Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ . 11
1.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài luận văn . 11
1.1.1. Khái niệm văn hoá . 11
1.1.2. Khái niệm về công sở . 14
1.1.3. Khái niệm về văn hoá công sở . 16
1.1.4. Vai trò của văn hóa công sở đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức . 17
1.2. Nội dung của văn hóa công sở . 22
1.2.1.Đạo đức công vụ . 22
1.2.2.Tác phong làm việc . 24
1.2.3.Mối quan hệ trong công sở . 26
1.2.4.Môi trường văn hóa công sở . 28
1.2.5.Điều kiện làm việc trong công sở . 29
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa công sở . 31
1.3.1. Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc . 31
1.3.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia . 32
1.3.3. Đặc tính nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động của công sở . 34
1.3.4. Sự điều hành của lãnh đạo . 35
109 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện văn hóa công sở tại trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngược cho phép người lãnh đạo kịp thời phát hiện những sai lệch và thông
qua những biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của công
36
việc. Vấn đề cần được quan tâm là cương quyết đấu tranh chống tác phong
lãnh đạo quan liêu giấy tờ.
Sự điều hành của lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động
quản lý trong các cơ quan hành chính. Người lãnh đạo xây dựng được phong
cách lãnh đạo phù hợp sẽ tạo được niềm tin đối với nhân viên của mình. Từ
đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ban hành các quyết định quản lý. Mặt
khác, sẽ tạo sự đồng thuận trong việc chấp hành của cấp dưới.
1.3.5. Trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ công chức, viên
chức, người lao động
Trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ CC, VC – LĐ được biểu hiện
qua mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chức trách, quyền
hạn và nghĩa vụ của bản thân; hệ thống các quy tắc xử sự với cấp trên, đồng
nghiệp và với nhân dân... Trình độ, năng lực nhận thức còn biểu hiện thông
qua mức độ tự giác thực hiện các quy chế, quy định làm việc của cơ quan, các
quy tắc, chuẩn mực ứng xử. Nếu CC, VC – LĐ nhận thức rõ và có ý thức tuân
thủ, bảo vệ và duy trì những quy định đó trong hoạt động thực thi công vụ thì
văn hóa công sở sẽ không ngừng được nâng cao. Vì vậy, để góp phần xây
dựng văn hóa công sở, một giải pháp rất quan trọng là tăng cường công tác
giáo dục cho CC, VC – LĐ về chức năng, nhiệm vụ, định hướng hoạt động
của cơ quan, tổ chức; chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân; hệ thống
các quy tắc xử sự thể hiện qua thái độ, hành vi ứng xử...để CC, VC – LĐ nắm
vững và tự giác thực hiện.
Ngoài ra, văn hóa công sở của cơ quan, tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng nhận thức, năng lực tổ chức, điều hành hoạt động công sở của cán
bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Nếu người lãnh đạo nhận thức rõ sự cần
thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa công sở, có sự quan tâm và
nỗ lực cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc văn hóa công sở
37
trong cơ quan, đơn vị mình, đồng thời có năng lực tổ chức, điều hành hoạt
động công sở bảo đảm sự đoàn kết, dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả
trong mọi hoạt động...thì văn hóa công sở sẽ không ngừng được tăng cường
và đảm bảo thực hiện. Ngược lại, nếu người lãnh đạo quan liêu, cửa quyền, tổ
chức điều hành mất dân chủ, không được cấp dưới ủng hộ, gây mất đoàn kết
trong cơ quan thì không thể phát huy tác dụng của văn hóa công sở, làm ảnh
hưởng tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Do đó, cần đề cao
vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng,
nâng cao văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính hiện nay.
1.3.6. Mức độ hiện đại hóa
Văn hóa công sở luôn có mối liên hệ chặt chẽ với hiện đại hóa công sở.
