Luận văn Thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh

Xây dựng và thực hiện những phương pháp tuyển dụng hợp lý, khách

quan, chính xác; bố trí, phân công nhiệm vụ hợp lý đối với nhân lực chất

lượng cao trên cơ sở chuyên môn được đào tạo, năng lực, sở trường của nhân

lực; xây dựng hệ thống định mức lao động, mô tả công việc, tiêu chuẩn chức

danh làm căn cứ cho việc bố trí công việc và đánh giá kết quả làm việc của

nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện các quy định về quy hoạch, đào tạo, đề

bạt, bổ nhiệm cán bộ đối với nhân lực chất lượng cao

pdf82 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nhánh đi đến cửa khẩu Mộc Bài còn được gọi là tuyến đường Xuyên Á, nhánh còn lại là quốc lộ 22B - là tuyến đường xương sống chạy dọc tỉnh theo hướng Bắc – Nam). Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh có một hệ thống khá tốt các đường huyện và tỉnh lộ nối vào quốc lộ 22. Địa hình đất đai bằng phẳng, đất xám chiếm khoảng 84% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp và sản xuất hoa màu. Về tài nguyên nước, nguồn nước ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hai con sông chính là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Trên dòng sông Sài Gòn về phía thượng lưu có hồ Dầu Tiếng, có dung tích hữu hiệu 1,45 tỷ m3 và diện tích mặt nước 27.000 ha (trong đó có 20.000 ha nằm trên địa bàn Tây Ninh). Hai hệ thống sông và hồ Dầu Tiếng đã tạo nên một hệ thống suối và kênh rạch phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt. Khoáng sản của Tây Ninh chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như 34 than bùn, đá vôi, cát, sét và đá xây dựng. Than bùn có trữ lượng 16 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, có thể dùng chế biến phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đá vôi có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn có thể sử dụng làm clinker sản xuất xi măng (nhà máy xi măng Fico đi vào hoạt động năm 2008). Tỉnh Tây Ninh có 2 khu vực tự nhiên rất thích hợp cho phát triển du lịch là núi Bà Đen và Hồ Dầu Tiếng. Núi Bà Đen cao 986 mét, nơi có một ngôi chùa nổi tiếng là chùa Bà, hằng năm thu hút hơn 02 triệu lượt khách du lịch về đây hành hương. Tây Ninh có nhiều di tích lịch sử cách mạng như di tích Trung ương cục Miền Nam, di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới khá hấp dẫn với khách du lịch. Ngoài ra còn có một số địa điểm tiềm năng như Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, khu rừng lịch sử Văn hóa Chàng Riệc... Một địa danh rất nổi tiếng khác là Tòa Thánh Tây Ninh của đạo Cao Đài - nơi đặt trụ sở của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh. Về kinh tế, trong giai đoạn 2001-2010 phát triển rất ấn tượng: tốc độ tăng trưởng GDP trên 14%, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 26%, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 47,7% xuống còn 26,8%. Tuy nhiên, vẫn còn thua kém nhiều tỉnh lân cận và vẫn đang phát triển dưới mức tiềm năng. Khát vọng của tỉnh là huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đưa Tây Ninh lên một tầm cao mới. Bảng 2.1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2015 GRDP 46.844 Tỷ VND Mức tăng GRDP 11.1% GRDP bình quân đầu người 2.189 USD Giá trị sản xuất công nghiệp 50.515 Tỷ VND Kim ngạch xuất khẩu 2.730 Triệu USD Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh. Ngành nông nghiệp đã quy hoạch các vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày 35 và dài ngày như mía, khoai mì, cao su, đậu phộng, hoa màu... Ngành công nghiệp và tiểu thủ công ở Tây Ninh chủ yếu là phát triển hệ thống nhà máy chế biến nông sản như nhà máy đường, sơ chế bột củ mì, sơ chế mủ cao su... Mặc dù tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Ninh khá cao, song xét về mặt tuyệt đối, giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Ninh chưa tới 10% so với các tỉnh công nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ. Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng cây công nghiệp năm 2015 Năm 2015 Diện tích (ha) Sản lượng/năm (Tấn) Một trong những tỉnh sản xuất mía đường lớn nhất nước 14.245 1.046.003 Dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn 57.608 1.868.305 Vị trí quan trọng trong sản xuất, chế biến cao su 100.818 182.877 Vị trí quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hạt điều 1.045 2.011 Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh. Hình 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh 2015 (tính theo giá so sánh 2010) Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh có 02 khu kinh tế cửa khẩu là Mộc Bài và Xa Mát. Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được thành lập năm 1998 với diện tích quy hoạch là 21.000 ha của hai huyện Bến Cầu và Trảng Bàng với nhiều chức năng thương mại, công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Năm 2010, tại cửa khẩu Mộc Bài kim ngạch xuất khẩu đạt 98,36 triệu USD và nhập khẩu đạt 270,12 triệu USD trong tổng số 1551,6 triệu USD 36 xuất khẩu và 276,6 triệu USD nhập khẩu từ Campuchia. Tổng doanh thu bán hàng năm 2010 đạt 1.573 tỷ đồng. Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát được thành lập năm 2003 với trọng tâm là cửa khẩu Xa Mát. Hiện có 11 dự án trong nước đăng kí với tổng số vốn hơn 4.000 tỷ đồng nhưng chưa có dự án nào hoạt động. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 5 khu công nghiệp đang hoạt động là Trảng Bàng, Linh Trung 3, Bourbon-An Hòa, Phước Đông và Chà Là với 3.385ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê xây dựng nhà xưởng là 2.162ha. Khu công nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Tây Ninh, có tổng diện tích 160ha. Tính đến cuối năm 2010, khu công nghiệp Trảng Bàng đã thu hút được khoảng 283 triệu USD vốn đăng kí và tỷ lệ lấp đầy đạt gần 90%. Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung 3 thành lập vào năm 2003 với số vốn đầu tư là 29 triệu USD rộng 203ha, cạnh khu công nghiệp Trảng Bàng. Tính đến cuối năm 2010, khu chế xuất này đã thu hút được khoảng 272 triệu USD vốn đăng kí và đã lấp đầy được trên 80% diện tích. Hai khu công nghiệp Bourbon-An Hòa (diện tích 760ha), Phước Đông (2000ha) được thành lập vào năm 2009 tọa lạc gần khu công nghiệp Trảng Bàng và Linh Trung 3. Hiện tại, khu công nghiệp Bourbon-An Hòa thu hút được 14 dự án với tổng vốn 48,6 triệu USD vốn đầu tư trong đó thực hiện là 6 dự án với tổng vốn 16,6 triệu USD. Khu công nghiệp Phước Đông hiện tại có 6 dự án đăng kí với tổng vốn 493,2 triệu trong đó 2 dự án thực hiện với tổng vốn 15,8 triệu USD. Khu công nghiệp Chà Là được nâng cấp từ cụm công nghiệp Chà Là với diện tích hơn 42 ha (giai đoạn 1) mới thu hút được 2 dự án đăng kí với tổng vốn 20,4 triệu USD. Đến cuối năm 2015, có 234 dự án FDI trên toàn tỉnh với tổng vốn đăng ký khoảng 3,5 tỷ USD, trong đó có 187 dự án đang hoạt động. Đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất trong tỉnh, hiện có 173 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD, trong đó có 134 dự án đang hoạt động. 37 Hình 2.2. Vốn đăng ký FDI ở Tây Ninh năm 2015 Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh. Về lực lượng và cơ cấu lao động nói chung của tỉnh khá ổn định (năm 2011 là 641.132 người; năm 2016: 641.832 người, chiếm 57,4% trên tổng dân số; khu vực nhà nước chiếm 8,3%, ngoài nhà nước chiếm 91,7%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 29,6%; ngành công nghiệp và xây dựng 31,1%; ngành dịch vụ 39,4%), tỷ lệ lao động đang làm việc ở khu vực thành thị chiếm 65,3% và ở nông thôn chiếm 55,1%; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo năm 2016 đạt 15,4% (theo số liệu Cục thống kê). Đến thời điểm đầu năm 2017, tổng số cán bộ, công chức, viên chức các cấp của tỉnh là 22.006 người; trong đó, cấp tỉnh và cấp huyện là 19.893 người; cấp xã là 2.113 người; trong đó, sau đại học 609 người (tỷ lệ 2,8%), đại học 12.659 người (tỷ lệ 57,5%), cao đẳng 3.528 người (tỷ lệ 16%), trung cấp 4,819 người (tỷ lệ 21,9%), sơ cấp 391 người (tỷ lệ 1,8%). Phân theo trình độ chuyên môn: cấp tỉnh, cấp huyện: sau đại học: 596 người, đại học: 11.558 người, cao đẳng trở xuống: 7.739 người; cấp xã: sau đại học: 13 người, đại học 1.101 người, cao đẳng trở xuống: 999 người. Phân theo trình độ lý luận chính trị: cấp tỉnh, cấp huyện: cử nhân, cao cấp: 619 người, trung cấp: 2.159 người, sơ cấp: 5.850 người; cấp xã: cử nhân, cao cấp: 193 người, trung cấp: 38 1.412 người, sơ cấp: 508 người [22]. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức có tinh thần trách nhiệm, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức; bước đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Song, cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý còn hạn chế và chưa đồng đều; cán bộ chuyên sâu, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, quản lý nhà nước còn thiếu và yếu... Chính vì vậy, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách về tuyển dụng, đãi ngộ và thu hút nhân lực chất lượng cao, các đề án đào tạo góp phần củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp. 2.1.2. Khái quát về thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao Lợi thế lớn nhất về nguồn nhân lực Tây Ninh là khả năng kết nối với thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào nhất cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh Tây Ninh đang