MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu . 3
3. Mục tiêu nghiên cứu . 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. 5
5. Phương pháp nghiên cứu . 5
6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài. 5
7. Kết cầu của đề tài . 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN. 7
PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ. 7
1.1. Tổng quan về hành nghề luật sƣ và pháp luật về hành nghề luật
sƣ . 7
1.1.1. Nhận thức chung về luật sư và hành nghề luật sư. 7
1.1.2. Pháp luật về hành nghề luật sư. 11
1.2. Khái quát thực hiện pháp luật về hành nghề luật sƣ . 19
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư . 29
1.2.2. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư. 21
1.2.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về hành nghề luật
sư .38
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư – Từ thực tiễn thành phố hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân chỉ được làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ
chức.
Các tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 32 của Luật Luật
sư có quyền lập chi nhánh. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư là đơn vị
phụ thuộc của văn phòng luật sư, công ty luật, hoạt động theo sự ủy quyền
của văn phòng luật sư, công ty luật phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong
giấy đăng ký hoạt động của văn phòng, công ty. Văn phòng luật sư, công ty
luật phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập.
Luật Luật sư quy định điều kiện hành nghề của tổ chức Luật sư nước
ngoài, Luật sư nước ngoài và các hình thức hành nghề tại Việt Nam.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư, công ty luật, tổ chức luật sư nước
ngoài thành lập chi nhánh hoặc công ty luật phải tiến hành đăng ký hoạt động
tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.3.4. Thực hiện quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý
nhà nước trong quản lý hành nghề luật sư
Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được
quy định tại Điều 83 Luật Luật sư như sau:
38
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật
sư.
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về luật sư và hành nghề luật sư và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược phát triển nghề luật
sư, ban hành chính sách hỗ trợ cho Đoàn luật sư các tỉnh đặc biệt khó khăn và
các chính sách khác hỗ trợ phát triển nghề luật sư;
+ Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban
hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư;
+ Cấp phép thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư; quy định chương trình
khung đào tạo nghề luật sư; quy định chế độ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên
môn, nghiệp vụ của luật sư; phối hợp với Bộ Tài chính quy định học phí đào
tạo nghề luật sư; quản lý, tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo nghề luật sư;
+ Cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
+ Cấp, thu hồi, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho
luật sư nước ngoài;
+ Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài tại Việt Nam;
+ Tổng kết, báo cáo Chính phủ về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư;
+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ
chức luật sư và hành nghề luật sư; tổ chức và hoạt động của tổ chức hành
nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
+ Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư;
+ Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về luật sư;
+ Đình chỉ việc kiểm tra, hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật
sư khi phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo quy định của Luật Luật
sư và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
39
+ Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định
của Liên đoàn luật sư Việt Nam trái với quy định của Luật Luật sư;
+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Luật sư.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về
luật sư và hành nghề luật sư.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện
quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương và có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Cho phép thành lập Đoàn luật sư; quyết định việc giải thể Đoàn luật
sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
+ Phê duyệt đề án tổ chức đại hội của Đoàn luật sư;
+ Tổ chức cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề
luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ
chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ
chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước
ngoài tại địa phương;
+ Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những nghị quyết, quyết định,
quy định của Đoàn luật sư trái với quy định của Luật Luật sư;
+ Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành
nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;
+ Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;
+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
40
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa
phương (gồm cả luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài).
1.3.5. Thực hiện quy định về thanh tra, xử lý vi phạm liên quan đến
hành nghề luật sư
Việc kiểm tra nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật về
luật sư của tổ chức hành nghề luật sư, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh
các vi phạm, thiếu sót và áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của
pháp luật. Đồng thời, qua kiểm tra tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị; phát
hiện những nội dung chưa phù hợp, bất cập của pháp luật để từ đó có biện
pháp tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực luật sư.
Thực hiện Luật Luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày
14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Luật sư và các văn bản pháp luật có liên quan, UBND tỉnh, thành phố
ban hành Kế hoạch kiểm tra về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề luật
sư trên địa bàn hàng năm.