Văn hóa công sở chỉ có thể được xây dựng và duy trì trên cơ sở có sự đảm
bảo ở mức độ nhất định về cơ sở vật chất cũng như trang bị phương tiện, điều
kiện làm việc cho người lao động. Trụ sở của đơn vị nếu được xây dựng
khang trang, hiện đại, tại những địa điểm thuận lợi cho các hoạt động làm
việc, tiếp dân sẽ tạo được sự hài lòng cho nhân viên cũng như người dân, tổ
chức đến liên hệ công tác tại đơn vị.
Đồng thời, các thiết bị làm việc, thiết bị văn phòng được trang bị đồng
bộ, phù hợp sẽ giúp cho nhân viên làm việc nhanh, hiệu quả, nâng cao chất
lượng chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Song song với
việc hiện đại hóa công sở cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CC, VC
– LĐ có trình độ, sử dụng thành thạo trang thiết bị hiện đại, có phong cách
làm việc mới, văn minh và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng
cường hiện đại hóa công sở, trang bị phương tiện làm việc đầy đủ cho CC,
VC – LĐ, cần kiên quyết chống lại các biểu hiện lãng phí, sử dụng không
đúng mục đích các tài sản công, một biểu hiện phi văn hóa trong tổ chức, hoạt
động công sở.
38
Một môi trường làm việc khang trang, sạch đẹp có nề nếp, khoa học sẽ
khiến cho CC, VC - LĐ tự hào, từ đó mà nỗ lực phấn đấu, rèn luyện bản thân,
nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức bảo vệ tài sản chung, tiết kiệm và có
những giao tiếp ứng xử chuẩn mực với cấp trên, đồng nghiệp, người dân,
giữ gìn vệ sinh chung, không bon chen nói xấu nhau và mỗi khi đến cơ
quan để tương xứng với cơ quan hiện đại, mỗi CC, VC - LĐ cũng phải lựa
chọn cho mình những trang phục phù hợp với công chức và VHCS, không
lôi thôi, hở hang ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục từ ý thức bản thân
của mỗi người, cho đến đầu tư cơ sở vật chất, cơ quan, đơn vị khang trang
hiện đại tất cả sẽ tạo nên một bức tranh hoàn mỹ về CC, VC - LĐ tại chính cơ
quan, đơn vị đó.
39
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1 tác giả đã trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan
đến nội dung nghiên cứu như: văn hóa, công sở và một số nội dung của văn
hóa công sở. Bên cạnh đó tác giả phân tích vai trò của văn hóa công sở đối
với hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cơ quan và những yếu tố ảnh hưởng
đến văn hóa công sở. Trên cơ sở này làm nền tảng cho đánh giá thực trạng về
văn hóa công sở tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh
Quảng Trị ở chương 2
40
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU
THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát về Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể
thao tỉnh Quảng Trị
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị là
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng
Trị. Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 1859/2000/QĐ-UBND
ngày 24 tháng 10 năm 2000 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc
thành lập Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị, nay làTrung tâm Huấn
luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị; Quyết định số 209/QĐ-
VHTTDL ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Quảng Trị về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên
chế của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh. Trụ sở tại 01 Nguyễn
Bỉnh Khiêm – Phường 1 – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh
Quảng Trị gồm Giám đốc và 02 phó Giám đốc. Giám đốc và các phó giám
đốc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm tiến hành bổ nhiệm, miễn nhiệm sau
khi có ý kiến của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị, tuân
thủ các quy định của pháp luật và của Sở nội vụ tỉnh Quảng Trị về công tác
cán bộ.
Các phòng, ban trực thuộc Trung tâm bao gồm: Phòng Tổ chức –
Hành chính, Phòng Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu, Ban quản lý khu liên
hợp thể thao. Tổng số công chức, viên chức, người lao động hiện nay là 31
41
người. Trong đó: công chức 01 người, viên chức 18 người và lao động hợp
đồng 12 người.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục
thể thao tỉnh Quảng Trị
1. Ban Giám đốc
2. Phòng Tổ chức – Hành chính
3. Phòng Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu
4. Ban Quản lý Khu liên hợp thể thao tỉnh
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu
Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị
- Về cơ cấu giới tính, viên chức, người lao động nữ chiếm 29% (09
người) và nam chiếm 71% (22 người).
