Luận văn Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. 11

1.1. Một số khái niệm cơ bản. 11

1.2. Nội dung thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. 16

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông

thôn mới . 25

1.4. Thực tiễn việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại một số

địa phương và bài học cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 27

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI

HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN . 32

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn

mới tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 32

2.2. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại

huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn . 35

2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn

mới tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 45

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI

HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI . 59

3.1. Định hướng, mục tiêu thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn . 59

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng

nông thôn mới trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 62

3.3. Kiến nghị. 72

KẾT LUẬN . 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 77

PHỤ LỤC. 84

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu ấy, Hữu Lũng đã và đang tập trung quyết liệt các giải pháp đồng bộ nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được một cách thực chất, bền vững và ngày càng hoàn thiện, góp phần xây dựng huyện Hữu Lũng ngày càng phát triển toàn diện (kết quả khảo sát tại Phụ lục - Bảng 2.6). Nội dung được đánh giá có nhất là “Các chính sách được duy trì phù hợp với chủ trương, đường lối của Tỉnh ủy, huyện ủy về xây dựng NTM” 42 là 3,39/5 điểm cụ thể là có 42,71% người được hỏi đánh giá nội dung này là tốt hoặc rất tốt. Qua đó, phán ánh các chính sách nào đúng chủ trương, đường lối thì tiếp tục được duy trì thực hiện, còn các chính sách đã lạc hậu thì cần được loại bỏ và dừng triển khai. Bên cạnh đó, nội dung về việc Các chính sách được duy trì phù hợp với đặc điểm phát triển KT-XH trên địa bàn huyện cũng được đánh giá cao với mức điểm là 3,08/5 điểm. 2.2.2.5. Điều chỉnh chính sách xây dựng nông thôn mới Việc xem xét sửa đổi, điều chỉnh các nội dung quy định trong các chính sách nói chung và thực hiện chính sách xây dựng NTM nói riêng là cần thiết. Qua thực tế triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đã phát hiện vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh mới mà trong các văn bản pháp luật chưa đề cập hoặc đã quy định, hoặc có quy định, nhưng đến nay không còn phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu thấy cách làm nào hay, phù hợp và có hiệu quả thì tiếp tục phát huy, nhân rộng; còn những quy định, cách làm không còn phù hợp, thì mạnh dạn kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế (kết quả khảo sát tại Phụ lục - Bảng 2.7). Đề tài đã đưa ra 04 tiêu chí để đánh giá về công tác điều chỉnh chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng, kết quả cho thấy có ¾ nội dung được đánh giá từ khác trở lên. Trong đó, nội dung được đánh giá cao nhất là “Nội dung các chính sách xây dựng NTM liên tục được điều chỉnh để phù hợp với thực tế và chủ trương của Trung ương, tỉnh Lạng Sơn” với mức điểm là 3,11/5 điểm. Ngược lại, nội dung được đánh giá thấp nhất là “Chính sách xây dựng NTM được điều chỉnh nhưng đảm bảo độ bền và ổn định của chính sách” với mức điểm là 2,9/5 điểm. Kết quả khảo sát như trên đã cho thấy các chính sách cần được điều chỉnh tốt hơn nữa để đảm bảo rằng các chính sách này phải ổn định, giảm thiểu những khó khăn 43 cho những chủ thể thực hiện chính sách và lợi ích của các đối tượng chính sách. 2.2.2.6. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tiến hành kịp tiến độ, thời gian và đúng mục tiêu, và đúng pháp luật. Để tiếp tục thực hiện duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, sau khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, UBND huyện Hữu Lũng, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường xuyên theo dõi, đôn đốc UBND các xã, thị trấn trong tất cả các khâu, từ khâu tổ chức quán triệt, triệt khai thực hiện các kế hoạch, văn bản của huyện đến thời gian để đảm bảo khối lượng công việc và tiến độ theo kế hoạch đề ra. Đồng thời UBND huyện đã chỉ đạo cho Thanh tra quận, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và các ngành liên quan tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với UBND các xã, và cán bộ thuộc các phòng, ban trong việc thực thi chính sách xây dựng NTM. Ngoài hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước chuyên ngành, việc thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn còn chịu sự giám sát của HĐND, UBMTTQ, các đoàn thể - chính trị xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện (kết quả khảo sát tại Phụ lục - Bảng 2.8). Kết quả khảo sát tại bảng 2.8 cho thấy, nội dung và phương pháp kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được đánh giá tương đối tốt với mức điểm lần lượt là 3,08/5 điểm và 3,19/5 điểm. Ngược lại, hình thức và mức độ kiểm tra, 44 thanh tra chưa được đánh giá cao khi người được hỏi đều khẳng định rằng các hình thức kiểm tra thường mang tính chất truyền thống và làm đúng theo kế hoạch đặt ra, chưa đảm bảo rằng việc kiểm tra, thanh tra và giám sát nhằm mục đích chỉ ra những tồn tại để rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được đánh giá tốt hơn. 2.2.2.7. Đáng giá tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới Đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là nhiệm vụ thường xuyên của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hữu Lũng và các phòng ban chuyên môn, đặc biệt là Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm biểu dương, động viên, khen thưởng, khuyến khích những tập thể, đơn vị, cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện, hoặc tham gia phối hợp có những thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện (kết quả khảo sát tại Phụ lục - Bảng 2.9). Kết quả khảo sát bảng 2.9 cho thấy, các nội dung, tiêu chí đánh giá công tác tổng kết thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được đánh giá tương đối tốt. Trong đó, nội dung được đánh giá tốt nhất là “Hoạt động tổng kết thực hiện chính sách được thực hiện theo đúng chỉ đạo và kế hoạch” với mức điểm là 3,48/5 điểm. Điều này cho thấy Huyện ủy Hữu Lũng rất quan tâm đến công tác này, chỉ đạo sát sao nhằm có những đánh giá khách quan quan và có căn cứu để điều chỉnh hoặc xây dựng chính sách mới. Bên cạnh đó, nội dung “Hoạt động tổng kết thực hiện chính sách đã rút ra được các kết quả, hạn chế của quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM” được người trả lời đánh giá ở mức 2,91/5 45 điểm và họ cho rằng việc rút ra những hạn chế, tồn tại còn mang tính chất chủ quan chưa đồng bộ. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 2.3.1. Kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Tính đến hết 30/6/2018 toàn huyện có 04/25 xã đạt chuẩn NTM, cụ thể: Tân Thành, Minh Sơn, Đồng Tân, Vân Nham. Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí: Không có Số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí có 05 xã: Sơn Hà, Cai Kinh, Hoà Lạc, Đồng Tiến, Hồ Sơn. Số xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí có 16 xã: Nhật Tiến, Yên Thịnh, Hòa Sơn, Đô Lương, Minh Tiến, Thiện Kỵ, Yên Vượng, Yên Sơn, Hữu Liên, Yên Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng, Thanh Sơn, Minh Hòa, Hòa Thắng, Tân Lập. Trên địa bàn huyện không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân số tiêu chí đạt trên một xã: 10,04 tiêu chí [53]. Kết quả của các tiêu chí đạt được trong thực hiện chính sách xây dựng NTM được thể hiện quan các nội dung sau đây: 2.3.1.1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới Tiêu chí 1: Quy hoạch Về Quy hoạch: Trên địa bàn huyện có 25/25 xã đã có Hồ sơ Quy hoạch chung xây dựng NTM (bao gồm phần bản vẽ và phần thuyết minh) và được UBND huyện Hữu Lũng phê duyệt; Quy hoạch chung xây dựng xã đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và đảm bảo tiêu chí môi trường nông thôn theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg 46 ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Các xã đều có Quy chế quản lý quy hoạch và được UBND huyện Hữu Lũng phê duyệt [53]. Về lập Đề án: Đến hết năm 2012 có 25/25 xã đã được phê duyệt Đề án xây dựng NTM (đạt 100%); về lập Đề án cấp huyện: Huyện đã hoàn thành Đề án xây dựng NTM của huyện giai đoạn 2011-2020 và được HĐND huyện ra Nghị quyết phê chuẩn tháng 11/2012 [53]. 