Việc kiểm tra nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật về
luật sư của tổ chức hành nghề luật sư, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh
các vi phạm, thiếu sót và áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của
pháp luật. Đồng thời, qua kiểm tra tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị; phát
hiện những nội dung chưa phù hợp, bất cập của pháp luật để từ đó có biện
pháp tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực luật sư, tổng kết, đánh giá việc thi
hành Luật Luật sư.
Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật Luật sư và các văn bản
pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư,
trong đó tập trung những nội dung: Việc thực hiện các quy định về đăng ký
hoạt động, thay đổi đăng ký hoạt động, công bố nội dung đăng ký hoạt động,
41
thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Việc thực
hiện các quy định của pháp luật về lao động trong trường hợp có thuê lao
động; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư hành nghề tại tổ
chức mình theo quy định; Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế,
tài chính, kế toán, thống kê; Việc ký kết và thực hiện Hợp đồng dịch vụ pháp
lý theo quy định của pháp luật; Việc báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; Lưu
trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định khác
của Luật luật sư và pháp luật có liên quan.
Đoàn kiểm tra của cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương được thành
lập gồm có Trưởng đoàn là lãnh đạo Sở Tư pháp; các thành viên Đoàn kiểm
tra là đại diện các cơ quan: Cục Thuế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Văn phòng UBND tỉnh/thành phố, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, công chức
phòng quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp, thanh tra Sở Tư pháp và đại diện
cơ quan, tổ chức có liên quan.
Tiểu kết chƣơng 1
Với vai trò là chương quy định những vấn đề chung về hành nghề luật
sư. Tác giả tập trung làm rõ một số nội dung sau:
Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm, luật sư, nghề luật sư, hành nghề
luật sư, pháp luật về hành nghề luật sư, thực hiện pháp luật về hành nghề luật
sư.
Thứ hai, làm rõ vai trò của pháp luật về hành nghề luật sư, vai trò vị trí,
chức năng xã hội của luật sư trong đời sống.
Thứ ba, phân tích các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về hành
nghề luật sư như yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, yếu tố con
người.
Thứ tư, làm rõ các nội dung thực hiện pháp luật về hành nghề luật sư về
điều kiện hành nghề, phạm vi hành nghề, tổ chức hành nghề luật sư, trách
42
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hành nghề luật sư,
thanh tra, xử lý vi phạm liên quan đến hành nghề luật sư.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề chung thực hiện pháp luật về hành
nghề luật sư ở chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng về hành nghề
luật sư ở chương 2.
43
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái lƣợc Đoàn Luật sƣ Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh và
tình hình hành nghề luật sƣ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.1.1. Khái lược Đoàn Luật sư Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Theo sách “Lịch sử nghề luật sư Việt Nam” của tác giả Phan Đăng
Thanh và Trương Thị Hòa, có thể nói rằng, Sài Gòn là cái nôi của nghề luật
sư Việt Nam.
Ngày 26-11-1867, Thống đốc nam kỳ De La Grandière ban hành Nghị
định về việc hành nghề bào chữa trước các Tòa án Pháp. Đây là văn bản pháp
quy đầu tiên về nghề luật sư được chính quyền thực dân ban hành ở xứ “Nam
Kỳ thuộc Pháp”. Người hành nghề bào chữa lúc đó gọi là “biện hộ viên”
(défenseur); sau (từ 1884) gọi là “luật sư biện hộ” (avocat défenseur).
Qua lịch sử nghề nghiệp, có thể nói luật sư Phan Văn Trường là nam
luật sư đầu tiên, luật sư Bùi Thị Cẩm là nữ luật sư đầu tiên người Việt Nam,
cả hai luật sư tiền bối này lúc đó là thành viên của luật sư đoàn Tòa thượng
thẩm Sài Gòn.
Sau khi Việt Nam giành được độc lập, thống nhất nước nhà, luật sư
Nguyễn Hữu Thọ vốn hành nghề ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây vào những
năm 30 trước Cách mạng Tháng Tám 1945, đã tham gia lãnh đạo đấu tranh
giải phóng dân tộc và trở thành Quyền Chủ tịch nước (1980-1981), Chủ tịch
Quốc hội (1981-1987), Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987-2002) Nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hơn một tháng sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 10-
10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46 tổ chức đoàn thể luật sư.
