MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHU TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN 3
II. KẾ TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN 4
2.1. Chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng 4
2.2. Quy trình tổ chức chứng từ mua vào và thanh toán 7
III. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8
3.1. Giới thiệu khái quát về kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán 8
3.2. Khái quát về thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán báo cáo tài chính 12
3.2.1. Khái niệm kiểm tra chi tiết 12
3.2.2. Đặc điểm của kiểm tra chi tiết trong kiểm toán báo cáo tài chính 15
3.2.3. Mối quan hệ giữa kiểm tra chi tiết với các thủ tục kiểm toán khác trong kiểm toán báo cáo tài chính 17
3.3. Kiểm tra chi tiết chu trình mua hàng - thanh toán 20
3.3.1. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết 21
3.3.2. Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết 27
3.3.3. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn. 29
3.3.4. Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết và xử lý chênh lệch kiểm toán 33
Chương II 35
THỰC HIỆN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT CHU TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN TẠI AASC 35
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 35
1.1. Quá trình thành lập và phát triển 35
1.2. Các dịch vụ AASC cung cấp 36
1.2.1. Dịch vụ kiểm toán 37
1.2.2. Dịch vụ kế toán 37
1.2.3. Dịch vụ tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh 38
1.2.4. Dịch vụ công nghệ thông tin 38
1.2.5. Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng 39
1.2.6. Dịch vụ tư vấn thuế 39
1.3. Các khách hàng chủ yếu 39
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý và việc phân công phân nhiệm trong Công ty 40
II. KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI AASC 43
III. THỰC HIỆN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN DO AASC THỰC HIỆN 44
3.1. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết chu trình mua hàng - thanh toán 44
II. Kết luận 50
3.2. Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết 50
3.3. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn 53
3.3.1. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết TK 331, TK 336 54
3.3.2. Kiểm tra chi tiết tài khoản hàng tồn kho 64
3.3.3. Kiểm tra chi tiết thuế GTGT đầu vào và thuế nhập khẩu 71
3.4. Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết và xử lý chênh lệch kiểm toán 78
Chương III 82
MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN DO AASC THỰC HIỆN. 82
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN. 82
1.1. Những thuậnlợi và khó khăn trong quá trình hoạt động 82
1.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán và việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 84
I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN TẠI AASC 86
2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán 86
2.2. Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra chi tiết trong kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán tại AASC 88
2.2.1. Về phương pháp chọn mẫu 88
2.2.2. Về việc sử dụng bảng kê xác minh 89
2.2.3. Về những chênh lệch phát hiện trong kiểm toán 89
2.2.4. Vấn đề ghi chép của kiểm toán viên 90
2.2.5. Về việc áp dụng thủ tục phân tích 91
KẾT LUẬN 93
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán chu trình mua hàng - Thanh toán tại Công ty dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của AASC.
Văn phòng đại diện Hải Phòng
Phó giám đốc Công ty
Giám đốc Công ty
Phó giám đốc Công ty
Phó giám đốc Công ty
Chi nhánh Quảng Ninh
Giám đốc chi nhánh
Chi nhánh Thanh Hóa
Giám đốc chi nhánh
Chi nhánh TPHCM
Giám đốc chi nhánh
Chi nhánh Vũng Tàu
Giám đốc chi nhánh
Phòng kiểm toán các ngành thương mại, dịch vụ
Phòng kiểm toán các ngành SXVC
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kiểm soát chất lượng
Bộ phận kế toán
Phòng tư vấn và kiểm toán
Phòng kiểm toán XDCB
Phòng kiểm toán chương trình dự án
Phòng đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ
Bộ phận tin học
II. khái quát về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC
Trên cơ sở trình tự chung của kiểm toán, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của AASC được thực hiện theo trình tự với những bước cơ bản sau:
Chuẩn bị kiểm toán: từ thư mời kiểm toán, KTV tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc kế hoạch chung cho cuộc kiểm toán. Dựa vào những thông tin thu thập được về khách hàng và hệ thống KSNB của khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập kế hoạch kiểm toán cụ thể và chương trình kiểm toán cho từng phần hành. Việc lập kế hoạch được thực hiện nhằm định hướng công việc kiểm toán vì vậy công việc này luôn được thực hiện một cách nghiêm túc. Chương trình kiểm toán được thiết lập với mục đích hỗ trợ cho KTV và các trợ lý trong quá trình thực hiện kiểm toán. Cuối cùng, KTV chuẩn bị các phương tiện cho việc triển khai kế hoạch và chương trình kiểm toán đã xây dựng.
