Luận văn Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC

PHẨM .8

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.8

1.1.1. Khái niệm an toàn thực phẩm .8

1.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm .9

1.1.3. Đặc điểm thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.11

1.1.4. Vai trò thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm .16

1.2. Những quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.17

1.3. Những giai đoạn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.20

1.3.1. Hoạch định chính sách và triển khai các chương trình nhằm bảo đảm an toàn

thực phẩm.20

1.3.2. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các chính sách trong sản xuất,

kinh doanh thực phẩm.22

1.3.3. Việc thông tin, tuyên truyền, truyền thông pháp luật về an toàn thực phẩm .26

1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.28

1.3.5. Kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm soát các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm 31

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm .32

1.4.1. Yếu tố về trình độ nhận thức, tập tục, thói quen.32

1.4.2. Yếu tố kinh tế và lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh.33

1.4.3. Yếu tố ý thức pháp luật và đạo đức của các chủ thể tham giam quan hệ pháp

luật an toàn thực phẩm .35

1.4.4. Yếu tố hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.36

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành trên cơ sở phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex), một số quy định chưa có trong Codex hoặc đặc thù của quốc gia thì đều hài hòa với quy định các nước phát triển như Mỹ, Nhật bản, EU và các nước ASEAN. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 61 QCVN liên quan đến chất lượng, ATTP của các chuỗi sản phẩm động vật, sản phẩm thủy vật và sản phẩm thực vật. Các quy chuẩn này cũng tương đồng hoặc tiệm cận với chuẩn mực của các tổ chức quốc tế như Codex, FAO và các nước tiên tiến. Tuy nhiên, việc xây dựng các QCKT địa phương đối với sản phẩm đặc thù vùng miền còn rất hạn chế, mới chỉ có 02 quy chuẩn về rượu bưởi Tân Triều (Đồng Nai) và rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh) được ban hành trong giai đoạn này. Bên cạnh việc xây dựng và ban hành các TCVN và QCVN, các Bộ cũng quan tâm, chú trọng tham gia đầy đủ vào các hoạt động xây dựng quy chuẩn và quy định của quốc tế và khu vực. Lần đầu tiên Việt Nam tham gia chủ trì 44 cùng Thái Lan xây dựng và được Codex chấp thuận ban hành Tiêu chuẩn Codex quốc tế đối với sản phẩm nước mắm. Việc phòng ngừa, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Trong khi đó Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã xuất hiện những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã chỉnh sửa, bổ sung một cách cơ bản Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 1999 theo hướng tiến bộ hơn, hợp lý hơn, khả thi hơn, khắc phục được những hạn chế, bất cập trong nội dung của điều luật. Tuy nhiên, điều luật trên vẫn khó thực thi trong cuộc sống. Có thể nói cho đến nay hệ thống pháp luật về ATTP của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện, đã đáp ứng kịp thời yêu cầu về công tác quản lý và điều hành về ATTP theo cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, góp phần tích cực vào kiểm soát thị trường, bảo đảm thực phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Việc ban hành tương đối đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP đã khắc phục tình trạng thiếu cơ chế quản lý, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật về ATTP trước đây, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, số lượng văn bản còn nhiều gây khó khăn khi tra cứu, áp dụng thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh. Cụ thể các văn bản quản lý đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm đều được ba Bộ cùng ban hành theo các nhóm đối tượng quản lý. Khi các văn bản này được chuyển đến địa phương thực hiện thì UBND các cấp sẽ phải đọc và hiểu hết 3 hệ thống văn bản đối với từng lĩnh vực. 45 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Thực trạng hoạch định chính sách và triển khai các chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm ATTP là một trong những vấn đề mà Thành phố từ lâu đã đặc biệt quan tâm và xem đây là vấn đề có ý nghĩa lớn đối với kinh tế - xã hội. Để cụ thể hóa Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới. Với vai trò là cơ quan tham mưu về ATTP (theo Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2017 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh), BQLATTP có nhiệm vụ: “Xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ATTP; chương trình, quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch dài hạn và hàng năm về lĩnh vực ATTP”. Trong 02 năm đi vào hoạt động (năm 2017-2018) BQLATTP đã tham mưu UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành 17 văn bản triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo ATTP địa bàn Thành phố và tham mưu 13 văn bản cho Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP Thành phố Hồ Chí Minh (phụ lục 2). UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt các Chương trình, Đề án trọng điểm bảo đảm ATTP trên địa bàn như sau: - Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh). Trong đó, xây dựng Chương trình Mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình Mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020. 