- Về trình độ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ đại học
và trên đại học chiếm 71% . Cụ thể: trình độ Đại học: 21 người, thạc sĩ: 01
người. Viên chức, người lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC 1
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH
BAN QUẢN LÝ KHU LIÊN HỢP THỂ THAO TỈNH
PHÓ GIÁM ĐỐC 2
PHÒNG ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU
42
13%, cụ thể: cao đẳng: 01 người, trung cấp: 03 người; người lao động chưa
qua đào tạo chiếm: 16% (05 người)
2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu
Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị
Tại Quyết định số 209/QĐ- VHTTDL ngày 22 tháng 9 năm 2017 của
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị đã quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu
TDTT tỉnh như sau:
2.1.2.1. Nhiệm vụ:
- Trình Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt chương
trình, kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm của Trung tâm và tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt.
- Quản lý và huấn luyện các đội tuyển thể thao của tỉnh để tham gia thi
đấu trong nước và quốc tế.
- Phát hiện những VĐV có năng khiếu, tài năng thể thao, tuyển chọn
đào tạo để trở thành vận động viên có thành tích cao.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên và trọng tài được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao và quản lý, sử dụng, khai thác
các nguồn thu từ cơ sở vật chất, sân bãi và dụng cụ về thể dục thể thao để tăng
nguồn thu cho đơn vị; Bảo trì sửa chữa thường xuyên về cơ sở vật chất bảo
đảm phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao.
- Soạn thảo điều lệ các giải thi đấu thể thao cấp tỉnh khi có kế hoạch
của Sở; Tổ chức điều hành thi đấu, tổng hợp kết quả để báo cáo với đơn vị
chủ quản.
43
- Đăng cai tổ chức các giải thi đấu toàn quốc tại địa phương được cấp
có thẩm quyền phê duyệt nhằm học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho huấn luyện viên, vận động viên.
- Ký hợp đồng đào tạo, thuê huấn luyện viên, nhận đào tạo và tăng
cường lực lượng vận động viên cho các đơn vị được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu về thể dục thể thao đối với các tỉnh
trong khu vực và quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
- Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, 06 tháng, năm và báo cáo đột
xuất về tình hình hoạt động của Trung tâm theo quy định.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ tài liệu; thực hiện chính sách,
chế độ đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy
định của pháp luật và phân cấp quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.
2.1.2.2. Chức năng:
- Trung tâm là đơn vị sự nghiệp, thuộc hệ thống tổ chức của Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch.
- Hoạt động của Trung tâm chịu sự chỉ đạo và quản lý toàn diện của Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị.
- Trung tâm có chức năng: Quản lý huấn luyện và bồi dưỡng về tài
năng thể thao cho tỉnh và quốc gia; tổ chức thi đấu các giải thể thao; quản
lý, sử dụng và khai thác tối đa cơ sở vật chất để tạo nguồn thu cho đơn vị
hoạt động.
44
2.2. Thực trạng thực hiện văn hóa công sở tại Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Qúa trình xây dựng nội quy, quy chế văn hóa công sở tại đơn vị
Lãnh đạoTrung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh
Quảng Trị đã quan tâm xây dựng văn hóa công sở theo đúng tinh thần Nghị
quyết Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Luật cán bộ, công
chức năm 2008; Luật viên chức năm 2010, Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg
ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sở
tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Các văn bản phục vụ nhiệm vụ của đơn vị như nội quy, quy chế, quy
trình làm việc đã được ban hành tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt là nhiệm vụ chính trị đặc biệt đã
được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị đã
thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm túc mọi chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước để xây dựng và phát triển văn hóa công sở
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao phó.