2.3.1.2. Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Tiêu chí 2: Giao thông Trong những năm qua, hệ thống đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp thường xuyên; các tuyến đường liên xã, liên thôn được bê tông hóa ngày một tăng đã góp phần tích cực cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đến nay 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại thuận lợi 4 mùa. Các trục đường chính từ trung tâm huyện xuống đến trung tâm xã cơ bản được bê tông hóa, nhựa hóa mặt đường. Kết quả cụ thể: - Đường trục xã (nối từ trung tâm xã đến trung tâm các nhà văn hóa thôn) và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa và bê tông hóa: Tổng số có 263,7km, đã được nhựa hóa và bê tông hóa được 105.8 km, đạt 40,1%; - Đường trục thôn (nối từ nhà văn hóa thôn đến các cụm dân cư trong thôn) và đường liên thôn được cứng hóa: Tổng số có 446.9km, đã được cứng hóa 108km, đạt 24,2%; - Đường trục ngõ xóm (đường nối giữa các hộ gia đình trong cụm dân cư): Tổng số có 610.3km, đã được cứng hóa 165.8km, đạt 27,2%. Hàng năm duy tu, sửa chữa các tuyến đường xã, liên xã, thôn, liên thôn bình quân được 150km. 47 Tổng giá trị thực hiện là 116.657 triệu đồng, trong đó: Nhà nước đầu tư 43.369 triệu đồng, nhân dân đóng góp 73.288 triệu đồng (vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vốn trái phiếu chính phủ, vốn Chương trình 135, vốn của tỉnh hỗ trợ xi măng, và huy động nguồn đóng góp của nhân dân, cán bộ công nhân viên chức sở Giao thông và các doanh nghiệp do Sở giao thông huy động, cán bộ công nhân viên chức, các đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện). Đến hết 30/6/2018 trên địa bàn huyện có 05 xã đạt tiêu chí giao thông là Sơn Hà ,Tân Thành, Minh Sơn, Vân Nham và Đồng Tân [53]. Tiêu chí 3: Thủy lợi Trong 07 năm qua đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa 25 công trình, xây mới 11 công trình, trong đó kiên cố mương được 31,665 km, với tổng giá trị thực hiện: 16.078,491 triệu đồng, trong đó: kinh phí Trung ương 6.974,938 triệu đồng, vốn địa phương 6.873 triệu đồng, dân đóng góp và vốn khác 2.230,553 triệu đồng. Tổng số công trình của huyện (giao cho xã quản lý): 137 công trình, tổng số kênh mương: 220,4 km, đã kiên cố được: 47,6 km, đạt 21,6%. Đến hết 30/6/2018 trên địa bàn huyện có 19/25 xã đạt tiêu chí thuỷ lợi. Tỷ lệ diện tích đất SXNN được tưới và tiêu chủ động bởi công trình thủy lợi đạt 40,38%; Tổng số diện tích đảm bảo tưới của huyện bằng 36%, trong đó: diện tích do các công trình đảm bảo tưới: 6.059/17.500 ha, bằng 34,06%, còn lại nhân dân chủ động sử dụng các công cụ để tưới. - Nước sinh hoạt nông thôn: Trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng 11 công trình nước sinh hoạt tập trung tại 08 xã Thanh Sơn, Tân Thành, Đồng Tiến, Hữu Liên, Hòa Lạc, Yên Thịnh, Cai Kinh, Vân Nham. Với tổng kinh phí đầu tư: 21.825,205 triệu đồng, trong đó: vốn Trung ương 48 16.163,466 triệu đồng, vốn tỉnh 1.362 triệu đồng, vốn nước ngoài 1.993,19 triệu đồng, nhân dân đóng góp 2.305,813 triệu đồng [53]. Tiêu chí 4: Điện Hệ thống điện được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới đường dây dẫn và các trạm biến áp. Từ năm 2011-2017 ngành điện đã cải tạo và xây dựng mới được 20 trạm biến áp hạ thế, nâng cấp, thay thế mới được 97,85 km đường dây hạ thế, tổng kinh phí đầu tư: 77.321 triệu, trong đó: vốn Trung ương 59.582 triệu đồng, vốn địa phương 17.739 triệu đồng. Trên địa bàn huyện có 137 trạm biến áp hạ thế với tổng công suất 12.865 KVA, tổng chiều dài đường dây hạ thế là 943,8 km. Đến hết 30/6/2018 trên địa bàn huyện có 25/25 xã đạt tiêu chí Điện [53]. Tiêu chí 5: Trường học Trên địa bàn 25 xã có 81 trường học các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Xây dựng cơ sở vật chất để các xã đạt tiêu chí trường học trong xây dựng NTM luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Từ năm 2011-2017 huyện đã đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất cho các cấp trường với tổng kinh phí đầu tư: 154.269 triệu đồng, trong đó: Vốn Trung ương, tỉnh 78.615 triệu đồng, vốn địa phương 66.105 triệu đồng, nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác 9.549 triệu đồng. Đến nay toàn huyện có 23 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Đến tháng 12/2018 có 05/25 xã đạt tiêu chí trường học [53]. Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa - Nhà văn hóa xã: Trên địa bàn huyện hiện có 06/25 xã có nhà văn hóa, bằng 24%, trong đó có 5 nhà văn hóa xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM gồm: nhà văn hóa các xã: Tân Thành, Vân Nham, Minh Sơn, Đồng Tân, Sơn Hà và 01 nhà văn hóa xã Nhật Tiến chưa đạt chuẩn, còn lại 20/25 xã chưa có nhà văn hóa. 49 - Nhà văn hóa thôn: Từ 2011-2017, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy, chính quyền và Nhân dân từ huyện đến cơ sở đã huy động các nguồn lực xây dựng mới và cải tạo nâng cấp được 184 nhà văn hóa thôn, trong đó: xây mới: 163 nhà; cải tạo nâng cấp: 21 nhà. Tổng kinh phí đầu tư là 35.625 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương, tỉnh 3.319 triệu đồng; ngân sách địa phương 10.800 triệu đồng; nhân dân đóng góp 18.332 triệu đồng; các nguồn khác 3.174 triệu đồng. Nâng tổng số thôn có nhà văn hóa 239/239 thôn bằng 100%, trong đó nhà văn hóa thôn đạt chuẩn NTM là 216 nhà. Đến tháng 12/2018 có 05/25 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa [53]. Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Trong khu vực nông thôn của huyện có 11/25 xã có chợ, trong 7 năm qua có 12 chợ được đầu tư nâng cấp, cải tạo với tổng kinh phí đầu tư: 10.900 triệu đồng, trong đó: vốn Trung ương 6.200 triệu (doanh nghiệp), vốn dân góp 800 triệu, vốn khác 3.900 triệu đồng. Tuy nhiên chỉ có 03 chợ: Bắc Lệ, xã Tân Thành, chợ Yên Bình xã Yên Bình, chợ Thiện Kỵ, xã Thiện Kỵ đạt chuẩn NTM. Đến tháng 12/2018 có 17/25 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn [53]. Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông - 18/25 xã có điểm bưu điện xã, phục vụ bưu chính. - 25/25 xã đều có dịch vụ viễn thông, internet. - 13/25 xã có Đài truyền thanh xã, mỗi xã có 01 cán bộ phụ trách (Công chức Văn hóa – Xã hội), 247/247 thôn đều có loa truyền thanh do cán bộ thôn phụ trách. Ngoài ra, còn tiếp âm Đài Phát thanh huyện, Đài tiếng nói Việt Nam, thời gian phát 02 giờ trên ngày. - 25/25 xã đều có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Đến tháng 12/2018 có 13/25 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông [53]. 50 Tiêu chí 9: Nhà dân cư Giai đoạn 2011 - 2017, toàn huyện đã hỗ trợ xây dựng nhà ở được 779 hộ, với tổng số tiền trên 20 tỷ đồng cho hộ nghèo và hộ người có công; Trên địa bàn huyện không có nhà tạm, dột nát; Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định, đạt 97,9% (Theo quy định chuẩn, đạt trên 90%). Đến tháng 12/2018 có 21/25 xã đạt tiêu chí nhà dân cư [53]. 2.3.1.3. Về phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân Tiêu chí 10: Thu nhập Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 15,5 triệu đồng/người/năm; đến năm 2018 năm đạt 37 triệu đồng/người/năm. Đến tháng 12/2018 có 09/25 xã đạt tiêu chí thu nhập [53]. Tiêu chí 11: Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm khoảng 3%/năm; năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 18,43% đến năm 2017 giảm xuống còn 9,43%. Hiện nay, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn đạt 83,27%, nhưng chủ yếu tham gia sản xuất nông lâm nghiệp có tính thời vụ, thu nhập thấp, thiếu ổn định. Kết quả triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTr của Thủ tướng Chính phủ: Từ năm 2011 đến 2017 Huyện phối hợp các Trường nghề, Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo Trung tâm dạy nghề của huyện mở được 52 lớp, đã đào tạo được trên 3.000 học viên học nghề nông thôn chủ yếu là sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, với kinh phí 1.520 triệu đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện đạt 57% [53]. 51 Tiêu chí 12: Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động, đạt 92.7% (Theo quy định chuẩn, đạt bằng hoặc lớn hơn 90%). Đến nay, có 25/25 xã đạt tiêu chí Lao động có việc làm [53]. Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất - 22/25 xã có 22/22 hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. - 05/25 xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững hoặc có mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động có hiệu quả. Đến nay, có 11/25 xã đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất. 2.3.1.4. Về văn hóa, xã hội, môi trường Tiêu chí 14: Giáo dục và đào tạo Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm thực hiện tốt. - Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi, PCGD THCS. Duy trì 23 trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất, quy mô trường lớp học tiếp tục được tăng cường đầu tư xây mới, sửa chữa; trên địa bàn huyện có 81 trường. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, đạt 97,52%. - Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo, đạt 55%. Đến nay, đã có 25/25 xã đạt tiêu chí Giáo dục và Đào tạo [53]. Tiêu chí 15: Y tế Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường, nhất là công tác điều trị tại tuyến xã. Công tác thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia y tế xã đã được quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Nhân lực y tế của các trạm cơ bản được đảm bảo, hoạt động chuyên 52 môn thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ được nâng lên. Đến nay có 25/25 xã có trạm Y tế; 25/25 xã có bác sỹ, đạt 100%. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được chỉ đạo thực hiện tốt. Đến hết năm 2017 số người có bảo hiểm y tế ở khu vực nông thôn khoảng 85%. Đến nay, đã có 10/25 xã đạt tiêu chí Y tế [53]. Tiêu chí 16: Văn hóa Các hoạt động văn hóa - thể thao, thông tin - truyền thông được tăng cường, nhất là dịp tết và các ngày lễ lớn, các phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng được các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân quan tâm tham gia hoạt động, nhất là các trò chơi dân gian được bảo tồn và phát huy; quy ước, hương ước được quan tâm, duy trì. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM ngày càng được quan tâm thực hiện. Việc bình xét gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa đảm bảo kịp thời, chất lượng. Năm 2017 có 112/247 khu dân cư đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”; 183/191 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 23.767/29.184 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa chiếm 81,44%. Tích cực tham mưu và thường xuyên đôn đốc các xã, chỉ đạo các thôn bố trí mặt bằng để xây dựng nhà văn hóa, sân tập thể dục thể thao, đến nay trên địa bàn huyện 247/247 thôn, khu phố có nhà văn hóa; phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng được duy trì. Đến nay, đã có 09/25 xã đạt tiêu chí Văn hóa [53]. Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm Công tác bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp được tăng cường. 53 Trong 07 năm, UBND huyện đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường mở được 07 Hội nghị tập huấn công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân dân các xã. Hỗ trợ được 110 cống thu gom thuốc Bảo vệ thực vật đặt tại các cánh đồng trên địa bàn 05 xã Minh Sơn, Đồng Tân, Vân Nham, Tân Thành, Sơn Hà. Hằng năm, UBND huyện phối hợp với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể huyện, UBND các xã tổ chức các hoạt động "Tháng hành động vì môi trường" hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 05/6 lồng ghép tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM; kết hợp tuyên truyền tiêu chí môi trường nhân ngày Quốc tế đa dạng sinh học, ngày nước thế giới và ngày Khí tượng thế giới trên địa bàn huyện. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân bố trí sắp xếp nhà, bếp gọn gàng sạch sẽ, thu gom, phân loại và xử lý rác thải, nước thải từ gia đình và vệ sinh đường làng ngõ xóm, xây dựng hố xử lý rác thải tại hộ gia đình, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, di rời chuồng trại chăn nuôi. Đến nay, đã có 05/25 xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm [53]. 