MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 8
1.1 Khái niệm, đặc điểm, các hình thức và vai trò thực hiện pháp luật về người khuyết tật 8
1.2. Yêu cầu và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về người khuyết tật 21
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật về người khuyết tật 25
Chương 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 45
2.1 Tình hình người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 45
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 54
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 73
3.1. Quan điểm trong thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay 73
3.2. Các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở nước ta hiện nay 75
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
101
PHỤ LỤC 104
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5501 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc điều tra về thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam có nhiều tổ chức quốc tế và trong nước tham gia, tuy nhiên hầu hết các cuộc điều tra chỉ trong phạm vi nhất định và như vậy kết quả tổng thể chưa có thể kiểm chứng. Tuy nhiên việc vào cuộc của các tổ chức chứng minh sự quan tâm về đời sống của người khuyết tật và bước đầu đưa ra cách nhìn tổng quan về thực trạng người khuyết tật ở nước ta.
2.1.1. Về cơ cấu của người khuyết tật
Theo kết quả khảo sát người tàn tật năm 2005 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì cơ cấu người khuyết tật theo nhóm tuổi như sau:
Biểu 2.1: So sánh cơ cấu người khuyết tật theo nhóm tuổi, năm 1995 và 2005
Đơn vị tính: %
Năm
Nhóm tuổi tròn
< 15 tuổi
15 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
2005
11,25
71,58
17,17
1995
16,99
69,53
13,48
Nhìn vào biểu đồ cho thấy, nhóm người khuyết tật dưới 15 tuổi vào năm 2005 có tỷ lệ là 11,25%, tỷ lệ này giảm so với năm 1995. Các nhu cầu cần hỗ trợ của người khuyết tật nhóm tuổi này là thực hiện những chính sách về hỗ trợ giáo dục, tạo điều kiện cho các cháu đến trường và phục hồi chức năng của cơ thể.
Nhóm người khuyết tật từ 15 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Thực trạng này cho thấy đối với nhóm tuổi này thì nhu cầu về học tập vẫn còn nhưng nhu cầu về học nghề và có việc làm là hết sức quan trọng, ngoài ra đối với nhóm tuổi này thì nhu cầu về tình bạn cũng như lập gia đình và ổn định cuộc sống có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập đời sống cộng đồng của người khuyết tật.
Theo khái niệm quy định trong Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 và kết quả khảo sát của Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thì ước tính cả nước có khoảng 5,4 triệu người tàn tật, chiếm 6,34% dân số cả nước thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 15,8% do Tổng cục Thống kế điều tra năm 2006 theo tiêu chí và định nghĩa quốc tế ICF.
Kết quả điều tra tại 10 tỉnh về thực trạng người khuyết tật năm 2008 cho kết quả như bảng dưới đây:
Biểu 2.2. Cơ cấu người tổn tật chia theo giới tớnh, nhúm tuổi và khu vực sinh sống
Đơn vị tớnh: %
Chỉ tiờu
Tổng số người tàn tật
Chia theo khu vực
Chia theo giới tớnh
Chia theo nhúm tuổi
Thành thị
Nụng thụn
Nam
Nữ
Dưới 16
16 - 60
Trờn 60
A
1
2
3
4
5
6
7
8
1. Hải Phũng
100.00
38.31
61.69
57.21
42.79
10.45
72.64
16.92
2. Hải Dương
100.00
50.70
49.30
64.32
35.68
7.51
71.83
20.66
3. Bắc Ninh
100.00
100.00
0.00
100.00
0.00
0.00
65.00
35.00
4. Hũa Bỡnh
100.00
54.31
45.69
61.42
38.58
11.17
73.10
15.74
5. Nghệ An
100.00
3.47
96.53
36.42
63.58
13.29
40.46
46.24
6. Đà Nẵng
100.00
94.04
5.96
59.57
40.43
17.87
60.00
22.13
7. Phỳ Yờn
100.00
0.00
100.00
62.89
37.11
8.25
71.65
20.10
8. Kon Tum
100.00
81.54
18.46
60.00
40.00
20.51
62.05
17.44
9. Bỡnh Dương
100.00
76.30
23.70
57.23
42.77
13.29
70.52
16.18
10.TP. Hồ Chớ Minh
100.00
61.76
38.24
62.18
37.82
5.46
78.15
16.39
11. An Giang
100.00
69.34
30.66
69.34
30.66
8.01
75.61
16.38
Tổng số
100.00
55.73
44.27
60.62
39.38
11.14
68.27
20.60
Nguồn: Kết quả điều tra tại 11 tỉnh năm 2008 của Bộ Lao động- Thương binh và Xó hội.