Theo đó, các tổ chức luật sư cũ được duy trì với một số điểm sửa đổi cho phù
44
hợp với tình hình mới. Do điều kiện lúc bấy giờ, số lượng luật sư ở nước ta,
cả trong Nam ngoài Bắc, đều rất ít.
Thực tế ở Sài Gòn lúc đó, Việt Minh giành được chính quyền chỉ có 28
ngày thì phải tiến hành cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp trở lại tái chiếm
Đông Dương. Một số trí thức đang hành nghề luật sư ở Sài Gòn và các tỉnh
Nam Kỳ, từ đấu tranh yêu nước đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông
Dương, đồng hành cùng lịch sử tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang và chính trị
kéo dài suốt 9 năm (1945-1954). Trong hàng ngũ kháng chiến, các luật sư đã
được bố trí sử dụng vào những chức vụ quan trọng như: Luật sư Phạm Văn
Bạch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Ủy ban Kháng chiến hành chánh
Nam Bộ; Luật sư Phạm Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch có thời kỳ giữ Quyền Chủ
tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam Bộ, kiêm nhiệm Chính trị Ủy viên
Bộ Tư lệnh Nam Bộ phụ trách 3 quân khu 7, 8 và 9; Luật sư Trương Tấn
Phát, Giám đốc Sở Tư pháp; Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Sở Tài
chánh; Luật sư Lê Đình Chi, Trưởng phòng Quân pháp Bộ Tư lệnh Nam Bộ;
Luật sư Thái Văn Lung, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh quận Thủ
Đức, v.v..
Sau Hiệp định Genève năm 1954 đến tháng 4 năm 1975, đất nước tạm
phân chia thành hai miền Nam – Bắc. Miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng
Hòa có hai quy chế luật sư lần lượt được ban hành: Quy chế theo Luật số 1/62
ngày 8-1-1962 thời Tổng thống Ngô Đình Diệm và quy chế theo Sắc luật số
025/66 ngày 7-7-1966 thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Văn phòng Luật sư đoàn Sài Gòn đặt trong trụ sở Tòa Thượng thẩm Sài
Gòn (số 131 đường Công lý, nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)..
Sau ngày giải phóng miền Nam 30-4-1975, Sài Gòn được đổi tên thành
Thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền
45
Nam Việt Nam cho thực hiện và triển khai tổ chức bào chữa viên nhân dân
theo Thông tư số 06/BTP-TT ngày 11-6-1976 của Bộ Tư pháp.
Theo đó, lúc này, ở thành phố Hồ Chí Minh thiết lập một Phòng Bào
chữa viên, đặt tại địa chỉ 97 Nguyễn Thị Minh Khai (nay là đường Pasteur)
quận 1.
Những bào chữa viên đầu tiên công tác ở thành phố Hồ Chí Minh là
những cán bộ công chức nhà nước.
Ngày 31-10-1983, Bộ Tư pháp ra Thông tư số 691/QLTPK hướng dẫn
kiện toàn tổ chức bào chữa. Thực hiện Thông tư này, Ủy ban nhân dân thành
phố ra quyết định thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân với 28 người, gồm
những bào chữa viên đã tham gia hoạt động này từ ngày mới giải phóng và bổ
sung thêm một số thành viên mới đã dự xong lớp bồi dưỡng pháp lý xã hội
chủ nghĩa do Bộ tư pháp tổ chức dành cho các trí thức ngành luật cũ ở miền
Nam.
Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh ra đời ngày 24-10-1989.
Ngày 18-12-1987, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức
luật sư.
Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh đã được Ủy ban nhân dân thành
phố ra Quyết định số 633, 634 và 635/QĐ-UB cùng ngày 24-10-1989 thành
lập, với nhân sự gồm 68 thành viên (28 luật sư và 40 luật sư tập sự).
Từ lúc mới thành lập, trụ sở Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh đặt
tại số 104 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1.