Thực hiện công việc kiểm toán: Tùy thuộc vào kết quả đánh giá hệ thống KSNB ở bước chuẩn bị kiểm toán, nếu hệ thống KSNB được đánh giá là không có hiệu lực thì KTV các thử nghiệm cơ bản sẽ được thực hiện ngay với số lượng lớn. Ngược lại, nếu hệ thống KSNB được đánh giá là hoạt động có hiệu quả thì KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm soát để thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hiệu lực của hệ thống KSNB.
Tiếp theo, KTV sẽ thực hiện các thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Căn cứ vào kết quả thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục kiểm soát, thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ được sử dụng với số lượng và phạm vi thích hợp để thu thập các bằng chứng kiểm toán. Với những chênh lệch kiểm toán phát hiện được, KTV tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và đưa ra bút toán điều chỉnh nếu cần thiết.
Kết thúc công việc kiểm toán: Trưởng nhóm kiểm toán soát xét lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập và đánh giá xem liệu chúng có đầy đủ và thích hợp để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính hay không, đồng thời đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán xem xét sự trình bày trên báo cáo tài chính và lập bản ghi nhớ về công việc hoàn thành, nêu rõ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kiểm toán, những hạn chế về phạm vi, mục tiêu kiểm toán không đạt được (nếu có) và những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Cuối cùng, trưởng nhóm kiểm toán thảo luận với khách hàng về những vấn đề chính phát hiện trong kiểm toán để thống nhất ý kiến về kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có).
III. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán do AASC thực hiện
3.1. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết chu trình mua hàng - thanh toán
Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của kiểm toán viên về chu trình mua hàng - thanh toán của khách hàng, quá trình hoạt động và các nghiệp vụ quan trọng trong chu trình. Dựa vào những hiểu biết này, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm soát và đưa ra mức đánh giá về rủi ro của các sai phạm trọng yếu trong chu trình. Công việc này giúp cho kiểm toán viên xác định khu vực cần quan tâm và thực hiện nhiều kiểm tra chi tiết hơn.
Để minh họa rõ hơn cách thức tiến hành kiểm tra chi tiết trong kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán, Công ty A là khách hàng thường xuyên và Công ty TNHH B là khách hàng mới của AASC được đưa vào làm ví dụ.
Tùy vào từng khách hàng cụ thể (thường xuyên hay kiểm toán năm đầu tiên) mà kiểm toán viên tiến hành thu thập một phần hay toàn bộ những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đối với những khách hàng thường xuyên, thì các thông tin chung về khách hàng đã được thu thập vào những lần kiểm toán trước và đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán thường trực tại Công ty. Vì vậy, KTV chỉ cần thu thập bổ sung những thông tin mới phát sinh còn đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thì đòi hỏi KTV phải thu thập toàn bộ thông tin về khách hàng từ khi thành lập cho tới khi KTV tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính.
Dựa vào đánh giá của trưởng phòng kiểm toán, sau khi xem xét về quá trình hoạt động, thảo luận với ban quản lý của khách hàng và dựa vào kinh nghiệm kiểm toán từ các năm trước (đối với khách hàng A), KTV nhận thấy chu trình mua hàng thanh toán là chu trình hoạt động kinh doanh chính của cả hai Công ty. Các thông tin về khách hàng được KTV thu thập như sau:
ụCông ty A
Điều kiện thành lập và chức năng nhiệm vụ
- Công ty A là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng Công ty xi măng Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số 025A/BXD/TCLĐ ngày 12/02/1993 của Bộ trưởng bộ Xây dựng.
- Vốn kinh doanh của đến 31/12/2001 là 54.281.192.000 VND
- Trong đó vốn ngân sách là 45.315.490.000 VND
- Hoạt động của Công ty A:
+ Nhập khẩu clinke, xi măng, tấm lợp
+ Nhập khẩu thiết bị, vật tư ngành sản xuất xi măng
Cơ cấu tổ chức
Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật và cũng là người quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, bên cạnh đó còn có các phó giám đốc và kế toán trưởng là những người giúp việc cho giám đốc trong việc ra các quyết định quản lý, điều hành. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty không có hội đồng quản trị.