46 - Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 5930/QĐ- UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của UBND Thành phố). Triển khai Chương trình Mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020; - Đề án Phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã nông thôn mới bao gồm: các mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, cánh đồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất rau theo hướng hữu cơ sinh học, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nhằm nâng cao giá trị sản xuất; Các mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã làm giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống bình quân 30 triệu đồng/ha/năm. Trên cơ sở kết quả đạt được từ các mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP có sự hỗ trợ từ Nhà nước, bà con nông dân tự nhân rộng cho các chủng loại rau khác và duy trì, mở rộng việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; - Chương trình Gắn kết thu mua sản phẩm, xây dựng và mở rộng các mô hình sản xuất theo quy trình thực hiện chăn nuôi tốt; - Chương trình Kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi tôm ở huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè; - Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh các năm; - Chương trình Kết nối cung - cầu hàng hóa với các Tỉnh Đông - Tây Nam Bộ; - Đề án Chuỗi thực phẩm an toàn (theo Quyết định số 26/2016/QĐ- UBND ngày 21 tháng 6 năm 2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy chế cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia chuỗi thực phẩm an toàn của Thành phố Hồ Chí Minh) với mục tiêu góp phần cải 47 thiện ATTP thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý ATTP theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 đó là “quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP”. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn. Thông qua việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đã thiết lập hệ thống quản lý giám sát sản phẩm xuyên suốt từ khâu sản xuất đến người tiêu dung, nhằm mục tiêu cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân. Đề án này cũng được đẩy mạnh thông qua công tác truyền thông đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồng thời nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm. Theo đó, BQLATTP chủ động mở rộng liên kết, phối hợp với các tỉnh trong quản lý và kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn, cụ thể: ký kết phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giữa BQLATTP với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Long An, Lâm Đồng, Bình Thuận, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Thông qua ký kết, mục tiêu xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn giữa các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác) đến cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ. Từ tháng 4 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, công tác phối hợp thẩm định, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận chuỗi tăng đáng kể: Đến nay Ban Quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn đã cấp 351 Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn cho 187 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận, Đắk 48 Nông với tổng sản lượng 149.917,37 tấn/năm (tăng gấp gần 6 lần so với thời điểm tiếp nhận từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: 60 giấy). - Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm (Quyết định số 4199/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo thuộc Dự án Mô hình Chợ thí điểm bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020). Với mục tiêu đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện, thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 691/UBND-KT ngày 13/02/2018 về chuyển giao Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm và Dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP từ Sở Công Thương, BQLATTP đã nhanh chóng tiếp nhận bàn giao và phối hợp các Sở, ngành liên quan tiếp tục triển khai Đề án theo quy chế đã được duyệt. Từ khi nhận bàn giao đến nay đã tổ chức tiếp nhận 22 hồ sơ và cấp mã code cho 16 cở sở (03 trang trại chăn nuôi heo, 03 cơ sở giết mổ heo, 08 cơ sở kinh doanh heo, 01 trại chăn nuôi gà, 01 cơ sở kinh doanh trứng gia cầm) đăng ký tham gia Đề án. BQLATTP cũng đã phối hợp với Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Công nghệ cao, Chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh khảo sát tình hình thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm tại các tỉnh: Đồng Nai, Long An, Bình Dương. - Dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP (theo Quyết định số 6727/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại thành phố Hồ Chí Minh). Với mục tiêu: xây dựng và phát triển mạng lưới chợ truyền thống 49 đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố, bảo đảm an toàn sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng; Nâng cao chất lượng phục vụ tại chợ, từng bước thực hiện văn minh thương mại phù hợp xu hướng hội nhập quốc tế và sự phát triển của thành phố; Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý chợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành chức năng trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát ATTP. BQLATTP luôn chủ động và thường xuyên tổ chức các hoạt động phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan khảo sát điều kiện cơ sở vật chất chợ kinh doanh thực phẩm, tình hình triển khai thực hiện Dự án Mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại Chợ Đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn và Chợ Bến Thành, đến nay về cơ bản các đơn vị kinh doanh trong chợ (các sạp kinh doanh ngành hàng thịt heo) đã hoàn thiện về cơ sở vật chất theo đúng tiêu chí của Dự án đề ra. Qua đó cho thấy, việc hoạch định chính sách, triển khai các chương trình ATTP tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ các chương trình, chỉ đạo của Trung ương trong công tác quản lý Nhà nước về ATTP. 