Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN. 15
1.1. Khái niệm chung . 15
1.1.1. Khoáng sản, khai thác khoáng sản . 15
1.1.2. Thực hiện pháp luật . 20
1.1.3. Thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản. 22
1.2. Chủ thể thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản . 23
1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản . 27
1.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản nhằm triển khai thực hiện pháp luật về
khai thác khoáng sản. 27
1.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khai thác khoáng sản . 28
1.3.3. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khai thác khoáng sản. 29
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác
khoáng sản. 31
1.3.5. Tổng kết, thống kê, đánh giá, báo cáo công tác thực hiện pháp luật về
khai thác khoáng sản. 32
1.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản. 33
1.4.1. Đảm bảo về chính trị. 33
1.4.2. Đảm bảo về pháp lý. 34
1.4.3. Đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị. 36
1.4.4. Đảm bảo về nguồn nhân lực . 36
TIỂU KẾT CHưƠNG 1 . 38
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH . 39
98 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
duyệt trữ lượng
khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp
giấy phép;
- Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai
thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại
Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép
khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò,
khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc
thẩm quyền;
- Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản,
sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân
được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai
thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an
ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở trung ương về
tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo
thẩm quyền.
Cơ quan chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác
thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh là Sở Tài
nguyên và Môi trường
* Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm
thời cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực không đấu giá quyền
khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề
xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai
thác; lập kế hoạch và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm
quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi được phê duyệt;
- Lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa
phương theo quy định; kịp thời phát hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện khoáng sản mới; thẩm
định hồ sơ công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; hồ sơ phê duyệt trữ
lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền
cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép thăm
dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản; hồ sơ chuyển nhượng quyền
thăm dò, quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ trả lại một phần diện tích khu vực
thăm dò, khai thác khoáng sản; đề án đóng cửa mỏ; hồ sơ đấu giá quyền khai
thác khoáng sản thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
tổ chức thẩm định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
- Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu
xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh;
- Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng
khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi
trường theo quy định;
- Xây dựng giá tính thuế tài nguyên đối với loại khoáng sản chưa có giá
tính thuế tài nguyên hoặc phải điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên do không
còn phù hợp theo quy định.
* Công an Tỉnh:
- Phối hợp với Công an các Thành phố, huyện, thị xã trong việc thành
lập các trạm kiểm soát liên ngành trên quốc lộ 18A, bố trí lực lượng cần thiết
nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, toàn diện hoạt động khai thác, vận chuyển
than trên địa bàn tỉnh; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các hoạt động vi phạm
theo quy định của pháp luật
- Chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự, kiểm soát các phương
tiện vận chuyển than trên đường bộ, đường thủy; Đồng thời làm tốt công tác
nắm tình hình, lập chuyên án điều tra, xử lý các vụ tiêu cực, vi phạm pháp
luật trong quản lý, khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép
- Chỉ đạo các đội nghiệp vụ đối với các đội Cảnh sát đô thị cấp huyện
về kinh tế và chức vụ, đội Cảnh sát giao thông cấp huyện (kể cả đường bộ và
đường thủy) và Công an các phường, xã, thị trấn trên địa bàn Tỉnh; theo
chức năng nhiệm vụ chủ động thực hiện công tác điều tra cơ bản phục vụ nắm
bắt và dự báo tình hình để tham mưu phục vụ cấp ủy, chính quyền chỉ đạo,
huy động lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn và xử
lý triệt để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép (đặc biệt là khai thác than)
và gây ô nhiễm môi trường ở địa bàn quản lý.
- Chủ động phối hợp với các lực lượng tổ chức kiểm tra, kiểm soát các
bến bãi, các dự án xây dựng đường giao thông, các dự án có san gạt đất đá, các
điểm tập kết, chế biến tiêu thụ khoáng sản trái phép, bắt quả tang đối với các
hành vi khai thác khoáng sản trái phép, thu thập tài liệu, mở rộng điều tra làm
rõ danh tính các chủ cơ sở, tình trạng móc nối, câu kết lấy than từ các đơn vị
ngành than đưa ra ngòa tiêu thụ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Tiến hành công tác kiểm tra, rà soát, điều tra cơ bản lập danh sách với
các điểm tụ tập khai thác, tập kết, chế biến khoáng sản trái phép. Tăng cường
công tác kiểm tra tạm trú trên các địa bàn có than, buộc về nơi cư trú đối với
các lao động thành phố ngoài đến cư trú bất hợp pháp.
- Rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong hoạt
động khoáng sản và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra,
xử lý kịp thời khi nhận được thông tin từ đường dây nóng. Đối với các trường
hợp vi phạm, yêu cầu lập và tập hợp hồ sơ, chuyển cơ quan điều tra xem xét
khởi tố hình sự theo hướng dẫn của liên ngành Công an – Viện Kiểm sát –
Tòa án tỉnh Quảng Ninh tại thông báo số 02/TB-LN ngày 01/10/2011.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm:
- Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử
dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân
được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai
thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an
ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động
khoáng sản trên địa bàn;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo
thẩm quyền.
Hiện nay, nhiệm vụ chủ trì giúp UBND tỉnh thực hiện pháp luật về
khoáng sản nói chung, khai thác khoáng sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Nhiệm vụ giúp UBND cấp
huyện được giao cho phòng tài nguyên và môi trường. Cụ thể:
* Các phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì tham mưu cho UBND cùng cấp trong công tác thực hiện pháp
luật về khoáng sản, quản lý các nguồn tài nguyên và môi trường trên địa bàn;
làm đầu mối đôn đốc thực hiện kế hoạch, tiếp nhận thông tin, tổng hợp báo
cáo UBND cấp huyện hàng tháng, quý, năm theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp, UBND cấp xã và
các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nắm diễn
biến tình hình mọi hoạt động, đồng thời chủ động tham mưu, đề xuất cho
UBND cùng cấp có những biện pháp chỉ đạo kịp thời trong việc ngăn chặn
các hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ trái phép khoáng sản trên địa bàn
quản lý.
- Chủ trì phối hợp với các phòng, ban, đơn vị chức năng, UBND cấp xã
trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động khai thác than, đá,
đất, sét trên địa bàn. Giám sát việc thực hiện nội dung các giấy phép khai thác
đã được cấp, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo
quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các sở, ban ngành trong việc kiểm tra, rà soát các bến
cảng, điểm tiêu thụ than hoạt động không đảm bảo quy định và không phù
hợp với Quy hoạch sắp xếp bến cảng, bến thủy nội địa tiêu thụ than và tuyến
đường vận chuyển than trên địa bàn
- Tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng
Ninh trong công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động
khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản.
* UBND các xã, phường, thị trấn:
Tại các xã, phường, thị trấn có khoáng sản và hoạt động khoáng sản
phân công một công chức xã kiêm nhiệm giúp xã, phường, thị trấn thực hiện
chức năng quản lý khoáng sản trên địa bàn.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày
26/8/2015 của Thủ tướng chính phủ về tằng cường công tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than; gửi các phòng Tài nguyên và
Môi trường để tổng hợp, theo dõi.
Chủ trì và phối hợp các ngành đoàn thể, tổ chức giáo dục, tuyên truyền
rộng khắp trong nhân dân các xã, phường, thị trấn. Tổ chức lực lượng giải tỏa
tất cả các điểm thu gom, tiêu thụ khoáng sản bất hợp pháp trong khu dân cư.
Cung cấp đường dây nóng theo số điện thoại của Chủ tịch UBND các
xã, phường, thị trấn để nhân dân biết, giám sát, cung cấp thông tin, tố giác,
cùng với chính quyền và ngành than hành động phòng, chống các hoạt động
khai thác, chế biến, tiêu thụ than trái phép trong địa bàn trong cư
Duy trì tổ công tác và tổ chức đợt ra quân cao điểm, phát hiện, xử lý
kịp thời, kiên quyết, triệt để các hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ than
trái phép trên địa bàn. Đối với các trường hợp vi phạm, lập, hoàn thiện hồ sơ
chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý. Lưu ý các khu vực giáp ranh giới mỏ
của các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản
Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc và tại các khu vực vườn đồi của các hộ
mà bên dưới đất có than, các dự án trên đất có than.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường kiểm tra, rà soát,
kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp thăm dò, khai thác, vận
chuyển, tập kết và kinh doanh trái phép khoáng sản trên địa bàn.
Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và trước pháp luật nếu để xảy
ra các hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không kịp thời phát
hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật
Các tổ chức, cá nhân
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay có gần 70 tổ chức, cá nhân khai
thác khoáng sản được hợp pháp, trong đó nổi bật là ngành than với Tập đoàn
Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc. Bên cạnh đó là các
doanh nghiệp hoạt động khai thác các loại khoáng sản khác như đá vôi, sét,
nước khoáng, cát Các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh cần chấp hành các
quy định của pháp luật nói chung cũng như thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật
về khai thác khoáng sản, cụ thể:
Các đơn vị tổ chức, cá nhân trong khai thác khoáng sản phần lớn phải
chủ động tổ chức các biện pháp bảo vệ ngăn chặn tình trạng thăm dò, khai
thác và trộm cắp than trái phép trong ranh giới quản lý, khai trường, kho than,
bến cảng và trên đường vận chuyền, tiêu thụ.
