Luận văn Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 8

1.1. Khái niệm pháp luật thi hành án dân sự và quan hệ pháp luật thi hành án dân sự 8

1.2. Khái niệm, hình thức và nội dung thực hiện pháp luật thi hành án dân sự 16

1.3. Vai trò thực hiện pháp luật thi hành án dân sự 27

Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ÁN DÂN SỰ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 36

2.1. Thực trạng tình hình án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa 36

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa 43

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở THANH HÓA HIỆN NAY 88

3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thi hành án dân sự ở Thanh Hóa hiện nay 88

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thi hành án dân sự ở Thanh Hóa hiện nay 94

KẾT LUẬN 118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

 

doc124 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển Toà án xét miễn giảm án phí, tiền phạt theo Điều 32 Pháp lệnh Thi hành án Dân sự năm 2004, từ năm 2003-2007, chuyển hồ sơ Toà án xét giảm được 678 việc, số tiền xét giảm: 780.789.000 đồng). Phối hợp với các ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm xã hội khấu trừ tiền, tài sản, phong toả tài khoản đổi với đương sự phải thi hành án, tạo thuận lợi cho việc thi hành án. Bảng 2.2: Kết quả của việc thực hiện những qui định của pháp luật về thi hành án dân sự ở Thanh Hoá từ năm 2003 - 2007 Kết quả thi hành án về việc (theo năm) Tổng số thụ lý (việc) Số việc có điều kiện thi hành Số việc chưa có điều kiện thi hành Số việc giải quyết xong Đạt tỷ lệ % trên tổng số có điều kiện thi hành 2003 11.630 việc (năm trước chuyển qua: 8.160 việc; thụ lý mới: 3.470 việc) 3.745 việc 7.882 việc 3.015 việc (gồm thi hành xong, uỷ thác, trả đơn) 80,5% 2004 13.311 việc năm trước chuyển qua: 8.615 việc; thụ lý mới: 4.696 việc 6.159 việc 3.152 việc 7.152 việc (gồm thi hành xong, uỷ thác, trả đơn 68,93% 2005 13.094 việc (năm trước chuyển qua: 9.115 việc; số việc thụ lý mới: 3.979 việc) 4.665 việc 8.429 việc 3.757 việc 80,54% 2006 14.403 việc năm trước chuyển qua: 9.337 việc; số việc thụ lý mới: 5.066 việc 7.223 việc 7.180 việc 5.509 việc 79,47% 2007 13.356 việc năm trước chuyển qua: 8.894 việc; số việc thụ lý mới: 4.462 việc (trong đó uỷ thác 278 việc) 7.841 việc 5.237 việc 6.516 việc 83,1% Nguồn: các Báo cáo Thi hành án tỉnh Thanh Hoá năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. Bảng 2.3: Kết quả thi hành án về tiền từ năm 2003 - 2007 Kết quả thi hành án tiền (theo năm) Tổng số tiền phải thi hành (đồng) Số có điều kiện thi hành (đồng) Kết quả đã giải quyết được Tỷ lệ đã giải quyết đạt % trên số tiền có điều kiện thi hành 2003 55.372.301.000đ 11.201.691.000 đ 10.050.708.000 đ gồm: số tiền thực thu: 6.139.859.000 đ; giá trị hiện vật đã giải quyết: 919.517.000 đồng; số tiền đình chỉ, uỷ thác, trả đơn: 2.991.332.000 đ; 89,72% 2004 74.394.316.000 đ 22.560.290.000 đ 21.289.078.000 đ gồm: số tiền thực thu: 8.317.014.000 đ; giá trị hiện vật đã giải quyết: 6.941.174.000 đồng; số tiền đình chỉ, uỷ thác, trả đơn: 6.030.885.000 đ; 94,36% 2005 81.375.224.000 đ 19.367.886.000 đ 16.902.277.000 đ gồm: số tiền thực thu: 8.113.232.000 đ; giá trị hiện vật đã giải quyết: 4.499.167.000 đồng; số tiền đình chỉ, uỷ thác, trả đơn: 4.289.878.000 đ; 87,27% 2006 85.543.562.000 đ 32.774.027.000 đ 25.056.502.000 đ gồm: số tiền thực thu: 9.394.999.000 đ; giá trị hiện vật đã giải quyết: 6.087.628.000 đồng; Số tiền đình chỉ, uỷ thác, trả đơn: 9.573.893.000 đ; 76,45% 2007 160.044.210.000 đ 50.764.434.000 đ 44.480.087.000 đ số tiền thực thu: 20.364.614.000 đ; giá trị tài sản đã giải quyết: 2.329.144.000 