Công ty có hai chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, văn phòng chính của Công ty đặt tại Hà Nội.
Các nhân tố bên ngoài
Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước là phát triển kinh tế nhiều thành phần cấu thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Do vậy, trong giai đoạn này nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao kéo theo việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa nhanh. Nhu cầu cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng là rất cần thiết đòi hỏi Công ty phải đáp ứng nhiệm vụ chính là xuất nhập khẩu thiết bị phụ tùng vật tư cho ngành sản xuất xi măng, góp phần nâng cao hiệu quả cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.
Tình hình kinh doanh của khách hàng
- Thay đổi nhà cung cấp: không thay đổi
- Thay đổi trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hay kỹ thuật mới trong các loại hình kinh doanh: không có sự thay đổi.
- Thị trường: trong nước là chủ yếu.
- Các loại hoạt động nghiệp vụ: nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác, đơn vị vận chuyển.
Hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ
- áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định 1441/TC/QĐ/ CĐKT ngày 01/11/95 của BTC. Chế độ BCTC doanh nghiệp theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000. Các chính sách kế toán khách hàng đang áp dụng có thay đổi theo quy định tại thông tư 89/2002/ TT-BTC của BTC so với các niên độ kế toán trước.
- Hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: tiền Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc.
- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được chuyển đổi sang VND theo tỷ giá hạch toán hàng tháng. Chênh lệch tỷ giá phát sinh được tập hợp vào TK “chênh lệch tỷ giá”, cuối năm kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính. Cuối năm, các tài sản dưới dạng tiền và công nợ bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm hiện tại, Công ty chưa từng có vấn đề gì vướng mắc với các cơ quan pháp luật cũng như các cơ quan hữu quan. Báo cáo tài chính của Công ty A năm 2001 do AASC kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
ụ Công ty B
Điều kiện thành lập và chức năng nhiệm vụ
- Công ty TNHH B gồm có 5 thành viên được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0502000021 ngày 15/12/2000 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên.
- Hoạt động chính của Công ty là:
+ Sản xuất, chế biến thực phẩm ăn liền
+ Kinh doanh vật tư, nguyên liệu ngành thực phẩm
+ Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì
Cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc Công ty gồm có 3 thành viên: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng.
Các chính sách chế độ kế toán chủ yếu
- áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 1177TC/ QĐ- CĐ kế toán ngày 23/12/1996 của BTC.
- Hình thức kế toán: nhật ký chung.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: tiền Việt Nam, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng đồng tiền khác được quy đổi ra VND theo tỷ giá thực tế của ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: hàng tồn kho của đơn vị được ghi sổ theo giá gốc (gồm chi phí mua hàng, chi phí chế biến, và chi phí liên quan trực tiếp khác); phương pháp hạch toán luân chuyển hàng tồn kho là kê khai thường xuyên, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
- Thuế GTGT: Công ty thực hiện việc kê khai và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế suất thuế GTGT đối với các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là 10%.
Tiếp theo, KTV tìm hiểu sơ bộ về chu trình mua hàng - thanh toán. Về nguồn hàng, cả hai khách hàng này đều có nguồn cung cấp hàng ổn định, giá cả không có biến động lớn, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của đơn vị cả về số lượng và chất lượng hàng hóa. Về hệ thống kho bãi, Công ty A không lưu kho hàng mua mà khi hàng mua về được chuyển giao ngay cho khách hàng. Vì vậy, Công ty A không xây dựng hệ thống kho bãi. Công ty B có 2 kho hàng, một kho thành phẩm và một kho vật tư, các kho đều bảo đảm tiêu chuẩn về điều kiện bảo quản và được bố trí bảo vệ nghiêm ngặt.
Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ BCTC, tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng và tìm hiểu sơ bộ chu trình mua hàng - thanh toán, mức độ ảnh hưởng tới việc lập BCTC trên các góc độ, đánh giá hệ thống KSNB thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi, KTV đưa ra kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và hệ thống KSNB nói chung của Công ty A là đáng tin cậy và có hiệu quả, KSNB đối với các khoản phải trả và hàng tồn kho là khá. Các công việc trên được thực hiện đối với công ty B, các KTV cũng đưa ra nhận định tương tự về hệ thống KSNB của Công ty B.
