Luận văn Thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh Bình Dương

Đối với Công an tỉnh, Sở Tư pháp trực tiếp cử chuyên viên luân chuyển

hồ sơ (gửi và nhận kết quả) để đáp ứng tốt yêu cầu cấp Phiếu LLTP của người

dân.

Các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thì tùy từng cơ

quan có thẩm quyền mà Sở Tư pháp thực hiện ngay việc xác minh khi cần

thiết và nhanh chóng gửi và nhận hồ sơ qua trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua

email để đảm bảo thời gian xác minh và cấp Phiếu LLTP kịp thời theo quy

định.

Số lượng công văn xác minh thông tin án tích của Sở Tư pháp tỉnh

Bình Dương gửi đến các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án

dân sự, UBND cấp xã và một số cơ quan có liên quan ngày càng tăng.

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội Kinh tế, xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về LLTP. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế đang đẩy mạnh, góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm thực hiện quyền công dân, góp phần vào công cuộc hội nhập quốc tế. Trước những thực tế đó, những văn bản quy định về LLTP và việc thực hiện pháp luật về LLTP sẽ ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hiện nay, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhận thức của xã hội ngày càng được nâng lên. Đồng thời, sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, do đó sự cần thiết của Phiếu LLTP ngày càng được khẳng định. Thông qua thực hiện pháp luật về LLTP, nhận thức của xã hội về ý nghĩa, giá trị của LLTP ngày càng được nâng cao, qua đó pháp luật về LLTP trở thành công cụ pháp lý quan trọng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong việc chứng minh nhân thân tư pháp khi tham gia vào 38 các quan hệ xã hội. Từ đó cho thấy, kinh tế - xã hội có tác động đến thực hiện pháp luật về LLTP và ngược lại, pháp luật về LLTP có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Những đặc điểm về kinh tế - xã hội chủ yếu nêu trên vừa là lợi thế, là động lực phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức cho công tác quản lý nhà nước, thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực LLTP. 1.3.2. Yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Phẩm chất, trình độ năng lực của cán bộ, công chức Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác LLTP là yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện pháp luật về LLTP. Hoạt động áp dụng pháp luật về LLTP của cơ quan, cán bộ, công chức và người được Nhà nước giao quyền nếu được chú trọng và thực hiện tốt, sẽ mang lại hiệu quả tích cực, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống. Nhận thức, năng lực áp dụng pháp luật LLTP hiện nay của cơ quan, người có thẩm quyền được nâng lên, chất lượng được bảo đảm, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót, các hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện pháp luật LLTP. Quá trình áp dụng bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng. Các cơ quan, người có thẩm quyền đã tích cực triển khai hoạt động áp dụng pháp luật khi cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ. Do vậy, pháp luật về LLTP đã được bảo đảm thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu mức độ áp dụng pháp luật về LLTP của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đúng chính sách, pháp luật hoặc chậm thực hiện. Năng lực của cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện pháp luật về LLTP hạn chế; việc phân công, bố trí cán bộ chủ quan, chưa căn cứ vào 39 trình độ, năng lực, chuyên môn được đào tạothì việc thực hiện pháp luật về LLTP sẽ mang lại hiệu quả không cao, chất lượng thực hiện pháp luật kém. Do vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện pháp luật về LLTP, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đối với LLTP cần ngày một nâng cao để đáp ứng nhu cầu xã hội như hiện nay. 1.3.2.2. Trình độ nhận thức của người dân Để hoạt động thực hiện pháp luật về LLTP ở nước ta được diễn ra tốt, quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân, tổ chức được đảm bảo thì một yếu tố ảnh hưởng không thể thiếu là yếu tố về mặt nhận thức của người dân. Khi người dân nhận thức được được quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và tầm quan trọng của bản thân trong việc thực hiện pháp luật về LLTP, thì chất lượng sử dụng pháp luật về LLTP được nâng cao, người dân sẽ nắm rõ quy trình thủ tục, những hồ sơ cần nộp khi yêu cầu cấp phiếu