2.1.2. Về phân loại và phân dạng khuyết tật
Phận dạng và phân hạng khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật. Chính sách pháp luật hiện hành chưa phân loại người khuyết tật. Việc phân hạng khuyết tật được xác định có hạng khuyết tật nặng và được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội (Nghị định 67/2007/ NĐ-CP).
Theo kết quả điều tra thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở nước ta năm 2008 do Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội tiến hành thì tỷ lệ các dạng khuyết tật như sau:
- Khuyết tật vận động chiếm 29,41%,
- Khuyết tật thần chiếm 16,82%,
- Khuyết tật nhìn chiếm 13,84%,
- Khuyết tật nghe chiếm 9,33%,
- Khuyết tật nói 7,08%,
- Khuyết tật trí tuệ chiếm 6,52%
- Dạng khuyết tật khác chiếm 17,00% [9].
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trong số người khuyết tật có gần 30% bị nhiều dạng tật (đa khuyết tật). Sự phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng các hoạt động trợ giúp người tàn tật hoà nhập cộng đồng và phát triển các mô hình hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người khuyết tật.
2.1.3. Về nguyên nhân và xu hướng biến động của người khuyết tật
- Nguyên nhân dẫn tới khuyết tật: Kết quả khảo sát năm 2008 của Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy: Do bẩm sinh (35,8%), bệnh tật (32,34%), hậu quả của chiến tranh (25,56%), tai nạn lao động (3,49%), Các nguyên nhân khác (1,57%). Các nguyên nhân này phản ánh tố chất con người, cũng như sự chăm sóc ban đầu cho trẻ và chất lượng dịch vụ y tế còn khá hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật dẫn đến tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh cao. Nguyên nhân từ hậu quả chiến tranh cũng khá cao, không chỉ thế hệ hiện nay mà cả thế hệ mai sau, đặc biệt là nạn nhân của chất độc đi-ô-xin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam [7].
- Xu hướng biến động của người tàn tật ở Việt Nam: Trong những năm tới do tai nạn giao thông, tai nạn lao động tăng; ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng sẽ là các nguyên nhân làm tăng số lượng và tỷ lệ người khuyết tật. Nguyên nhân do bẩm sinh, bệnh tật và chiến tranh trước đây chiếm ưu thế sẽ giảm, nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ảnh hưởng ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá.
2.1.4. Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người khuyết tật
* Trình độ văn hoá
Nhìn chung trình độ học vấn của người khuyết tật rất thấp. Có tới gần 34.4% người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, 21.24% chưa tốt nghiệp tiểu học, số có trình độ văn hoá từ Phổ thông cơ sở trở lên chỉ chiếm có 21.9%.
Xét theo giới tính thì người khuyết tật là nam giới có trình độ học vấn cao hơn so với người khuyết tật là nữ giới và ở các cấp học cao hơn thì khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hoá giữa nam giới và nữ giới càng lớn, ở cấp Phổ thông trung học, tỷ lệ nam giới đạt được trình độ này cao hơn gần 3 lần so với nữ giới.
Xét theo dạng khuyết tật: tỷ lệ chưa biết chữ cao nhất đối với dạng khuyết tật về nhận thức, chiếm tới gần 48.2%, tiếp đến là dạng khuyết tật về khiếm thị và dạng tật về khả năng tự chăm sóc bản thân (chiếm 38.68 % và 36.83%).
Trong các nhóm dạng tật thì nhóm dạng tật vận động có trình độ văn hoá cao nhất, tỷ lệ có trình độ văn hoá từ PTCS trở lên chiếm tới 24.5%, tiếp đến là nhóm tật giao tiếp, chiếm khoảng 22.7%. Các nhóm tật còn lại dao động từ 15 – 21%. Như vậy rõ ràng giữa các nhóm dạng tật khác nhau thì khả năng học tập có sự khác biệt, do vậy chính sách hỗ trợ cũng cần lưu ý sự khác biệt này.