Chú trọng việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ công nhân viên nội
bộ doanh nghiệp về pháp luật nói chung cũng như pháp.
Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường sau
khai thác theo quy định của pháp luật.
Chấp hành theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền khi
được yêu cầu.
Đảm bảo an toàn cho người lao động.
Phối hợp với cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành
vi khai thác khoáng sản trái phép cũng như các vi phạm pháp luật khác, đảm
bảo trật tự trị an trên địa bàn.
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
2.2.1. Thực tiễn xây dựng, ban hành văn bản nhằm triển khai thực
hiện pháp luật về khai thác khoáng sản tại Quảng Ninh
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã nhận thức rõ ràng về yêu cầu
thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản, tạo động lực phát triển kinh tế xã
hội trong thời đại mới. Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã nghiêm túc xây dựng
và banh hành nhiều văn bản nhằm triển khai thực hiện pháp luật về khai thác
khoáng sản.
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày
12/01/2014 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản
lý, khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh than trên địa bàn tỉnh.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 12, Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 09/5/2019
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên than,
khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Để cụ thể hóa Nghị quyết 12, nghị quyết 16 của BCH Đảng bộ Tỉnh
thành những nội dung, hành động thiết thực, Ban Cán sự đảng, UBND và tỉnh
đã chủ động, tích cực triển khai Nghị quyết và các thông báo, kết luận về
than, khoáng sản; chỉ đạo UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp
thời, quản lý chặt chẽ về hoạt động khoáng sản than. Theo đó, UBND Tỉnh đã
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai việc thực hiện pháp luật về khai
thác khoáng sản, quản lý tài nguyên; hàng năm có Công điện chỉ đạo tăng
cường công tác kiêm tra, xử lý khai thác than trái phép trong dịp Tết nguyên
đán và các khoáng sản thông thường, đât san lấp...
Các sở ban ngành, UBND các địa phương và các đơn vị hoạt động
khoáng sản đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết,
làm tốt công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu
thụ tài nguyên than, khoáng sản, kiện toàn tổ chức các lực lượng chức năng để
xử lý các vi phạm. Cấp ủy các địa phương đã vào cuộc tích cực, 100% các
cấp ủy địa phương đã quản triệt, triển khai Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo
liên quan đên lĩnh vực quản lý tài nguyên, khoáng sản.
Những văn bản được ban hành có thể kể tới như:
Công văn số 424/UBND-CN ngày 24/01/2014 về việc triển khai thực
hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/01/2014 của ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh;
Kế hoạch số 5965/KH-UBND ngày 07/10/2015 về “Thực hiện chỉ thị
số 21/CT-TTg ngày 26/08/2015 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn
và tiếp tục thực hiện nghị quyết số 12-NQ/TU của ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động khai thác, vận
chuyên, chế biến và tiêu thụ than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;
Văn bản số 358/UBND-CN về triển khai thực hiện Kết luận của
Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 37-KL/TU;
Thông báo kết luận số 278/TB-UBND ngày 03/10/2016 “Kết luận của
đồng chí Nguyễn Đức Long - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh tại buổi làm
việc nghe báo cáo tổng thể công tác rà soát cấp giấy chứng nhận đầu tư; cấp
giấy phép khai thác khoáng sản (cát, đá, sét); quản lý các hoạt động nạo vét
kết hợp với tận thu sản phẩm trên địa bàn Tỉnh ngày 21/9/2016” để chỉ đạo
các ngành trong quản lý tài nguyên, khoáng sản trên địa bản tỉnh;
Văn bản số 6000/UBND-CN ngày 26/9/2016 V/v Tiếp tục thực hiện
Thông báo số 288-TB/TU ngày 26/7/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ninh;
Văn bản số 4684/UBND-CN ngày 04/8/2016 về tăng cường công tác
quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bản tỉnh;
Quyết định 3865/QĐ-UBND của UBND Tỉnh v/v Ban hành phương án
bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Thông báo số 16/TB-UBND ngày 19/01/2018 Kết luận của Đồng chí
Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch thường trực UBND tại buổi làm việc nghe báo
cáo tổng thể về tình hình thực hiện, công tác quản lý đối với hoạt động khai
thác khoáng sản sét và các cơ sở sản xuất có sử dụng nguồn sét trên địa bàn
thị xã Đông Triều và công văn số 1607/UBND ngày 20/3/2018 V/v tăng
cường công tác quản lý đối với hoạt động khai thác sét, sản xuất gạch ngói
trên địa bàn thị xã Đông Triều;
Công văn số 3196/UBND-CN ngày 28/5/2018 V/v triển khai thực hiện
văn bản số 3991/VPCP-CN ngày 02/5/2018 của Văn phòng Chính phủ về
việc Chỉ thị về nhiệm vụ và một giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi....
Công văn số 3898/UBND-CN ngày 07/6/2018 về việc quản lý sản
lượng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
Công văn số 4338/UBND-XD2 ngày 22/06/2018 về việc tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản tại các
tuyến sông, kênh trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND Tỉnh về
việc quy đổi từ khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai;
Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 19/7/2019 của UBND Tỉnh về việc
thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 09/5/2019 của Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài
nguyên than, khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2.2.2. Thực tiễn tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khai thác
khoáng sản tại Quảng Ninh
Ngay sau khi Nghị quyết 12 được ban hành, UBND Tỉnh đã thường
xuyên chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp cùng các doanh nghiệp khai
thác khoáng sản nói chung và ngành than nói riêng, đẩy mạnh đấu tranh xử lý
vi phạm, tăng cường quản lý tài nguyên, tuyến vận tải, tiêu thụ; thường xuyên
nắm bắt tình hình, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo; phân định rõ trách
nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ,
sản phẩm than; quán triệt đến cấp xã, phường, tổ dân, khu phố và nhân dân
nội dung của Nghị quyết, chỉ đạo của UBND tỉnh. Đã tích cực kiến nghị, đề
xuất đề Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26/8/2015
“về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh
doanh than trên địa bàn”; Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 điều
chỉnh Quy hoạch phát triển Ngành than. Nét nổi bật là tính kiên quyết, sâu sát,
kịp thời, xử lý tốt các vấn đề nổi lên trong quản lý theo đúng chủ trương chỉ
đạo chung của tỉnh, điển hình tại Thông báo kết luận số 278/TB-UBND ngày
03/12/2016, Công văn số 3196/UBND-CN ngày 28/5/2018... Thực hiện và
duy trì chế độ giao ban thường kỳ của Tỉnh với ngành than để chủ động nắm
bắt tình hình và kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Chỉ đạo
thanh tra, rà soát các sắp xếp các cảng bến thủy nội địa liên quan tới than,
khoáng sản và tuyến đường vận chuyên than trên địa bản tỉnh; các chỉ đạo liên
quan đến xử lý các sai phạm trong hoạt động tại một số dự án phát triển kinh
tế xã hội liên quan đến khoáng sản (tại Hoành Bồ, Đông Triều, Hạ Long), các
tồn tại khu vực Cụm cảng Km6, Cụm cảng Khe Dây... Thực hiện quy chế
phối hợp giữa 05 tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải
Dương, Lạng Sơn và ngành than trong công tác quản lý, trao đổi thông tin để
kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đối với Ủy ban nhân dân các địa phương, các sở ban ngành và các các
đơn vị hoạt động khoáng sản đã chủ động tổ chức quán triệt, triển khai các nội
dung bằng các hình thức phù hợp như thông qua hội nghị, các buổi sinh hoạt
chi bộ, các tin, bài, phóng sự tuyên truyền, tổ chức quán triệt sâu rộng đến cán
bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân các nội dung của Nghị quyết tạo sự
đồng thuận cao và chuyển biến về nhận thức đối với công tác quản lý, khai
thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trên địa bàn; coi trọng hơn nữa
việc tiếp nhận quản lý, xử lý, bảo mật thông tin; có cơ chế động viên, bảo vệ
người tham gia tố giác vi phạm. Hàng năm xây dựng kế hoạch và phát động
phong trào quần chúng tham gia công tác quản lý tài nguyên chưa khai thác
và bảo vệ môi trường thông qua các ngày lễ, tuần lễ về môi trường trong năm.