Năm 2011, Trung tâm đã ra Quyết định số 112/QĐ-TTHL&TĐ TDTT
ngày 22/12/2011 về việc ban hành Nội quy làm việc tại Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị gồm 6 điều, quy định thời
gian, tác phong làm việc; trách nhiệm bảo vệ tài sản, tài liệu cơ quan; giữ gìn
vệ sinh cơ quan; phòng chống cháy nổ; quy định đối với khách đến quan hệ
công tác yêu cầu CC, VC – LĐ cơ quan và khách đến làm việc nghiêm túc
chấp hành.
Trên cơ sở đó, năm 2013, Trung tâm đã xây dựng Quy chế làm việc của
đơn vị tại Quyết định số 34/QĐ-TTHL&TĐ TDTT ngày 05/4/2013 về việc
45
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, và được sửa đổi, bổ sung
tại Quyết định số 94/QĐ-TTHL&TĐ TDTT ngày 23/11/2016 về việc sửa đổi,
bổ sung Quy chế làm việc của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể
thao tỉnh Quảng Trị. Quy chế được ban hành dựa trên sự đóng góp ý kiến của
toàn thể đội ngũ công chức, viên chức và người lalo động Trung tâm. Nội
dung quy chế gồm 09 chương và 37 điều quy định nguyên tắc, chế độ trách
nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc, cụ
thể: Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị làm
việc theo chế độ thủ trưởng, cấp dưới chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh cấp trên
theo quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật viên chức và các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành. Quy chế làm việc được áp dụng tại Trung tâm là
quy chế làm việc dân chủ, tất cả vì mục tiêu chung, vì sự phát triển của Trung
tâm nói riêng và vì thể thao thành tích cao của tỉnh nhà nói chung. Quy chế
quy định Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị
làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao quyền hạn, trách nhiệm
của người đứng đầu, của thủ trưởng đơn vị theo quy định của pháp luật. “Mọi
hoạt động của Trung tâm phải tuân thủ quy định của pháp luật, quy định về
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, phòng, ban và trách nhiệm
cá nhân của công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện các
quy chế, quy định tại các cơ quan hành chính nhà nước. Bảo đảm yêu cầu
phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi
hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định”.
Thời gian làm việc phải “thực hiện nghiêm chỉnh giờ giấc làm việc do Nhà
nước và cơ quan quy định (08 giờ/ngày hoặc 40 giờ/tuần), mọi trường hợp đi
muộn về sớm đều vi phạm kỷ luật lao động”. “Khi đến công sở làm việc trang
phục phải chỉnh tề, nghiêm túc, phải mang thẻ công chức khi thi hành công
vụ”. CC, VC – LĐ phải có “ý thức giữ gìn và tiết kiệm khi sử dụng các thiết
46
bị điện, nước, tài sản văn phòng, không sử dụng điện, nước bừa bãi, gây lãng
phí...Sau giờ làm việc phải kiểm tra khóa phòng, tắt hệ thống đèn, quạt, máy
điều hòa, vi tính và các thiết bị sử dụng điện khác”.
Ngoài ra, Trung tâm còn ban hành Quy định về chuẩn mực đạo đức, lối
sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị theo Quyết định số 38/QĐ-
TTHL&TĐ TDTT ngày 12/6/2017 và ban hành Nội quy tiếp công dân theo
Quyết định số 67/QĐ-TTHL&TĐ TDTT ngày 30/9/2019.Theo đó, những
chuẩn mực đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị được
đề cập đến tập trung 05 tiêu chí: đối với Tổ quốc phải tuyệt đối trung thành;
đối với nhân dân phải gần gũi, tôn trọng; đối với công việc phải hiểu biết,
trách nhiệm; đối với đồng nghiệp phải đoàn kết, hợp tác; đối với bản thân
phải luôn rèn luyện, tu dưỡng, nêu cao gương “cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư”. Tại nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân được quy định rõ:
“Giám đốc Trung tâm tiếp công dân vào ngày 22 hàng tháng, trường hợp
Giám đốc có nhiệm vụ, công tác đột xuất thì ủy quyền Phó Giám đốc tiếp
công dân, nếu lịch tiếp công dân đúng vào ngày thứ bảy, chủ nhật, nghỉ lễ, tết
thì Phòng Tổ chức – Hành chính có thông báo để công dân biết; Viên chức
tiếp công dân vào tất cả các ngày làm việc trong tuần. Thời gian tiếp công
dân: buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 17h00”. Đồng
thời nội quy cũng nêu rõ quyền, nghĩa vụ của công dân và nhiệm vụ, quyền
hạn của cán bộ viên chức tiếp công dân. Những nội dung này đều phù hợp và
theo sát những quy định về văn hóa công sở trong Quyết định số
129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy
chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước và Luật cán bộ,
công chức năm 2008; Luật viên chức năm 2010.
47
Quy trình thực hiện các nội quy, quy chế trong đơn vị cũng đã thường
xuyên kiểm tra, rà soát, sửa chữa, bổ sung, thay thế kịp thời để phù hợp hơn
với tình hình thực hiện, đồng thời đảm bảo chất lượng công tác tốt, góp phần
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Với những quy chế đã ban hành, đa số đội ngũ CC, VC – LĐ Trung
tâm đều chấp hành nghiêm chỉnh những quy định trong các quy chế, tạo nên
những thói quen về nề nếp làm việc có tính chuẩn mực mà mọi người đều tự
giác thực hiện, biển hiện rõ trong việc CC, VC – LĐ đều hiểu rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị mình đang công tác; Tinh
thần tự quản, tính tự giác, thái độ trách nhiệm trước công việc luôn được nêu
cao và ý thức chấp hành những quy chế mà cơ quan ban hành đã góp phần
xây dựng môi trường làm việc thuận lợi hơn, từ đó nâng cao chất lượng công
việc. Điều này được rút ra sau khi tổng hợp bảng hỏi, khi được hỏi: “Ông/bà
hãy cho nhận xét thế nào về quy chế, quy định văn hóa công sở tại Trung tâm
Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị?”, có 32,2% số người
được hỏi trả lời : “ Quy chế, quy định chi tiết, rõ ràng”, và 32,2% trả lời: “
Quy chế, quy định phù hợp với thực tiễn”; Có 19,3% số người được hỏi trả
lời: “Quy chế, quy định được tuân thủ tự giác, nghiêm túc”, và chỉ có 16,3%
số người được hỏi trả lời: “Quy chế, quy định chưa rõ ràng, không phù hợp
thực tế”. Điều này cho thấy trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy
định về thực hiện văn hóa công sở tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể
dục thể thao tỉnh Quảng Trị đã được ban hành tương đối đầy đủ, kịp thời và
có sự linh hoạt trong sửa đổi để phù hợp với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của
đơn vị. Việc vận dụng đúng đắn, phù hợp các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước trong công tác ban hành, tổ chức thực hiện nội quy, quy chế
đã tác động lớn đến đội ngũ CC, VC – LĐ trong Trung tâm, góp phần xây
dựng đội ngũ CC, VC – LĐ có phẩm chất, năng lực tốt, đoàn kết, gắn bó với
48
nhau, với đơn vị, hiệu quả công vụ cao, làm cơ sở để Trung tâm Huấn luyện
và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ
chính trị được giao trong thời gian qua.
2.2.2. Về giao tiếp và ứng xử của Công chức, viên chức, người lao
động trong đơn vị và với công dân
Giao tiếp trong công sở là một nhu cầu tất yếu trong hoạt động công vụ,
do đó đã hình thành và tồn tại cùng với sự phát triển của bộ máy hành chính
nhà nước và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chấp hành và điềuhành
của các đơn vị.
- Quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới:
Tại điều 2, chương 1 của Quy chế làm việc Trung tâm Huấn luyện và
Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Quảng Trị nêu rõ: “chế độ làm việc của Trung
tâm làm việc theo chế độ Thủ trưởng”. Chính vì vậy mối quan hệ giữa lãnh
đạo và viên chức, người lao động tại Trung tâm đã được quy định, điều chỉnh
bằng văn bản và có tính bắt buộc thực hiện. Cho nên, về cơ bản các viên chức,
người lao động tại Trung tâm đều tuân thủ, làm theo sự điều hành của lãnh
đạo. Thái độ làm việc rất nghiêm túc và ít có tư tưởng chống đối. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp vẫn còn tồn tại một số khúc mắc chưa được giải
quyết.
49
Bảng 2.1. Kết quả điều tra về mối quan hệ giữa lãnh đạo-nhân viên
Phương án chọn Số phiếu Tỷ trọng (%)
1. Trả lời câu hỏi số 10: Khi được giao nhiệm vụ khó khăn, ông/ bà thường
xử lý thế nào?
a. Nhờ đồng nghiệp giải quyết 15 48,4
b. Từ chối với lãnh đạo 6 19,4
c. Tìm mọi cách để giải quyết 10 32,2
2. Trả lời câu hỏi số 12: Khi tiếp xúc với lãnh đạo ông/bà thấy thế nào
a. Thoải mái, tự nhiên 6 19,4
b. Hơi cẳng thẳng và lo lắng 10 32,2
c. Bình thường 10 32,2
d. Không ý kiến gì 5 16,2
Nguồn: Tổng hợp bảng khảo sát
Kết quả trả lời câu hỏi số 10 phản ánh sự cố gắng hoàn thành công việc
của viên chức, người lao động Trung tâm khi được giao nhiệm vụ khó khăn
so với năng lực của họ. Nhưng kết quả này cũng phản ánh mối quan hệ giữa
lãnh đạo và nhân viên đôi khi thiếu tính dân chủ. Về nguyên tắc đây là mối
quan hệ mang tính quyền uy và phục tùng. Nhưng điều đó không có nghĩa là
Giám đốc nói sao thì nhân viên phải làm vậy. Tại điểm 5, điều 11, chương 2
của Luật Viên chức có quy định về quyền của viên chức về hoạt động nghề
nghiệp: viên chức “được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với
công việc hoặc nhiệm vụ được giao”. Theo kết quả điều tra, bảng 2.1, chỉ có
19,4% dám “từ chối với lãnh đạo”, 48,4% chọn phương án “nhờ đồng
nghiệp giải quyết”, và có 32,2% “tìm mọi cách để giải quyết” khó khăn. Trên
kết quả đó, tuy có thể thấy một tín hiệu đáng mừng là phần đông viên chức,
người lao động rất có trách nhiệm trong công việc, tuy nhiên cũng cảnh báo
một vấn đề: tính dân chủ không được phát huy rộng rãi. Thoạt đầu, có lẽ
50
chúng ta sẽ không đánh giá cao phương án từ chối với lãnh đạo. Nhưng nếu
phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy đó là cách giải quyết hoàn toàn có thể chấp
nhận được. Với những nhiệm vụ quá khó khăn, vượt quá khả năng của
mình, viên chức và người lao động Trung tâm không nên chấp nhận hoàn
cảnh mà nên mạnh dạn đề nghị lãnh đạo chuyển nhiệm vụ đó cho người
khác phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với lãnh đạo, nhiều viên chức, lao động còn
giữ khoảng cách, thiếu sự gần gũi, thân thiện. Điều này được thể hiện tại bảng
2.1, kết quả của viên chức, người lao động Trung tâm khi trả lời câu hỏi số 12
“Khi tiếp xúc với lãnh đạo ông/bà thấy thế nào?”, chỉ 19,4% cảm thấy “thoải
mái và tự nhiên”, 32,2% cảm thấy “bình thường”, đặc biệt có đến 32,2%
trong số người được hỏi cảm thấy “căng thẳng và lo lắng” khi tiếp xúc với
lãnh đạo. Thực tế này cho thấy mối quan hệ này cần được cải thiện để giữa
lãnh đạo với nhân viên tuy là quan hệ thứ bậc nhưng phải đảm bảo sự gần gũi,
hợp tác như những người đồng nghiệp. Có như vậy không khí làm việc mới
dễ chịu, hiệu quả làm việc mới cao.