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các chính sách trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm 2.3.2.1. Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Thực hiện các quy định của ngành Y tế tại Thông tư số 26/2012/TT- BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP 50 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế (có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018); Quy định của ngành Công Thương tại Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019); Thông tư số 43/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý ATTP thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; Quy định của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP; Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018, BQLATTP đã tiến hành thẩm định và cấp 7.674 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, để quản lý nhóm đối tượng không thuộc diện cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật UBND các quận, huyện và BQLATTP đã triển khai hoạt động truyền thông, ký cam kết với cơ quan Nhà nước về việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP đối với các bếp ăn tập thể trong trường học các cấp, trong các công ty, xí nghiệp trên địa bàn Thành phố với tổng số là 371 cơ sở. Ngoài ra, Ban Quản lý đề án Chuỗi thực phẩm an toàn (do BQLATTP chủ trì) tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện 51 ATTP đã cấp 351 Giấy chứng nhận cho 187 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận, Đắk Nông với tổng sản lượng 149.917,37 tấn/năm (tăng gấp gần 6 lần so với thời điểm tiếp nhận từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: 60 giấy). Việc thực hiện các quy định về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn trong khâu triển khai thực hiện. Thứ nhất, vì đây là một nhiệm vụ tốn rất nhiều nhân sự, thời gian trong việc tiếp nhận, thẩm định điều kiện vì không phải cơ sở nào cũng đạt điều kiện ngay lần đầu thẩm định mà thường phải thẩm định nhiều lần. Thứ hai, các quy định của ngành Y tế, ngành Công Thương và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có sự khác nhau về thủ tục, quy trình nên dẫn đến khó khăn trong khâu áp dụng, thực hiện. Ví dụ, hiện nay quy trình thủ tục về cấp Giấy đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thực hiện theo Nghị định số 155/2018/NĐ- CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương thực hiện theo Thông tư số 43/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về Quản lý ATTP thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; Quy định của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong khi đó, mỗi văn bản có những quy định khác nhau về quy trình, thủ tục liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP gây khó khăn cho cơ quan quản lý và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khó khăn 52 trong việc triển khai thực hiện và áp dụng. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018, BQLATTP đã tiến hành thẩm định và cấp 7.674 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm. 2.3.2.2. Công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm và tự công bố sản phẩm Trước đây, theo quy định thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã có quy chuẩn phải được công bố hợp quy, sản phẩm chưa có QCKT phải được công bố phù hợp quy định ATTP trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, đến ngày 02 tháng 02 năm 2018, sau khi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được ban hành thì những thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thực hiện thủ tục Tự công bố sản phẩm. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định thì thực hiện thủ tục đăng ký công bố sản phẩm. Kết quả thực hiện: - Từ năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, thực hiện theo Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP. Ban Quản lý đã cấp 726 Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và cấp 4.901 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; - Từ tháng 2 năm 2018 đến hết năm 2018, thực hiện theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết 53 Luật an toàn thực phẩm, BQLATTP đã cấp 64 Bản đăng ký công bố sản phẩm, tiếp nhận 31.447 bản tự công bố sản phẩm và có 371 cở sở cam kết đảm bảo ATTP [32]. 2.3.2.3. Việc thông tin, tuyên truyền, truyền thông pháp luật về an toàn thực phẩm Để tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATTP, từ năm 2017 đến năm 2018, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về ATTP thường xuyên được BQLATTP chú trọng, tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. BQLATTP đã ban hành các kế hoạch truyền thông và triển khai treo 1.030 băng rôn; phát 17 áp phích; 114.600 tờ gấp, bướm liên quan hướng dẫn về ATTP; thực hiện 04 phóng sự về ATTP; cấp 3.135 đĩa CD; phổ biến các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP; tập huấn kiến thức phòng chống NĐTP, lựa chọn thực phẩm an toàn; tổ chức 1.133 lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức ATTP với 114.122 người tham dự, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 và Tháng hành động vì ATTP, đăng 129 bài viết, bản tin về các hoạt động liên quan đến ATTP; cập nhật danh sách cơ sở đạt chuỗi, cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận điều kiện ATTP lên trang thông tin điện tử (bqlattp.hochiminhcity.gov.vn), góp phần