Luận văn Thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố hồ Chí Minh

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .vii

MỞ ĐẦU . 1

1.Lý do chọn đề tài . 1

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 3

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5

4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 6

5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7

6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 8

7.Kết cấu của luận văn. 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG . 10

1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài . 10

1.1.1.Thực hiện pháp luật. 10

1.1.2.Giáo dục phổ thông . 12

1.1.3.Pháp luật giáo dục phổ thông. 17

1.2.Cơ sở pháp lý của pháp luật giáo dục phổ thông . 18

1.2.1.Đặc điểm của pháp luật giáo dục phổ thông. 18

1.2.2.Văn bản quy phạm pháp luật giáo dục phổ thông. 21

1.2.3.Một số nội dung của pháp luật giáo dục phổ thông. 22

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác lĩnh vực xã hội khác thì quận Bình Thạnh cũng chú trọng phát triển giáo dục trên địa bàn quận. Ủy ban nhân dân quận đã chú trọng phát triển mạng lưới giáo dục các cấp, đặc biệt là đối với giáo dục phổ thông. Với sự quan tâm và đầu tư của Ủy ban nhân dân Thành phố cũng như Ủy ban nhân dân quận thì mạng lưới giáo dục phổ thông trên địa bàn quận ngày càng được mở rộng, đặc biệt là phát triển mạnh mẽ của các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập. Nếu như năm học 2013-2014 tổng số cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn quận là 43 trong đó ngoài công lập chỉ có 5 cơ sở thì đến năm học 2018 – 2019 tổng số cơ sở giáo dục phổ thông đã tăng lên 48, trong đó cơ sở ngoài công lập là 10, tăng 50% so với năm học 2013-2014 (Xem bảng 2.1 trang 42) Cùng với sự phát triển về mạng lưới giáo dục phổ thông thì số học sinh cũng ngày càng nâng lên. Số lượng học sinh tiểu học năm 2013-2014 gồm công lập và tư thực có 27593 học sinh nhưng đến năm 2018-2019 đã lên tới 31802 học sinh. Mỗi năm Ủy ban quận Bình Thạnh đón hơn 800 em học sinh ở cấp tiểu học. Đối với học sinh ở bậc trung học cơ sở theo từng năm cũng tăng đáng lể từ 17815 ở những năm 2013-1014 nhưng đến 2018-2019 đã tăng lên 20182 học sinh. (Xem bảng 2.2 trang 43) Nhận xét: Với sự phát triển mạnh mẽ về hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn quận Bình Thạnh đặt ra yêu cầu cho Ủy ban nhân dân quận trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông cũng như công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận. 42 Bảng 2.1: Thống kê các cơ sở GDPT trên địa bàn quận Bình Thạnh giai đoạn 2013-2019 Đơn vị tính: Trƣờng STT Cấp học 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 2016- 2017 2017- 2018 2018- 2019 1 Tiểu học - Số trường 28 29 29 28 29 30 - Công lập 23 23 23 23 23 23 - Tư thục 5 6 6 5 6 7 2 THCS - Số trường 15 15 16 16 16 18 - Công lập 15 15 15 15 15 15 - Tư thục 1 1 1 3 Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh 43 Bảng 2.2: Bảng thống kê số lƣợng học sinh Tiểu học và Trung học Cơ sở trên địa bàn quận Bình Thạnh giai đoạn 2013 – 2019 Đơn vị tính: Ngƣời STT Cấp học 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 2016- 2017 2017- 2018 2018- 2019 1 Tiểu học - Số học sinh 27593 27508 28132 27344 29226 31802 - Công lập 26928 27054 26926 26037 26563 27895 - Tư thục 665 454 1206 1307 2663 3907 2 THCS - Số học sinh 17815 18583 18348 18722 18916 20182 - Công lập 17815 18583 18245 18542 18666 19052 - Tư thục 0 103 180 250 1130 Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh 44 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông Trong công tác Quản lý nhà nước nói chung và thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông nói riêng thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải xây dựng các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện pháp luật. Công tác xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông là cơ sở để triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Quận uỷ Bình Thạnh đã chủ động ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về giáo dục phổ thông nói riêng để thể chế, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương về giáo dục phổ thông của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương, địa phương để thực hiện pháp luật về GDPT phù hợp với thực tế và điều kiện, xã hội kinh tế của quận. Để thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông trên địa bàn, thì Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh cũng đã ban hành các Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận. Ngày 22/8/2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận. Chỉ thị đã xác định các biện pháp mà các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức trên địa bàn phải thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận. Hằng năm, UBND quận đều kịp thời ban hành các Chỉ thị để chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận. Các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt đồng bộ các giải pháp thực hiện 45 pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận. Để tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về giáo dục phổ thông nói riêng, Ủy ban nhân dân quận đều xác định phương châm “Nâng cao năng lực thực thi pháp luật; giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật”. Các kế hoạch thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về GDPT nói riêng tập trung vào các nội dung sau: - Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến sâu rộng nội dung các văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung, thay thế có liên quan trực tiếp đến giáo dục phổ thông; chú trọng các văn bản liên quan trực tiếp đến cơ sở GDPT, các thầy cô và học sinh; - Các đơn vị, cá nhân tổ chức thi hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định pháp luật; - Giáo dục ý thức và lợi ích của việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật về giáo dục phổ thông; - Tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thực thi pháp luật. Trên cơ sở kế hoạch thực thi pháp luật của Ủy ban nhân dân quận, phòng Giáo dục và đào tạo quận cũng đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi pháp luật về GDPT trên địa bàn. Hằng năm, phòng Giáo dục và Đào tạo đều xây dựng kế hoạch thực hiện pháp luật. Cụ thể năm 2015, Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-GDĐT ngày 12 tháng 1 năm 2015 về việc triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận Bình Thạnh năm 2015; Năm 2016, phòng Giáo dục và đào tạo ban hành Kế hoạch số 07/KH-GDĐT ngày 5 tháng 1 năm 2016 về việc triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận Bình Thạnh năm 2016; Năm 2017, phòng Giáo dục và đào tạo ban hành Kế 46 hoạch số 07/KH-GDĐT ngày 10 tháng 1 năm 2017 về việc triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận Bình Thạnh năm 2017; Năm 2018, phòng Giáo dục và đào tạo ban hành Kế hoạch số 02/KH-GDĐT ngày 16 tháng 1 năm 2018 về việc triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận Bình Thạnh năm 2018; Năm 2019, phòng Giáo dục và đào tạo ban hành Kế hoạch số 02/KH-GDĐT ngày 4 tháng 1 năm 2019 về việc triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận Bình Thạnh năm 2019. Ngoài ban hành kế hoạch chung thì phòng Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chuyên môn khác của quận ban hành các Kế hoạch về thực hiện pháp luật như phối hợp với phòng Tư pháp ban hành kế hoạch liên tịch tuyên truyền pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận Bình Thạnh, phối hợp với Thanh tra quận xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện pháp luật về giáo dục trên địa bàn quận. Bên cạnh phòng GD&ĐT thì các phòng ban chuyên môn khác của quận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật của mình theo. Phòng Tư pháp quận đã tham mưu cho UBND quận ban hành kế hoạch phổ biến và theo dõi tình thực hiện pháp luật trên địa bàn quận, trong đó có lĩnh vực giáo dục phổ thông.Thanh tra quận xây dựng kế hoạch thanh tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận trong đó có nội dung thanh tra việc thực hiện pháp luật về GDPT. Hàng năm, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh đều xây dựng kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng và tổ chức chỉ đạo tuyên truyền việc thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng thông qua các hội nghị giao ban Hiệu trưởng, các hội thi tuyên truyền về pháp luật. 47 Bảng 2.3: Thống kê tình hình ban hành kế hoạch thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh Đơn vị tính: cái Kế hoạch chung Kế hoạch chuyên đề Tổng số Năm 2014 1 1 2 Năm 2015 1 2 3 Năm 2016 1 2 3 Năm 2017 1 3 4 Năm 2018 1 4 5 Năm 2019 1 2 3 Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, có trọng tâm, trọng điểm xuyên suốt cho cả năm học (bao gồm cả kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất). Việc xây dựng trọng tâm công tác kiểm tra theo từng tháng được căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các bộ phận có liên quan như chuyên môn các cấp học, bậc học; công tác xây dựng cơ sở vật chất, công tác giáo dục, bán trú; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng; công tác phổ cập giáo dục. Bên cạnh đó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn các trường thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo, kịp thời triển khai, quán triệt và thực hiện các quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác kiểm tra theo quy định, hướng dẫn các trường lập sổ theo dõi kết quả kiểm tra theo mẫu thống nhất chung trong toàn quận để thuận lợi cho công tác thống kê báo cáo và sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hàng năm. 48 Hằng năm vào dịp các kỳ thi học kỳ 1 và cuối kỳ thì phòng Giáo dục và Đào tạo đều tham mưu cho Uỷ ban nhân dân quận ban hành kế hoạch thực hiện “mùa thi nghiêm túc” và Chỉ thị tăng cường thực hiện nghiêm túc các quy định về thi cử trên địa bàn quận. Cụ thể năm 2015, Ủy ban nhân dân quận đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2015 