- Quan hệ đồng nghiệp:
Trong các cơ quan hành chính nhà nước, quan hệ với đồng nghiệp
không chỉ là quan hệ mang tính cạnh tranh mà còn là mối quan hệ phối hợp,
hợp tác trong công việc. Đó là mối quan hệ vô cùng quan trọng đối với sự
thành đạt của mỗi người. Ở trong tổ chức không có công việc nào không cần
hợp tác với người khác.
51
Bảng 2.2. Kết quả điều tra về mối quan hệ đồng nghiệp với nhau
Phương án chọn Số phiếu Tỷ trọng (%) 1. Trả lời câu hỏi số 7: Ông/bà đánh giá thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp của CC, VC – LĐ của Trung tâm hiện nay đang ở mức nào? a. Rất cao 13 42 b. Khá cao 10 32,2 c. Trung bình 5 16,2 d. Thấp 3 9,6 2. Trả lời câu hỏi số 8: Ông/bà đánh giá việc lắng nghe ý kiến đồng nghiệp của CC, VC – LĐ của Trung tâm đối với các vấn đề liên quan đến công việc ở mức độ nào? a. Rất cao 15 48,4 b. Khá cao 8 25,8 c. Trung bình 5 16,2 d. Thấp 3 9,6 3.Trả lời câu hỏi số 9: Với những nhiệm vụ phải phối hợp với đồng nghiệp, ông/bà cảm thấy thế nào? a. Dễ chịu vì trách nhiệm được san sẻ 20 64,4 b. Không thoải mái lắm vì không được làm theo ý mình 5 16,2 c. Bình thường 6 19,4 Nguồn: Tổng hợp bảng khảo sát
Theo số liệu tổng hợp tại bảng 2.2, đa số công chức, viên chức, người
lao động cảm thấy dễ chịu khi phối hợp cùng đồng nghiệp (64,4%) và đánh
giá cao việc lắng nghe ý kiến đồng nghiệp đối với các vấn đề liên quan đến
công việc (48,4%). Những yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra
bầu không khí làm việc với tinh thần hợp tác, gần gũi, cởi mở, tin cậy, góp
phần thắt chặt cũng cố thêm sự đoàn kết và các giá trị tập thể.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số viên chức, người lao động có tư tưởng
cục bộ, bản vị trong công việc. Khi phối hợp với đồng nghiệp họ cảm thấy
“không được thoải mái lắm vì không được làm theo ý” (16,2%). Tính độc lập,
tự chủ trong công việc có thể rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nhưng đối
52
với hoạt động văn phòng công sở, với thuộc tính văn hóa của dân tộc thì sự
độc lập, tự chủ phải hết sức khéo léo. Nếu không những người có tư tưởng
này rất khó hòa mình vào mối quan hệ chung của cơ quan.
Bên cạnh những kết quả thu được từ phiếu khảo sát, bản thân tác giả là
một viên chức làm việc tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể
thao tỉnh Quảng Trị cũng đã quan sát và nhận ra một số vấn đề trong mối
quan hệ này. Chính vì đây là mối quan hệ cảm tính nên sẽ bị chi phối bởi tình
cảm, quan hệ cá nhân. Nếu như họ thực sự yêu quý nhau thì chắc chắn sự
phối hợp trong công việc sẽ có sự ăn ý, có cơ sở để đạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_hien_van_hoa_cong_so_tai_trung_tam_huan_luyen.pdf