Trình độ học vấn của người khuyết tật rất thấp và không có xu hướng cải thiện trong tương lai nếu như không có các biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và cộng đồng. Kết quả điều tra năm 2008 cho thấy, trẻ em bị khuyết tật có độ tuổi từ 6 -18 tuổi đang đi học văn hoá chiếm 17.1%. Đặc biệt đối với nhóm từ 6 -10 tuổi là nhóm nằm trong đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học cũng chỉ đạt khoảng 26%, trong khi đó tỷ lệ này của cả nước đạt tới trên 97%. Bên cạnh đó nhu cầu học văn hoá của người khuyết tật cũng rất thấp, kết quả điều tra cho thấy chỉ có gần 7% người khuyết tật trong độ tuổi từ 6 -18 trở xuống có nhu cầu đi học văn hoá.
Biểu 2.3: Cơ cấu trỡnh độ văn hoỏ của NKT chia theo khu vực,
nhúm tuổi và dạng tật
Đơn vị tính: %
Chung
Khụng biết chữ
Chưa tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Chưa tốt nghiệp PTCS
Tốt nghiệp PTCS
Chưa tốt nghiệp PTTH
Tốt nghiệp PTTH
Chung
100
34.39
21.24
9.26
14.01
9.07
2.80
9.22
I. Khu vực
1. Thành thị
100
34.87
16.88
9.89
13.73
8.44
3.67
12.53
2. Nụng thụn
100
33.80
26.72
8.48
14.38
9.87
1.72
5.04
II. Giới tớnh
1. Nam
100
30.25
19.04
9.40
16.22
10.11
2.90
12.07
2. Nữ
100
40.77
24.61
9.05
10.62
7.48
2.65
4.83
III. Nhúm tuổi
1. Dưới 16 tuổi
100
65.15
18.69
5.56
9.60
1.01
0.00
0.00
2. Từ 16 – 60 tuổi
100
31.81
17.95
8.87
15.84
11.60
3.48
10.44
3. Trờn 60 tuổi
100
29.19
33.26
12.22
9.95
4.30
1.81
9.28
IV. Dạng tật
1. Khiếm thị
100
38.68
17.92
9.43
14.15
5.66
2.83
11.32
2. Khiếm thớnh
100
25.00
28.85
15.38
15.38
3.85
3.85
7.69
3. Vận động
100
24.34
25.66
11.51
13.98
11.18
2.80
10.53
4. Giao tiếp
100
34.55
24.55
5.45
12.73
13.64
1.82
7.27
5. Nhận thức
100
48.19
17.03
6.52
12.32
6.16
2.54
7.25
6. Tự chăm súc
100
36.83
19.20
8.71
14.59
8.71
2.94
9.02
Nguồn: Kết quả điều tra NTT tại 11 tỉnh năm 2008.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Phần lớn người khuyết tật chưa qua đào tạo nghề, kết quả điều tra trên bảng cho thấy gần 89% trong mẫu điều tra không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ người khuyết tật là nữ giới không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tới gần 93%, còn ở khu vực nông thôn tỷ lệ người khuyết tật không có chuyên môn kỹ thuật lên tới 90.8%.
Trong tổng số người khuyết tật có chuyên môn kỹ thuật thì trên 59.7% có trình độ sơ cấp, số người có trình độ cao từ Cao đẳng, đại học trở lên chỉ có 19.4% . Phần lớn người khuyết tật có trình độ chuyên môn kỹ thuật là nam giới(gần 75%); số đông người khuyết tật sống ở khu vực thành thị (63.5%).
Xét theo dạng tàn tật thì nhóm tàn tật khiếm thính có tỷ lệ người có chuyên môn kỹ thuật cao nhất, chiếm gần 29%, tiếp đến là nhóm tàn tật về vận động có khoảng 14.3% có chuyên môn kỹ thuật. Nhóm tàn tật về nhận thức có tỷ lệ chuyên môn kỹ thuật thấp nhất, chỉ có khoảng 6.5% số này có trình độ chuyên môn kỹ thuật và chủ yếu ở mức trình độ sơ cấp nghề.