đồng; số tiền miễn, giảm thi hành án: 562.976.000 đ; đình chỉ: 10.239.907.000 đồng; trả đơn: 8.652.830.000 đ; uỷ thác thi hành: 2.330.616.000 đ; 87,62% Nguồn: các Báo cáo Thi hành án tỉnh Thanh Hoá năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. Bảng 2.4: Kết quả thi hành án đối với số vụ việc, tiền và giá trị tài sản từ 500.000 đồng trở xuống đã chuyển giao cấp xã đôn đốc thi hành từ năm 2003 - 2007 Năm Số vụ việc chuyển giao (việc) Đã đôn đốc thi hành Đạt tỷ lệ % Tổng số tiền chuyển giao Đã thu được Đạt tỷ lệ % 2003 4.420 việc 583 việc 13% 994.291.000đ 136.407.000đ 13,7% 2004 3.582 việc 843 việc 23,5% 1.044.087.000đ 145.270.000đ 13,9% 2005 4.250 việc 803 việc 18,8% 966.402.000đ 98.166.000đ 10,1% 2006 4.850 việc 920 việc 19% 866.888.000đ 139.539.000đ 16% 2007 2.585 việc 1.138 việc 44% 1.134.994.000đ 160.111.000đ 14% Nguồn: các Báo cáo Thi hành án tỉnh Thanh Hoá năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007. Qua các số liệu thống kê nêu trên, nhìn thấy một thực tế là số lượng việc thụ lý mới, trong đó án năm trước chuyển qua (án tồn đọng) là rất lớn. Đơn cử như năm 2007, số việc thụ lý là 13.356 việc, trong khi đó số việc năm trước chuyển qua đã là 8.894 việc, số việc thụ lý mới chỉ có 4.462 việc (trong đó uỷ thác 278 việc). Số việc thụ lý mới chỉ tương ứng với số lượng án thụ lý giải quyết của toà án hằng năm (như đã thống kê ở phần trên). Trên thực tế số việc thi hành án chuyển từ năm này sang năm khác (tồn đọng) có nhiều vụ đã có từ khi công tác thi hành án chuyển giao từ toà án sang cơ quan thi hành án đảm nhiệm nhưng vẫn chưa thi hành được. Số tiền phải thi hành án hàng năm lớn trong khi số có điều kiện để thi hành thấp. Đơn cử như năm 2007, tiền phải thi hành là 160 tỷ, trong khi đó số có điều kiện thi hành là 50,7 tỷ đồng, kết quả giải quyết được 44,4 tỷ đồng trong đó số tiền thực thu là 20,3 tỷ đồng, giá trị tài sản đã giải quyết: 2,3 tỷ đồng, số tiền miễn, giảm thi hành án là 562,9 triệu đồng, đình chỉ: là 10,2 tỷ đồng, trả đơn là 8,6 tỷ đồng và uỷ thác thi hành: 2,3 tỷ đồng. đạt tỷ lệ giải quyết là 87,62% trên số có điều kiện thi hành. Như vậy, số tồn đọng chuyển sang năm 2008 vẫn còn hơn 100 tỷ đồng. Kết quả chuyển giao án cho Uỷ ban nhân dân cấp xã đôn đốc thi hành mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được không đáng kể. Nhìn chung, trong những năm trở lại đây, công tác thi hành án dân sự ở Thanh Hoá đã có những bước tiến đáng kể; tỷ lệ và chất lượng công việc, cả thi hành án về việc và thi hành án về tiền năm sau cao hơn năm trước. Đạt được kết quả đó ngoài nỗ lực phấn đấu, cố gắng khắc phục khó khăn để vươn lên của lực lượng thi hành án trong tỉnh còn có sự quan tâm kịp thời, hiệu quả của Bộ tư pháp và của lãnh đạo tỉnh. Sự giúp đỡ, phối hợp tốt của các ngành hữu quan; sự vào cuộc và bước đầu nhìn nhận đúng là công việc thường xuyên của mình, của chính quyền các cấp. Công tác thi hành án dân sự cũng đã tác động tới ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành nghĩa vụ của công dân góp phần giữ vững kỷ cương, ổn định chính trị, thúc đẩy xã hội phát triển. 2.2.4. Nguyên nhân của những kết quả, hạn chế và một số kinh nghiệm 2.2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hoá đạt được trong thời gian qua là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, có sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong công tác thi hành án dân sự và sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong việc đề ra được nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể, thiết thực đối với việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự. Sự lãnh đạo của Đảng, của Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ biểu hiện trong thời gian ngắn, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08/NQTW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết 49–NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 quyết định nhiều chủ trương lớn về công tác tư pháp trong đó có công tác thi hành án dân sự. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thi hành án dân sự sửa đổi năm 2004. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chính sách và Chỉ thị về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự chỉ đạo các cấp các ngành triển khai thực hiện. Công tác Thi hành án dân sự đã được coi là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng, được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo. Sự quan tâm này được thể hiện trong sự giúp đỡ từ việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án; hỗ trợ đất đai, kinh phí đảm bảo cho các cơ quan thi hành án hoạt động đến chỉ đạo, công tác thi hành án, đấu mối phối hợp tổ chức thi hành án; bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thi hành án và cán bộ quản lý thi hành án làm cho công tác thi hành án có những chuyển biến căn bản trong thời gian qua. Vai trò chỉ đạo tổ chức thi hành án của các cấp chính quyền địa phương ngày càng được tăng cường, thống nhất và đồng bộ ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự bước đầu hoạt động có hiệu quả. Một số địa phương còn thành lập Ban vận động công tác thi hành án, Tổ công tác thi hành án ở cấp xã với nhiệm vụ giúp cơ quan thi hành án trong việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể quần chúng ở cơ sở nhằm động viên, giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án hoặc phối hợp triển khai kế hoạch cưỡng chế thi hành án. Nhiều bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật tồn đọng từ nhiều năm nay đã được Ban Chỉ đạo tăng cường công tác thi hành án và cơ quan thi hành án cùng các ngành chức năng giải quyết dứt điểm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, công dân góp phần ổn định và giữ vững tình hình an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác thi hành án dân sự bước đàu đã sâu sát, kịp thời hơn, đạt hiệu quả cao hơn, nhất là đối với các vụ phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương. Nhiều địa phương trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong quá trình triển khai thi hành án, nhất là trong việc triển khai chủ trương chuyển giao số án có giá trị từ 500.000đ trở xuống cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành. Thứ hai: sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của các đơn vị thi hành án và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành án. Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự ngày càng được kiện toàn, đội ngũ cán bộ ngày được bổ sung về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng và năng lực nghiệp vụ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thi hành án dân sự từng bước được tăng cường. Các bản án, quyết định của Toà án nhân dân các cấp từng bước được cơ quan thi hành án đưa ra thi hành một cách nghiêm chỉnh đúng quy định của pháp luật thi hành án, giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác thi hành án dân sự. Các cơ quan thi hành án đã tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các biện pháp có hiệu quả để giải quyết án tồn đọng, luôn luôn coi trọng công tác chính trị, tư tưởng, trau dồi đạo đức, phẩm chất đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm. Chú trọng công tác kiểm tra và kiểm tra chéo trong các cơ quan thi hành án. Ở một số địa phương, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể đã thực sự quan tâm đến thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Nhiều