Đến nay, đã trải qua hơn 25 năm với 6 nhiệm kỳ Ban Chủ nhiệm lần
lượt kế tiếp nhau: nhiệm kỳ I (1995-1998), nhiệm kỳ II (1998-2002), nhiệm
kỳ III (2002-2005), nhiệm kỳ IV (2005-2008), nhiệm kỳ V (2008-2013). Đại
hội Đại biểu Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ VI
(2013-2018) đã được triệu tập trong 2 ngày 12 và 13-10-2014, tại Hội trường
46
Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, với gần 600 luật sư đại diện cho 3.786 luật
sư thành viên tham dự, đã bầu ra Ban Chủ nhiệm nhiệm kỳ VI với 15 thành
viên và Hội đồng Khen thưởng – kỷ luật nhiệm kỳ VI gồm 9 thành viên.
Trong chức năng xã hội, tham gia các hoạt động ngoài dịch vụ pháp lý,
một số luật sư của Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh đã từng là Đại biểu
Quốc hội, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Hội đồng
nhân dân Thành phố, quận, phường Một số luật sư đã và đang là thành viên
Hội đồng luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ và Thường trực Liên đoàn luật sư
Việt Nam, Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp
các Hội Khoa học – kỹ thuật thành phố, Hội Luật gia thành phố, Hội Liên
hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Bảo trợ trẻ em thành phố, Hiệp hội Bất động sản
thành phố
Về hoạt động ngoại giao nhân dân và hội nhập quốc tế, Đoàn luật sư
thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã có quan hệ với nhiều Đoàn luật sư
nước ngoài và các tổ chức luật sư quốc tế. Đoàn đã tổ chức thành công hai sự
kiện lớn về hợp tác quốc tế về luật sư: Hội nghị các Chủ tịch Đoàn luật sư
châu POLA (The Presidents of Law Association in ASIA) và Hội nghị
thường niên Hội Luật châu – Thái Bình Dương LAWASIA (The Law
Association for Asia and the Pacific).
Dân số hiện tại của Việt Nam là 96.851.768 người vào ngày
18/11/2018 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Theo kết quả tổng hợp
sơ bộ, dân số của thành phố Hồ Chí Minh đến thời điểm ngày 23/1/2019 là
8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018 (số liệu dân
số của TP.HCM đến thời điểm 30/6/2018 là 8.794.865 người). Số liệu này
chưa tính lực lượng bộ đội và công an ở tại hộ.
47
Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo
tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer Những
người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng
tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong kinh tế của Việt Nam.
Năm 2018, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, GRPD tăng 8,3%, hoàn
thành chỉ tiêu đề ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gắn với chuyển
đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế tiếp tục tăng dần tỷ trọng các ngành
dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
trên địa bàn thành phố đạt 78,69 tỷ USD; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt
7,39 tỷ USD; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 378.543 tỷ đồng; tổng lượng
khách quốc tế đến thành phố đạt 7,5 triệu lượt khách
Thành phố đã đạt và vượt 17 chỉ tiêu trong 20 chỉ tiêu kinh tế - văn hóa
- xã hội theo kế hoạch năm. Đáng chú ý, kinh tế thành phố vẫn duy trì vị trí
đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP),
đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng, ước tăng 8,3% (cùng kỳ tăng 8,25%).
Điều kiện về dân cư và kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh như đã nêu
trên cũng đặt ra những điều rất riêng cho hoạt động của Đoàn Luật sư thành
phố Hồ Chí Minh với vai trò là Đoàn Luật sư hàng đầu của cả nước về thành
viên và dịch vụ pháp lý.