Về tương lai tình trạng không qua đào tạo nghề của người khuyết tật cũng khó có thể được cải thiện khi mà nhu cầu học nghề của người khuyết tật cũng rất thấp. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có khoảng 13.7% số người khuyết tật đề đạt nguyện vọng muốn được đi học nghề. Vì vậy chính sách đối với người khuyết tật cần có giải pháp thích hợp để khuyến khích người khuyết tật đi học nghề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người khuyết tật.
Biểu 2.4: Cơ cấu trỡnh độ CMKT của NKT chia theo khu vực,
nhúm tuổi và dạng tật
Đơn vị tớnh: %
Chung
Chưa qua
đào tạo
Tryền nghề, sơ cấp, CC nghề
THCN
Cao đẳng, đại học
Chung
100
88.94
6.61
2.73
1.73
I. Khu vực
1. Thành thị
100
87.41
6.86
3.29
2.44
2. Nụng thụn
100
90.87
6.29
2.02
0.83
II. Giới tớnh
1. Nam
100
86.36
7.43
3.80
2.42
2. Nữ
100
92.92
5.34
1.07
0.67
III. Nhúm tuổi
1. Từ 16 – 60 tuổi
100
88.60
7.24
2.80
1.37
2. Trờn 60 tuổi
100
90.05
4.52
2.49
2.94
IV. Dạng tật
1. Khiếm thị
100
87.13
6.93
1.98
3.96
2. Khiếm thớnh
100
71.11
17.78
4.44
6.67
3. Vận động
100
85.66
6.90
5.31
2.12
4. Giao tiếp
100
87.63
7.22
3.09
2.06
5. Nhận thức
100
93.52
4.05
1.62
0.81
6. Tự chăm súc
100
91.08
6.46
1.29
1.17
Nguồn: Kết quả điều tra NTT tại 11 tỉnh năm 2008.
2.1.5. Lao động, việc làm và thu nhập của người khuyết tật
Trong tổng số 1.907 người từ 16 tuổi trở lên chỉ có 398 người có khả năng lao động, chiếm 20.87%. Tỷ lệ NKT trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động là 25.2%. Xét theo nhóm dạng tật thì nhóm dạng tật về giao tiếp là có khả năng lao động cao nhất (khoảng 33%), tiếp đến là nhóm dạng tật vận động (khoảng 32%). Nhóm dạng tật về nhận thức có tỷ lệ người có khả năng lao động chỉ chiếm gần 7.7%, thấp nhất trong các nhóm dạng tật được quan sát. Tỷ lệ NKT là nam giới có khả năng lao động cao hơn so với NKT là nữ giới [7].
Nhìn chung tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của những NKT có khả năng lao động tương đối cao, khoảng 61.8% số này tham gia hoạt động kinh tế. Tỷ lệ NKT ở khu vực thành thị tham gia hoạt động kinh tế cao hơn khoảng 1.6 lần so với NkT ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa các nhóm dạng tật, nhóm tật khiếm thị có tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế cao nhất (72.4%), tiếp đến là các nhóm dạng tật vận động (70.1%), tỷ lệ này thấp nhất ở nhóm dạng tật về khiếm thính (42.86%) và dạng tật về nhận thức. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế cao cho thấy NKT nếu còn khả năng lao động đã rất cố gắng làm việc tạo thu nhập nuôi sống bản thân, khẳng định vai trò có ích cho gia đình và xã hội.
Biểu 2.5: Thu nhập bỡnh quõn của người khuyết tật chia theo nhúm tuổi
và lĩnh vực làm việc
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chung
Chia theo tuổi
Chia theo nghề chớnh
Dưới 16
16 - 60
Trờn 60
Nụng-Lõm-Ngư
XD -CN
TM -DV
Khỏc
Tiền lương, tiền cụng
99
6
125
62
353
811
595
62
Ưu đói người cú cụng
62
0
67
78
87
76
159
57
Trợ cấp xó hội
75
68
71
93
26
8
32
80
Lương hưu, trợ cấp XH
37
2
18
116
12
0
22
39
Bảo hiểm y tế
18
19
12
38
0
13
2
20
Khỏc
80
48
88
72
141
257
216
71
Tổng thu nhập
370
143
381
459
619
1166
1026
328
Nguồn: Kết quả điều tra NTT tại 11 tỉnh năm 2008.
