Luận văn Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC

LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ. 11

1.1. Chính sách việc làm. 11

1.1.1. Khái niệm việc làm . 11

1.1.2. Khái niệm chính sách việc làm . 13

1.1.3. Nội dung chính sách việc làm. 16

1.2. Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. 18

1.2.1. Khái niệm đồng bào dân tộc thiểu số . 18

1.2.2. Khái niệm thực hiện chính sách việc làm đồng bào dân tộc thiểu số.20

1.2.3. Vai trò thực hiện chính sách tạo việc làm cho đồng bào dân tộc

thiểu số . 21

1.3. Quy trình thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số22

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách việc làm cho đồng

bào dân tộc thiểu số. 26

1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách việc làm đối với đồng bào dân tộc

thiểu số và bài học rút ra cho tỉnh Thái Nguyên. 27

1.5.1. Kinh nghiệm. 27

1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Nguyên . 31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 32

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM

CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC KHU CÔNG

NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN . 33

2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên. 33

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 33

2.1.2. Kinh tế - Xã hội. 35

pdf109 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16,9%; TP Thái Nguyên: 19.312 người chiếm 15,7%; huyện Đại Từ: 15.654 người chiếm 12,7%; huyện Võ Nhai: 14.583, chiếm 11,8%... ít nhất là thị xã Sông Công: 889 người, chiếm 0,7%. Họ thường tụ cư ở những vùng giáp ranh giữa rừng và ruộng. Các bản của người Tày ở đây thường tựa lưng vào núi rừng, hướng xuống thung lũng. Mỗi bản thường có địa vực cư trú riêng, bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súcQuy mô các bản Tày vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có khoảng 30 đến trên dưới 60 hộ gia đình, có những bản có quy mô trên 100 nóc nhà. Người dân Tày trong các xóm bản có những mối liên quan chặt chẽ trong tất cả các khía cạnh của đời sống, từ lao động sản xuất, các quá trình vật chất đến đời sống tinh thần và tôn giáo tín ngưỡng. Người Tày sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp. Ruộng được khai phá từ đất bằng phẳng ven sống ở các vùng thung lũng có độ màu mỡ cao hoặc khai phá các thửa ruộng rìa đồi rừng. Bên cạnh canh tác lúa nước, họ còn làm nương rẫy, soi bãi và phát triển vườn tược trồng các cây ngũ cốc như ngô, khoai, sắn. Họ chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như trâu bò,, lợn, dê, ngan, vịttuy nhiên chủ yếu là chăn thả, rất ít làm 42 chuồng trại kiên cố. Hiện nay nhờ các chính sách khuyến nông của Nhà nước, người dân đã làm chuồng, trại cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, họ cũng tiến hành hái lượm và đánh bắt thông qua việc sử dụng các loại công cụ thô sơ như đánh bắt bằng tay, chài lưới, thuyền, mảng. Hiện nay, các hộ gia đình hay nhóm hộ đã sử dụng thêm nhiều các công cụ sản xuất mới như máy bơm, ô tô vận tải và mở các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Người Nùng: phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200-300 năm. Dân tộc Nùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều nhóm, có nguồn gốc từ các tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang. Dân số của dân tộc Nùng tỉnh Thái Nguyên tính đến đầu năm 2009 là: 63.816 người. Tập trung đông nhất ở huyện Đồng Hỷ là 15.134 người, chiếm 23,7%. Huyện Võ Nhai là 12.997 người, chiếm 20,4%. Huyện Đại Từ là 12.604 người, chiếm 19,8%. Thành phố Thái Nguyên là 8.603 người, chiếm 13,5%... Người Nùng cư trú theo lối mật tập, điểm tụ cư của họ tương đối đông gia đình, có bản đến hàng trăm nóc nhà. Bản của ngời Nùng có lãnh thổ rõ ràng. Thông thường phạm vi của mỗi một bản được giới hạn bởi những khúc sông, dòng suối, những cánh rừng, những mỏm đồi, những eo núi, những đèo, những khe, đường đi... Mỗi bản thường có một miếu thờ thần thổ địa, thường dựng ở một gốc cây to. Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Họ coi hạt thóc, cây lúa cùng các loại cây trồng, vật nuôi đều có linh hồn - yếu tố quyết định sự phát triển của cây trồng và năng suất thu hoạch. Vì thế hoạt động tín ngưỡng liên quan đến sản xuất được tiến hành thường xuyên trong năm, điển hình là các lễ hội: Lồng tồng “ocpo”, lễ cơm mới, ngày diệt sâu bọ - Người Sán Dìu: Người Sán Dìu có khoảng 37.365 người, là một trong những dân tộc ít người sinh sống lâu đời trong cộng đồng các dân tộc anh em và quần cư chủ yếu ở các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, vùng ven 43 thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên. Người Sán Dìu ở thành từng chòm xóm nhỏ Họ chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, tự cung tự cấp với phương thức sản xuất còn khá lạc hậu. Cây lúa là cây lương thực chính, ngoài ra còn có các cây khác như ngô, khoai, sắn, củ từđược sử dụng để làm thức ăn độn trong những ngày giáp hạn và để làm thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm. Bên cạnh đó họ làm nghề săn bắt và hái lượm, chủ yếu tận dụng và khai thác nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Các loại rau củ quả, động vật hoang dã, thủy sản là nguồn thức ăn hàng ngày của người dân tộc Sán Dìu. Người dân tộc cũng trồng rau canh tác trên các bãi đất vườn với hình thức xen canh và luân canh để có nguồn thức ăn quanh năm. Chợ phiên được hình thành sớm trong khu vực người Sán Dìu nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi, mua bán hàng hóa, sản phẩm. Người Sán Dìu ở Thía Nguyên có vốn văn nghệ dân gian khá phong phú, nội dung cũng như thể loại đều mang sắc thái riêng của tộc người. Một trong những hình thức văn nghệ dân gian độc đáo của người Sán Dìu là hát dân ca (Soọng cô) . Đồng bào tổ chức nhiều lễ hội gắn với nông nghiệp như: lễ Ra đồng (mồng 7 tháng giêng), lễ Hạ điền (mồng 8 tháng 4), lễ Thượng điền (mồng 10 tháng 7) Trong đó, đáng chú ý là lễ Cơm mới (slêch thlin mảy) - một nghi lễ người Sán Dìu tổ chức để ăn mừng vụ mùa thắng lợi, đồng thời tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ để có một vụ mùa bội thu và cầu mong các vị thần linh tiếp tục phù trợ cho những vụ mùa tiếp theo được tươi tốt. - Người Sán Chay: Cộng đồng dân tộc Sán Chay ở Thái Nguyên gồm 2 nhóm địa phương: Cao Lan và Sán Chí, bao gồm 32.483 người chiếm 19,2% tổng số người Sán Chay tại Việt Nam (năm 2009). Người Sán Chay tụ cư thành các làng xóm, thường tập trung một vài hộ gia đình đến vài chục hộ gia đình tùy vào thời gian sinh sống hay thời gian hình thành của làng, họ sống gắn bó đoàn kết với nhau. Người Sán Chay chủ yếu làm nông nghiệp. 44 Dân tộc Sán Chay chỉ chiếm 2,8% dân số của tỉnh Thái Nguyên nhưng lại có kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc. Bên cạnh hệ thống truyện cổ tích, hát sình ca, đồng bào Sán Chay ở Thái Nguyên đang lưu giữ điệu múa tắc xình-một nét văn hóa dân gian độc đáo của dân tộc mình. - Người Dao: có khoảng 218182 người, 3 nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra, người Dao còn cư trú rải rác ở Định Hoá, Phổ Yên... Hiện nay, người Dao ở Thái Nguyên đa số vẫn cư trú ở vùng xa, đi lại khó khăn,một số ít cư trú ở ven đường giao thông liên huyện, liên xã. Họ thường lập bản ở gần rừng hoặc tại các chân đồi, núi. Việc phân bố dân cư trong từng bản phụ thuộc vào địa hình, phạm vi đất đai, mỗi bản của người Dao gồm từ 15-30 nóc nhà. Rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống của người Dao. tập quán bám lấy rừng núi để cư trú, mà còn nói lên tầm quan trọng của rừng đối với đời sống kinh tế của các bản người Dao. Châm ngôn Dao có câu “Chảm mài kềm lải mài miền” (ở đâu có rừng ở đó có người Dao). Vì thế họ thích dựng nhà ở gần rừng, bởi rừng là nguồn tài nguyên quyết định mức sống cũng như thời gian cư trú của các gia đình trong bản. Rừng cung cấp đất canh tác, cung cấp rau, củ quả, muông thú, vật liệu để làm nhà Có nhiều nghi lễ đặc sắc trong truyền thống văn hóa của người Dao như lễ cấp sắc, lễ tơ hồng, lễ tết nhảyTrong đó Lễ tơ hồng là một nghi lễ quan trọng, mang bản sắc riêng trong phong tục cưới hỏi của người Dao Lô Giang. - Người Mông: Năm 2009 đã tăng lên 7.230 người (tăng 49,65%) tập trung chủ yếu ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hóa. Họ nhập cư vào Thái Nguyên cách đây 2-3 thế kỉ. Họ có tập quán sống du canh, du cư nên khi đất ở chỗ này bạc màu, họ lại chuyển sang khai phá vùng đất khác. Hiện nay, đời sống của 45 người Mông đã ổn định hơn. Họ chủ yếu sinh sông bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Đời sống người Mông ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng được nhà nước đầu tư xây dựng, đồng bào cũng tích cực trao đổi, buôn bán hàng hóa như Ngô, lợn, gà, rau, củ, quả của đồng bào được đi bằng ô tô xuống núi. Dân tộc Mông sinh sống rải rác khắp mọi nơi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhưng bà con vẫn giữ được những bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc mình. Bản sắc văn hoá độc đáo đó đã tạo nên một nét đẹp văn hóa riêng trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Người Hoa: Những người Hoa đầu tiên đã có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm. Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây tại Trung Quốc. Họ cư trú khá phân tán trong một số huyện, thành, thị của tỉnh, đông nhất là ở Định Hóa, tiếp đến là Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình. Người Hoa ở Thái Nguyên có một nền văn hóa dân gian khá phong phú, trong đó đáng chú ý là các làn điệu dân ca. Một hình thức sinh hoạt nghệ thuật được nhiều người ưa chuộng, nhất là đối với nam nữ thanh niên thường hát sơn ca (sán cố) Ngoài ra ở Thái Nguyên còn các dân tộc thiểu số khác với khoảng 3.755 người gồm nhiều dân tộc khác nhau mới nhập cư đến từ các tỉnh khác vào Thái Nguyên [21]. 2.3.2.Thực trạng việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Thái Nguyên Trước khi có các khu Công nghiệp hình thành, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên chủ yếu làm nghề trồng trọt và chăn nuôi, sống dựa các săn bắt, hái lượm, khai thác điều kiện tự nhiên. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, năm 2015 với số hộ nghèo DTTS 19.524 hộ. Đến năm 2018, số hộ DTTS có giảm còn 18321 hộ. Nhìn chung việc làm của người đồng bào DTTS còn thiếu, sinh kế chưa ổn định. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao tỉ lệ 5.18% với 46 khoảng 11.000 người. Tuy nhiên sau khi các KCN trên địa bàn tỉnh được xây dựng và đi vào hoạt động, không chỉ tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động tỉnh Thái Nguyên mà còn tạo việc làm thu hút sự tham gia của người dân đồng bào DTTS. Thái Nguyên hiện có 6 khu công nghiệp, đóng tại địa bàn của 18 xã, cụ thể như sau: Bảng 2.2. Danh sách các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên TT Tên KCN Diện tích Vị trí 1 KCN Sông Công I 220 Phường Bách Quang, TX Sông Công 2 KCN Sông Công II 250 Xã Tân Quang, TX Sông Công 3 KCN Nam Phổ Yên 200 Huyện Phổ Yên 4 KCN Điềm Thụy 350 Xã Điềm Thụy, Huyện Phú Bình 5 KCN Quyết Thắng 200 Thành phố Thái Nguyên 6 KCN Yên Bình I 200 Xã Hồng Tiến, Đồng Tiến, huyện Phổ Yên (Nguồn: Trang thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, 2018) Nhiều KCN nằm sát khu dân cư như KCN Nam Phổ Yên, KCN Quyết Thắng, KCN Sông Công I. Với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động của tỉnh Thái Nguyên nói chung, trong đó có đồng bào DTTS. Năm 2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh đạt 769 nghìn người, tăng 5 nghìn người so với năm 2016, trong đó, lao động nam chiếm 49,7%; lao động nữ chiếm 50,3%; lực lượng lao động khu vực thành thị chiếm 30,3%; lực lượng lao động ở nông 47 thôn chiếm 69,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2017 đạt 758 nghìn người, tăng 5,8 nghìn người so với năm 2016. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 332,1 nghìn người, chiếm 43,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng 234,6 nghìn người, chiếm 30,9%; khu vực dịch vụ 191,3 nghìn người, chiếm 25,3%. Năm 2017, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30,7% (cao hơn mức 29,4% của năm 2016), trong đó, lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị đạt 57,7%; khu vực nông thôn đạt 19,2%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2017 là 1,68%, trong đó, khu vực thành thị là 2,16%, khu vực nông thôn là 1,46%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2017 là 0,47%, trong đó, khu vực thành thị là 0,21% và khu vực nông thôn là 0,58%. Số việc làm được tạo ra do các KCN đi vào hoạt động ngày càng tăng lên. Bảng 2.3. Số lao động làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ 2016-2018 STT TÊN KCN 2016 2018 Toàn tỉnh DTTS Toàn tỉnh DTTS 1 Sông Công I 6982 324 8570 419 2 Nam Phổ Yên 364 32 450 43 3 Yên Bình 28403 3124 46062 3224 4 Điềm Thụy 1242 112 1456 129 5 KCN Quyết Thắng 52109 4212 63334 4432 Tổng số 89100 7804 119872 8247 (Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên, 2019) 48 Năm 2016, các KCN tỉnh Thái Nguyên đã giúp tạo việc làm và ổn định công việc cho tổng 89100 lao động, trong đó có 7804 đồng bào DTTS. Đến năm 2018, số lao động người đồng bào DTTS đang làm việc tại các KCN tăng lên là 8247 người, tăng 443 người. Thu nhập của đồng bào DTTS làm việc tại các KCN cũng ổn định ở mức khoảng 6,5 triệu/người/tháng. Điều này đã góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của 124 xã, thị trấn vùng DTTS và miền núi giảm còn 9,16%, giảm 3,89% so với năm 2017 [1]. 2.4. Quá trình thực hiện chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2.4.1.Cơ sở pháp lý của chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu công nghiệp Nhà nước ta luôn quan tâm đến đời sống của đồng bào DTTS vì vậy rất nhiều các văn bản được ban hành nhằm hỗ trợ cho người DTTS. Chính sách việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nằm trong nhiều văn bản QPPL của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ như sau: Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 với mục tiêu Tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác trong cả nước. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: - Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ 3% đến 4%/năm; hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính 49 phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020; - Giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn; - Hoàn thành các dự án định canh định cư tập trung theo kế hoạch được duyệt để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư còn lại theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; - Tạo điều kiện thuận lợi để hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất. Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra. Trong đó Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo với mục tiêu: - Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn; - Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn; - Nhân rộng các mô 50 hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá; Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật. Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư; Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. 51 Quyết định 54/2012-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/12/2012 về Ban hành chính sách cho vay vốn phát triển đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 Thực hiện cho vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, thoát nghèo bền vững. Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 03 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010; Quyết định số 1342/QĐ- TTg ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012; Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015 nhằm Thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xóa đói, giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của chính phủ ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo nhất. Mục tiêu tổng quát là tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, 52 môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng. Trong đó có chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg với mục tiêu “Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng người lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững”. Ngày 09/7/2015, Chính phủ đã phê duyệt Nghị định số 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm đã tạo điều kiện cho người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm. Ngày 20/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê quyệt Quyết định số 1722/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2010 với đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước, ưu tiên hộ nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo; huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển và hải đảo, xã an toàn khu, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu của Quyết định này là giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, đảm bảo thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước được tăng lên từng năm,... Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó 53 khăn; Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020. Tỉnh Thái Nguyên cũng ban hành nhiều văn bản QPPL nhằm hỗ trợ người DTTS có việc làm, ổn định đời sống kinh tế - xã hội: - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020; Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Văn bản số 61- KL/TU ngày 07/10/2016 về Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020”; - Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 18/5/2017 của HĐND tỉnh Khóa XIII, Kỳ họp thứ tư về Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020”; - Nghị quyết 12/2012/NQ-HĐNDVề chương trình công tác dân tộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015 mục tiêu phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, kiện toàn hệ thống chính trị, giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm dần khoảng cách về kinh tế, xã hội giữa các vùng, miền, giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội - Quyết định 30/2008/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy định một số nội dung thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, ngày 54 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2007 – 2010 - Quyết định 26/2010/QĐ-UBND Ban hành quy định một số nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 1592/QĐ-TTG ngày 12/10/2009 của thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Các Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên: số 1818/QĐ- UBND ngày 27/7/2015 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; số 3397/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Quyết định số 1557/QĐ- TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015. - Quyết định Số: 2550/QĐ-UBND ngày 23 tháng 08 năm 2017 ban hành chương trình “phát triển kinh tế - xã hội vùng an toàn khu, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 - 2020”. - Quyết định Số: 46/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 Ban hành Quy định về việc thực hiện một số mức chi, mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bễn vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể mức hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo như sau: Địa bàn xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135: Mỗi dự án có tối thiểu 10 hộ dân được hỗ trợ tham gia. Mức hỗ trợ tối đa là 300 triệu đồng/dự án. Mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án do UBND tỉnh quyết định sau khi thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh.Địa bàn xã ngoài chương trình 135: Mỗi dự án có tối thiểu 10 hộ dân được hỗ trợ tham gia. Mức hỗ trợ tối đa là 200 triệu đồng/dự án. Mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự 55 án do UBND tỉnh quyết định sau khi thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh. Chi xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản, mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_viec_lam_cho_dong_bao_dan_toc.pdf
Tài liệu liên quan