Sau khi đạt được hiểu biết đầy đủ về chu trình mua hàng – thanh toán, cùng với các cơ sở dẫn liệu cho các khoản mục trọng yếu trong chu trình, KTV nhóm các cơ sở dẫn liệu này vào các mục tiêu kiểm toán cụ thể, thực hiện thủ tục kiểm soát để hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro của các sai phạm trọng yếu và thiết kế thủ tục kiểm toán bao gồm các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng kiểm toán cho các mục tiêu trên. Đây là bước đầu tiên KTV thực hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm tra chi tiết.
Các mục tiêu kiểm toán của quá trình mua hàng- thanh toán bao gồm:
- Thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị đảm bảo tính đầy đủ, tính có căn cứ hợp lý, tính chính xác về mặt kỹ thuật, quyền và nghĩa vụ, sự trình bày và khai báo của các khoản phải trả người bán, phải trả các đơn vị nội bộ không có sai phạm trọng yếu.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị đảm bảo tính đầy đủ, tính có căn cứ hợp lý, tính chính xác về mặt kỹ thuật, sự trình bày và khai báo của các khoản mua vào không có sai phạm trọng yếu.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị đảm bảo tính đầy đủ, đảm bảo sự trình bày đánh giá về hàng tồn kho không có sai phạm trọng yếu.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị đảm bảo tính đầy đủ, tính có căn cứ hợp lý, tính chính xác về mặt kỹ thuật, quyền và nghĩa vụ, sự trình bày và khai báo của hàng tồn kho không có sai phạm trọng yếu.
Chương trình kiểm toán thiết lập các thủ tục kiểm tra chi tiết cho các mục tiêu kiểm toán của Công ty A như sau (Bảng 4):
Bảng 4: Chương trình kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán
Thủ tục
Người thực hiện
Ngày
Tham chiếu
I. Quy trình kiểm toán
1. Đối với mua hàng và chi phí mua hàng
a- Đối chiếu số dư đầu năm, cuối năm, xác nhận nợ (nếu có).
b- Dựa vào sổ kế toán chi tiết công nợ phải trả (tài khoản 331), chọn ra một số khách hàng có số dư lớn, phát sinh lớn kiểm tra việc hạch toán mua hàng và thanh toán (giá hóa đơn, chi phí thu mua vận chuyển… và thuế GTGT đầu vào). Kiểm tra một số khoản thanh toán cho khách hàng có giá trị trên … VNĐ, xem xét việc thanh toán cho khách hàng trên cơ sở nào, số tiền chiết khấu thanh toán và thanh toán được thực hiện như thế nào.
c- Chọn ra một số khoản mua hàng trong 5 đến 10 ngày trước và sau thời điểm khóa sổ kế toán kiểm tra để khẳng định chia cắt niên độ là phù hợp.
d- Các phiếu nhập kho cuối cùng của kỳ kế toán phải được hạch toán theo giá hóa đơn (cộng chi phí vận chuyển…) hoặc giá tạm tính nếu hàng đã nhập chưa có giá.
e- Các lô hàng đầu tiên của kỳ kế toán sau không thuộc giá trị đã hạch toán ở niên độ kế toán trước.
2. Đối với các khoản phải trả nhà cung cấp
2.1. Thủ tục phân tích
So sánh khoản phải trả của từng đối tượng năm nay với năm trước, kiểm tra những biến động bất thường.
2.2.Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư
a- Đối chiếu số dư đầu năm, cuối năm giữa báo cáo, sổ cái sổ chi tiết và báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có).
b- Khẳng định số dư của khách hàng bằng cách:
+ Đối chiếu danh sách khách hàng trên báo cáo với sổ chi tiết và lập báo cáo bán hàng, biên bản đối chiếu công nợ (nếu có).
+ Lập và gửi thư xác nhận đến một số nhà cung cấp có khoản tiền phải trả lớn, bất thường, những khách hàng không có trong danh sách nợ (nhằm phát hiện không có nghiệp vụ nào bị bỏ sót).
+ Đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết. Kiểm tra nếu có sự khác biệt. Trường hợp không nhận được thư xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các khoản phải trả sau ngày lập báo cáo tài chính.
+ Xem xét các số dư tồn quá lâu và quá nhỏ.