LLTP, có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại cũng như dễ dàng hơn cho cơ quan nhà nước, cán bộ công chức trong việc tiếp nhận hồ sơ. Nếu người dân chưa nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, họ có thể sẽ không quan tâm nhiều đến LLTP và khi tham gia vào các quan hệ xã hội, họ sẽ bị thiệt thòi trong việc chứng minh tình trạng nhân thân. Từ việc không nắm rõ các quy định về pháp luật LLTP cũng làm cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước khó khăn hơn, chất lượng thực hiện pháp luật LLTP bị giảm sút. Do vậy, cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời, bản thân mỗi cá nhân cũng cần tự mình tìm hiểu, nắm bắt kỹ hơn các quy định của pháp luật 40 để bảo vệ quyền lợi của mình, để chất lượng thực hiện pháp luật về LLTP được bảo đảm. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện pháp luật LLTP. Các khái niệm đã được đưa ra và làm rõ như thực hiện pháp luật về LLTP là tổng thể các hoạt động có mục đích của các chủ thể nhằm hiện thực hóa pháp luật về LLTP thành các hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể qua các hoạt động cụ thể vì mục tiêu bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân; đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ đó, phân tích nội dung của thực hiện pháp luật về LLTP bao gồm xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về LLTP. Trên cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng thực hiện pháp luật về LLTP của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và phương hướng giải pháp bảo đảm thực hiện sẽ được đề xuất trong chương 3. 41 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP CỦA SỞ TƢ PHÁP TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Khái quát chung về Sở Tƣ pháp tỉnh Bình Dƣơng 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Cùng với quá trình phát triển chung của ngành Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã trải qua 37 năm xây dựng và phát triển, đạt được nhiều kết quả trong nhiệm vụ của ngành cũng như của địa phương ở nhiều giai đoạn khác nhau. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Bình Dương được quy định cụ thể trong Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương. Về lãnh đạo Sở gồm có Giám đốc Sở và không quá ba Phó Giám đốc (hiện nay Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương có hai Phó Giám đốc). Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở Tư pháp, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, việc chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được giao. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và 42 trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở. Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương có 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tham mưu, tổng hợp bao gồm: - Văn phòng Sở; - Thanh tra Sở; - Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; - Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; - Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật; - Phòng Hành chính tư pháp; - Phòng Bổ trợ tư pháp. và 4 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở gồm: - Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước; - Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản; - Phòng Công chứng số 1, số 2. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở hoạt động theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, chịu sự quản lý về tổ chức bộ máy, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ chuyên môn của Giám đốc Sở Tư pháp. Về tình hình nhân sự, biên chế hành chính được giao cho Sở Tư pháp hiện nay khá hạn chế, các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp chỉ bố trí được từ 2-3 biên chế/Phòng. Hiện nay, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương được phân bổ 28 biên chế, trong đó, Phòng Hành chính tư pháp có 2 biên chế. Thực trạng này dẫn đến những hạn chế, bất cập nhất định trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện pháp luật của Sở Tư pháp trong nhiệm vụ chung, cũng như nhiệm vụ LLTP. 43 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản Thực hiện Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương: Sở Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Tương ứng với chức năng như trên là những nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp được quy định cụ thể tại Điều 3 Quyết định 08/2015/QĐ- UBND, quy định như sau: - Trình UBND tỉnh: Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực tư pháp. - Trình Chủ tịch UBND tỉnh: Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật. Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác tư pháp ở địa phương. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực tư pháp đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. - Các nhiệm vụ cơ bản về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Tổ chức 44 thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh theo quy định của pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và của UBND cấp huyện; phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở; hộ tịch, quốc tịch, chứng thực và nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư và tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; công tác trọng tài thương mại; đăng ký giao dịch bảo đảm; công tác pháp chế; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Giúp UBND tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của khu tổ dân phố, khu phố, ấp và một số hình thức khác (gọi chung là tổ dân phố) phù hợp với quy định của pháp luật; Thực hiện nhiệm vụ về xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật theo quy định; về thi hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành. - Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tư pháp, pháp luật đối với Phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật. - Kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. 45 - Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. - Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Văn phòng, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh. Trong đó, Phòng Hành chính tư pháp được giao nhiệm vụ về công tác LLTP: - Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng cơ sở dữ liệu LLTP tại địa phương theo quy định của pháp luật; - Tiếp nhận, xử lý thông tin LLTP do Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan và TTLLTPQG cung cấp; cung cấp LLTP, thông tin bổ sung cho TTLLTPQG; cung cấp thông tin LLTP cho Sở Tư pháp khác; - Lập LLTP, cập nhật thông tin LLTP bổ sung theo quy định; - Cấp phiếu LLTP theo thẩm quyền. Với tình hình cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương có những ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về LLTP của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương. Từ đó có thể đưa ra những phương hướng, giải pháp phù hợp hơn để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế hiện nay. 46 2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về lý lịch tƣ pháp của Sở Tƣ pháp tỉnh Bình Dƣơng 2.2.1. Hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp 2.2.1.1. Về mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan Để công tác phối hợp được chặt chẽ, thường xuyên với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan Công an, cơ quan có liên quan trong quân đội, cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong cung cấp, tra cứu, xác minh, rà soát thông tin LLTP, bảo đảm thông tin LLTP được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng quy định của Luật, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP (Quyết định số 1118/QĐ-UBND ngày 16/5/2014 ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp và rà soát thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương). Đồng thời, để công tác phối hợp được đảm bảo hơn, ngày 15/5/2015, Sở Tư pháp cũng đã ban hành Công văn số 556/STP-HCTP về việc tăng cường xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP để gửi các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự. Xây dựng hệ thống đầu mối thực hiện công tác lý lịch tư pháp tại 22 cơ quan cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên toàn tỉnh (Cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án, Công an và Viện kiểm sát); Phối hợp với các cơ quan cung cấp thông tin LLTP tiến hành rà soát việc cung cấp, trao đổi thông tin định kỳ theo quy định. Ngoài ra, Sở Tư pháp còn phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các hình thức phối hợp như: trao đổi ý kiến bằng văn bản; tổ chức cuộc 47 họp liên ngành (họp định kỳ 02 lần/năm hoặc họp đột xuất); liên hệ trực tiếp, qua điện thoại, qua thư điện tử giữa các cán bộ đầu mối tại các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, thi hành án. Để các cơ quan Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát tỉnh, Thi hành án tỉnh kịp thời cung cấp các thông tin LLTP cho Sở Tư pháp theo đúng loại thông tin, thời hạn cung cấp thông tin, Sở Tư pháp đã cung cấp các nội dung pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, chức năng của từng ngành trong việc phối hợp cung cấp thông tin và ban hành Kế hoạch tổng rà soát thông tin lý lịch tư pháp với các cơ quan có liên quan. Ngoài ra, Sở Tư pháp cũng có công văn đề nghị UBND cấp huyện khi ban hành Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và UBND cấp xã khi cấp giấy chứng tử thực hiện việc gửi bản chính hoặc bản sao quyết định, giấy chứng tử đó cho TTLLTPQG, Sở Tư pháp theo đúng thời hạn quy định. Số lượng thông tin của các cơ quan đã cung cấp Sở Tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP tính đến thời điểm 30/6/2018 là hơn 100.000 thông tin [36]. 