PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘCỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN. 9
1.1. Một số khái niệm liên quan. 9
1.2. Văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện. 16
1.3. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện văn hoá công sở tại một số nước
trên thế giới. 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG I. 45
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA . 46
2.1. Khái quát chung về Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp . 46
2.2. Thực trạng thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La . 59
2.3. Đánh giá thực trạng văn hoá công sở tại Ủy ban nhân dân huyện
Sốp Cộp . 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 75
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VĂN HOÁ
CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN
NHÂN DÂN HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA . 76
3.1. Định hướng xây dựng văn hóa công sở tại các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp . 76
3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La . 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3. 90
KẾT LUẬN. 91
PHỤ LỤC 1. 93
PHỤ LỤC 2. 103
PHỤ LỤC 3. 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 117
126 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc sẽ phải làm. Luôn làm tươi mới các mục
tiêu lâu dài trong tâm trí và cần ý thức được sự cần thiết của hoạt động tập thể
để đạt được mục tiêu sớm nhất. Hãy ghi nhớ các công việc cần phải làm, ghi
những mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân để làm động lực phấn đấu.
1.3.2. Văn hoá công sở của Ấn Độ
Văn hóa công sở rất được quan tâm tại các cơ quan công quyền của
Chính phủ Ấn Độ. Có lẽ người Ấn độ đặc biệt chú ý tới giờ giấc làm việc, coi
đó như khía cạnh quan trọng trong văn hóa công sở. Ở Ấn Độ người ta dùng
43
máy quét để quản lý giờ làm việc của công chức. Ở ta không có máy thì phải
quản lý bằng các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức tự giác của mỗi người.
Hiện nay, Ấn Độ đang thực hiện chiến dịch chống nạn đi làm trễ giờ
trong giới công chức Ấn Độ với tiêu đề Ấn Độ trị bệnh lười. Chiến dịch này
khởi động từ Bộ Nội Vụ. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch này, 5000 viên
chức của Bộ Nội vụ sẽ phải đăng ký giờ đến và giờ rời khỏi Sở với máy quét
được lắp đặt ở cửa các văn phòng, ai đi muộn về sớm sẽ bị máy ghi lại, vi
phạm lần đầu bị nhắc nhở, tái phạm sẽ bị trừ lương hoặc trừ phép. Ấn Độ hiện
nay, kể cả chính quyền Trung ương và các bang có khoảng 10 triệu viên chức.
Nếu biện pháp này được áp dụng trong cả nước thì tin rằng đây sẽ là một
bước tiến mới của cải cách hành chính.
Nói người đi làm trễ giờ là người lười cũng không hoàn toàn đúng, bởi
có người rất chăm chỉ đôi khi vì một lý do đột xuất nào đó mà đi làm trễ giờ,
tất nhiên không phải thường xuyên. Nhưng hiện tượng đi muộn về sớm trong
đội ngũ cán bộ công chức của ta hiện nay cũng không hiếm với nhiều lý do
khác nhau, chẳng hạn như kẹt xe, hỏng xe chẳng ai kiểm soát được lý do ấy
chính đáng hay không mà hoàn toàn dựa vào sự tự giác. Nhưng điều cần phải
chống và chống một cách quyết liệt là thái độ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm
đối với công việc mà mình được giao. Có cơ quan cán bộ, nhân viên đến Sở rồi
mới rủ nhau đi ăn sáng, ngồi trước máy vi tính nhưng là để chơi games hay
theo dõi chứng khoán, đến cơ quan không để làm việc mà để tán gẫu.
Bài học rút ra cho xây dựng văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp: Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện cần
xây dựng quy chế văn hoá công sở trong đó quy định rõ thời gian làm việc,
những việc cấm trong thời gian làm việc như hút thuốc lá, làm việc riêng, ra
ngoài ăn uống,... và đồng thời quy định cụ thể các hình thức kỷ luật đối với
công chức không không thực hiện đúng thời gian làm việc đã quy định. Nếu
44
điều kiện tài chính cho phép, Uỷ ban nhân dân nên lắp đặt máy quét vân tay
hoặc quét thẻ làm việc, camera để theo dõi giờ giấc làm việc của công chức.