Trong số những NKT tham gia hoạt động kinh tế có 41.06% làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, 28.86% làm việc trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, 6.1% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, còn lại khoảng 23.98% làm các công việc khác nhau, không ổn định nên không xác định được lĩnh vực làm việc cụ thể.
Gần 79.7% NKT không có nguồn thu nhập ổn định mà nhờ vào sự hỗ trợ của gia đình và người thân; số có nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh tế chỉ chiếm có 12.11%, số còn lại có nguồn thu nhập chính là nhận lương hưu, trợ cấp bảo trợ xã hội và trợ cấp xã hội theo NĐ67. Do vậy tính bình quân thu nhập của NTT trong toàn mẫu điều tra chỉ đạt 370 ngàn đồng/tháng, trong đó NTT ở thành thị và NTT là nam giới có thu nhập bình quân cao hơn NTT ở nông thôn và NTT là nữ giới khoảng 1.4 lần. Trong các nhóm dạng tật thì nhóm tật khiếm thị, tật khiếm thính và nhóm tật vận động là những nhóm có thu nhập cao hơn so với các nhóm tật về giao tiếp, tật nhận thức, tật về khả năng tự chăm sóc bản thân từ 1.3 đến 1.4 lần.
Riêng với những NTT đang làm việc thì trong thu nhập có thêm tiền công, tiền lương nhận được từ việc làm. Bình quân NTT làm việc trong nông lâm ngư nghiệp nhận được khoảng 619 ngàn đồng/tháng, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là 1.026 ngàn đồng/tháng và trong lĩnh vực công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 1.166 ngàn đồng/tháng và các công việc khác nhận được khoảng 328 ngàn đồng/tháng. Như vậy thu nhập bình quân của nhóm người này cao hơn nhiều so với những NTT không có việc làm, đạt bình quân khoảng 785 ngàn đồng/tháng.
- Về việc làm: Có khoảng 58% người tàn tật tham gia làm việc; 30% chưa có việc làm và mong muốn có việc làm ổn định, tỷ lệ này cao nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 41,86%); vùng Đông Nam bộ (khoảng 35,77%).
- Về hoàn cảnh, môi trường sống: ở thành thị từ 70-80% và ở nông thôn từ 65-70% số người tàn tật sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; khoảng 25-35% số người khuyết tật có việc làm và có thu nhập cho bản thân và gia đình. Theo kết quả khảo sát người khuyết tật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2005 thì phần lớn các hộ có người khuyết tật đều có mức sống thấp. 32,5% số hộ thuộc loại nghèo (chung của cả nước là 22%), 58% số hộ có mức sống trung bình dân cư, 9% số hộ thuộc loại khá và 0,5% số hộ thuộc hộ giàu. Hộ càng có nhiều người khuyết tật thì mức sống thấp. Hộ có 01 người khuyết tật thì 31% là thuộc diện hộ nghèo, nhóm hộ có 3 người khuyết tật trên 63%.
Đánh giá chung cho thấy xu hướng người tàn tật ngày càng tăng, đời sống vật chất, tinh thần của người tàn tật cũng như các hộ gia đình có các thành viên là người tàn tật đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên đa số người tàn tật còn gặp nhiều khó khăn, cần đến sự trợ giúp, hỗ trợ của nhà nước và xã hội.
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về người khuyết tật
Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về người tàn tật. Pháp lệnh gồm có 35 điều, 8 chương. Pháp lệnh đã thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Người tàn tật được Nhà nước và xã hội trợ cấp, trợ giúp chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Pháp lệnh đã quy định nội dung, nguyên tắc, tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm các cơ quan, tổ chức và chính quyền các cấp bảo đảm người tàn tật thực hiện các quyền và trách nhiệm của người tàn tật và sống hoà nhập cộng đồng xã hội; gia đình người tàn tật thực hiện các trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng chăm sóc giúp đỡ người tàn tật của gia đình; Nhà nước và xã hội đối thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với người tàn tật trên các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng, học văn hoá, học nghề và việc làm, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao và sử dụng công trình công cộng… đối với người tàn tật. Sự ra đời của Pháp lệnh về người tàn tật đã góp phần vào cải thiện đời sống của người tàn tật, đồng thời có nhiều thay đổi tích cực về kinh tế, xã hội. Pháp lệnh cũng là cơ sở pháp lý, nguyên tắc để Chính phủ, các Bộ, ngành đưa các vấn đề liên quan đến người tàn tật vào các Luật chuyên ngành để trình Quốc hội thông qua, đồng thời ban hành các chính sách, chương trình, dự án, đề án trợ giúp người tàn tật hoà nhập cộng đồng, tổ chức huy động nguồn lực quốc tế, trong nước trợ giúp người tàn tật có hiệu quả.
