Mỹ An được chia tách thành hai phường là phường Mỹ An và
Khuê Mỹ.
Quận Ngũ Hành Sơn có diện tích tự nhiên có: 3.911,7818 ha, dân số có:
80.225 người với mật độ dân số: 2.051 người/km2. Quận Ngũ Hành Sơn nằm
về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 8km; phía
Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12km, phía Tây giáp huyện Hòa Vang,
Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp
Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; là quận có địa hình
tương đối bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về tính chất lí - hóa học, cấu tạo
địa chất chủ yếu là cát; nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên chế độ nhiệt,
lượng mưa, độ ẩm tương đối thuận lợi cho sự phát triển sản xuất cây lương
thực và thực phẩm, nhiệt độ trung bình: 25,60C/năm, quanh năm nắng lắm
33
mưa nhiều nhưng lượng mưa phân bổ không đồng đều, chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc và Tây Bắc khu vực Duyên hải miền Trung và các cơn bão
đổ vào. Ngũ Hành Sơn có cả mạng lưới giao thông bằng đường bộ và đường
thuỷ rất thuận lợi; nối liền với trung tâm thành phố; rất gần với cảng hàng
không quốc tế Đà Nẵng, nhà ga đường sắt Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa.
Quận Ngũ Hành Sơn nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại
với đô thị cổ Hội An - một di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận
và nằm ở chặng cuối cùng của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, dài 1450
km, nối các nước tiểu vùng sông Mê Kông mà điểm cuối đường ở phía Đông
là cảng biển Tiên Sa. Cây cầu Tuyên Sơn bắc qua sông Hàn với đầu cầu phía
Tây ở quận Hải Châu và đầu cầu phía Đông ở quận Ngũ Hành Sơn, được thủ
tướng 2 nước Việt Nam và Thái Lan cắt băng khánh thành vào ngày 22 tháng
3 năm 2004, là cây cầu cuối cùng trên tuyến hành lang xuyên quốc gia quan
trọng này.
Hình 2.1. Bản đồ khớp nối tổng thể đồ án quy hoạch quận Ngũ Hành Sơn
Bảng 2.1. Diện tích sử dụng đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn năm 2017
34
(Đơn vị tính:ha)
STT Tên loại đất
Ký
hiệu
Tổng diện
tích đất
Cơ cấu
(%)
I Tổng diện tích đất của đơn vị
hành chính (1+2+3)
4018.85 100.00
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 489.34 12.18
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 478.97 11.92
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 423.11 10.53
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 262.86 6.54
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 160.25 3.99
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 55.83 1.39
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.64 0.14
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5.64 0.14
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0.00
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 4.77 0.12
1.4 Đất làm muối LMU 0.00
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.00
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 3161.50 78.67
2.1 Đất ở OCT 1111.26 27.65
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 0.00
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1111.26 27.65
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1624.70 40.43
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 4.77 0.12
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 129.35 3.22
2.2.3 Đất an ninh CAN 5.36 0.13
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 134.55 3.35
35
STT Tên loại đất
Ký
hiệu
Tổng diện
tích đất
Cơ cấu
(%)
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
CSK
543.68 13.53
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công
cộng
CCC
806.98 20.08
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 22.63 0.56
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 12.98 0.32
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
43.25 1.08
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 291.36 7.25
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 55.34 1.38
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.00
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 368.00 9.16
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 368.00 9.16
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường quận Ngũ Hành Sơn)
Từ số liệu bảng 2.1 ta thấy cơ cấu đất phi nông nghiệp chiếm 78.67 %
cho thấy quận Ngũ Hành Sơn là quận có diện tích đất đô thị cao, đây có thể
nói quận Ngũ Hành Sơn là một quận đô thị.