Thành lập các tổ kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành thời gian
làm việc của công chức để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm những người vi
phạm
45
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Chương 1 luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận chung về văn hoá
công sở và văn hoá công sở của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp huyện. Qua đó đã phần nào mang đến cái nhìn khái quát về văn hoá
công sở, vai trò của công sở trong cơ quan hành chính nhà nước, đặc điểm,
nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá công sở của các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Những kiến thức cơ bản về văn hoá công sở, có thể nhận thấy văn hoá
công sở là một nhân tố hết sức quan trọng góp phần làm nên thành công của
công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay. Văn hoá công sở tạo nên
những chuẩn mực chung, thống nhất, theo mục tiêu của tổ chức và yêu cầu
của xã hội. Từ đó hướng đội ngũ cán bộ, công chức đến một giá trị chung, tôn
trọng những quy tắc, chuẩn mực văn hoá của công sở, tạo nền tảng để cán bộ,
công chức phát triển tinh thần, nhân cách và hoàn thiện bản thân mình. Góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thi hành công vụ.
Văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp huyện được xem xét trên 3 nội dung chính: Trang phục của cán bộ, công
chức; Giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức và bài trí công sở. Vận dụng
những vấn đề lý luận chung về văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện vào thực hiện văn hoá công sở tại các cơ
quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La sẽ là
cơ sở góp phần thực hiện mục tiêu cải cách hành chính của tỉnh Sơn la.
46
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI CÁC
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA
2.1. Khái quát chung về Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp
2.1.1. Khái quát về huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
2.1.1.1. Vị rí địa lý
Sơn La là tỉnh miền núi cao thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có 250
km đường biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vì thế, Sơn
La luôn có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, an
ninh - quốc phòng và hợp tác quốc tế.
Sốp Cộp là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Sơn La. Nằm cách trung
tâm thành phố Sơn La 130km, cách thủ đô Hà Nội 411km, là huyện vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Sơn La với tổng diện tích tự nhiên là
1477,11 km
2
, bao gồm 8 xã. Là huyện đặc biệt khó khăn, nằm xa các trung
tâm kinh tế, văn hoá, xa tỉnh l , với đường biên giới dài gần 120 km giáp với
huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Pha Băng, huyện Mường Ét và huyện
Mường Son, tỉnh Hua Phăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, chiếm
48% chiều dài biên giới toàn tỉnh đã tạo cho Sốp Cộp có vị trí đặc biệt về an
ninh quốc phòng và đối ngoại.
Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện
Biên; Phía Đông giáp huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La; Phía Tây giáp huyện Điện
Biên, tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành
Huyện Sốp Cộp được thành lập theo Nghị định số 148/2003/NĐ-CP
ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ.
47
Huyện Sốp Cộp được thành lập là một sự kiến chính trị quan trọng, đáp
ứng nguyện vọng và sự mong đợi của cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện
Sông Mã nói chung, 8 xã vùng Sốp Cộp nói riêng. Việc thành lập huyện là
thời cơ để huyện phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, con người, đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường công tác
quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện từ
huyện đến cơ sở.
Huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Sốp Cộp, Mường Và,
Mường Lạn, Nậm Lạnh, Dồm Cang, Púng Bánh, Sam Kha và Mường Lèo;
126 bản, 3 cụm dân cư, đều là các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình
135 giai đoạn II. Sốp Cộp có 7.128 hộ với 39.160 nhân khẩu có 6 dân tộc sinh
sống (dân tộc Thái 63,4%, dân tộc Mông 17,8%, dân tộc Khơ Mú 6,1%, dân
tộc Lào 11,7%, dân tộc Kinh 1%).
2.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Hơn 15 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp không ít khó khăn,
thách thức như: thiên tai, dịch bệnh, tình hình lạm phát, suy giảm kinh tế...
Tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân tỉnh tỉnh; sự giúp đỡ của các Sở ngành trong tỉnh; sự cố gắng, nỗ lực
phấn đấu của nhân dân các dân tộc, chiến sỹ các lực vũ trang. Huyện Sốp Cộp
đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, thực hiện
công tác xoá đói giảm nghèo gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, do đó
kinh tế xã hội từng bước phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững, kết
cấu hạ tầng được phát triển.
Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới huyện đã
tập trung nguồn lực, để phát triển, nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng xã
nông thôn mới, 100% số xã hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt đồ
48
án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới. xã Sốp Cộp đã đạt chuẩn
nông thôn mới; 7 xã còn lại đạt 5 đến 9 tiêu chí. Tổng giá trị sản xuất đạt
1.393,9 tỷ đồng, tăng 7,52% so với kế hoạch, tăng 10,1% so cùng kỳ (Trong
đó: Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: 445,7 tỷ đồng, tăng 2,2% so với kế hoạch,
tăng 3 % so với cùng kỳ; Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: 461,2 tỷ đồng,
bằng 89% so với kế hoạch, tăng 0,4% so với cùng kỳ; lĩnh vực dịch vụ: 487 tỷ
đồng, tăng 45,3% so với kế hoạch, tăng 31,6% so với cùng kỳ).
Trung tâm hành chính huyện được đầu tư xây dựng như đường giao
thông nội thị, trụ sở làm việc Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân
dân huyện, Hội trường 300 chỗ; Trung tâm GDTX - Hướng nghiệp dạy nghề
huyện, Bệnh viện đa khoa huyện, cầu dân sinh qua suối Nậm Lạnh, Nậm Ca,
đường Sốp Cộp - Mường Và - Mường Lạn; sắp xếp ổn định dân cư khu trung
tâm hành chính huyện Triển khai mới tuyến đường Sốp Cộp - Púng Bánh
đảm bảo theo đúng tiến độ thực hiện dự án.
Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, truyền
thanh truyền hình đều có bước phát triển khá; hoạt động văn hóa xã hội có
tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện đáng kể. Triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe nhân dân, giúp nhân dân tiếp cận các dịch vụ khám chữa
bệnh với các trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ thanh toán đầy đủ các chính sách
hỗ trợ dân nghèo điều trị nội trú theo quy định.
Tình hình an ninh chính trị, an ninh biên giới được giữ vững ổn định;
quốc phòng an ninh được tăng cường, củng cố vững chắc; quan hệ đối ngoại
được tăng cường và phát triển toàn diện; từng bước giải quyết có hiệu quả
một số vấn đề xã hội còn bức xúc như: Tranh chấp đất đai, truyền đạo trái
phép, di cư không theo quy hoạch, tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ trái
phép, tệ nạn ma túy.
49
Nhân dân các dân tộc biên giới giữ vững tình đoàn kết hữu nghị thân
thiện và chấp hành nghiêm chỉnh hiệp nghị về quy chế biên giới Việt Nam -
Lào, nhân dân hai bên biên giới qua lại thăm thân, khám chữa bệnh và trao
đổi hàng hóa; duy trì giao ban định kỳ, thống nhất giải quyết những vấn đề an
ninh trật tự ở khu vực biên giới... Đồng thời tăng cường phối hợp hiệp đồng
trong công tác nắm tình hình, giữ vững ổn định an ninh biên giới, góp phần
xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào ngày càng ổn định và phát triển.
2.1.2. Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp và các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp
2.1.2.1. Ch c năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện
Sốp Cộp
Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp được thành lập nhằm thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trên địa bàn huyện, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung
quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của
Luật Tổ chức chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết
của Hội đồng nhân dân huyện.