Bên cạnh Pháp lệnh về người khuyết tật, Quốc hội và Uỷ ban thường vụ quốc hội đã ban hành 02 nghị quyết và 19 Luật chuyên ngành có chương, điều quy định về những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người tàn tật, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với người tàn tật (có phụ lục kèm theo).
Các địa phương với thẩm quyền quản lý, điều kiện của địa phương đã ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ chính sách, giải pháp trên phạm vi địa phương quản lý như: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định, chỉ thị của UBND và các văn chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện của các Sở, Ban ngành.
Đánh giá trong hơn 10 năm, hệ thống văn bản Pháp luật về trợ giúp người khuyết tật do các cơ quan từ Trung ương đến địa phương ban hành tương đối nhiều. Hệ thống văn bản đã thể chế hoá và điều chỉnh tương đối toàn diện các quan hệ chính trị, tư pháp, kinh tế văn hoá xã hội có liên quan đến người khuyết tật và quy định chi tiết về các chế độ, chính sách, chương trình dự án trợ giúp người khuyết tật, đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi để người khuyết tật hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, do ban hành nhiều văn bản nên việc tổ chức thực hiện cũng đã gặp khó khăn ở cả trung ương và địa phương. Đồng thời do Pháp lệnh về người tàn tật chưa quy định đầy đủ khung, nguyên tắc về chế độ chính sách, giải pháp trợ giúp nên đã dẫn đến các văn bản ban hành sau chưa bảo đảm được tính thống nhất. Luật chuyên ngành cũng mới chỉ quy định lại về nguyên tắc, chưa có quy định chi tiết về các chế độ, nguồn lực, tổ chức thực hiện đã dẫn đến không đồng bộ giữa các quy định của văn bản Luật và hệ thống tổ chức thực thi ở cơ sở, đã dẫn đến nhiều quy định sau nhiều năm chưa được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định.
So sánh hệ thống văn bản quy định trong nước với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và kinh nghiệm của một số nước cho thấy hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam tương đối tương đồng. Tuy nhiên có sự khác nhau là ở các nước đều được đưa vào Luật, nhưng Việt Nam thì chủ yếu quy định bằng các văn bản dưới luật, hoặc đang triển khai ở dạng chính sách, chương trình, dự án, đề án.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy tiến hành hoạt động thực hiện pháp luật
Thực tiễn hiện nay cho thấy, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật, là cơ quan đầu não thực hiện những chính sách liên quan đến người khuyết tật trong phạm vi cả nước. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước ở cấp TW thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về người khuyết tật, những hoạt động đó bao gồm: Xây dựng và trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ban hành những văn bản quy phạm pháp luật đồng thời là cơ quan chủ trì trong việc tổ chức thực hiện những chương trình, đề án và những văn bản khác về người khuyết tật, tổ chức tiến hành hoạt động thanh tra kiểm tra về công tác người khuyết tật.
Căn cứ vào luật tổ chức hội đồng nhân dân, UBND thì ở các địa phương có Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương theo sự phân cấp trong đó vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách đối với các đối tượng Bảo trợ xã hội. Cấp huyện có phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, cấp xã có cán bộ làm công tác về Lao động và xã hội nhưng theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức thì vị trí này hiện không nằm trong biên chế của nhà nước. Trong nhiều địa phương vị trí này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác người khuyết tật.
