MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU . 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH. 10
1.1. Du lịch và phát triển du lịch. 10
1.1.1. Khái niệm về du lịch và phát triển du lịch . 10
1.1.2. Nguyên tắc của phát triển du lịch. 13
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch . 19
1.2. Thực thi chính sách về phát triển du lịch . 20
1.2.1. Khái niệm về chính sách và thực thi chính sách phát triển du lịch. 20
1.2.2. Nội dung chính sách phát triển du lịch . 23
1.2.3. Chủ thể ban hành và thực thi chính sách phát triển du lịch . 26
1.2.4. Yêu cầu thực thi chính sách phát triển du lịch. 27
1.2.5. Chu trình thực thi chính sách phát triển du lịch. 29
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển du lịch. 32
1.3.1.Những yếu tố thuộc về chủ thể thực thi chính sách . 32
1.3.2.Những yếu tố thuộc về đối tượng chính sách . 33
1.3.3.Những yếu tố khác . 34
1.4. Kinh nghiệm về thực thi chính sách phát triển du lịch. 35
1.4.1. Kinh nghiệm của về thưc thi chính sách phát triển du lịch của một số địa phương ở Việt
Nam. 35
1.4.2. Những bài học rút ra cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh . 38
Tiểu kết Chương 1. 40
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH. 41
1 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh . 41
2.1.1. Đặc điểm kinh - tế xã hội . 41
2.1.2. Tình hình phát triển du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 42
2.2. Tình hình thực thi chính sách phát triển du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
. 46
2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố
Hạ Long . 46
2.2.2. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển du lịch. 48
2.2.3. Phân công, phối hợp thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh. 51
2.2.4. Duy trì chính sách phát triển du lịch . 52
2.2.5 Điều chỉnh chính sách phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long. 53
2.2.6. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Hạ
Long. 56
2.2.7. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn
thành phố Hạ Long. 57
72 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o loại nhất thế giới mà không cần đến công nghiệp. Hiện
nay, du lịch Nha Trang chủ yếu dựa vào tham quan vịnh. Tuy nhiên, môi
trường sinh thái vùng vịnh rất nhạy cảm, nhất là những vùng sinh thái đặc
biệt như rạn san hô, hang yến. Vì thế, việc phát triển du lịch vịnh đại trà là
không nên. Ngoài ra, ngành nuôi trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng nhiều khi
môi trường vịnh ô nhiễm. Trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.
Nha Trang đến năm 2025 và tầm nhìn ngoài 2025, các nhà tư vấn Viện Kiến
trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn đã đề xuất: Để có thể phát triển du lịch
Nha Trang, quan trọng là phải bảo tồn và tôn tạo những tiềm năng du lịch ch
không chỉ khai thác chúng; tập trung dịch vụ lưu trú tại TP. Nha Trang,
không dàn trải ra nhiều vùng khác, biến Nha Trang 38 thành trung tâm du
lịch chính của cả tỉnh. Những điểm du lịch khác của tỉnh cần tạo ra những
không gian thiên nhiên, bổ trợ cho không gian du lịch đô thị tại Nha Trang.
Bên cạnh đó, địa phương phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Nha
Trang; khai thác hợp lý và hiệu quả dải đô thị ven biển; phát huy tối đa tính
hướng biển của TP. Nha Trang để tạo ra một bản sắc chung là Nha Trang -
thành phố biển; phát triển dải đô thị dọc sông Cái, tạo thành đô thị du lịch,
đưa yếu tố biển vào sâu trong đất liền; nâng cấp Cảng Nha Trang thành cảng
du lịch quốc tế kết hợp quy hoạch những khu vực dành cho tàu thuyền cá
nhân Thành phố sẽ ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ và du lịch phù
hợp với chiến lược phát triển Nha Trang thành trung tâm du lịch biển, du
lịch văn hóa quốc gia và quốc tế. Các dự án phát triển du lịch trọng điểm dự
kiến được triển khai trong giai đoạn đến 2025 bao gồm: Xây dựng công trình
dịch vụ du lịch và đô thị gắn với dịch vụ du lịch dọc theo đường Trần Phú,
Phạm Văn Đồng; xây dựng Cảng Nha Trang thành cảng du lịch quốc tế kết
hợp với trung tâm dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế; bảo tồn các giá trị di sản
cảnh quan thiên nhiên vịnh Nha Trang kết hợp với đầu tư xây dựng các
trung tâm dịch vụ trên vịnh phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát huy giá
trị di sản vịnh Nha Trang; xây dựng các khu dịch vụ du lịch và đô thị gắn
với dịch vụ du lịch dọc sông Cái Nha Trang Tất cả nhằm tăng s c hấp dẫn
cho đô thị du lịch biển, giúp Nha Trang nhanh chóng trở thành một trung
tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế. 1.4.2. Những bài học rút ra cho thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Từ nghiên c u kinh nghiệm của thành phố
Hải Phòng và tỉnh Nghệ An về chính sách phát triển du lịch, có thể rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh dưới
đây: Một là, chỉ đạo tập trung cho kế hoạch xây dựng chính sách phát triển
du lịch để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, coi đó là hướng đi
quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hai là, tập trung đầu tư có trọng
điểm cho phát triển và nâng cấp các nguồn 39 tài nguyên du lịch thông qua
huy động đa dạng nguồn lực. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng, các khu vui
chơi, các nhà đầu tư mang tính chuyên nghiệp. Ba là, Nâng cao công tác
phối hợp giữa các ban ngành trong thực thi chính sách phát triển du lịch ở
địa phương phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội. Bốn là, kết hợp đồng
bộ và có hiệu quả công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch trong
nước và quốc tế. Thực hiện liên kết du lịch theo vùng, tuyến và giải quyết tốt
quan hệ cung - cầu trên thị trường du lịch, đảm bảo phát triển ổn định. Năm
là, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra việc thực thi các chính sách của
các ban ngành và của người dân. 40 Tiểu kết Chương 1 Thực thi chính sách
phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã
hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn
đề trong phát triển du lịch đối với những đối tượng cụ thể trong một không
gian và thời gian nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản, chu trình thực
thi chính sách phát triển du lịch bao gồm nhiều giai đoạn và nhiều nhân tố
gây tác động. Mỗi giai đoạn có vị trí, vai trò quan trọng riêng. Các nhân tố
ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam hiện
nay có thể là năng lực tổ ch c, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công
ch c ở các cấp trong thực thi chính sách phát triển du lịch; công tác vận
động, tuyên truyền về thực thi chính sách phát triển du lịch; điều kiện kinh tế
và nguồn lực để thực thi chính sách của Nhà nước. 41
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 2.1.1.
Đặc điểm kinh - tế xã hội Các nguồn lực kinh tế thành phố Hạ Long đã có
những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
"xanh": Đơn cử, ngành Dịch vụ đã chiếm tới xấp xỉ 25% cơ cấu nền kinh tế
xét về giá trị sản xuất và xấp xỉ 45% xét về giá trị gia tăng. Từ đó, thành phố
cũng đã phát triển thêm các năng lực chuyên sâu về ngành Công nghiệp phi
khai khoáng, như chế biến thực phẩm và đóng tàu. Như đã nêu trong Quy
hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội của tỉnh Quảng Ninh, vịnh Hạ Long vẫn có
rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch và sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội trong thập kỷ tới. Cụm khai thác năng lượng
ổn định: Sự phát triển của thành phố Hạ Long có truyền thống dựa vào hoạt
động khai thác than, vốn chiếm hơn 50% giá trị sản xuất kinh tế. Cơ sở vững
chắc này tạo ra nguồn việc làm bền vững cho người dân thành phố, cũng là
nguồn thu thuế ổn định để từ đó thành phố có thể giúp cải thiện đời sống
người dân. Hạ Long đã sẵn sàng để khai thác các lợi thế về thương mại và
vận tải - kho bãi. Lợi thế lớn này đã được mô tả chi tiết ở các phần trước.
Vận tải và kho bãi tăng trưởng mạnh tại Quảng Ninh và Hạ Long, công suất
cảng biển của Hải Phòng hạn chế và cơ hội tăng trưởng với cảng biển Lạch
Huyện mới. Giáo dục, y tế và lực lượng lao động chất lượng hệ thống giáo
dục của thành phố Hạ Long tương đối cao so với các địa phương khác. Chất
lượng giáo dục cơ bản của thành phố đạt chuẩn quốc gia, với gần như 100%
trẻ em ở độ tuổi đi học đều được đến trường và đa số các em tiếp tục với các
chương trình giáo dục đại học và cao đẳng. Ngoài ra, phần lớn lực lượng lao
động của thành phố Hạ Long còn tương đối trẻ. Xấp xỉ 55% dân số đang ở
độ tuổi lao động và gần 30% 42 trong số đó còn dưới 35 tuổi. Đây là điểm
khác so với các nước láng giềng nhưng không quá khác biệt so với các địa
phương khác trên toàn quốc. - Hạ Long có hệ thống y tế vững mạnh, với các
bệnh viện cấp quốc gia. Đây cũng là trung tâm cung cấp các dịch vụ y tế cho
các địa phương lân cận. Quản lý: Hạ Long được hưởng lợi từ nền chính trị
ổn định lâu dài ở Việt Nam. The Economist Intelligence Unit - Bộ phận
phân tích của tạp chí The Economist xếp Việt Nam ở hạng 26/165 quốc gia
trong giai đoạn 2009/2010 xét về các nguy cơ bất ổn xã hội có đe dọa đến
chính phủ (xếp th 1 = ít nguy cơ nhất). Với vai trò là thủ phủ của tỉnh Quảng
Ninh, Hạ Long đã có những nỗ lực phát triển tương đối mạnh mẽ hơn so với
các tỉnh thành khác trên toàn quốc. Tỉnh Quảng Ninh gần đây đã đợc xếp
hạng vào nhóm dẫn đầu Việt nam xét về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Thành phố cũng đã có các biện pháp khác nhằm cải thiện hiệu quả quản lý -
ví dụ như Trung tâm Hành chính công và Ban quản lý vịnh Hạ Long. 2.1.2.
Tình hình phát triển du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Xác định
du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua thành phố
Hạ Long đã tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng du lịch,
dịch vụ cùng với quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn
hóa và di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Cơ cấu kinh tế
của thành phố chuyển dần theo đúng định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra. Đó là, từng bước hiện thực hóa
chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc lại nền kinh tế từ
phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu và chuyển đổi phương th c phát
triển từ “nâu” sang “xanh”. Để đẩy mạnh quy hoạch các khu, điểm du lịch
trên địa bàn, thành phố đã triển khai và hoàn thành đề án di dời nhà bè trên
Vịnh Hạ Long đảm bảo đúng tiến độ; quy hoạch đầu tư xây dựng Khu phố
ẩm thực, tuyến phố đi bộ, chợ đêm, trung tâm thương mại Bên cạnh đó,
nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai gắn với phát triển du lịch của
thành phố như: Cảng du thuyền quốc tế Tuần Châu, Bảo tàng sinh thái,
Công viên thủy cung... Với lợi thế của thành phố thủ phủ, Hạ 43 Long đã tận
dụng tối đa cơ hội cho phát triển du lịch từ sự đầu tư của tỉnh với nhiều dự
án lớn, đã hoàn thành như: Quần thể Bảo tàng - Thư viện tỉnh Quảng Ninh -
Quảng trường 30-10; Trung tâm Văn hoá núi Bài Thơ; Công viên Hạ Long;
tổ hợp thương mại và giải trí Hạ Long Marine - Plaza... Cùng với đó, hạ tầng
du lịch của thành phố đã được đầu tư mạnh. Số lượng khách sạn, nhà hàng,
du thuyền cao cấp được đưa vào hoạt động ngày càng tăng đáp ng yêu cầu
của ngành du lịch trong giai đoạn mới. Có thể kể đến hàng loạt khách sạn
đạt tiêu chuẩn cao như Royal Lotus, Mường Thanh, Hạ Long DC, Novotel;
các du thuyền đã định hình thương hiệu như Starlight Cruise, Princess
Cruise. Tính đến nay, TP Hạ Long có khoảng 12.000 phòng nghỉ, 81 khách
sạn từ 1 đến 4 sao; hơn 500 tàu du lịch (trong đó 168 tàu nghỉ đêm) và hơn
600 nhà hàng, điểm mua sắm các loại phục vụ khách du lịch. Các khu vui
chơi giải trí, điểm mua sắm thương mại trên địa bàn thành phố được chú
trọng đầu tư phát triển mang tính đặc trưng như: Công viên Quốc tế Hoàng
Gia, Casino Hoàng Gia; Sân khấu biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử, Công viên
nhạc nước Tuần Châu; Big C, Vincom center Hạ Long, dịch vụ thủy phi cơ
ngắm Vịnh Hạ Long... Chỉ tính riêng trong năm 2016, TP Hạ Long đã thực
hiện hiệu quả công tác thu hút đầu tư tư nhân để hỗ trợ phát triển ngành du
lịch, với mục tiêu đưa Bãi Cháy và Tuần Châu trở thành một khu vui chơi
đẳng cấp quốc tế. Trong đó phải kể đến các dự án Hạ Long Marina của Tập
đoàn Bim Group với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 50 triệu đô la Mỹ, Khu ph c hợp
nghỉ dưỡng và du lịch Tuần Châu với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ đô la Mỹ, Công
viên Hạ Long Ocean Park của Tập đoàn Sun Group với tổng vốn đầu tư 300
triệu đô la Mỹ và Khu nghỉ dưỡng cao cấp Đảo Rều với số vốn đầu tư 50
triệu đô la Mỹ và cùng rất nhiều các nhà đầu tư chiến lược khác đang quan
tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại thành phố Hạ Long. Nhìn chung các dịch
vụ du lịch của thành phố phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng
cũng từng bước được nâng cao, đáp ng tốt nhu cầu của khách du lịch. Tiến
tới thành phố du lịch hiện đại, văn minh 44 Nghị quyết của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định
hướng đến năm 2030 đã xác định rất rõ mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020
xây dựng thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch hiện đại và văn
minh. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ
Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mới được UBND tỉnh phê duyệt cũng
xác định mục tiêu phát triển của thành phố, đó là: Lấy phát triển du lịch và
dịch vụ làm trọng tâm, gắn với việc phát huy giá trị của Di sản - Kỳ quan
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, mở rộng kết nối với Vịnh Bái Tử Long;
đồng thời tập trung xây dựng các dự án ưu tiên để xúc tiến đầu tư, xây dựng
phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp giải trí, công nghiệp văn
hóa dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ ch c ở trình độ cao, tạo
ra sự đột phá, khác biệt và giá trị gia tăng cao. Quan tâm khai thác 3 trụ cột
là con người, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa làm lợi thế so sánh đảm bảo
các ngành, sản phẩm dịch vụ, du lịch của Hạ Long nhanh chóng tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành thương hiệu mạnh trong nước và quốc
tế. Theo đó, thành phố sẽ phát triển du lịch đa dạng, chất lượng cao, tập
trung vào phân khúc thị trường khách du lịch quan trọng và phát triển các
dịch vụ du lịch phù hợp với các phân khúc trong 4 cụm di tích trọng điểm
của tỉnh. Phát triển du lịch Hạ Long mang tính chất kết nối vùng, liên kết với
các sản phẩm du lịch địa phương trong và ngoài tỉnh Hạ Long trở thành
trung tâm thu hút du lịch, đặc biệt là các hoạt động du lịch có giá trị gia tăng
cao... Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh và thành phố đã và đang nỗ lực thực
hiện nhiều giải pháp trên quan điểm phát triển du lịch bền vững gắn với việc
bảo vệ giá trị tài nguyên và môi trường, đưa du lịch Hạ Long phát huy thế
mạnh và đạt hiệu quả cao. Trong đó, đẩy mạnh quy hoạch các khu, điểm du
lịch trên địa bàn thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, kết nối du
lịch giữa các địa phương, phát triển sản phẩm du lịch; tăng cường các hoạt
động quảng bá, xúc tiến và hợp tác, cải thiện môi trường kinh doanh du lịch,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... 45 Du lịch Hạ Long đang phấn đấu
đón 7,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó 4,4 triệu khách quốc tế vào năm
2020. Đến năm 2030, TP Hạ Long sẽ trở thành một nền kinh tế dịch vụ phát
triển hiện đại với ngành du lịch là đòn bẩy chủ đạo. Với thế mạnh đặc biệt
về vị trí, tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư khá hoàn
chỉnh, Hạ Long đã và đang tiến tới là một trong những thành phố du lịch
hiện đại và văn minh. Thành phố Hạ Long cũng tăng cường quản lý chặt chẽ
các nguồn thu từ Vịnh Hạ Long. Đây là khoản thu đóng góp tỷ trọng lớn cho
ngân sách thành phố, mỗi năm hơn 1.000 tỷ đồng. Đến thời điểm nay, tổng
thu phí tham quan Vịnh Hạ Long ước đạt 1.173 tỷ đồng. Để đạt khoản thu
này, thành phố đã rà soát nguồn phí Vịnh, lập dự án nghiên c u điều chỉnh m
c phí cho phù hợp. Đồng thời, chấn chỉnh toàn bộ các hoạt động kinh doanh
trên địa bàn, trả lại môi trường kinh doanh trong sạch cho Vịnh Hạ Long.
Thành phố cũng thành lập tổ công tác rà soát các hoạt động kinh doanh trên
Vịnh, qua đó tăng thu bình quân từ các tàu lên gấp 3 lần, nhiều tàu tăng thu
hàng chục lần. Thành phố cũng cải tạo, nâng cấp các tuyến du lịch trên Vịnh
với hàng trăm tỷ đồng góp phần thu hút khách tham quan Vịnh. Để thu ngân
sách nhà nước đạt hiệu quả cao, trong năm 2018, thành phố còn đẩy mạnh
công tác cải cách thủ tục hành chính, rà soát và nắm bắt những khó khăn,
vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó kiến nghị tháo gỡ kịp thời để doanh
nghiệp duy trì, phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu. Đặc
biệt, trong năm 2018, Hạ Long đã quan tâm tổ ch c các cuộc tiếp xúc doanh
nghiệp theo chuyên đề như: Hội nghị tiếp xúc Chi hội Tàu du lịch Hạ Long;
tiếp xúc các doanh nghiệp có cơ sở bán hàng phục vụ khách du lịch. Đồng
thời, thành phố cũng ban hành kế hoạch và vận động, tuyên truyền các hộ
kinh doanh chuyển đổi mô hình thành lập doanh nghiệp, phấn đấu đến năm
2020 trên địa bàn thành phố có 11.100 doanh nghiệp... Với những nỗ lực của
các cấp, ngành, cùng những giải pháp linh hoạt, quyết liệt trong công tác thu
ngân sách, đến thời điểm này, thành phố Hạ Long đã đảm bảo hoàn thành và
vượt các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, thu nội địa ước đạt 12.769,1 46 tỷ đồng,
bằng 109,1% dự toán tỉnh giao, bằng 104,9% kế hoạch, bằng 136,0% so với
cùng kỳ. Các chỉ tiêu do thành phố thu (14 chỉ tiêu) tính đến nay ước đạt
4.261,1 tỷ đồng, bằng 124,9% dự toán tỉnh giao đầu năm, bằng 109,9% kế
hoạch thành phố, bằng 117,6% so với năm 2017... 2.2. Tình hình thực thi
chính sách phát triển du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 2.2.1.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa
bàn thành phố Hạ Long Thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn đã chỉ rõ những giải pháp lớn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 về Chương trình Hành động thực hiện Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung
vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng lợi
thế, kết nối và nâng cao giá trị dịch vụ du lịch. Trong thời gian tới, Chính
phủ tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp đột phá sau: Tiếp tục quán
triệt, triển khai thực hiện tốt Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Du lịch; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chế độ,
chính sách, bảo đảm hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển du lịch.
Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Hạ Long đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã đựợc phê
duyệt tại Quyết định số 619/QĐUBND ngày 5 tháng 3 năm 2010 của UBND
thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, quan điểm và mục tiêu phát triển của Quyết
định 619/QĐ-UBND ngày 5 tháng 3 năm 2010 không còn phù hợp với hoàn
cảnh hiện tại của Tỉnh. Tại Kết luận số 08- KL/BCĐ ngày 25 tháng 6 năm
2014, Ban Chỉ đạo quy hoạch của Tỉnh đã chỉ đạo cần hoàn thiện quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vào quý cuối năm
2014, trong đó có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố Hạ Long. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được lập phù
hợp với những quy định pháp luật hiện hành tại Nghị định số 92/2006/NĐ-
CP ngày 07/9/2006 về việc lập, thẩm định và 47 phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch này được lập dựa trên
đóng góp và chỉ đạo của nhiều sở/ban/ngành (Sở KH&ĐT, Ban Xúc tiến và
hỗ trợ đầu tư, Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Cục Thống kê, Sở GTVT, Sở
TN&MT, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Sở Công thương, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch) và các phòng ban trực thuộc thành phố Hạ Long. Quy
hoạch cũng tham khảo các nguồn tài liệu khác từ Diễn đàn Kinh tế toàn cầu,
Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng đã tiến hành phỏng
vấn các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư trong
thời gian gần đây hoặc đang có kế hoạch đầu tư vào thành phố trong thời
gian tới. Khảo sát thực địa để đánh giá các tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh
vực trong Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ, đền thờ đ c ông
Trần Quốc Nghiễn, Hạ Long Marina, khu vực Hùng Thắng, trung tâm
Thương mại VINCOM, Khu CN Cái Lân, KCN Việt Hưng và các khu vực
khác trên địa bàn thành phố. Cùng với những kinh nghiệm trong nước,
những ý kiến chuyên gia quốc tế cũng được đưa vào Quy hoạch, cụ thể là
các chuyên gia toàn cầu về lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội đã tham mưu
cho quy hoạch trong suốt thời gian lập quy hoạch về những ý kiến chuyên
gia và quan điểm quốc tế, xuất phát từ những kinh nghiệm của các nước
trước đây trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội cho các chính phủ trên
khắp thế giới. Chính phủ đã ban hành quyết định Số: 702/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 07 tháng 6 năm 2019 về phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, với
mục tiêu. - Nâng cao vai trò, vị thế của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh
Quảng Ninh nói chung trong khu vực và quốc tế. Xây dựng thành phố Hạ
Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh
và thích ng với biến đổi khí hậu. 48 - Xây dựng, phát triển thành phố Hạ
Long trở thành thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện; là trung tâm
dịch vụ - du lịch đẳng cấp quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế
giới vịnh Hạ Long. - Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
đô thị hiện đại, đồng bộ; phát huy vai trò là hạt nhân, đầu mối giao thông
quan trọng của cả nước. - Làm cơ sở để quản lý quy hoạch, xây dựng chính
sách phát triển thành phố Hạ Long và triển khai tiếp công tác chuẩn bị đầu
tư xây dựng đô thị theo quy hoạch. 2.2.2. Công tác tuyên truyền phổ biến
chính sách phát triển du lịch Trên cơ sở các chính sách, kế hoạch, công tác
phổ biến tuyên truyền các hoạt động liên quan đến du lịch đã được các bên
liên quan tập trung đẩy mạnh. Bởi đây là một trong những khâu quan trọng
trong việc thực hiện chính sách. Tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Ban Tuyên giáo
tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền,
phố biến chính sách phát triển du lịch của tỉnh; các huyện thành thị trong
toàn tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền
và các đoàn thể đối với công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách. Sở Văn
hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh hằng năm đều tổ ch c các lớp tập huấn, phổ
biến cho các huyện thành thị trong toàn tỉnh về chính sách phát triển du lịch
của tỉnh và phối hợp với chính quyền các thành phố, các huyện tổ ch c hội
nghị tập huấn cho các công ty du lịch - lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, cơ
sở lưu trú trên địa bàn về nghiệp vụ du lịch, đặc biệt là trước các dịp có các
chương trình du lịch lớn như du lịch hè tại thành phố Hạ Long ... Thành phố
Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh cũng chủ động tham dự các hội chợ, triển lãm
du lịch trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương
như Hội nghị xúc tiến đầu như tham gia Hội chợ du lịch quốc tế thành phố
Hồ Chí Minh ITE, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội. Các
địa điểm du lịch nổi tiếng, trọng điểm của Thành phố cũng chủ động giới
thiệu 49 quảng bá hình ảnh trên mạng internet nhằm quảng bá rộng rãi hơn
tới khách du lịch trong và ngoài nước (hình ảnh Vịnh Hạ Long được gắn với
quảng bá nhiều tour du lịch trong và ngoài nước). Hoạt động tuyên truyền,
quảng bá được thực hiện dưới nhiều th c đa dạng, phong phú như: xây dựng
chuyên mục, chuyên trang quảng bá các khu, điểm du lịch trên Đài phát
thanh và tuyền hình Quảng Ninh, Đài truyền hình Việt Nam VTV, Đài
Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Báo Quảng Ninh, thành lập Trung tâm thông
tin xúc tiến du lịch tỉnh, quảng bá trên trang thông tin điện tử du lịch các tỉnh
trong cả nước và cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, xuất bản tập gấp, bản đồ du
lịch, tờ rơi, đĩa VCD/DVD mời gọi đầu tư, in băng zôn, biển quảng cáo.
Công tác phổ biến, tuyên truyền và vận động sâu rộng các tầng lớp nhân dân
tích cực xây dựng hình ảnh con người Hạ Long hiền hòa, thân thiện, mến
khách; tự giác tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên, an ninh trật tự, xây dựng Hạ Long trở thành điểm đến du lịch an toàn,
văn minh, lịch sự. Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch
được phân cấp nhiệm vụ đối với Sở Du lịch tỉnh. Theo đó, Sở Du lịch là cơ
quan thực hiện việc tổ ch c các hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du
lịch như tuyên truyền, kêu gọi vốn đầu tư, hỗ trợ cho vay, đầu tư cơ sở hạ
tầng, đảm bảo an ninh, hỗ trợ nhân lực cho các lễ hội, các cơ sở kinh
doanh,; ban hành các ấn phẩm, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề phù hợp
với từng thị trường và từng đối tượng khách hàng; thông qua các lễ hội, hội
chợ... để chuyển tải những nét độc đáo đến với du khách. Đối với hoạt động
xúc tiến đầu tư du lịch, hoạt động này được được quản lý trên tinh thần phát
triển ngành, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các cá nhân,
tổ ch c hoạt động, bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh do Sở Du lịch
làm đại diện. Qua các hoạt động trên, Sở Du lịch tỉnh thực hiện quản lý nhà
nước đối với ngành Du lịch bằng hình th c quản lý nguồn vốn, ban hành các
cơ chế, các thủ tục để đưa hoạt động của các doanh nghiệp, tổ 50 ch c, cá
nhân vào khuôn khổ và theo đúng định hướng của Đảng, nhà nước, chính
sách và pháp luật. Đối với hoạt động quảng bá du lịch, nguyên tắc hoạt động
của các chương trình quảng bá du lịch là: Nhà nước quảng bá điểm đến,
doanh nghiệp, cá nhân, tổ ch c quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ
du khách. Không chỉ trong nước, tỉnh Quảng Ninh cũng phối hợp với đại s
quán Việt Nam ở nước ngoài, các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp
trong nước hoạt động có yếu tố nước ngoài để mở các tour du lịch, phát hành
các ấn phẩm tổ ch c các buổi giới thiệu du lịch đến quốc tế. Nhờ có xúc tiến
đầu tư và quảng bá du lịch tốt, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được lượng
khách du lịch khá ổn định (cả khách du lịch trong nước và quốc tế) trong
những năm qua. Một số kết quả đáng chú ý là: Trong những năm gần đây,
du lịch Quảng Ninh có những bước tăng trưởng mạnh, m c tăng bình quân
gần 12% năm. Lượng khách quốc tế tăng 13,5%, doanh thu du lịch tăng
trung bình 24,5%. Dự kiến đến cuối năm 2018, khách du lịch đạt 10,5 triệu
lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt, doanh thu đạt 8.0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_thi_chinh_sach_phat_trien_du_lich_tai_thanh_ph.pdf