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
- Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du
lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây
dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ,
50
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên
thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của
pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến
pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục,
đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao
động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn
khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức
khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
Huyện Sốp Cộp có 120km đường biên giới, chiếm gần 1/2 đường biên
giới của toàn tỉnh và là huyện nghèo với tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm
99%. Do vậy, điểm đặc biệt của Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp chính là
nhiệm vụ tiên quyết của Ủy ban nhân dân là đảm bảo an ninh - quốc phòng
biên giới, hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, đời sống, vật
chất tinh thần của nhân dân khu vực biên giới, đẩy lùi các tệ nạn xã hội vùng
biên như: buôn lậu, di dân tự do, truyền đạo trái phép, phản động,
2.1.2.2. Các cơ quan chuyện môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp bao
gồm 13 phòng:
- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
- Phòng Nội vụ
- Phòng Tư pháp
51
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phòng Văn hóa và Thông tin
- Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thanh tra huyện
- Phòng Y tế
- Phòng Dân tộc
Các cơ quan chuyên môn cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La đều tổ
chức hoạt động gồm 13 phòng chuyên môn như trên bởi nhiệm vụ, chức năng
tương đồng. Chỉ có Ủy ban nhân dân Thành phố Sơn La, không có phòng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thay vào đó là Phòng Kinh tế vì thành
phố Sơn La là địa bàn hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ là chủ yếu.
2.1.2.3. Ch c năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành,
lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy
quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp
phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa
phương, cụ thể như sau:
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu tổng
hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ
52
đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ
quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ
quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt
động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh
vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ
sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết
và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.
Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế
công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính
nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số
lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với
cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa
phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh
niên; thi đua - khen thưởng.
Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật,
theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm
soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ
giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các
công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
53
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về; Tài chính; kế hoạch và đầu
tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh
nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên
nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với các huyện
có biển, đảo).
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy
nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động;
người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới;
phòng, chống tệ nạn xã hội.
Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục,
thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát
thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ
tầng thông tin.
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục
và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu
chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và
cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục
54
hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược;
mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Thanh tra huyện: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm
nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống
thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản,
muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn;
Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp;
thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát
triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công
nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị,
cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng
ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở;
công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.
Phòng Dân tộc: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
55
2.1.2.4. Đội ngũ công ch c
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp có 71
công chức. Trong đó có 13 trưởng các phòng chuyên môn, 14 phó phòng và
44 công chức làm chuyên môn, nghiệp vụ. Số liệu cụ thể về số lượng và trình
độ của đội ngũ công chức được thể hiện trong bảng 2.1:
56
Bảng 2.1. Số lượng và trình độ đội ngũ công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp
STT Tiêu chí phân loại Thành phần Số lượng Tỷ lệ
%
1 Giới tính Nam 45 63%
Nữ 26 37%
2 Dân tộc Kinh 34 48%
Lào 2 3%
Mông 2 3%
Mường 1 1%
Tày 1 1%
Thái 31 44%
3 Trình độ chuyên môn Thạc sĩ 3 4%
Đại học 64 90%
Cao đẳng
Trung cấp 4 6%
4 Trình độ chính trị Cao cấp 7 10%
Trung cấp 39 55%
Sơ cấp 20 28%
57
5 Trình độ quản lý nhà
nước
Chuyên viên chính 6 8%
Chuyên viên 61 86%
6 Trình độ Tiếng Anh B1 33 46%
A 3 4%
B 19 27%
C 2 3%
Trình độ tin học Tin học cơ bản 43 61%
A 3 4%
B 25 35%
Nguồn: Báo cáo số 1025/BC-UBND về số lượng, chấ lượng công ch c
Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp năm 2017
Trong tổng số 71 công chức các phòng ban chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện Sốp Cộp thì số công chức nữ giới là 26 người chiếm 37%.
Trong khi đó nam giới là 45 người chiếm tỉ lệ 63%. Tỷ lệ giới tính cho thấy
có sự chênh lệch đáng kể, với tỉ lệ nam giới cao hơn tỷ lệ nữ giới là 1,7 lần.
Đây cũng là một đặc điểm đặc biệt trong đặc điểm của đội ngũ công chức các
phòng ban chuyên môn Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp.