nơi, cơ quan thi hành án làm tốt công tác phân loại án tồn đọng, triển khai thi hành án xuống cơ sở, đặc biệt chú trọng vai trò của chính quyền cơ sở và các thiết chế cơ sở như tổ hòa giải, tổ an ninh, tổ dân phố... Thứ ba: các cơ quan, tổ chức và nhân dân đã có sự phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Có thể nói, thực hiện pháp luật thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Bước đầu hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương về thi hành án sự. Cơ quan thi hành án dân sự đã có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, tình hình khiếu nại, tố cáo về thi hành án có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây nhưng đã được liên ngành tư pháp của tỉnh chỉ đạo cơ quan thi hành án hai cấp phối hợp với các ngành chức năng của huyện của tỉnh đã giải quyết xong các vụ việc khiếu nại tồn đọng kéo dài, một số vụ việc phức tạp đang tập chung giải quyết về thi hành án. Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân đối với công tác thi hành án dân sự đang từng bước được nâng lên. Thông qua hoạt động giám sát thường xuyên của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấp cũng như công tác kiểm sát thi hành án của cơ quan Kiểm sát đã cho thấy trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự trong toàn tỉnh đã được nâng lên rõ rệt. Tóm lại, Bên cạnh những thuận lợi nhất định và những kết quả đạt được đáng phấn khởi nói trên, việc thực hiện pháp luật về thi hành án ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua còn gặp không ít khó khăn, trở ngại do sự tác động của tự nhiên, của tình hình kinh tế - xã hội và các yếu tố khác đem lại đã làm hạn chế hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự. Nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền, sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh... với sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ thi hành án nên công tác thi hành án ở tỉnh Thanh Hoá đã vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, đang tích cực tìm ra những giải pháp, phương thức thích hợp để hoàn thành nhiệm vụ của mình, bảo đảm pháp luật về thi hành án được thực hiện một cách nghiêm túc ở tỉnh Thanh Hoá. 2.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân * Những hạn chế - Thi hành án dân sự vốn là hoạt động có nhiều khó khăn, phức tạp, trong khi đó ở một số địa phương cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cơ sở chưa thực sự quan tâm, thậm chí có sự né tránh, buông lỏng hoặc phó thác cho cơ quan thi hành án. Một số văn bản pháp quy về thi hành án chưa được ban hành kịp thời. Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn bất cập, đặc biệt là thanh tra chuyên môn, chậm phát hiện và thiếu kiên quyết trong xử lý và khắc phục các biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong ngành thi hành án. - Hoạt động của một số Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa thi hành án với các cấp, các ngành khác trong tỉnh chậm được thể chế hóa. Công tác bồi dưỡng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ chấp hành viên và cán bộ quản lý thi hành án tuy được quan tâm, song hiệu quả và chất lượng còn thấp. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật thi hành án dân sự còn dàn trải dẫn tới nhận thức về pháp luật thi hành án dân sự của một bộ phận các cơ quan nhà nước, các tổ chức và nhân dân còn hạn chế, thiếu tính tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án. - Công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp chưa được thường xuyên, chưa phát hiện hết được các sai sót của các đơn vị thi hành án và chấp hành viên. - Việc chuyển giao các vụ việc dân sự có giá trị dưới 500 ngàn đồng về thi hành tại Uỷ ban nhân dân xã, phường theo Chỉ thị 20/TTg của Thủ tướng Chính phủ kết quả thi hành đạt hiệu quả còn thấp. Hầu hết các xã, phường không tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, việc đôn đốc thi hành án còn chậm, việc quản lý hồ sơ chưa chặt chẽ, số tiền thu đạt tỷ lệ thấp. - Một số cơ quan thi hành án dân sự chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, Ban chỉ đạo thi hành án về công tác thi hành án dân sự. Trong công tác chỉ đạo điều hành chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ. Việc xử lý tang vật khi đó một số bản án có hiệu lực pháp luật còn để kéo dài. Việc chi trả tiền còn chậm, tiền tồn ở tài khoản và tiền mặt còn nhiều. Trong thu chi tiền thi hành án chi trả tiền chậm, tiền mặt để lại quĩ thi hành án nhiều, việc kết chuyển từ tiền tạm ứng án phí sang phí thi hành án còn chưa kịp thời. Khi chuyển giao án cho cấp xã đôn đốc thi hành, chưa thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp. - Trong việc thực hiện theo chức năng, khi bản án, quyết định dân sự khi đã có hiệu lực pháp luật nhưng một số cơ quan thi hành án dân sự thi hành án dân sự còn chậm không ra quyết định thi hành án, thậm chí có bản án để kéo dài nhiều năm. Chưa tập trung xác minh phân loại án. Phân loại án có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành án vẫn chưa chính xác... làm cho số lượng án tồn đọng chưa có điều kiện thi hành án lớn, đến tháng 9 năm 2008 là 6.251 việc, số tiền còn tồn đọng 64,7 tỷ đồng. - Việc thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật dân sự của các cơ quan toà án, công an, viện kiểm sát, tài chính, ngân hàng, kho bạc...có lúc, có nơi còn chưa hiệu quả, chưa phát huy hết trách nhiệm và phối hợp thực hiện trong công tác thi hành án. Trong khi đó, các tổ chức chính trị - xã hội còn chưa thực sự vào cuộc trong việc thi hành án liên quan đến đoàn viên, hội viên của mình,chưa tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án theo qui định của pháp luật. * Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất: một số quy định pháp luật thi hành án dân sự hiện hành còn bất cập - Pháp luật thi hành án dân sự hiện hành chưa phản ánh kịp tình hình kinh tế, xã hội, có nhiều qui định chồng chéo, mâu thuẫn, thủ tục thi hành án còn rườm rà, phức tạp. Quy định hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự 1999 đối với các tội về ma tuý, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng quá cao, khi xét xử Toà án tuyên phạt bị cáo từ 5 triệu đến 50 triệu đồng nhưng bị cáo đang chấp hành hình phạt tù, kinh tế khó khăn, không có tài sản để thi hành qua xác minh thì tài sản của người phải thi hành án không có, hoặc có không đáng kể. Trong khi đó, pháp luật về thi hành án dân sự hiện hành vẫn chưa có những qui định cụ thể, phù hợp nhằm bảo đảm cho các cơ quan thi hành án thi hành dứt điểm đối với các vụ án trong trường hợp này. Ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay số lượng án tồn đọng đối với trường hợp này rất lớn chiếm tới 35% lượng án tồn đọng. - Pháp luật thi hành án dân sự hiện hành qui định sau khi xác minh, nếu đương sự không có điều kiện thi hành án, thì đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án tiến hành trả lại đơn đề nghị thi hành án cho người có đơn (người được thi hành án và người có quyền lợi liên quan); đối với trường hợp cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án, thì cơ quan thi hành án phải lập sổ theo dõi riêng và 3 tháng lại phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của đương sự một lần. Chính điều đó làm cho tình trạng án tồn đọng chưa được giải quyết một cách triệt để, dứt điểm vì trên thực tế việc xác định án có điều kiện, chưa có điều kiện