36
- Về kinh tế
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành của quận Ngũ Hành Sơn
(giai đoạn 2013-2017 (giá so sánh 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chi tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng giá trị sản xuất 962.33 1196.49 1408.14 1711.15 2176.13
CN-XD 386.84 465.45 500.38 550.41 645.6
NL-TS 55.96 57.92 63.4 53.16 63.03
TM-DV 519.53 673.12 844.36 1107.58 1467.5
Cơ cấu giá trị sản
xuất (%)
100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
CN-XD 40.20 38.90 35.53 32.17 29.67
NL-TS 5.82 4.84 4.50 3.11 2.90
TM-DV 53.98 56.26 59.96 64.73 67.44
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn năm 2017)
Bảng 2.3. Tốc độ phát triển của quận Ngũ Hành Sơn
Đơn vị tính: tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng giá trị sản xuất (giá
so sánh 2010)
1196.49 1408.14 1711.15 2176.13
Tốc độ tăng trưởng (%) 10.68 24.33 17.69 21.52 27.17
CN-XD 10.68 24.33 17.69 21.52 27.17
NL-TS 30.07 3.50 9.46 16.15 18.57
TM-DV 26.50 29.56 25.44 31.17 32.50
Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ trọng CN-XD (%) 40.20 38.90 35.53 32.17 29.67
Tỷ trọng NL-TS (%) 5.82 4.84 4.50 3.11 2.90
Tỷ trọng TM-DV (%) 53.98 56.26 59.96 64.73 67.44
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn năm 2017)
37
Hình 2.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của quận Ngũ Hành Sơn
Tổng giá trị sản xuất năm 2013 là 962.33 tỷ đồng đến năm 2017 giá trị
sản xuất đạt giá trị lên đến 2176.13 tỷ đồng .Tốc độ tăng trưởng luôn trên
10%, có năm 2017 tốc độ tăng trưởng đạt đến 27,17 %. Nhìn chung, kinh tế
của quận Ngũ Hành Sơn đạt tốc độ tăng trưởng cao.
2.1.2 Nhu cầu về xây dựng trên địa bàn quận
- Dân số
Bảng 2.4. Dân số và tốc độ tăng dân số quận Ngũ Hành Sơn
Đơn vị tính: người
2013 2014 2015 2016 2017
Dân số trung bình 73.531 74.873 76.373 77.824 80.225
Tốc độ tăng dân số (%) 1.98 1.83 1.87 2.03 3.09
(Nguồn Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn năm 2017)
38
Hình 2.3 Biểu đồ dân số và tốc độ tăng dân số của quận Ngũ Hành Sơn
Dân số năm 2013 là 73.531 người đến năm 2017 dân số tăng 80.225
người. Nhu cầu nhà ở sẽ tăng, đây cũng là thách thức cho công tác quản lý trật
tự xây dựng.
- Tốc độ đô thị hóa
Bảng 2.5. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất
trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
Đơn vị tính: ha
STT
Mục đích
sử dụng
Mã
Diện
tích năm
2017
So với năm 2015 So với năm 2016
Diện
tích năm
2015
Tăng (+)
Giảm (-)
Diện tích
năm
2016
Tăng (+)
Giảm (-)
I Tổng diện tích đất
của đơn vị hành
chính (1+2+3)
4018.85 4018.85 0.00 4018.85 0.00
1 Nhóm đất nông
nghiệp
NNP 489.34 515.78 -26.44 514.11 -24.77
1.1 Đất sản xuất nông
nghiệp
SXN 478.97 505.38 -26.44 503.71 -24.77
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.64 5.64 0.00 5.64 0.00
1.3 Đất nuôi trồng
thủy sản
NTS 4.77 4.77 0.00 4.77 0.00
1.4 Đất làm muối LMU
39
STT
Mục đích
sử dụng
Mã
Diện
tích năm
2017
So với năm 2015 So với năm 2016
Diện
tích năm
2015
Tăng (+)
Giảm (-)
Diện tích
năm
2016
Tăng (+)
Giảm (-)
1.5 Đất nông nghiệp
khác
NKH
2 Nhóm đất phi
nông nghiệp
PNN 3161.50 2828.34 333.16 2843.22 318.28
2.1 Đất ở OCT 1111.26 941.35 169.91 948.57 162.69
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1624.70 1465.32 159.38 1472.79 151.91
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 22.63 21.74 0.89 21.94 0.69
2.4 Đất cơ sở tín
ngưỡng
TIN 12.98 12.93 0.05 12.93 0.05
2.5 Đất nghĩa trang,
nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hỏa táng
NTD 43.25 43.25 0.00 43.25 0.00
2.6 Đất sông, ngòi,
kênh, rạch, suối
SON 291.36 286.54 4.82 286.54 4.82
2.7 Đất có mặt nước
chuyên dùng
MN
C
55.34 57.20 -1.86 57.20 -1.86
3 Nhóm đất chưa
sử dụng
CSD 368.00 674.73 -306.73 661.52 -293.52
3.1 Đất bằng chưa sử
dụng
BCS 368.00 674.73 -306.73 661.52 -293.52
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường quận Ngũ Hành Sơn)
Diện tích đất nông nghiệp năm 2017 giảm 26.44 ha so với năm 2015 và
giảm 24.77 ha so với năm 2016 và đất phi nông nghiệp luôn luôn tăng. Đặc
biệt từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 318.28 ha. Điều này cho thấy tốc độ đô
thị hóa quận Ngũ Hành Sơn tăng đáng kể. Nhà ở đô thị cũng sẽ tăng, điều này
ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng.
Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch rất nhiều khu
nghỉ dưỡng, khách sạn 4-5 sao được xây dựng. Bên cạnh đó, hàng trăm khách
sạn khác từ 1-3 sao cũng đua nhau mọc lên. Dọc các tuyến đường từ Hoàng
Sa về Võ Nguyên Giáp đến Trường Sa, nhiều khách sạn lớn đang tiếp tục
được xây dựng đây cũng là thách thức lớn trong việc thực hiện chính sách
quản lý trật tự xây dựng đô thị.
40
2.2. Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị của quận
Ngũ Hành Sơn
2.2.1. Mục đích
Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng nhằm hướng đến việc phát
triển hợp lý của đô thị trong từng giai đoạn và định hướng phát triển lâu dài
cho quận Ngũ Hành Sơn về các mặt như: tạo môi trường thông thoáng, thuận
lợi cho việc sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân được hưởng các phúc
lợi xã hội tiếp cận các thiết chế văn hóa, tạo không gian kiến trúc cảnh quan
và môi trường đô thị.
Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ
V (nhiệm kỳ 2015 - 2020), xác định các mục tiêu chung trong phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020, các mục tiêu này vừa là mục tiêu chung, vừa là mục
tiêu chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đó là: Nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống anh hùng, đoàn
kết, thống nhất, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Khai thác tiềm
năng lợi thế, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác chỉnh trang, phát
triển đô thị tạo đà cho kinh tế, xã hội phát triển nhanh, bền vững; thực hiện tốt
chương trình an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh; phấn đấu xây
dựng quận Ngũ Hành Sơn sớm trở thành đô thị hiện đại, là trung tâm du lịch,
dịch vụ của thành phố Đà Nẵng. (Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận, nhiệm kỳ
2015-2020)
2.2.2. Yêu cầu
Tiếp tục thực hiện Kết luận số 02-KL/TU ngày 31/5/2006 của Ban
Thường vụ Thành ủy, đề xuất và phối hợp với thành phố ưu tiên huy động
mọi nguồn lực xã hội, đầu tư vốn triển khai hoàn thành các dự án trọng điểm:
Dự án Đô thị công nghệ FPT, Công viên văn hóa - lịch sử Ngũ Hành Sơn, Dự
án khu đô thị sinh thái Hòa Quý, Dự án Đô thị Đại học Đà Nẵng, Dự án khơi
41
thông sông Cổ Cò, đường Trần Hưng Đạo nối dài....
Tăng cường công tác quản lý đô thị, quản lý quy hoạch, phát triển không
gian đô thị của quận theo hướng hiện đại với những nét đặc trưng, phù hợp
với điều kiện tự nhiên của địa phương, tạo dấu ấn riêng trong không gian đô
thị chung của thành phố. Đẩy nhanh tiến độ và chất lượng xây dựng các công
trình theo kế hoạch thành phố phê duyệt. Tập trung thực hiện dứt điểm công
tác giải tỏa, đền bù, bàn giao mặt bằng cho các dự án đúng tiến độ của thành
phố giao, trong đó chú trọng việc rà soát các vướng mắc liên quan đến các dự
án đang thực hiện dở dang, chủ động giải quyết hoặc báo cáo cấp trên chỉ đạo
các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm, không để kéo dài. Đẩy nhanh tiến độ
thi công và đảm bảo chất lượng đối với các công trình xây dựng cơ bản. Triển
khai thực hiện danh mục các công trình xây dựng cơ bản hằng năm theo thứ
tự ưu tiên. Xúc tiến khởi động các dự án lớn chậm triển khai như các khu
resort ven biển, Công viên văn hóa - lịch sử Ngũ Hành Sơn, nạo vét sông Cổ
Cò, Khu biệt thự sinh thái Hòa Quý, Bệnh viện chất lượng cao, Khu đô thị
công nghệ FPT... Triển khai bê tông hóa các tuyến đường giao thông và lắp
đặt hệ thống điện chiếu sáng trong khu vực dự án chậm triển khai và ở các
khu dân cư nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.
2.2.3. Quy trình thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên
địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
a.Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách quản lý trật tự
xây dựng đô thị
Bên cạnh cơ sở quy phạm pháp luật của Chính phủ về quản lý trật tự xây
dựng đô thị và các văn bản hướng dẫn của Bộ xây dựng, kế hoạch của Thành
phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã ban hành các kế
hoạch nhằm tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả :
- Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
42
trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản
làm vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất
động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
- Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 về Quy định chi tiết
một số điều của Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V, nhiệm kỳ
2015-2020;
- Kế hoạch 169/KH-UBND ngày 30/11/2017 của UBND quận Ngũ Hành
Sơn về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 01/11/2017 của
BTV Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý trật tự xây dựng,
an toàn lao động.
- Kế hoạch số 45/KH-ĐKTQĐT ngày 01/3/2018 của UBND quận Ngũ
Hành Sơn về việc triển khai thực hiện về việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU
ngày 01/11/2017 của BTV Thành ủy Đà Nẵng.
- Công văn số 223/UBND-QLĐT ngày 19/1/2018 của UBND quận Ngũ
Hành Sơn về việc tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý các công trình xây dựng.
Trong đó bao gồm những nội dung cơ bản sau:
(i) Kế hoạch tổ chức, điều hành: Kế hoạch gồm những dự kiến về hệ
thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách, số
lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện, những dự kiến về cơ
chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện, cơ chế tác động
giữa các cấp thực hiện chính sách. Quận ủy, UBND, UBMTTQVN quận và
các phòng, ngành, các tổ chức chính trị xã hội thuộc quận.Với vai trò lãnh
đạo, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V (nhiệm
kỳ 2015-2020) ) đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận làm cơ
sở định hướng và thực hiện các chính sách về quản lý trật tự xây dựng.
(ii) Kế hoạch cung cấp các nguồn lực, vật lực: Kế hoạch cung cấp các
43
nguồn vật lực gồm: dự kiến cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho
tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực tài chính, vật tư, văn phòng
phẩm
(iii) Kế hoạch thời gian thực hiện: Kế hoạch thời gian là dự kiến về thời
gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên
truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu
cần đạt được và thời gian dự kiến để thực hiện mục tiêu đó.
(iv) Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Kế hoạch kiểm tra
thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp
kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách.
Theo Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt
động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô
thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật
liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ
nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông. Và
căn cứ theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 31 tháng 9 năm 2005,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_chinh_sach_quan_ly_trat_tu_xay_dung_do_th.pdf