2.2.1.2. Về công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác LLTP nên ngay sau khi Luật LLTP có hiệu lực thi hành, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã chủ động, phối hợp với các cơ quan có liên quan như Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Thi hành án dân sự tỉnh và Công an tỉnh trình UBND tỉnh quy chế phối hợp liên ngành trong việc trao đổi, rà soát, cung cấp thông tin LLTP phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP. Theo đó, các ngành đều cử cán bộ đầu mối tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin LLTP. Tuy nhiên, đội ngũ này đều là kiêm nhiệm và thường xuyên luân chuyển nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo quy định. 48 Việc xử lý số lượng thông tin LLTP tại Sở Tư pháp trước khi thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/3/2015 của Bộ Tư pháp về việc tăng cường xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu LLTP: - Từ ngày 01/7/2010 đến 09/3/2015, số lượng thông tin chưa tiếp nhận là 1.042 thông tin. Số lượng thông tin chưa lập LLTP, cập nhật bổ sung là 30.648 thông tin. - Số lượng thông tin LLTP đã xử lý tính từ 01/7/2010 đến ngày 09/3/2015 là 43.086 thông tin, số lượng thông tin còn tồn đọng là 7.710 thông tin. Công tác tiếp nhận, xử lý thông tin LLTP tại Sở Tư pháp từ ngày 10/3/2015 đến 30/6/2018: - Số lượng thông tin Sở Tư pháp nhận được: 59.560 thông tin; - Số lượng thông tin tiếp nhận, kiểm tra, phân loại: 59.560 thông tin; - Số lượng thông tin lập LLTP, cập nhật bổ sung: 14.026 hồ sơ; - Số lượng thông tin LLTP chưa tiếp nhận: 0 thông tin; - Số lượng thông tin LLTP đã vào Sổ tiếp nhận, chưa lập LLTP, chưa xử lý, cập nhật bổ sung thông tin LLTP: 12.760 thông tin. (Cụ thể chi tiết kèm theo Phụ lục số 01 )[36]. Việc rà soát thông tin LLTP được Sở Tư pháp thực hiện định kỳ hằng quý theo quy định của pháp luật LLTP và nhận được sự phối hợp, phản hồi của các cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án để Sở Tư pháp kịp thời cập nhật thông tin LLTP vào cơ sở dữ liệu LLTP. Sở Tư pháp luôn thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, kiểm soát công tác xử lý, cập nhật thông tin, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng của Cơ sở dữ liệu LLTP. 49 Về công tác lưu trữ thông tin LLTP: Tất cả các thông tin lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp đều được lưu trữ điện tử và bằng văn bản giấy tại kho lưu trữ của Sở. 2.2.1.3. Về đội ngũ cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/3/2015 của Bộ Tư pháp về việc tăng cường xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu LLTP, lãnh đạo Sở Tư pháp đã quan tâm tổ chức triển khai, quán triệt nội dung Chỉ thị tới toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị, tạo sự thống nhất trong nhận thức và triển khai thực hiện. Việc quán triệt lồng ghép trong cuộc họp giao ban, Ngày pháp luật. Thực hiện Luật Lý lịch tư pháp, Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án xây dựng Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn bộ máy tổ chức để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo việc phối hợp triển khai thực hiện Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ xem xét, tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ biên chế làm công tác LLTP tại Sở Tư pháp. Tuy nhiên, đến nay, biên chế làm công tác LLTP vẫn chưa được bổ sung theo quy định. Hiện tại, do số lượng công chức Phòng Hành chính tư pháp quá ít (02 biên chế) so với khối lượng công việc, nên Sở Tư pháp đã điều động, biệt phái viên chức từ đơn vị sự nghiệp để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu LLTP nhưng những cán bộ này còn mới, chưa qua đào tạo, bồi dưỡng mà chỉ tham dự tập huấn nghiệp vụ về LLTP. Hiện tại, số lượng người làm công tác lý lịch tư pháp: 03 người. Hàng năm, Sở Tư pháp đều cử cán bộ làm công tác LLTP tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ Tư pháp tổ chức. Các ngành như Tòa án, Viện 50 kiểm sát, Thi hành án, Công an đều có hướng dẫn, chỉ đạo trong ngành việc thực hiện các quy định về pháp luật LLTP. 2.2.2. Hoạt động cấp Phiếu lý lịch tư pháp 2.2.1.1. Về các phương thức cấp Phiếu lý lịch tư pháp Hiện nay, Bình Dương đã triển khai các phương thức như: trực tiếp; bưu chính và trực tuyến: Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng tốt hơn yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân, cơ quan, tổ chức, tháng 3/2014, được sự chấp thuận của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã ký kết với bưu điện tỉnh về dịch vụ chuyển trả kết quả cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính. Theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015, thì Bình Dương là một trong 06 tỉnh áp dụng thí điểm phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính. Do đó, để kịp thời triển khai thực hiện Đề án, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1997/KH-UBND ngày 23/6/2015 về triển khai thực hiện thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mặc dù Bình Dương không nằm trong các địa phương thực hiện việc thí điểm cấp Phiếu LLTP trực tuyến nhưng thực hiện Nghị quyết số 36a/2015/NQ-CP về Chính phủ điện tử và nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực LLTP, rút ngắn thời gian cấp Phiếu LLTP, góp phần tiết kiệm được thời gian đi lại, chi phí cho tổ chức và công dân có yêu cầu và được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1417/KH-UBND ngày 12/5/2016 về triển khai thực hiện thí điểm đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tiếp đó, để thực hiện Kế hoạch trên và giúp người dân có thêm sự lựa chọn khi yêu cầu cấp Phiếu LLTP, ngày 17/6/2016, Sở Tư pháp ký kết thỏa 51 thuận hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viettel về việc đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến kết hợp với dịch vụ nhận hồ sơ và trả kết quả qua bưu chính. Kết quả triển khai thực hiện thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính và cấp Phiếu LLTP trực tuyến: - Số lượng hồ sơ cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính là 15.960 hồ sơ (năm 2014 là 1.970/2.723 trường hợp, chiếm 53,42%; năm 2015 là 3.465/5.089 trường hợp, chiếm 68,1%; năm 2016 là 3.538/4.678 chiếm 75.63%; năm 2017 là 2.858, đạt tỉ lệ 64,8%; năm 2018 là 4.129/5.846, đạt tỉ lệ 70,62%) [50, 51, 52]. - Số lượng hồ sơ cấp Phiếu LLTP trực tuyến là (năm 2017: 126 trường hợp, năm 2018: 361 trường hợp) [51, 52]. Ngoài ra, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 05/02/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cấp chứng chỉ hành nghề dược; cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây cũng là một trong những phương thức mới trong việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp Phiếu LLTP. Kết quả đạt được là trong năm 2018, số lượng hồ sơ liên thông thủ tục hành chính là 34 trường hợp. [39] (Cụ thể chi tiết kèm theo Phụ lục số 02 ). 2.2.1.2. Về phối hợp với các cơ quan trong tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Để đẩy nhanh tiến độ cấp Phiếu LLTP, hạn chế tỷ lệ trễ hẹn cấp Phiếu LLTP, từ ngày 09/2/2015 đến nay, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã phối hợp với TTLLTPQG thực hiện ứng dụng giải pháp “Kiềng ba chân” trong việc xác minh thông tin LLTP đối với trường hợp người nước ngoài, người cư trú tại nhiều địa phương khác nhau. 52 Đối với Công an tỉnh, Sở Tư pháp trực tiếp cử chuyên viên luân chuyển hồ sơ (gửi và nhận kết quả) để đáp ứng tốt yêu cầu cấp Phiếu LLTP của người dân. Các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thì tùy từng cơ quan có thẩm quyền mà Sở Tư pháp thực hiện ngay việc xác minh khi cần thiết và nhanh chóng gửi và nhận hồ sơ qua trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua email để đảm bảo thời gian xác minh và cấp Phiếu LLTP kịp thời theo quy định. Số lượng công văn xác minh thông tin án tích của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương gửi đến các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, UBND cấp xã và một số cơ quan có liên quan ngày càng tăng. 2.2.1.3. Về tình hình cấp phiếu LLTP Với yêu cầu của xã hội hiện nay, nhu cầu yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân, tổ chức ngày càng tăng nhanh. Dẫn đến áp lực ngày càng lớn cho đội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_ly_lich_tu_phap_cua_so_tu_ph.pdf
Tài liệu liên quan