+ Soát xét, đối chiếu danh sách các khoản phải trả có liên quan tới bên thứ ba, các khoản nợ đến hạn trả để xác định các khoản phải trả đã phân loại đúng và trình bày đúng.
c- Kiểm tra số phát sinh:
+ Kiểm tra chọn mẫu giá trị và việc phản ánh các khoản phải trả (kiểm tra việc hạch toán mua hàng và thanh toán, giá hóa đơn, chi phí thu mua, vận chuyển và thuế GTGT đầu vào).
+ Kiểm tra số phát sinh các khoản phải trả thương mại, phi thương mại, các khoản phải trả liên quan đến bên thứ ba, các khoản cam kết mua dài hạn.
d- Kiểm tra công nợ ngoài niên độ:
+ Kiểm tra chọn mẫu các khoản chi bằng tiền sau niên độ (từ ngày lập bảng cân đối kế toán tới ngày kiểm toán) có liên quan đến khoản phải trả nhằn phát hiện những khoản phải trả bị bỏ sót.
+ Chọn mẫu các hoá đơn chưa được thanh toán (khoảng một vài tuần sau ngày lập bảng cân đối kế toán) và xem xét xem liệu các khoản phát sinh đó có liên quan tới công nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo không.
e- Đối chiếu giữa phân chia niên độ của các khoản phải trả với việc phân chia niên độ của hàng tồn kho.
f- Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ. Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá, cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá.
3. Đối với thuế GTGT đầu vào
3.1. Lập bảng tổng hợp đối ứng TK nhằm đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác, để nhận dạng quan hệ đối ứng bất thường làm cơ sở để xác định mẫu chọn.
3.2. Kiểm tra số phát sinh nợ
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra trên, chọn mẫu để kiểm tra.
+ Khi chọn mẫu yêu cầu kiểm tra kỹ việc kê khai thuế của tháng 1 và tháng 12 để tránh việc lẫn thuế sang năm sau, nếu có thể kết hợp với kiểm tra việc hạch toán thuế đầu vào trong tháng tiếp theo của năm sau.
+ Kiểm tra tờ khai nhập khẩu đối với các khoản phải thuế GTGT hàng nhập khẩu.
- Kiểm tra việc tính toán và hạch toán các loại thuế GTGT đầu vào trong kỳ. Cần kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn của các khoản thuế đầu vào được kê khai về tỷ lệ thuế suất được áp dụng, cơ sở tính thuế (giá tính thuế), các mặt hàng được khấu trừ thuế.
Theo quy định hiện hành, các khoản thuế GTGT đầu vào chỉ được khấu trừ trong phạm vi 3 tháng kể từ ngày phát hành hóa đơn.
3.3. Đối chiếu với các phần hành có liên quan như tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, chi phí mua hàng và thanh toán công nợ với khách hàng, công nợ khác để kiểm tra các nghiệp vụ có thể phát sinh thuế GTGT đầu vào nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đang treo nợ thuế đầu vào.
II. Kết luận
1. Hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết những vấn đề còn tồn tại (nếu có).
2. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý.
3. Lập bảng tổng hợp nhận xét cho khoản mục thực hiện.
Sau khi hoàn thành mỗi thủ tục trong chương trình kiểm toán, KTV sẽ ghi tên và ngày thực hiện lên chương trình kiểm toán tương ứng với các thủ tục mà mình thực hiện. Công việc này rất quan trọng vì nó giúp trưởng nhóm kiểm toán có thể quản lý tốt cuộc kiểm toán về tiến độ và chất lượng công việc. Khi việc soạn thảo kế hoạch kiểm toán được hoàn tất thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ công bố kế hoạch kiểm toán, triển khai phân công công việc cho từng thành viên, đồng thời thông báo trọng tâm công việc và đặc thù của từng phần hành kiểm toán.
3.2. Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết
Sau khi thiết lập các thủ tục kiểm tra chi tiết cho các mục tiêu kiểm toán, dựa vào các chứng từ, sổ sách công ty khách hàng sử dụng và phán đoán nghề nghiệp, KTV sẽ lựa chọn tổng thể kiểm toán, đảm bảo quá trình thu thập bằng chứng nhanh và có hiệu quả.