về tăng cường thực hiện các quy định về thi cử đối với các trường thuộc quyền quản lý trên địa bàn quận Bình Thạnh. Để thực hiện Chỉ thị này phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-GDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2015 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2015 và thực hiện mùa thi nghiêm túc. Năm 2016, phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch 19/KH-GDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2016 về triển khai nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 trong đó có chỉ đạo nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thôg. Năm 2017, phòng Giáo dục và đào tạo ban hành Kế hoạch 14/KH-GDĐT ngày 15 tháng7 năm 2017 về triển khai nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 trong có chỉ đạo nội dung thực hiện pháp luật về GDPT. Năm 2018, phòng Giáo dục và đào tạo ban hành Kế hoạch 21/KH-GDĐT ngày 2 tháng 8 năm 2018 về triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 trong có chỉ đạo nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Tuy nhiên hiện nay việc ban hành kế hoạch thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về giáo dục phổ thông của Uỷ ban nhân dân quận Bình Thạnh cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Đa phần hiện nay chủ yếu xây dựng một kế hoạch thực hiện pháp luật chung, trong khi đó kế hoạch thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực cụ thể trong đó có giáo dục phổ thông thì chưa được chú trọng. Bên cạnh đó khi xây dựng kế hoạch thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông cũng ban hành kế hoạch chung mà chưa chú trọng việc ban hành kế hoạch chuyên đề thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Uỷ ban nhân dân quận cũng chưa ban 49 hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Do chưa ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng do đó công tác triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông còn chưa được quan tâm đúng mức. Các nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông còn lồng ghép vào kế hoạch, chương trình năm học mà chưa có nhiều kế hoạch, chương trình chuyên đề. Đa phần tập trung vào công tác kiểm tra thực hiện pháp luật của các cơ sở giáo dục phổ thông là chính, trong khi đó các kế hoạch, chương trình về tuyên truyền phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông thì chưa nhiều. 2.3.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông Đối với công tác Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông nói chung và trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông nói riêng thì việc xây dựng tổ chức bộ máy là hết sức cần thiết. Uỷ ban nhân dân quận đã chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác thực hiện pháp luật về GDPT. Hiện nay tham mưu giúp cho UBND thực hiện pháp luật về GDPT thì có phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tư pháp, phòng Văn hoá – Thông tin, Thanh tra quận. Ngoài ra còn có UBND các phường trên địa bàn quận. Để định hướng cho công tác giáo dục phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về GDPT nói riêng, UBND quận Bình Thạnh đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 15/3/2015 về thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận. Hội đồng gồm 13 thành viên do Chủ tịch quận làm chủ tịch Hội đồng và Phó Chủ tịch phụ trách Văn xã là Phó Chủ tịch thường trực. Ngoài ra còn có các thành viên là lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của quận. Hằng năm thì UBND quận đều có sắp xếp kiện toàn nhân sự của Hội đồng này khi có sự thay đổi. 50 Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận này như sau: UBND quận có chức năng: Chịu trách nhiệm chung về công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông trên địa bàn quận; phân công, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của quận và Uỷ ban nhân dân các phường triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông trên địa bàn quận. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận có chức năng: Chịu trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho Uỷ ban nhân dân quận trong việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông, phối hợp với phòng Tư pháp tham mưu trình lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận ban hành kế hoạch thực hiện pháp ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHỤ TRÁCH CHUNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG TƯ PHÁP THANH TRA QUẬN HỘI ĐỒNG HỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUẬN PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC PHƯỜNG PHÒNG VĂN HÓA – THÔNG TIN QUẬN 51 luật về giáo dục phổ thông trên địa bàn quận, chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của các trường học trên địa bàn; phối hợp với Thanh tra quận tiến hành thanh tra các cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận: Tiếp tục phổ biến sâu rộng, Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả. Phòng Tƣ pháp: tham mưu cho Uỷ ban nhân dân quận xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông; trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện việc tuyên truyên phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông. Thanh tra quận: Chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận xây dựng kế hoạch kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Phòng Tài chính – Kế hoạch: Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân quận thực hiện công tác kiểm tra tình hình thực hiện thu, chi và sử dụng tài chính của các cơ sở giáo dục phổ thông. Phòng Văn hoá – Thông tin quận: Chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông trên địa bàn quận. UBND các phƣờng: Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông trên địa bàn phường, quản lý, phối hợp với phòng Giáo 52 dục và Đào tạo triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Tuy nhiên việc xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông trên địa bàn quận Bình Thạnh hiện nay cũng có những hạn chế nhất định. Hiện nay việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông trên địa bàn quận chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Công tác phối hợp giữa phòng Giáo dục và Đào tạo với các phòng ban chuyên môn của quận và UBND các phường chưa thực sự thống nhất. Ngoài ra hiện nay sự phân định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan này trong công tác thực hiện pháp luật về GDPT cũng chưa thực sự rõ ràng. Vì vậy, các cơ quan còn tiến hành độc lập trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về GDPT. Cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông thì việc phát triển đội ngũ nhân sự làm công tác này cũng được UBND quận chú trọng. UBND quận hướng tới hoàn thiện đội ngũ nhân sự cả về số lượng và chất lượng cho các CQNN, các cơ quan tham mưu giúp UBND quận thực hiện thực hiện pháp luật về GDPT. UBND quận luôn có những giải pháp đề thu hút cũng như phát triển đội ngũ nhân sự thực hiện pháp luật về GDPT Nhân sự của các cơ quan thực hiện và tham mưu thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông trên địa bàn quận từng bước được củng cố và bổ sung. Để đảm bảo cho đội ngũ nhân sự hoạt động hiệu quả thì UBND quận chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về nhân sự. Có thể nói đội ngũ nhân sự làm công tác thực hiện pháp luật về GDPT trên địa bàn quận ngày càng được hoàn thiện. UBND quận phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức. Hằng năm lực lượng này đều được tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật 53 về GDPT, công tác tuyên truyền, phổ biến về giáo dục phổ thống. Vì vậy chất lượng của đội ngũ công chức ngày càng được nâng lên. Bảng 2.4: Thống kê lực lƣợng công chức phụ trách công tác thực hiện pháp luật về GDPT của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh Đơn vị tính: Ngƣời Cơ quan Số lƣợng Ghi chú Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận 13 Lãnh đạo UBND và các phòng ban chuyên môn Phòng Giáo dục 4 Phụ trách lĩnh vực GDPT Phòng Tư pháp 2 Công chức kiêm về tuyên truyền phổ biến pháp luật trong đó có lĩnh vực GDPT Thanh tra quận 2 Phụ trách công tác thanh tra trong lĩnh vực giáo dục Phòng Tài chính – Kế toán 2 Phụ trách công tác kiểm tra tài chính Phòng Văn hoá – Thông tin 1 Phụ trách công tác tuyên tuyền Uỷ ban nhân dân các phường 20 Mỗi phường một công chức Văn hoá – xã hội phụ trách lĩnh vực này Nguồn: Phòng Nội vụ quận Bình Thạnh Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức về thực hiện pháp luật về GDPT trong thời gian qua của quận tập trung vào các vấn đề sau: 54 - Những quy định pháp luật về GDPT; - Những thay đổi của hệ thống pháp luật GDPT; - Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về GDPT; - Kỹ năng kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về GDPT. Ngành giáo dục quận đã chú trọng lựa chọn, kiện toàn và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra cho lực lượng cộng tác viên, nghiệp vụ kiểm tra nội bộ cho các công chức, viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục Trong các năm học, Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức đều tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ quản lý của ngành ở cả 3 bậc học và đơn vị trực thuộc về công tác kiểm tra nội bộ trường học vào đầu năm học theo tinh thần đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục và nội dung Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Phòng Giáo dục và đào tạo đã tổ chức 10 buổi tập huấn công tác kiểm tra nội bộ cho BGH – Thanh tra nhân dân bậc học Mầm non toàn quận; tổ chức tập huấn, tuyên truyền Luật phòng, chống tham nhũng; tập huấn giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo và Quy trình xử lý đơn cho Hiệu trưởng (63 trường - tỷ lệ 100%). Tuy nhiên hiện nay lực lượng nhân sự làm về công tác thực hiện pháp luật về GDPT chủ yếu là kiểm nhiệm mà chưa có lực lượng chuyên trách. Đa phần các công chức này phải đảm nhận nhiều lĩnh vực khác nhau do đó hiệu quả công việc chưa cao. 2.3.