2.3.1.5. Về xây dựng hệ thống chính trị Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Hệ thống chính trị ở nông thôn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tính đến thời điểm hết năm 2017: Tỷ lệ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định: 142/508 người, đạt 27,95%; 25/25 xã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; số đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh: 10/25, đạt 40%; số chính quyền xã đạt tiên tiến: 10/25, đạt 40%, đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ: 12/25 xã, đạt 48%, hoàn thành nhiệm vụ: 03/25 xã, đạt 12%; danh hiệu tiên tiến của các đoàn thể xã: Mặt trận Tổ quốc 23/25 xã, đạt 92%, Hội nông dân: 22/25 xã, đạt 88%, Hội liên hiệp phụ nữ: 22/25 xã, đạt 88%, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí 54 Minh: 22/25, đạt 88%, Hội cựu chiến binh: 25/25, đạt 100%. Đến hết năm 2017, có 07/25 xã đạt tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật [53]. Tiêu chí 19: Quốc phòng và an ninh Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững; hệ thống chính trị ở các xã tiếp tục ổn định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; Lực lượng dân quân tự vệ và công an xã luôn có sự phối hợp tốt trong thực hiện nhiệm vụ; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đến hết năm 2017, có 23/25 xã đạt tiêu chí Quốc phòng và an ninh [53]. 2.3.1.6. Về thực hiện chính sách Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã được các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, theo đúng chủ trương, tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh; công tác tổ chức bộ máy thực hiện Chương trình được thành lập kịp thời và thường xuyên kiện toàn theo đúng quy định. Qua 5 năm triển khai thực hiện chủ trương xây dựng NTM, có thể đánh giá sơ bộ về những mặt được của quá trình này như sau: Một là, đây là một chương trình lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, triển khai trong bối cảnh các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đang tập trung cho công tác xây dựng đảng, chỉnh đốn đảng, học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh. Trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn có những yếu tố bất ổn, kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái, sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được một số kết quả khá rõ rệt: - Được các tầng lớp nhân dân cả nước, nhất là cư dân nông thôn nồng nhiệt đón nhận và hưởng ứng. 55 - Chính phủ cũng ưu tiên đầu tư cho Chương trình này. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp, Chính phủ vẫn đầu tư tăng hơn cho nông nghiệp, nông thôn.. Hai là, đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp từng bước hiểu việc, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo. Một số địa phương vào cuộc quyết liệt và đạt kết quả tốt trên nhiều mặt. Ba là, xây dựng NTM đang trở thành phong trào rộng khắp cả nước, bước đầu huy động được sự tham gia của người dân và cộng đồng. Qua 5 năm chính sách xây dựng NTM được tổ chức thực hiện (giai đoạn 2014-2018) cho thấy chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được thực hiện khá đầy đủ, đúng đối tượng có tác dụng to lớn đến tình hình KT-XH, an ninh quốc phòng ở địa phương. Ngoài việc thực hiện các chính sách theo quy định chung của Trung ương đối với xây dựng NTM thì Huyện ủy đã tranh thủ, có nhiều chính sách đặc thù riêng cho lĩnh vực này, Hỗ trợ thêm trong làm lộ giao thông, hỗ trợ học sinh khó khăn học giỏi, tín dụng, mỗi tổ chức, cá nhân gắn địa chỉ nhân đạo,... nhiều chính sách mang tính bền vững như: y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, đã phát huy sự tham gia tích cực của người dân, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bốn là, thông qua việc thực hiện chính sách này thì năng lực thực thi chính sách của các cấp quản lý được nâng lên, thông qua công tác tổ chức triển khai thực hiện thì nội dung, mục tiêu rõ ràng, nhiệm vụ được phân công cụ thể đối với những chủ thể thực thi có liên quan mà cụ thể là các cấp các ngành, từ đây đã phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực thi công việc nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định chung. Năm là, ý thức của người dân được nâng lên trong quá trình thực hiện chính sách. Từ đó mà họ thể hiện rỏ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện, không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư toàn bộ của nhà nước. 56 2.3.2. Hạn chế thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng còn những hạn chế sau: Thứ nhất, công tác quy hoạch, xây dựng Đề án (Kế hoạch) NTM của xã theo 19 tiêu chí được coi là điều kiện tiên quyết của Chương trình. Bên cạnh đó, các kế hoạch thực hiện chính sách cũng chưa được q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_chinh_sach_xay_dung_nong_thon_moi_tu_thuc.pdf
Tài liệu liên quan