hiện nay cũng chưa có tiêu chí rõ ràng nên có tình trạng chấp hành viên, cán bộ thi hành án đã lợi dụng việc này để trả lại đơn đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu nhưng thấy khó khăn; đối với đối với án chủ động thì tiến hành xác minh điều kiện thi hành án một cách sơ sài sau đó lại tiếp tục vào sổ theo dõi. - Những quy định của pháp luật về quyền hạn, trách nhiệm của chấp hành viên chưa có tính khả thi cao, làm hạn chế hiệu quả việc khắc phục án tồn đọng nói riêng và thi hành án dân sự nói chung. Về thẩm quyền của chấp hành viên chưa có quy định cụ thể trong việc đi xác minh tài sản, mới chỉ là đi ghi lời khai của đương sự mà thực tế họ có tài sản không, đang cất giấu ở đâu, chấp hành viên không hề biết. Ngoài ra, xét dưới góc độ hình thức, thì chấp hành viên có rất nhiều quyền hạn, nhưng thực ra chủ yếu là quyền "yêu cầu", "đề nghị", còn việc các tổ chức hữu quan có đáp ứng được yêu cầu của chấp hành viên hay không thì pháp luật lại không đề cập đến, ví dụ: tại khoản 3 Điều 14 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 quy định: "chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án", trên thực tế khi chấp hành viên thực hiện các biện pháp khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, phong toả tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước hay các “yêu cầu”, “đề nghị” khác chưa nhận được sự ủng hộ của các tổ chức trên. Trong khi đó, việc các tổ chức, cá nhân nêu trên có đáp ứng yêu cầu của chấp hành viên hay không? đáp ứng trong thời hạn bao lâu? và nếu không thực hiện thì sẽ bị áp dụng chế tài gì? thì pháp luật hiện hành lại không có qui định. - Trong quá trình thi hành án, chấp hành viên giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo việc thi hành, tuy nhiên thực tế quyền năng của chấp hành viên để thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, ví dụ như, cơ sở quan trọng nhất để xác định người phải thi hành án có điều kiện hay không là qua kiểm tra, khám xét nhưng quyền này thì chấp hành viên hoàn toàn không có; chấp hành viên cũng chưa có quyền truy tìm tài sản trong trường hợp đương sự không tự nguyện, cố tình trốn tránh thi hành án; quyền khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản của người phải thi hành án khi đương sự cố tình không yêu cầu Toà án giải quyết; quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức quản lý tài sản của người phải thi hành án. Bên cạnh đó nghĩa vụ, trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án cũng chưa được phân định rõ. - Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định về tố tụng thi hành án, có những vụ án có hiệu lực pháp luật, thi hành án đã tiến hành giải quyết xong nhưng khi bản án bị kháng nghị, xét xử lại có thay đổi khác thì việc giải quyết, xử lý thế nào về hậu quả lại chưa được pháp luật quy định. Hoặc thời hiệu khiếu kiện (thời gian quy định khởi kiện sau thi hành án) về thi hành án cũng như bán đấu giá tài sản chưa có quy định nên có những vụ việc đã thi hành xong, hồ sơ đã đưa vào lưu trữ nhưng vẫn đưa ra xem xét lại khi có đơn kiện của công dân. - Thi hành án là hoạt động vô cùng phức tạp, dễ sai phạm, trong khi đó, cơ chế bảo đảm cho chấp hành viên hầu như không có, thiệt hại trong quá trình thi hành án có thể do nhiều cơ quan, cá nhân cùng gây ra, nhưng việc khắc phục hậu quả lại không rõ ràng. Cuối cùng đương sự chỉ khiếu nại chấp hành viên, do đó làm cho chấp hành viên luôn có tâm lý sợ sai. Chưa kể cơ chế bào vệ thân thể tính mạng, sức khoẻ của chấp hành viên và gia đình họ cũng còn nhiều bất cập. - Cơ chế quản lý thi hành án và cơ chế thi hành án còn chồng chéo, có nhiều điểm bất hợp lý, vai trò, vị trí của cơ quan thi hành án dân sự