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông Ngoài việc phải thể chế hóa các quy định của pháp luật về giáo dục phổ 55 thông thì còn cần phải tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật được xem là cầu nối giữa việc đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các cá nhân, tổ chức trên địa bàn quận. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về GDPT nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho các cá nhân, tổ chức và cán bộ, công chức quản lý và thực hiện có thói quen, động cơ tích cực trong việc thực hiện pháp luật. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng như vậy, những năm qua, chính quyền quận Bình Thạnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật về GDPT cho công chức các cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh. Các hoạt động này một mặt làm cho pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội, nâng cao nhận thức và hành động phù hợp với pháp luật, mặt khác làm cho công tác QLNN về GDPT trên địa bàn quận đi vào ổn định và trật tự. UBND quận đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về GDPT, trong đó tập trung tuyên truyền các văn bản của Trung ương và Thành phố như Tuyên truyền việc thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021. UBND quận xác định đối tượng tuyên truyền, phổ biến ở đây là: - Những công chức làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn quận (phòng Giáo dục đào tạo và công chức Văn hoá – Xã hội các phường; - Các cơ sở giáo dục phổ thông (tập trung vào đội ngũ lãnh đạo quản lý); - Đội ngũ Thầy Cô giáo các cơ sở giáo dục phổ thông; 56 - Học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông; - Phụ huynh học sinh. Tuỳ từng đối tượng khác nhau mà Ủy ban nhân dân quận cũng như phòng Giáo dục và Đào tạo xác định từng nội dung tuyên truyền khác nhau. Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giáo dục phổ thông được Ủy ban nhân dân tập trung chủ yếu vào các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục cho người dân, học sinh, đội ngũ thầy cô giáo, đội ngũ lãnh đạo quản lý của các cơ sở giáo dục phổ thông và công chức thực hiện quản lý nhà nước về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành pháp luật về giáo dục phổ thông; Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến cho cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đúng các quy định về tuyển sinh, quản lý học sinh, giáo viên, thi cử; Thứ ba, tuyên truyền phổ biến cho học sinh về thái độ, ý thức học tập, nghĩa vụ của học sinh; Thứ tư, Tuyên truyền, vận động các thầy cô giáo các quy định về giáo án giảng dạy, giờ giảng, tác phong thái độ với học sinh và phụ huynh học sinh; Thứ năm, Về đảm bảo các điều kiện về dạy học; Thứ sáu, Về quản lý chỉ đạo chuyên môn các bậc học; Thứ bảy, Về công tác công khai minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiếp công dân; Hằng năm thì Uỷ ban nhân dân quận đều tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện “Pháp luật về giáo dục” với những chủ đề và nội dung cụ thể, đồng thời triển khai sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn quận. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức công tác tuyên truyền, phát 500 tờ rơi. Bên cạnh đó, phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã phối hợp với các tổ 57 chức chính trị, xã hội tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục phổ thông cho các hội viên, đoàn viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn quận. Tổ chức chiếu các phóng sự, các thông điệp của việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông tại các buổi chiếu phim lưu động. Đồng thời tổ chức phát 586 tờ rơi và 10 cuốn sổ tay về thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Bảng 2.5: Công tác tuyên truyền của Phòng Giáo dục và Đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số đợt tuyên truyền 3 3 4 5 8 Số lượt tham gia 123 150 260 450 1280 Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh Việc tổ chức tuyên truyền, vận động với sự tham gia của nhiều lực lượng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã tạo ra chuyển biến tích cực cho công chức viên chức các cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh. Các cuộc tuyên truyền, phổ biến đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân. Các đối tượng tuyên truyền vận động cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Mỗi đối tượng thì các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội lại lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp, vì vậy hiệu quả mang lại là tương đối cao. Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật về GDPT được sử dụng ngày càng phù hợp, có hiệu quả và không ngừng được đổi mới, phát huy tính sáng 58 tạo, như: Thông qua hội nghị tập huấn, thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức “Ngày Pháp luật”; “Tìm hiểu Luật Giáo dục”; tọa đàm, bồi dưỡng kiến thức p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_giao_duc_pho_thong_cua_uy_ba.pdf
Tài liệu liên quan