Tại Công ty A, đối với chi phí mua hàng mục 1b tổng thể là sổ kế toán chi tiết công nợ phải trả, mục 1c là các khoản mua hàng trong khoảng thời gian 5 đến 10 ngày trước và sau ngày khóa sổ kế toán. Tổng thể được lựa chọn cho mục 2.2 là danh sách các khoản phải trả tới 31/12/ 2002. Danh sách này được lập ra từ sổ chi tiết phải trả cho từng nhà cung cấp và được đối chiếu với sổ cái các khoản phải trả, ở mục 2.2d tổng thể được lựa chọn là sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng từ ngày lập bảng cân đối kế toán tới ngày nhóm kiểm toán làm việc.
Đối với mục tiêu về thuế GTGT đầu vào ở bước 3, tổng thể được lựa chọn là tờ khai hải quan (đối với thuế GTGT của hàng nhập khẩu), bảng kê thuế GTGT đầu vào, sổ cái TK 133, các sổ chi tiết và các hóa đơn mua hàng tính đến thời điểm khóa sổ kế toán.
Tại AASC, các KTV rất ít khi lựa chọn cả tổng thể để kiểm tra chi tiết. Một mặt đó là vấn đề chi phí, với những khách hàng có quy mô lớn thì số lượng nghiệp vụ xảy ra nhiều, việc kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ là khó có thể thực hiện được, mặt khác KTV không thể khẳng định tính đầy đủ khi thực hiện thủ tục này. Do vậy, KTV thường thực hiện hoặc là lựa chọn các khoản mục chính hoặc là chọn mẫu đại diện.
Tổng thể là danh sách các khoản phải trả của khách hàng A, với các số dư từ các nhà cung cấp như sau (Bảng 5):
Bảng số 5: Danh sách các nhà cung cấp của khách hàng A
STT
Tên nhà cung cấp
31/12/2001
31/12/2002
1
2
3
4
5
6
Phải trả cho câc đơn vị nước ngoài (theo các lô hàng NK ủy thác)
Phải trả về nhập khẩu phụ tùng Hoàng Thạch
Phải trả về nhập phụ tùng Bỉm Sơn
Phải trả về nhập phụ tùng Hà Tiên 2
Phải trả cho Thạch cao
Phải trả nhập khẩu thiết bị mỏ Bút Sơn
Vật tư thiết bị Bút Sơn
9.630.666.000
1.490.442.000
2.090.116.000
297.939.000
264.432.000
5.410.712.000
77.025.000
4.243.568.000
512.522.000
775.882.000
819.616.000
322.709.000
1.567.027.000
245.812.000
7
8
9
10
11
Phải trả các đơn vị trong nước
Công ty xi măng Bỉm Sơn
Cảng Hải Phòng
Cảng Quảng Ninh
Vận tải
Vinacontrol Hải Phòng
1.033.862.000
714.680.000
32.555.000
46.261.000
231.624.000
8.742.000
95.368.000
0
38.634.000
46.261.000
4.762.000
5.711.000
12
13
14
Phải trả các đơn vị nước ngoài
Phải trả Refra Techrick- gạch chịu lửa
Phải trả Itochu- gạch chịu lửa
Phải trả Công ty giấy Nga Việt
0
0
0
0
5.045.731.000
4.628.989.000
88.372.000
328.370.000
Tổng
10.664.528.000
9.384.667.000
Quá trình lựa chọn các khoản mục chính hay các khoản mục trọng yếu phụ thuộc vào việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro đối với từng khoản mục kết hợp với khả năng phán đoán nghề nghiệp của KTV. Việc xác định mức độ trọng yếu là một vấn đề phức tạp yêu cầu sự xét đoán nghề nghiệp của KTV, để đảm bảo tính thận trọng, AASC đã xây dựng được một hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất áp dụng trong kiểm toán tài chính. Trên cơ sở những thông tin thu thập được và các tỷ lệ đã xác định, KTV tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu đối với Công ty A như sau:
Bảng số 6: Bảng ước lượng mức độ trọng yếu
Thấp nhất
Cao nhất
Stt
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
1
Lợi nhuận trước thuế
4,402,296,000
4%
176,091,840
8%
352,183,680
2
Doanh thu
244,011,867,000
0.4%
976,047,468
0.8%
1,952,094,936
3
TSLĐ và ĐTNH
114,738,601,000
1.5%
1,721,079,015
2%
2,294,772,020
4
Nợ ngắn hạn
58,746,526,000
1.5%
881,197,890
2%
1,174,930,520
5
Tổng tài sản
120,683,380,000
0.8%
965,467,040
1%
1,206,833,800
Như vậy, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của Công ty A ở mức từ 176.091.840 VND đến 2.294.772.020 VND. Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, KTV sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ nhất. Điều đó có nghĩa là mức trọng yếu được lựa chọn đối với Công ty A là 176.091.840. Mức trọng yếu đã xác định ở trên sẽ được phân bổ cho khoản mục hoặc nhóm các khoản mục với hệ số nhất định gọi là hệ số phân bổ bằng công thức:
Mức trọng yếu phân bổ cho mỗi khoản mục
=
Mức trọng yếu đã
ước lượng
x
Số dư
khoản mục được phân bổ
S (Số dư khoản mục x
hệ số phân bổ)
Theo công thức này, với hệ số phân bổ mức trọng yếu cho hàng tồn kho là 3, công nợ là 2 sai số có thể chấp nhận đối với khoản mục hàng tồn kho và công nợ ngắn hạn của Công ty A tương ứng là 39.386.000 VND và 1.011.000 VND.