trong bộ máy nhà nước chưa được nâng cao, làm cản trở và làm giảm hiệu quả của thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. Trong cơ chế quản lý thi hành án dân sự hiện nay, còn chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, không phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, làm hạn chế đến hiệu quả thi hành án dân sự. Cụ thể: việc tách biệt giữa thi hành án hình sự và thi hành án dân sự đã dẫn đến tình trạng cùng một bản án nhưng có nhiều cơ quan khác nhau thi hành: hình phạt tù do cơ quan Công an đảm nhiệm, nhưng việc thi hành phần dân sự trong vụ án phạt tù do Bộ Tư pháp đảm nhiệm. Hệ thống cơ quan thi hành án mới được tổ chức ở hai cấp (Thi hành án dân sự tỉnh có thi hành án huyện), chức danh chấp hành viên mới chỉ có ở hai cấp này, mà Cục Quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp không có chức danh chấp hành viên, nên không thể tổ chức thi hành án đối với các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương mà cơ quan thi hành án địa phương không thể giải quyết được, làm hạn chế hiệu quả thi hành án. Do thủ tục phiền hà và chưa có cơ chế hợp lý để thực hiện luân chuyển, điều động chấp hành viên cấp tỉnh xuống làm trưởng, phó thi hành án cấp huyện nên không khuyến khích việc luân chuyển cán bộ. Ngoài ra các văn bản, biểu mẫu của Cục thi hành án thiếu đồng bộ chưa đầy đủ, có nhiều biểu mẫu chưa sát với thực tế. Thứ hai: Tổ chức, cá nhân phải thi hành án không có tài sản để thi hành án, hoặc có tài sản để thi hành án nhưng ý thức chấp hành pháp luật thi hành án còn thấp: - Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án: khi tiến hành xác minh điều kiện tài sản của người phải thi hành án có nhiều trường hợp, đương sự không có tài sản để thi hành hoặc có nhưng không đáng kể chỉ là một lượng rất nhỏ so với số tiền phải thi hành án, nhất là đối với các bị cáo phạm tội về kinh tế và ma tuý khoản tiền phạt, bồi thường rất lớn trong khi đó bị cáo đang chấp hành hình phạt tù và không có tài sản gì. Đối với các loại án này, cho dù cơ quan thi hành án có cố gắng đến mức nào chăng nữa, thì cũng khó có thể thi hành. Bên cạnh đó gia đình và người thân lại chưa hỗ trợ, giúp đỡ người phải thi hành án thực hiện trách nhiệm dân sự theo bản án, quyết định của Toà án. Ví dụ, vụ án Ngân hàng Nam Thành (năm 1994) tổng số tiền phải thu 4,2 tỷ đồng, nhưng tất cả tài sản của các bị cáo chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ, đến nay khi đã chấp hành hình phạt tù xong nhưng vẫn còn 4 tỷ đồng chưa được thi hành được. Vụ Hồ Thị Ngoan và Nguyễn Huy Trung, trú tại thành phố Thanh Hoá phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân" phải bồi thường gần 3 tỷ đồng nhưng tài sản thi hành án không đáng kể và cũng chưa thi hành được. Tổng số án về các tội ma tuý hiện trong toàn tỉnh là 485 việc, tổng số tiền phải thu là 12,6 tỷ đồng nhưng trong đó số có điều kiện để thi hành có tỷ lệ rất nhỏ chỉ có 23 việc và 179,9 triệu đồng. Ý thức chấp hành pháp luật thi hành án của người phải thi hành án còn thấp Hoạt động thi hành án dân sự tác động trực tiếp đến quyền lợi vật chất của người phải thi hành án, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế và ý thức pháp luật thấp, người phải thi hành án và thân nhân của họ thường có biểu hiện chống đối việc thi hành án gây nên tình trạng ách tắc, dây dưa kéo dài. Thực tế thi hành án ở Thanh Hoá, khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, chấp hành viên mời đương sự đến để làm việc, trong nhiều trường hợp, đương sự không đến; khi chấp hành viên, cán bộ thi hành án trực tiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV5, in chuyen 16.11.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan