Luận văn Thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Ứng hòa, thành phố Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ . 9

1.1. Văn hóa. 9

1.1.1.Khái niệm . 9

1.1.2.Những đặc trưng cơ bản của văn hóa. 12

1.2. Văn hóa công sở. 13

1.2.1. Khái niệm công sở. 13

1.2.2. Khái niệm văn hóa công sở. 15

1.2.4.Những quy định của pháp luật về văn hóa công sở . 20

1.3. Kinh nghiệm thực hiện văn hóa công sở của Nhật Bản. 21

1.3.1. Tôn trọng từ tấm danh thiếp cá nhân . 22

1.3.2. Học tập từ những người đi trước, tôn kính “cây cao bóng cả”. 22

1.3.3. Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu. 23

1.3.4. Khuôn mặt nghiêm khắc, làm việc nghiêm túc. 23

1.3.5. Mối quan hệ được đặt lên hàng đầu . 24

1.3.6. Sống vì tập thể, làm việc vì tập thể . 24

Tiểu kết Chương 1. 25

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN

NHÂN DÂN HUYỆN ỨNG HÕA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 28

2.1. Khái quát về UBND Huyện Ứng Hòa Thành phố Hà Nội . 28

2.1.1. Lịch sử. 28

2.1.2. Điều kiện tự nhiên. 29

2.1.3. Kinh tế . 29

2.1.4. Văn hóa - di tích danh thắng . 30

2.1.5. Chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND Huyện Ứng Hòa. 31

2.2. Văn hóa công sở tại UBND Huyện Ứng Hòa. 34

2.2.1. Về hệ thống các văn bản thực hiện văn hóa công sở . 34

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Ứng hòa, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian làm việc: “Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, của cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả” nhưng thế nào là sử dụng thời gian hiệu quả; để đánh giá một cán bộ, công chức nào đó có sử dụng thời gian hiệu quả hay không, ở mức độ nào thì căn cứ vào những yếu tố nào, tiêu chí nàođể đánh giá, đã không được quy định cụ thể. Hoặc quy định về trang phục, tác phong cũng chỉ nêu chung chung là “trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng” nhưng thế nào là một bộ trang phục lịch sự thì lại không được quy định cụ thể vì mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau về “trang phục lịc sự” kiểu tóc cũng vậy, có biết bao nhiêu kiểu tóc khác nhau, tiêu chí nào để đánh giá đầu tóc của một cán bộ, công chức nào đó có gọn gang hay không cũng không có quy định cụ thể. Quy định “tư thế, cử chỉ nghiêm túc” nhưng những tư thế nào (đứng, ngồi, đi, cử chỉ) được coi là nghiêm túc hay không nghiêm túc cũng không được quy định cụ thể, cho nên rất khó đánh giá hiệu quả việc thực hiện những yêu cầu ấy. 2.2.2. Về trang phục của công chức, viên chức, người lao động Việc tiếp xúc với các tổ chức, quần chúng nhân dân trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính nhà nước hay là xuống tận cơ sở, địa bàn dân cư thì đội ngũ cán bộ, công chức phải luôn luôn thể hiện mình là người đại diện cho nhà nước làm việc với nhân dân với những bộ trang phục phải gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với hoàn cảnh nhưng không được luộm thuộm và kém phẳng phiu. Trang phục của cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng góp phần quyết định sự thành công của quá trình tiếp xúc và làm việc với các tổ chức, quần chúng nhân nhân hay trong các buổi tiếp dân. Những năm gần đây, khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, các hoạt động văn hóa - văn nghệ nhằm kỷ niệm các ngày lễ lớn của thành phố 48 Hà Nội, đất nước hay thế giới của cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa được tổ chức thường xuyên hơn. Bên cạnh các tiết mục văn nghệ thường đi kèm phần thi “Thời trang công sở”. Đó là một nét mới trong hoạt động văn hóa của môi trường công sở, góp phần nâng cao sự phong phú đời sống tinh thần và ý thức đối với trang phục công sở của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ. Hiện nay ở một số cơ quan đã thấy xuất hiện những bộ đồng phục khá bắt mắt, đặc trưng cho mỗi ngành, cơ quan. Điều đó, ngoài việc để mọi người dễ nhận biết đó là người của cơ quan, của ngành nào, còn là thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp và cả nét đẹp của công sở. Mục đích mặc trang phục công sở là để tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, bất kể vị trí công việc cao thấp ra sao, con đường sự nghiệp như thế nào. Kiểu dáng, màu sắc, độ dài và sự vừa vặn của trang phục phản ánh thái độ của người sở hữu nó. Bộ trang phục đẹp giúp cho người cán bộ, công chức trở nên chuyên nghiệp hơn, chứ không phải đơn thuần để trở nên xinh xắn hay hợp mốt, sành điệu. Thực tế là, những bộ trang phục hay trang sức nào càng làm cho người khác phân tâm thì nó càng ít phù hợp với môi trường công sở. Một bộ trang phục không phù hợp có thể sẽ làm hỏng luôn vẻ chuyên nghiệp của người cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít cơ quan, phòng ban khi bước vào, người dân sẽ thấy ngay sự lộn xộn trong cách ăn mặc của cán bộ, công chức cơ quan đó ... mà có thể nói là sự “ đa sắc màu” về trang phục của cán bộ, công chức. Tuy có tuân thủ những quy định chung mang tính sơ đẳng như nam thì sơ mi bỏ trong quần, không cẩu thả, nữ thì không được hở hang...nhưng nhìn chung vẫn thấy xuất hiện sự tùy tiện, thậm chí là cẩu thả của một số cán bộ, công chức, mà không ít người trong đó, hàng ngày tiếp xúc với nhiều đối tượng công dân. Sẽ là phản cảm khi chứng kiến những nữ cán bộ, công chức quần ống thấp ống cao, tóc tai buộc một cách cẩu thả, thậm chí có người thì guốc dép lẹt quẹt đi vang cả hành lang, trang phục đã lôi thôi, cách đi đứng cũng không được đẹp mắt. Đó là chưa kể một số người lại ăn mặc loè loẹt, quá cách điệu, không phù 49 hợp chút nào với môi trường nơi công sở, thường xuyên tiếp xúc với người dân. Còn nam giới, tuy đơn giản hơn nhưng vẫn có tình trạng mặc áo phông không có cổ, áo không được là ủi phẳng phiu...những bộ trang phục như vậy nói lên những con người đó coi thường mọi người và cả chính bản thân mình, ở một mặt nào đó còn là do sự thiếu nghiêm khắc của cơ quan trong việc ban hành các nội quy, quy định đối với cán bộ, công chức của cơ quan mình. Tại Ủy ban nhân dân Huyện Ứng Hòa hiện nay, về cơ bản cán bộ, công chức mặc gọn gàng, sạch sẽ, trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ, công chức đã chú trọng đến trang phục để gọn gàng, sạch sẽ. Điều này không chỉ thể hiện ý thức tôn trọng và tuân thủ thực hiện theo Quy chế Văn hóa công sở trên địa bàn UBND Huyện mà còn thể hiện được sự tôn trọng của cán bộ, công chức đối với người dân, với đồng nghiệp và với bản thân mình. Đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa Hòa phần lớn đã đảm bảo được lễ phục theo quy định. Lễ phục của cán bộ, công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài. Trong đó, lễ phục của nam cán bộ, công chức là bộ comple, áo sơ mi, cravat. Lễ phục của nữ cán bộ, công chức là áo dài truyền thống, bộ comple nữ. Đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Tuy nhiên như đã đánh giá ở phần hệ thống các văn bản quy định về văn hóa công sở, phần quy định về trang phục công sở chỉ quy định chung chung “trang phục công sở lịch sự” nhưng trang phục lịch sự là thế nào, phải đáp ứng những tiêu chí nào thì lại chưa quy định cụ thể, chi tiết, mà mỗi một cán bộ, công chức lại có quan niệm và hiểu biết khác nhau về trang phục lịch sự cho nên dẫn đến tình trạng tại UBND Huyện Ứng Hòa vẫn nhiều cán bộ công chức nam khi đến công sở vẫn mặc quần jean, áo phông, thậm chí là áo phông không có cổ, nhăn nhúm, không được là phẳng phiu. Về nội dung đeo thẻ cán bộ, công chức, qua quan sát thực tế cho thấy đa phần cán bộ, công chức tại UBND huyện Ứng Hòa đều thực hiện đeo thẻ trong 50 quá trình thực thi nhiệm vụ. Theo quy định của Quy chế Văn hóa công sở, thẻ cán bộ, công chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh và số hiệu của cán bộ, công chức. Thông qua việc đeo thẻ cán bộ, công chức, người dân có thể nhận ra người đang thực hiện công việc là ai, chức vụ gì, làm việc tại phòng ban nào, đồng thời người cán bộ, công chức cũng ý thức được trách nhiệm, hành vi của mình trong quá trình làm việc với nhân dân. Một số ý kiến của người dân và ngay cả cán bộ lãnh đạo cũng cho rằng việc đeo thẻ cán bộ, công chức là bắt buộc đối với mọi cán bộ, công chức và cần được Ủy ban nhân dân kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, đến mức nếu không đeo thẻ thì cán bộ, công chức sẽ không vào được cơ quan. Việc đeo thẻ cán bộ, công chức nhằm tăng cường sự tham gia quản lý, giám sát của các tổ chức, người dân vào trong các hoạt động hành chính nhà nước, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình thực thi công vụ. Điều này không chỉ tạo nên hình ảnh cơ quan hành chính nhà nước trong sạch, làm việc hiệu quả, vì nhân dân phục vụ mà còn góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa. 2.2.3. Về phong cách làm việc, giao tiếp, ứng xử của công chức, viên chức, người lao động. Cơ quan hành chính nhà nước là nơi công dân, các cơ quan hữu quan, ban ngành đến làm việc, liên hệ công tác. Vì vậy, cán bộ, công chức làm việc ở đây cần có những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở một số cơ quan hành chính, chúng ta vẫn bắt gặp những cách ứng xử thiếu thanh lịch. Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện văn hoá nơi công sở. Thực trạng văn hóa công sở trong giao tiếp, ứng xử và cách làm việc của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân vẫn còn thấp kém, không có tính tự chủ động, nghiêm túc trong giờ làm và trong mọi công việc không được xử lý tốt. Môi trường công sở ở một số đơn vị thuộc UBND Huyện Ứng Hòa đã tạo khoảng thời gian ngồi chơi xơi nước dẫn đến tình trạng tụ tập “buôn chuyện”, 51 nhòm ngó, nhận xét không đúng và không tốt về đồng nghiệp, tạo bè, kéo cánh, buông lỏng nhiệm vụ chuyên môn của mình. Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức có thái độ đúng mực, lịch sự, nhiệt tình, cởi mở thân thiện với nhân dân thì một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức vẫn có thái độ hách dịch, cửa quyền với nhân dân. Là cơ quan công quyền nhưng một số cán bộ, công chức vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với nhân dân. Vì thế, không ít nơi, công dân vẫn phải nghe những câu hỏi thiếu chủ ngữ, kiểu như: “cần gì ?”, “đi đâu ?”, “gặp ai ?” hoặc bắt gặp những khuôn mặt cau có, thái độ hách dịch, lạnh lùng. Qua tham quan, quan sát thực tế hoạt động tại UBND huyện Ứng Hòa vẫn xảy ra tình trạng công dân cứ phải chờ đợi lâu. Có trường hợp còn nửa tiếng mới hết giờ làm việc, nhưng khi có công dân đến liên hệ công việc, cán bộ, công chức đã trả lời là hết giờ nhận giấy tờ, mai quay lại. Thái độ tuỳ tiện thiếu trách nhiệm này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh các “công bộc” trong mắt của người dân. Tại ủy ban nhân dân, quan hệ với đồng nghiệp không chỉ là quan hệ mang tính cạnh tranh mà còn là mối quan hệ phối hợp, hợp tác trong công việc. Đó là mối quan hệ vô cùng quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Ở trong tổ chức không có công việc nào không cần hợp tác với người khác. Thực tế, trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp ở UBND Huyện Ứng Hòa, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức đã học hỏi những điểm tốt của đồng nghiệp, vui vẻ, chan hòa, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ thông tin cùng đồng nghiệp, có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp. Cán bộ, công chức biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá. Đồng thời, thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. Tuy nhiên, một số cán bộ, công chức sống quá khép kín, không giao tiếp với đồng nghiệp trở thành người bí hiểm, lập dị, sống tách biệt với đồng nghiệp. Đồng thời, có những cá nhân lấy nhược điểm, dị tật của đồng nghiệp ra đùa 52 giỡn, giễu cợt, nhạo báng, can thiệp và đồn thổi chuyện riêng của đồng nghiệp. Một số cá nhân lấy cớ vì hiệu quả chung của công việc mà cố tình không thừa nhận năng lực, làm khó dễ cho những đồng nghiệp khác, đặc biệt là người mới vào làm. Trong khi đó, đáng lẽ ra trên cương vị của mình, họ phải là người dẫn dắt những người đi sau, chỉ bảo và giúp đồng nghiệp mới hòa nhập vào cơ quan, tiến bộ, trưởng thành hơn trong từng công việc được giao. Quan hệ trong công sở hành chính là quan hệ trên dưới, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, hậu bối phải nghe theo tiền bối, dân chủ vẫn được phát huy nhưng không có nghĩa là cào bằng. Vấn đề là phải tạo ra được mối quan hệ giữa nhân viên và công sở ngày càng thắt chặt và nhân viên cố gắng làm việc tận tụy, coi công sở như của mình. Thực tế, trong giao tiếp qua điện thoại, phần lớn cán bộ, công chức có thái độ lịch sự, trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc giải quyết kịp thời cho người dân. Tuy nhiên một số cán bộ, công chức chưa xưng tên, ngắt điện thoại đột ngột, và có thái độ khó chịu, gắt gỏng với nhân dân. Tình trạng nhiều cán bộ, công chức còn chưa nghiêm túc trong giờ làm việc, thiếu trách nhiệm vào việc mình làm. Một số cán bộ, công chức vẫn uống rượu, bia vào buổi trưa, buổi chiều tại cơ quan làm việc. Nhưng điều cần phải chống và chống một cách quyết liệt là thái độ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao của đội ngũ cán bộ, công chức. Có cơ quan cán bộ, công chức đến văn phòng rồi mới rủ nhau đi ăn sáng, ngồi trước máy vi tính nhưng là để chơi games hay theo dõi chứng khoán, đến cơ quan không để làm việc mà để tán gẫu, buôn chuyện. Nói người đi làm trễ giờ là người “lười” cũng không hoàn toàn đúng, bởi có người rất chăm chỉ đôi khi vì một lý do đột xuất nào đó mà đi làm trễ giờ, tất nhiên không phải thường xuyên. Nhưng hiện tượng đi muộn về sớm trong đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Ứng Hòa cũng không hiếm với nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như hỏng xe hay rẽ vào đâu đó để bàn “công chuyện”, chẳng ai kiểm soát được lý do ấy chính đáng hay không mà hoàn toàn dựa vào sự tự giác. 53 Ở một số nước người ta dùng máy quét để quản lý giờ làm việc của cán bộ, công chức. Còn khi không có máy quét thì chúng ta quản lý bằng các biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức tự giác của mỗi người. Tấm gương về tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh đã học, bây giờ đến giai đoạn mỗi cơ quan, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân tổ chức các chương trình hành động làm theo tấm gương Hồ Chí Minh. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (hay bộ phận một cửa) là bộ phận trực tiếp làm việc, tiếp xúc với người dân. Vì vậy cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận này cần có thái độ mềm mỏng, lịch thiệp, không hách dịch, cửa quyền. Mặt khác, bản thân cán bộ, công chức đó phải là người có trình độ chuyên môn tốt, nắm vững các nguyên tắc, thủ tục, hướng dẫn nhẹ nhàng, tỷ mỷ cho công dân, không để công dân phải đi lại nhiều lần. Đồng thời làm việc phải đảm bảo đúng giờ giấc, khi có công việc đột xuất cần nghỉ phải nêu rõ lý do Đến giao dịch tại cơ quan được cán bộ, công chức nhiệt tình hướng dẫn và giải quyết công việc đúng giờ như vậy, hẳn người dân sẽ rất hài lòng và quan niệm cơ quan hành chính nhà nước toàn “hành là chính” sẽ được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Thiết nghĩ xây dựng một quy chế làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước từ giờ giấc đến thái độ lao động, từ trang phục đến lời ăn tiếng nói, sao cho văn minh và hiện đại, lịch sự và hiệu quả, cũng là một việc làm thiết thực và giàu ý nghĩa. 2.2.4. Về bài trí khuôn viên, trụ sở làm việc và trang thiết bị cơ sở vật chất 2.2.4.1. Về việc treo Quốc huy Qua tham quan, quan sát thực tế tại UBND Huyện Ứng Hòa đã cho thấy việc treo Quốc huy đã được thực hiện theo đúng quy định của Quy chế Văn hóa công sở. Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên toà nhà chính. Kích cỡ Quốc huy phù hợp với không gian treo. Chính điều này đã thể hiện được tính trang nghiêm của các cơ quan hành chính trong hoạt động công vụ. 2.2.4.2. Về việc treo Quốc kỳ Qua tham quan, quan sát thực tế đã cho thấy đã thực hiện đúng Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước. Quốc kỳ được treo trang 54 trọng trước toà nhà chính. Quốc kỳ đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định. Trụ sở cơ quan đã treo Quốc kỳ 24/24 giờ hàng ngày. Ngoài ra, Quốc kỳ còn được treo trong những ngày lễ tết như: tết Dương lịch, tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Lao động, ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh 2 tháng 9. Ngoài ra, các cơ quan đóng trên đại bàn huyện chưa phát hiện hiện tượng treo ngược ngôi sao, đã đảm bảo thứ tự treo cờ của nước Việt Nam với các nước khác đúng theo quy định khi có sự kiện quốc tế. 2.2.4.3. Về bài trí khuôn viên công sở Thực tế cho thấy, khi công dân có công việc cần phải đến cơ quan hành chính nhà nước giải quyết thì người đầu tiên công dân sẽ gặp đó là bộ phận bảo vệ thường trực của cơ quan. Đây chính là bộ phận đầu mối cho hoạt động của một cơ quan, bất cứ ai khi đặt chân vào cơ quan, kể cả các cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan đó đều phải gặp họ. Họ là người đầu tiên đại diện cho cơ quan để hướng dẫn, giải đáp những yêu cầu của công dân khi có việc cần vào cơ quan của mình để giải quyết. Họ có nhiệm vụ chỉ dẫn các phòng, ban, bộ phận cho công dân đến đúng nơi cần đến, chỉ dẫn công dân để xe cho đúng chỗ Nếu một cơ quan có được bộ phận bảo vệ thường trực vui vẻ, nhiệt tình, ứng xử có văn hóa thì bao giờ cũng gây được ấn tượng tốt đẹp cho công dân khi đến giao dịch tại cơ quan hành chính nhà nước. Nếu người bảo vệ thường trực tỏ ra khó chịu khi công dân để xe không đúng nơi quy định, hoặc trả lời và giải đáp những thắc mắc, yêu cầu của công dân một cách hời hợt, nhát gừng trống không. thì sẽ làm cho công dân đến giao dịch không có cảm tình với cơ quan của mình, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cơ quan. Thực tế cho thấy ở Ủy ban nhân dân huyện đã đáp ứng được yêu cầu này. Đối với Ủy ban nhân dân Huyện ứng Hòa, bên ngoài cơ quan có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó đã ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt và địa chỉ của cơ quan. Thực hiện tốt việc niêm yết sơ đồ các khối nhà, các phòng làm việc để cán bộ, công chức các cơ quan và người dân đến liên hệ công tác biết và 55 chấp hành. Các cơ quan hành chính có bộ phận thường trực cơ quan là tổ bảo vệ làm việc 24/24 giờ để đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh của cơ quan, có trang thiết bị phòng chống cháy nổ đảm bảo yêu cầu xử lý khi có sự cố xảy ra. Tuy vậy, vẫn có một số biển hướng dẫn có chữ bị mờ. Chưa thực hiện niêm yết công khai Quy chế nội bộ của cơ quan theo quy định của Nhà nước. Phòng làm việc có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức làm việc trong phòng. Các trang thiết bị trong phòng làm việc đã được bố trí gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý và thuận lợi cho các cá nhân trong phòng làm việc. Trước khi ra về, các thiết bị đã được tắt, cửa được khóa. Không có hiện tượng lập bàn thờ, thắp hương, đun, nấu trong phòng làm việc. Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa đã bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức và của người dân đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người dân đến giao dịch, làm việc. Tuy nhiên, không ít phòng làm việc vẫn còn diễn ra các cảnh tượng làm việc bề bộn. Đường đi lối lại thiếu các bảng chỉ dẫn, hoặc chỉ dẫn không rõ ràng, xe cộ để lung tung, lộn xộn. Trong phòng làm việc, giấy tờ để ngổn ngang, không ngăn nắp. Thậm chí có trường hợp trong phòng có phụ nữ mang thai mà cán bộ, công chức vẫn thản thiên hút thuốc lá. 2.2.5. Về thực hiện đạo đức công vụ Qua hơn 70 năm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trong các quy định về công chức, công vụ nước ta có nhiều quy phạm pháp luật ghi nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức công vụ. Các quy định của pháp luật về công chức công vụ đều được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, có thể khẳng định, pháp luật vừa là công cụ hữu hiệu trong việc bảo tồn những giá trị đạo đức truyền thống, vừa góp phần bồi đắp nên những chuẩn mực giá trị mới, trong đó có đạo đức công vụ. 56 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định: Về đội ngũ CBCC hành chính: Xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục chỉ rõ: Xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, có năng lực. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng CBCC, kịp thời thay thế những CBCC yếu kém và thoái hóa. Các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng các khoá gần đây đều xác định những yêu cầu đối với công tác xây dựng đội ngũ CBCC, trong đó nhấn mạnh nội dung về đạo đức công vụ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của trình độ khoa học- công nghệ và đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới trên nhiều lĩnh vực, Đại hội XII yêu cầu đội ngũ CBCC cần đảm bảo những yêu cầu phải có năng lực cao, có trình độ chuyên môn giỏi mới có thể hoàn thành công việc được giao; phải được trang bị văn hóa chính trị, văn hóa công sở cao, làm việc khoa học, hiệu quả, vì dân; nhận thức rõ ràng rằng hành động của mình là phục vụ nhân dân, do đó cần xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, có tính kế hoạch, kỷ luật cao, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm là cần thiết. Thể chế hóa những chủ trương trên của Đảng, những năm qua nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đạo đức công vụ, như: Hiến pháp năm 2013, Luật CBCC năm 2008, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, Luật Đầu tư công 2016, v.v. cùng các VBQPPL dưới luật như: Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/20/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của CBCC, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển 57 dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 105/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của CBCC, viên chứcvà một số văn bản pháp luật khác quy định quy tắc ứng xử của công chức trong thực thi công vụ. Các VBQPPL nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ cho việc điều chỉnh hành vi ứng xử của công chức trong thực thi công vụ và là cơ sở cho việc đánh giá công chức, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay. Luật CBCC năm 2008 được coi là nền tảng pháp lý trong lĩnh vực này đã xác định một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của công chức là phải có phẩm chất đạo đức. Với yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật về đạo đức công vụ các giai đoạn trước, Điều 8 Luật CBCC năm 2008 tiếp tục cụ thể hóa thành các quy định về nghĩa vụ đối với công chức và những yêu cầu đối với công chức trong thực thi công vụ. Các chuẩn mực đạo đức dưới dạng nghĩa vụ tiếp tục được khẳng định: 1) Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. 2) Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 3) Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. 4) Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các chuẩn mực đạo đức nêu trên được ý thức, rèn luyện và trở thành hành vi công vụ, khi: “CBCC phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ” (Điều 15). 58 2.2.5.1. Về tính “Cần” “Cần” là sự lao động, làm việc cần cù sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có kế hoạch, có năng suất, chất lượng cao. Những thói hư, tật xấu lười lao động, ăn bám, ăn cắp, làm láo báo cáo hay, vô tổ chức, vô kỷ luật là không phù hợp với đạo đức phẩm chất cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo. Người cho rằng kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, trước hết CBCC của Sở đảm bảo tuân thủ thực hiện nghiêm túc, tự giác các quy chế, quy định được; không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; không gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công. Về tinh thần trách nhiệm trong thực thi, phối hợp công tác, CBCC Sở nghiêm túc tuân thủ, chấp hành quy chế làm việc, nội quy công tác của cơ quan, việc giải quyết công việc thực sự khá thấu tình đạt lý, đảm bảo nguyên tắc “vị công vong tư” trên cơ sở ý thức cao về lương tâm và đạo đức trong thực thi công vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Tinh thần trách nhiệm là khi Đảng, Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Đồng thời, Người còn cho rằng Tinh thần trách nhiệm là nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ. Còn thiếu tinh thần trách nhiệm là làm việc một cách cẩu thả, làm cho có chuyện; dễ làm, khó bỏ; đánh trống, bỏ dùi; gặp sao hay vậy. [..] Hiện nay, sự thiếu tinh thần trách nhiệm của không ít CBCC trong bộ máy hành chính không chỉ gây trở ngại cho việc cải cách hành chính mà còn gây trở ngại cho việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước. Lãnh đạo Sở cho rằng: đây là vấn đề bức xúc cần được chấn chỉnh ngay trên cơ sở xác định các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. 59 Kể từ khi Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc và chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật hành chính được ban hành, đội ngũ CBCC của Sở đã có ý thức chấp hành các quy định của nhà nước, của UBND Thành phố về sử dụng thời giờ làm việc, mặc dầu chưa hoàn toàn khắc phục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_hien_van_hoa_cong_so_tai_uy_ban_nhan_dan_huyen.pdf
Tài liệu liên quan