Như vậy, đối với các khoản phải trả người bán (nợ ngắn hạn) nếu phát hiện ra sai phạm lớn hơn 1.011.000 VND thì được xem là trọng yếu và cần phải điều chỉnh, còn đối với khoản mục hàng tồn kho là các sai phạm lớn hơn 39.386.000 VND.
Các công việc tương tự cũng đựơc thực hiện đối với công ty B, mức trọng yếu ban đầu được xác định là 11.419.240 VND, mức trọng yếu này được phân bổ cho tài khoản phải trả người bán là 65.566 VND cho tài khoản hàng tồn kho là 2.254.094 VND.
Sau khi ước lượng mức trọng yếu ban đầu và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, KTV sẽ lựa chọn phương pháp chọn mẫu các khoản mục để kiểm tra chi tiết. Quá trình chọn mẫu hay chọn các khoản mục trọng yếu phụ thuộc nhiều vào khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV. Dựa trên tổng thể đã được lựa chọn ở trên, KTV xem lướt các chứng từ sổ sách, tập trung vào những khoản mục, nghiệp vụ có quy mô lớn, bất thường như những nghiệp vụ thiếu chứng từ minh chứng, vi phạm các yếu tố của chứng từ hay những quan hệ đối ứng lạ…thông thường, những khoản mục, nghiệp vụ trên có nhiều khả năng xảy ra sai phạm cần thiết phải tiến hành kiểm tra chi tiết để giải tỏa nghi ngờ. Để lựa chọn các khoản mục có quy mô lớn, KTV thực hiện quá trình rà soát nhanh (xem qua) tổng thể được lựa chọn và chọn ra những khoản mục có số tiền lớn mà KTV cho rằng nếu các khoản mục này chứa đựng các sai phạm thì sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp chọn mẫu này được sử dụng khi tiến hành kiểm toán tại khách hàng A và B.
Trên cơ sở phương pháp chọn mẫu được xác định, KTV lựa chọn các khoản mục trong tổng thể để kiểm tra chi tiết. Quá trình này thực chất là xác định lại các khoản mục cần kiểm tra chi tiết sau khi đã lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp cho tổng thể.
Sau khi các công việc này hoàn thành, KTV sẽ bước vào giai đoạn thực hiện kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn, các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết được tiến hành như thế nào là nội dung sẽ được đề cập tiếp theo trong chương này.
3.3. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn
Trình tự các bước thực hiện kiểm tra chi tiết đối với chu trình mua hàng - thanh toán tuân thủ theo chương trình kiểm toán được thiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
3.3.1. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết TK 331, TK 336
Thủ tục phân tích thường được các KTV của AASC tiến hành trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết. Mục đích của thủ tục này là giúp cho KTV phát hiện ra những biến động bất thường để tập trung vào kiểm tra chi tiết.
Trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản phải trả người bán, thủ tục phân tích được áp dụng để xem xét sự biến động của số dư các khoản phải trả người bán năm nay so với năm trước. Bên cạnh đó, thông qua việc so sánh thời hạn tín dụng nhà cung cấp với các niên độ trước, với thời hạn tín dụng đã thương lượng, kiểm tra và trao đổi với khách hàng về sự thay đổi nhà cung cấp chính, KTV định hướng công việc kiểm tra tập trung vào các thay đổi bất thường phát hiện được.
Khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng A, K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36181.doc