2.2.3. Các hoạt động về thực hiện pháp luật về người khuyết tật
2.2.3.1. Trợ cấp xã hội và nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật
Nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội ổ định, sau 10 năm kể từ khi Pháp lệnh về người tàn tật ra đời và nhiều văn bản pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống chính là điều kiện bảo đảm hoạt động chăm sóc người tàn tật tố hơn. Theo đánh giá tổng hợp từ báo cáo của các địa phương năm 2008 có khoảng 1,2 triệu người tàn tật được hưởng trợ cấp hàng tháng trong đó:
- 395.962 người tàn tật được hưởng trợ cấp hàng tháng, 9.798 người nuôi dưỡng trong gần 300 cơ sở bảo trợ xã hội và 8.599 hộ có từ hai người tàn tật nặng được hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng chăm sóc. So với năm 1998, số người số người tàn tật được trợ cấp xã hội tăng gần 4 lần.
- 622.783 người tàn tật là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, quân nhân bị tai nạn lao động, quân nhân bị bệnh nghề nghiệp hiện đang hưởng chế độ ưu đãi theo qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- 133.356 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả chất độc hoá học được hưởng chế độ theo Quyết định 120/2004/QĐ-TTg, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và khoảng 4.700 gia đình được hưởng chế độ theo Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg.
- 30.869 người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng (suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên) do ngân sách Nhà nước và quỹ Bảo hiểm xã hội bảo đảm.
Nhiều địa phương có số đối tượng được hưởng trợ cấp đạt tỷ lệ cao so với tổng số như Lạng Sơn, Tuyên Quang (có 100% đối tượng được hưởng trợ cấp), Thành phố Hồ Chí Minh (66,03 %), Nam Định (56,61%), Hà Nam (54,36%), Tiền Giang (56,6%), Gia Lai (50,73%), Kon Tum (50,00 %) [10].
Một số tỉnh đã điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng cao hơn mức trợ cấp tối thiểu Nhà nước quy định như: Lao Cai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hoà, Hậu Giang, Bạc Liêu.
Trong những năm qua, chính sách trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật. Tuy vậy mức trợ cấp xã hội hàng tháng so với mức sống trung bình của cộng đồng dân cư còn quá thấp, chỉ bằng 17,1% mức sống trung bình của dân cư và 18,57% tiền lương tối thiểu, chưa bảo đảm được những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày.
Mức trợ cấp cho đối tượng mặc dù đã tính đến đặc điểm từng nhóm đối tượng nhưng vẫn chưa phải căn cứ vào mức độ khó khăn, nhu cầu trợ giúp và độ tuổi của từng nhóm đối tượng; mức trợ cấp vẫn còn mang tính bình quân.
Việc điều chỉnh mức trợ cấp cho người tàn tật chưa được kịp thời: Từ năm 1999 đến nay mức trợ cấp xã hội ở cộng đồng được điều chỉnh ba lần từ tăng 45 nghìn đồng lên 65 nghìn đồng và lên 120 nghìn đồng; trong khi đó tiền lương tối thiểu trong thời gian này tăng từ 144 nghìn đồng lên 650 nghìn đồng. Mỗi lần tiền lương tối thiểu thay đổi lại kèm theo sự biến động của giá cả làm cho đời sống của đối tượng hưởng trợ cấp xã hội đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên việc điều chỉnh mức trợ cấp mới chỉ bù đắp được mức độ lạm phát của đồng tiền chứ chưa thật sự nâng cao để cải thiện đời sống, đây là điều bất cập nhất của chính sách trợ cấp hiện nay. Ngoài ra tiêu chí xác định đối tượng thụ hưởng trợ cấp xã hội cho người tàn tật quá chặt vì có nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhưng chính sách chưa với tới được vì nhiều lý do khác nhau song chủ yếu vẫn là lý do thiếu nguồn ngân sách để thực hiện.
Chính phủ cũng tạo cơ chế thông thoáng cho các địa phương trong việc quyết định mức trợ cấp xã hội cụ thể cho từng nhóm đối tượng cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội ở từng địa phương trên nguyên tắc không được thấp hơn mức trợ cấp tối thiểu do Nhà nước quy định cho từng nhóm đối tượng xã hội và tự bảo đảm cân đối về tài chính.
2.2.3.2. Chăm sóc sức khoẻ, y tế và phục hồi chức năng
Theo báo cáo thực hiện pháp luật về người tàn tật của các địa phương tính đến nay thì có 50,35%