2.1.2. Tình hình hành nghề luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay
Hiện nay, Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh có số lượng luật sư
chiếm tỷ lệ trên 40% tổng số luật sư của cả nước, trong đó có nhiều luật sư
chuyên về thương mại và đầu tư, chẳng những thông thạo tiếng Anh mà còn
có thể tranh luận về các vấn đề pháp lý bằng tiếng Anh với các luật sư nước
48
ngoài. Những luật sư trên có khả năng tham gia bảo vệ quyền lợi cho các
doanh nghiệp trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế khi có yêu cầu
Số lượng luật sư và tập sự hành nghề luật sư của Đoàn luật sư thành
phố Hồ Chí Minh từ sau khi Luật Luật sư có hiệu lực đã có bước phát triển
nhảy vọt. Năm 2015, tổng số luật sư: 4.208 người, tập sự hành nghề luật sư:
2.038 người [23, tr.1]. Năm 2016, tổng số luật sư: 4.530 người, tập sự hành
nghề luật sư: 2.299 người [24, tr.1]. Năm 2017, tổng số luật sư: 4.985 thành
viên luật sư (chiếm 42% trên tổng số 11.879 luật sư cả nước), tập sự hành
nghề luật sư: 2.507 người [25, tr.1].
Nhưng đến nay, tính đến cuối tháng 11 năm 2018, Đoàn luật sư thành
phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 5.527 thành viên, trong đó số luật sư nam:
3292. Số luật sư nữ: 2.235. Tổng số tập sự hành nghề luật sư của Đoàn 2.539
người, trong đó số người tập sự nam: 1.232, số người tập sự nữ: 1.307 [26,
tr.1].
Tổ chức hành nghề luật sư cũng tăng nhanh hàng năm với các con số cụ
thể như sau:
Năm 2015 [32, tr.1],
1. Số văn phòng luật sư : 838.
2. Số công ty luật : 538.
3. Số chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư đặt tại địa phương: 232.
4. Số luật sư hành nghề với tư cách cá nhân : 120.
5. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài : 59.
Năm 2016 [33, tr.1],
1. Số văn phòng luật sư : 859.
2. Số công ty luật : 603.
3. Số chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư đặt tại địa phương: 232.
4. Số luật sư hành nghề với tư cách cá nhân : 173.
49
5. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài : 63.
Năm 2017 [34, tr.1],
1. Số văn phòng luật sư : 970.
2. Số công ty luật : 676.
3. Số chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư đặt tại địa phương: 232.
4. Số luật sư hành nghề với tư cách cá nhân : 286.
5. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài : 64.
Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay có 1.538 tổ chức hành nghề luật sư.
1. Số văn phòng luật sư : 837.
2. Số công ty luật : 701.
3. Số chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư đặt tại địa phương: 130.
4. Số luật sư hành nghề với tư cách cá nhân : 266.
5. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài : 64.
Đây là số liệu đáng mừng cho thấy nhu cầu tư vấn pháp lý trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh rất cao và cũng khẳng định vị trí của nghề luật sư
trong cộng đồng (Số liệu cập nhật 11/2018) [35, tr.1].
2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về hành nghề luật sƣ
tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.1. Các phương diện đánh giá
2.2.1.1. Về thực hiện quy định về điều kiện hành nghề luật sư
Xuất phát từ các quy định tại Điều 2, Điều 10, Điều 11 của Luật Luật
sư quy định về điều kiện hành nghề luật sư, người muốn trở thành luật sư sau
khi có bằng cử nhân luật, phải học lớp luật sư được đăng ký tại Học viện tư
pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ
thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp luật sư.
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự
tại một tổ chức hành nghề luật sư với thời gian 12 tháng. Sau khi hoàn thành
50
thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề
luật sư. Nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Sau khi được
cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ luật sư thì luật sư được lựa chọn tổ
chức hành nghề luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và
phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
Thực hiện quy định nêu trên, các cá nhân muốn trở thành luật sư tại
thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực học tập và rèn luyện. Đoàn luật sư thành
phố Hồ Chí Minh, đã phối hợp tốt với các tổ chức hành nghề luật sư, Sở tư
pháp thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ tư pháp
trong việc tập sự, thi hết tập sự, cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ Luật sư
và gia nhập Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh một cách nhanh chóng,
đúng quy định của pháp luật.
Thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh số lượng học viên học lớp đào tạo
về luật sư không ngừng tăng lên, số tập sự hành nghề luật sư, và luật sư gia
nhập Đoàn vẫn gia tăng không ngừng. Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng,
nhưng chất lượng luật sư không đồng đều.
Luật sư là một nghề đòi hỏi kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực, đặc
biệt là lĩnh vực pháp luật. Để có lượng kiến thức đó, người hành nghề phải
được đào tạo cơ bản tại những cơ sở đào tạo có chất lượng đồng thời phải
không ngừng học hỏi trong sách vở, trong thực tế để tích luỹ kinh nghiệm, kỹ
năng phục vụ cho quá trình hành nghề.
Đào tạo nghề luật được bắt đầu bằng việc giảng dạy tại một trường đại
học chuyên ngành luật ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Hầu hết các cơ sở đào
tạo luật ở Việt Nam thiên về lý thuyết, sinh viên ít được đào tạo về vấn đề
thực hành nghề luật, ít có cơ hội tiếp cận thực tế nên chất lượng đào tạo chưa
cao, hầu hết sinh viên ra trường phải mất một thời gian dài mới đáp ứng được
nhu cầu của công việc.
51
Việc tập sự trong quá trình hành nghề luật sư ở nhiều nơi, nhiều trường
hợp vẫn mang tính thủ tục hành chính, chưa chú tâm học hỏi và rèn luyện thật
sự, nên chất lượng hành nghề khi trở thành luật sư đối với các trường hợp này
là không cao. Mặc khác, tại khoản 4, Điều 14 Luật Luật sư quy định “Người
tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề
nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật”.
Quy định này cũng làm cho người tập sự hành nghề luật sư không được “học
bơi” thật sự trong quá trình tập sự hành nghề luật sư.
Trong đội ngũ luật sư của Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, trong
lĩnh vực tố tụng và tư vấn pháp luật có nhiều luật sư giỏi, chất lượng hoạt
động tham gia tố tụng và tư vấn pháp luật tương đối tốt, được sự tín nhiệm
của nhân dân và doanh nghiệp.
Nhưng chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ luật sư
của Đoàn không đồng đều. Cũng có khá nhiều luật sư trong đó kỹ năng trong
hoạt động tham gia tố tụng và tư vấn pháp luật còn hạn chế, thậm chí một số
ít luật sư kỹ năng hành nghề rất kém không được khách hàng tín nhiệm.
Riêng đội ngũ tập sự hành nghề luật sư không được phép tham gia tố
tụng trong suốt 12 tháng tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật
sư, nên họ không có điều kiện thông qua thực tiễn để rèn luyện kỹ năng tham
gia tố tụng. Nhiều tập sự hành nghề luật sư sau khi đậu trong các đợt kiểm tra
hết tấp sự hành nghề luật sư, trở thành luật sư nhưng kỹ năng tham gia tố tụng
rất hạn chế.
Để nâng cao chất lượng luật sư trong thời gian tập sự, theo tác giả cần
thiết cho người tập sự hành nghề luật sư tham gia phiên tòa sơ thẩm, cấp
quận, huyện trong thời gian tới.
52
Ngoài ra, cần tiêu chuẩn hóa về kiến thức, đạo đức đối với luật sư.
Không thể chấp nhận luật sư nguyên là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra
viên chưa tốt nghiệp đại học luật. Được biết theo quy định của Luật Luật sư
thì tất cả thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên sau khi “về vườn” đều có thể
gia nhập đội ngũ luật sư.
Nghề luật sư cũng như tất cả các nghề nghiệp trong xã hội phải trải qua
thời gian học việc. Ông cha ta lưu truyền câu nói “trăm hay không bằng tay
quen”! Muốn được công nhận luật sư thì thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra
viên phải có thời gian tập sự hành nghề luật sư. Dù trước đây họ là thẩm phán,
kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, trung cấp hay sơ cấp cũng phải trải
nghiệm thực tiễn vì trong quá trình công tác, chưa hẳn tất cả các điều tra viên,
kiểm sát viên, thẩm phán đều thành thạo nghiệp vụ mọi lĩnh vực hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử. Chẳng hạn, điều tra viên sơ cấp chỉ được giao nhiệm
vụ điều tra án ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; điều tra viên trung cấp, cao cấp
mới có chức năng điều tra án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Các vụ
án không phải là án hình s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_hanh_nghe_luat_su_tu_thuc_ti.pdf