Tỷ lệ công chức người dân tộc thiểu số tại các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp chiếm 52%, trong đó: Dân tộc Thái
chiếm 44%, dân tộc Lào chiếm 3%, dân tộc H’Mông chiếm 3%, dân tộc tày
chiếm 1%, dân tộc Mường chiếm 1%. Trong quá trình làm việc, ngoài những
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, công chức người dân tộc thiểu số có những
thuận lợi khi tiếp xúc, gặp gỡ với người dân địa phương, họ đã góp phần làm
58
tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sốp Cộp.
Đa số công chức các cơ quan chuyên môn có trình độ chuyên môn đáp
ứng yêu cầu tại vị trí việc làm. Tỷ lệ công chức có trình độ chuyên môn thạc
sĩ chiếm 4%, trình độ chuyên môn đại học chiếm 90%, tỷ lệ công chức có
trình độ chuyên môn trung cấp chiếm tỷ lệ 6%. Tuy nhiên, trên điều tra thực
tế trình độ đại học của công chức các cơ quan chuyên môn chủ yếu là đào tạo
tại chức (chiếm gần 36%), do vậy năng lực chuyên môn sẽ có nhiều hạn chế.
Tổng số công chức được bồi dưỡng lý luận chính trị là 66 người, chiếm
93% so với tổng số công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện Sốp Cộp, trong đó có 7 công chức có trình độ cao cấp lý luận
chính trị chiếm 10%, có 39 công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị
chiếm 55%, có 20 công chức có trình độ sơ cấp lý luận chính trị chiếm 28%.
Số công chức chưa được bồi dưỡng lý luận chính trị là 5 người, đây là những
công chức mới được tuyển dụng, chưa được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Những
công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị chủ yếu là Trưởng các phòng
ban chuyên môn.
Có 67 công chức, chiếm 94% tổng số công chức các cơ quan chuyên
môn được bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước theo ngạch công chức đảm
nhận. Tỷ lệ này cho thấy công chức các cơ quan chuyên môn đã cơ bản đáp
ứng các yêu cầu trong thực thi công vụ. Trình độ quản lý nhà nước là vô cùng
cần thiết trong hoạt động thực tế của công chức, để đáp ứng các nhiệm vụ
ngày càng đa dạng và phức tạp trên địa bàn.
Về trình độ tiếng anh của công chức. Có 33 công chức đạt trình độ
Tiếng anh B1 (bậc 3 – theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam), chiếm 46%
đạt trình độ ngoại ngữ theo tiêu chuẩn ngạch quy định tại thông tư
11/2014/TT-BNV về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên
59
môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính. 24 công chức đạt trình
độ tiếng anh A, B, C, chiếm 34%. Tuy nhiên, trên thực tế công chức có chứng
chỉ ngoại ngữ nhưng không có khả năng sử dụng ngoại ngữ đó, chứng chỉ hầu
hết chỉ đáp ứng các yêu cầu về thủ tục, chưa sử dụng với mục đích ứng dụng.
Về trình độ tin học của công chức, đội ngũ công chức tại các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp đều có chứng chỉ tin học.
Có 43 công chức có chứng chỉ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản theo quy định tại thông tư số 03/2014/TT-BNV ngày
11/03/2014 của Bộ thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin. 28 công chức có chứng chỉ Tin học Trình độ A và
B. Tỷ lệ này phản ánh việc đáp ứng yêu cầu cơ bản của công chức khi được
tuyển dụng vào ngạch.
2.2. Thực trạng thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp chưa xây dựng và ban hành một văn
bản riêng quy định về thực hiện văn hoá công sở tại Uỷ ban nhân dân huyện,
các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện. Đa phần các cơ quan
chuyên môn đều ban hành Chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức trong thi
hành nhiệm vụ, công vụ, Quy định chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, Quy chế dân chủ cơ sở và được công khai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_van_hoa_cong_so_tai_cac_co_quan_chuyen_mo.pdf