tập trung phát triển và tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao được quan tâm, đầu tư để thu hút sinh viên ra trường, đội ngũ trí thức đến làm việc tại Tây Ninh, như: * Giai đoạn 2010-2015: Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND, ngày 15/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về chính sách đào tạo và thu hút nhân tài; Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND, ngày 22/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Đề án Đào tạo nguồn chức danh bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010- 2020; Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND, ngày 22/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban Đề án Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trình độ sau đại học tại các cơ sở nước ngoài giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 39 22/2010/QĐ-UBND, ngày 22/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Đề án hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học dành cho học sinh, sinh viên, học viên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015; Nghị quyết số 09-NQ/ĐH, ngày 11/9/2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010- 2015; Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND, ngày 31/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND, ngày 11/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài tỉnh Tây Ninh; Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND, ngày 13/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về chính sách đào tạo và thu hút nhân tài; Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND, ngày 15/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài; Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND, ngày 26/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài Trong đó mục tiêu cụ thể là “đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức tỉnh, huyện, xã; thực hiện chính sách đào tạo, thu hút nhân tài của tỉnh; hỗ trợ đào tạo đội ngũ học sinh, sinh viên khá, giỏi có hộ tịch trong tỉnh đối với các chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu” [43] và đề ra nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của việc phát triển nguồn nhân lực của bộ máy nhà nước là tập trung vào thực hiện các chính sách, đề án, kế hoạch như: chính sách đào tạo và thu hút nhân tài của tỉnh Tây Ninh; đề án Hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học dành cho học sinh, sinh viên, học viên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010- 2015, theo đó hỗ trợ đào tạo đội ngũ học sinh, sinh viên khá, giỏi có hộ tịch trong tỉnh đối với các chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu; đề án đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trình độ sau đại học tại các cơ sở nước ngoài giai đoạn 40 2010-2015, theo đó phấn đấu đào tạo 100 cán bộ, công chức, viên chức, công chức dự bị, dự nguồn cán bộ, công chức của tỉnh, huyện, xã, trong đó thạc sĩ là 90 người, tiến sĩ là 10 người; đề án tạo nguồn chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2020; kế hoạch đào tạo, thu hút 120 bác sĩ, dược sĩ trong giai đoạn 2011-2015 * Giai đoạn 2016 đến nay: Nghị quyết số 04-NQ/ĐH, ngày 16/10/2015 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020; Quyết định số 2024/QĐ-UBND, ngày 02/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ X về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND, ngày 27/9/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND ngày 15/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài; Quyết định số 40/2017/QĐ-UBND, ngày 30/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài ban hành kèm theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 26/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Trong đó mục tiêu cụ thể là “thực hiện các chính sách để thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, nhất là nhân lực khoa học - công nghệ, cán bộ quản lý; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của tỉnh” [43] và đề ra nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể là “thực hiện chính sách đào tạo và thu hút nhân tài của tỉnh Tây Ninh; thu hút sinh viên loại giỏi, 41 trình độ sau đại học đối với các chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu”, “cơ bản đạt chỉ tiêu đào tạo, thu hút nhân tài của tỉnh, trong đó đào tạo nâng cao trình độ (tiến sĩ 10 người, thạc sĩ 390 người); thu hút nhân tài khối các cơ quan đảng, đoàn thể và hành chính nhà nước 50 người; đến năm 2020 đạt 7 bác sĩ/vạn dân”. * Kết quả thực hiện chính sách - Đánh giá kết quả phát triển nguồn nhân lực, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã nhận định “Thời gian qua, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện chiến lược “Nâng cao dân trí”, chính sách đào tạo, thu hút nguồn lao động có chất lượng cao; phát triển hệ thống dạy nghề để tăng cơ hội học nghề cho mọi đối tượng có nhu cầu đã góp phần đưa chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh từng bước được nâng lên”, “Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn thấp...; lực lượng cán bộ, công chức ở khu vực Nhà nước còn thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn quy định” [47]. Từ đó tỉnh đã đề ra mục tiêu là “Đáp ứng đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, nhất là nhân lực khoa học - công nghệ, cán bộ quản lý, kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế... Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức tỉnh, huyện, xã; thực hiện chính sách đào tạo, thu hút nhân tài của tỉnh; hỗ trợ đào tạo đội ngũ học sinh, sinh viên khá, giỏi có hộ tịch trong tỉnh đối với các chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu” [47]. 42 - Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực khu vực nhà nước giai đoạn 2011-2015, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã chỉ rõ: “Đội ngũ cán bộ công chức từng bước được củng cố về số lượng và chất lượng đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội đã đề ra. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện có là 21.088 người, số người có trình độ sau đại học chiếm 3.7% (năm 2010 là 0.69%), số người có trình độ đại học ciếm 48.48% (năm 2010 là 29%)”. Tuy nhiên, “số lượng người có học hàm, học vị được thu hút về tỉnh không nhiều, do chưa có chính sách, cơ chế và môi trường làm việc phù hợp để thu hút nguồn nhân lực. Nhân lực ngành y tế còn thiếu nhiều bác sĩ, nhất là ngành khó thu hút như lao, phong, tâm thần, tình trạng bác sĩ bỏ việc để ra làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân vẫn còn xãy ra” [47]. Qua đánh giá kết quả thực hiện phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011- 2015, tỉnh đã đề ra mục tiêu tổng quát giai đoạn 2016-2020 là “Hình thành đội ngũ nhân lực đáp ứng đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, thực hiện các chính sách để thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, nhất là nhân lực khoa học – công nghệ, cán bộ quản lý, kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của tỉnh” [47]. Trong đó, “Cơ bản đạt chỉ tiêu đào tạo, thu hút nhân tài của tỉnh, trong đó đào tạo nâng cao trình độ (tiến sĩ: 10 người, thạc sĩ: 390 người); thu hút 43 nhân tài khối các cơ quan đảng, đoàn thể và hành chính nhà nước: 50 người. Đến năm 2020 đạt 07 bác sĩ/vạn dân” [47]. Với những chủ trương, chính sách đúng đắn của tỉnh bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực, tạo được nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng được nhu cầu trước mắt để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất khiêm tốn; đào tạo sau đại học còn dàn trãi; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đạt được kết quả như mong muốn 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao 2.2.1. Thực trạng thực hiện các bước thực hiện chính sách * Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Thực hiện Quyết định số Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 26/7/2011 về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020 và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020; trong đó, đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp định hướng phát triển nhân lực của tỉnh trong dài hạn và từng giai đoạn. Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020 đã được tỉnh triển khai thực hiện, công bố công khai quy hoạch. Tuy nhiên, tỉnh không ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch mà giao các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm và lồng ghép vào các chương trình, chính sách, đề án về phát triển nguồn nhân 44 lực, như: Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 03/5/2012 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011- 2015; Quyết định 260/QĐ-UBND ngày 09/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025; Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 01/9/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nhân lực ngành y tế giai đoạn 2016-2020; Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện năm trước và tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện cho từng năm. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực cho từng giai đoạn; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021 về nguồn nhân lực. - Năm 2010, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ban hành một số văn bản về đào tạo và thu hút nhân tài như: Quyết định số 01/2010/QĐ- UBND, ngày 15/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy định về chính sách đào tạo và thu hút nhân tài; Nghị quyết số 05/2010/NQ-HĐND, ngày 23/3/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ sở nước ngoài giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND, ngày 22/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Đề án đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trình độ sau đại học tại các cơ sở nước ngoài giai đoạn 2010-2015; Nghị quyết số 06/2010/NQ- HĐND, ngày 23/3/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học dành cho học sinh, sinh viên, học viên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND, ngày 22/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Đề án hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học dành cho học sinh, sinh viên, học viên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015. - Ngay sau khi có Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 11/9/2010 của Đại hội 45 Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, các cấp ủy, ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa bằng nhiều văn bản triển khai thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015: Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND, ngày 23/3/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về Chính sách tạm thời hỗ trợ, phát triển, thu hút nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2009 – 2015; Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND ngày 05/5/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 10/02/2009 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành quy định tạm thời chính sách hỗ trợ, phát triển, thu hút nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2009 – 2015; Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND, ngày 31/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ IX về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 22/9/2011 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 10/02/2009 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành quy định tạm thời chính sách hỗ trợ, phát triển, thu hút nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2009 – 2015; Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND, ngày 11/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách đào tạo và thu hút nhân tài; Quyết định số 37/2012/QĐ- UBND, ngày 13/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy định về chính sách đào tạo và thu hút nhân tài; Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND, ngày 15/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài; Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND, ngày 26/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy định về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài;... - Sau khi có Nghị quyết số 04-NQ/ĐH ngày 16/10/2015 của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, các cấp ủy, ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa bằng nhiều văn bản triển khai thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai 46 đoạn 2016-2020 như : Quyết định số 2024/2016/QĐ-UBND, ngày 02/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ X về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND, ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2021; Quyết định số 70/2016/QĐ-UBND, ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành quy định chính sách hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2021; Nghị quyết số 31/2017/NQ- HĐND, ngày 27/9/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND ngày 15/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài; Quyết định số 40/2017/QĐ-UBND, ngày 30/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về chính sách đào tạo sau đại học và thu hút nhân tài ban hành kèm theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 26/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh;... Nhìn chung, nhờ làm tốt việc xây dựng kế hoạch cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đồng bộ, có hiệu chính sách thu hút và sử dụng nhân lực vào làm việc trong các cơ quan nhà nước tại tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch ở một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa thực sự được chú trọng; một số cơ quan, ngành còn xem nhẹ việc triển khai thực hiện kế hoạch và xem đó là nhiệm vụ của cơ quan khác chứ không phải chức năng, nhiệm vụ của mình; kế hoạch của một số cơ quan, đơn vị chưa cụ thể... * Về thực trạng phổ biến, tuyên truyền chính sách Việc phổ biến,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_thu_hut_va_su_dung_nhan_luc_ch.pdf
Tài liệu liên quan