nâng cao nghiệp vụ, kiến thức, nhận thức về đảm bảo ATTP cho cán bộ, người quản lý, các đơn vị giám sát, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền về công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố với các hình thức đa dạng như mời chuyên gia để phổ biến, hướng dẫn pháp luật về ATTP; đưa các tin, bài, phóng sự điều tra về ATTP, phản ánh gương điển hình tiên tiến thực hiện tốt công tác về ATTP, đặc biệt là ở các xã, phường, thị trấn. Mỗi kỳ phát sóng được tổ chức theo từng chủ đề riêng, là những sự kiện nóng, được nhiều người quan tâm cụ thể các chương trình đang 54 được yêu thích và nhiều người tiêu dùng ủng hộ điển hình gồm: “Chương trình Hành trình ẩm thực Việt Nam”; “Ăn sạch sống khỏe”; ”Bác sĩ enter”; “Cuộc sống xanh”; “Cảnh báo an toàn sống”; “Vì chất lượng cuộc sống”; “Lắng nghe và trao đổi”; “Tiêu điểm y tế”; “Sức khỏe cho mọi người”; “Kiến thức tiêu dùng”; “Tạp chí sức khỏe”. Hội Liên hiệp Phụ nữ tiếp tục duy trì và nâng chất lượng mô hình “Vườn rau dinh dưỡng gia đình” trồng rau sạch, rau an toàn triển khai đến 319 phường xã với 15.000 hộ gia đình tham gia; 07 điểm kinh doanh rau sạch – an toàn trên địa bàn thành phố; duy trì mạng lưới bán hàng bình ổn với 344 điểm tại chợ truyền thống và 1.186 điểm tại địa bàn dân cư. Vận động tiểu thương thực hiện quán ăn an toàn, ngành hàng kiểu mẫu; hạn chế sử dụng chất phụ gia trong sản xuất và chế biến, đến nay triển khai thực hiện 3.200 quán ăn an toàn, đảm bảo ATTP, 40 ngành hàng tươi sống đạt chuẩn ATTP và 1.500 gian hàng ăn uống kiểu mẫu tại chợ. Xây dựng 02 cuộc vận động “ Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm vận động và tuyên truyền người kinh doanh cũng như người tiêu dùng thực hành tốt ATTP. Ngoài ra, do sự phát triển mạnh của các kênh truyền thông nên để sản phẩm thực phẩm được người tiêu dùng biết đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đăng quảng cáo, in ấn nội dung giới thiệu sản phẩm của mình trên các phương tiện quảng cáo. Để quản lý nội dung này, Chính phủ đã quy định các tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo thuộc nhóm thực phẩm: thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận, BQLATTP đã thẩm định hồ sơ và cấp 66 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 55 Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về ATTP được chú trọng hơn: từ năm 2017 đến năm 2018, BQLATTP đã cấp 16.906 Giấy xác nhận kiến thức ATTP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nội dung các kiến thức ATTP đã được đưa vào chương trình chính thức, hoặc lồng ghép tùy theo các trường, các cấp học. Nhờ đó, nhận thức và hành động của cộng đồng đã có sự chuyển biến tích cực. 2.3.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra, thanh tra ATTP đã được tăng cường, phát huy hiệu quả tích cực, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về ATTP. BQLATTP đã thành lập 10 Đội Quản lý An toàn thực phẩm thuộc Phòng Thanh tra, trong đó: 08 Đội Quản lý An toàn thực phẩm liên quận - huyện và 02 Đội Quản lý An toàn thực phẩm chợ đầu mối nông sản thực phẩm (chợ Hóc Môn và chợ Bình Điền). Các Đội Quản lý An toàn thực phẩm liên quận – huyện vừa thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm dịch sản phẩm động vật xuất tỉnh vừa phối hợp thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc thịt heo và triển khai thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc thịt gà, trứng gia cầm do Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với địa phương trong công tác đảm bảo ATTP theo đúng phân cấp, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho UBND quận, huyện ứng phó với các trường hợp nghi NĐTP xảy ra trên địa bàn lẫn công tác thông tin, giáo dục và truyền thông. BQLATTP đã tham mưu Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP Thành phố đề nghị UBND 24 quận - huyện kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP quận - huyện, trong đó bổ sung nhân sự của Đội Quản lý An toàn thực phẩm liên quận - huyện trong thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành và thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của quận huyện; đồng thời thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành của quận - huyện cũng tham gia vào Đoàn kiểm tra của 56 BQLATTP, đảm bảo công tác phối hợp chặt chẽ và hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát ATTP trên địa bàn được triển khai đồng bộ, tránh chồng chéo. Trong năm 2017-2018, BQLATTP đã thực hiện kiểm tra ATTP đối với 4.391 cơ sở, phát hiện vi phạm 867 cơ sở (chiếm tỷ lệ 19,74%), ban hành 806 quyết định xử phạt với số tiền phạt 8.110.151.500 đồng, đang tiếp tục xử lý đối với các trường hợp còn lại (xem Bảng 2.2); bên cạnh đó đã tiến hành đình chỉ hoạt động có thời hạn: 07 cơ sở, buộc tháo dỡ quảng cáo: 03 cơ sở, thu hồi/tiêu hủy: 37.362 kg sản phẩm và 233.814 đơn vị sản phẩm (chai/hộp/viên) không đảm bảo chất lượng; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn Thành phố với 88.139 bản chính, 82.698 bản sao, tổng khối lượng 100.534.909 kg, số tiền thu được 11.311.200.000 đồng. Tính đến tháng 12 năm 2018, BQLATTP thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thịt heo với 161.879 xe, tổng khối lượng 3.173.152 con. Trong đó, nguồn tỉnh: 90.898 xe với 1.979.517 con (chiếm 62,38%), nguồn TP.HCM: 70.981 xe với 1.193.636 con (chiếm 37,62%). 57 Bảng 2.2. Bảng số liệu thanh tra, kiểm tra ATTP Cấp Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Tổng Toàn Thành phố Tổng số cơ sở được kiểm tra 54.324 56.926 111.250 Số cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_an_toan_thuc_pham_cua_ban_qu.pdf
Tài liệu liên quan