Trên cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, lực lượng
Công an Tỉnh cùng công an các địa phương đã thường xuyên tổ chức kiểm
tra, rà soát các bến bãi tập kết và tiêu thụ than, bã sàng, đá xít có than trên địa
bàn. Lực lượng cảnh sát giao thông, cũng tăng cường công tác tuần tra, kiểm
soát các phương tiện vận chuyển than trên tuyến đường bộ (nhất là quốc lộ
10, 18, 279, các tuyến đường nối với cao tốc); tổ chức xác minh điều tra, làm
rõ sai phạm của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh
doanh khoáng sản. Đặc biệt, Công an tỉnh cũng đã thành lập các tổ công tác
tiến hành kiểm tra thực tế kết quả xóa bỏ các bến bãi tập kết, kinh doanh trái
phép tại các địa phương để tham mưu UBND tỉnh có biện pháp giải quyết dứt
điểm tình trạng này; Công an Uông Bí tham mưu thành phố thành lập Trạm
kiểm soát liên ngành tại phường Vàng Danh và di chuyển Trạm kiểm soát liên
ngành Bắc Sơn để đảm bảo kiểm soát, không cho các phương tiện vận chuyển
than trái phép trên tuyến đường từ cầu vượt trong Vàng Danh đến cầu Hải
Thanh (phường Bắc Sơn); Công an thành phố Cẩm Phả duy trì, kiện toàn lực
lượng Trạm kiểm soát liên ngành tại các tuyến đường tỉnh lộ 326, tuyến
tránh Quang Hanh - Hoành Bồ đi qua quốc lộ 18A xuống cụm cảng Km6-
Quang Hanh...
2.2.3. Thực tiễn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác
khoáng sản tại Quảng Ninh
Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về khai thác
khoáng sản được các cấp Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh hết sức coi trọng. Bên cạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về khai thác khoáng sản thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như báo in, đài tuyền hình, đài phát thanh, tỉnh Quảng Ninh đã phát
huy sức mạnh các tổ chức chính trị xã hội và cả của nhân dân toàn tỉnh. Mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể quân chúng các cấp đã thường xuyên phối hợp
với các cấp chính quyền chỉ đạo vận động đoàn viên, hội viên cùng với nhân
dân trên địa bản triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND
tỉnh; tuyên truyền giải thích người dân không tham gia hoạt động vận chuyển,
khai thác than, khoáng sản trái phép; tích cực tham gia phát hiện nhiều vụ
việc về thu gom than trái phép, vận chuyển than, khoáng sản trái phép trên địa
bàn góp phần tích cực ngăn chặn các đối tượng vi phạm. Vận động đoàn viên,
hội viên và nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn các hoạt động liên quan
đến khai thác, vận chuyến, kinh doanh than trái phép; không tiếp tay cho các
đối tượng vi phạm pháp luật; tố giác hành vi khai thác khoáng sản trái pháp
luật; tuyên truyền bằng nhiều hình thức như loa đài, tại các cuộc họp thôn
khu... mang lại hiệu quả thiết thực.
Khai thác khoáng sản là hoạt động kinh tế có nhiều đặc thù, vì vậy
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở trên địa bàn tỉnh cũng cần được
thực hiện một cách nghiêm túc sát sao ngay cả ở những địa bàn khai thác,
khai trường có vị trí hẻo lánh. Thực tế trong những năm qua, các cấp chính
quyền địa phương, mặt trận tổ quốc, TKV đã hướng dẫn các đơn vị hoạt động
khoáng sản thực hiện báo cáo định kỳ với hoạt động khoáng sản (theo thông
tư số 45/2016/ TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ Tài nguyên và môi
trường), hướng dẫn lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng, báo cáo,
thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản để khai thác để khai thác (theo thông
tư số 02/2013/TT-BTNMT ngày 01/03/2013); sử dụng quy trình, phương
pháp xác định và các biểu mẫu thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực
tế (theo thông tư số 61/2017/TT-BTMMT ngày 22/12/2017); quyết định số
18/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND Tỉnh về việc quy đổi từ
khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai; nghị định số
67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp
tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Công bố công khai thủ tục hành chính, các văn bản hướng dẫn thi hành
luật Khoáng sản trên cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và môi trường.
Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhận thức của
người dân và doanh nghiệp về chính sách pháp luật, về chiến lược khoáng
sản và công nghiệp khai khoáng đã từng bước biến chuyển rõ rệt. Việc hiểu
biết và tuân thủ, chấp hành các quy định về hoạt động khoáng sản ngày càng
được nâng cao. Công tác bảo vệ tài nguyên than đã được các cấp các ngành
đặc biệt là UBND các địa phương quan tâm, tổ chức thực hiện nghiêm túc
có hiệu quả.
2.2.4. Thực tiễn thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật
về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Để tăng cường triển khai thực hiện công tác thực hiện pháp luật về
khoáng sản nói chung và thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản nói
riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các sở
Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải khẩn
trương rà soát các quy hoạch ngành liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử
dụng khoáng sản thuộc lĩnh vực quản lý, quy hoạch cấp phép các cảng, bến
bãi; xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương về việc tích hợp các quy hoạch vào
quy hoạch tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước
ngày 30/9/2019, để Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu, báo cáo. Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương
tăng cường cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_khai_thac_khoang_san_tren_di.pdf