MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 6
1.1. Lý luận cơ bản về thực thi chính sách tiền tệ 6
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ 28
1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách tiền tệ của một số nền kinh tế 39
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-3/2009 43
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và mục tiêu thực thi chính sách tiền tệ của nước ta giai đoạn 2001-3/2009 43
2.2. Thực trạng thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2001-3/2009 47
2.3. Đánh giá những tác động của việc thực thi chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001-3/2009 71
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM 90
3.1. Quan điểm và phương hướng về thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam đến 2015 90
3.2. Một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ của Việt Nam đến 2015 95
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 125
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND và giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ (Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008); đồng thời, cho phép các TCTD được sử dụng tín phiếu bắt buộc để tham gia giao dịch trong các nghiệp vụ tái cấp vốn, thị trường mở và được rút trước hạn theo yêu cầu. Đến ngày 20/11/2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các TCTD (Quyết định số 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008).
Bảng 2.2: Diễn biến Dự trữ bắt buộc năm 2007 - 3/2009
ĐVT: %
2007
2008 - 2009 (6 lần thay đổi)
Tỷ lệ DTBB (%tổng số dư tiền gửi phải DTBB)
á
â
â
â
â
â
- Không kỳ hạn và dưới 12 tháng
+ VND
10
11
10
8
6
5
3
+ Ngoại tệ
10
11
9
9
7
7
7
- Từ 12 -24 tháng
+ VND
4
5
4
2
2
1
1
+ Ngoại tệ
4
5
3
3
3
3
3
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN và sự tổng hợp của tác giả.
Đến đầu năm 2009, trước tình hình kinh tế trong nước có dấu hiệu giảm phát mạnh, trong khi đó, nền kinh tế thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lớn nhất từ trước đến nay, để kích thích đầu tư, NHNN lại 3 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống mức thấp nhất đối với tiền gửi VNĐ và ngoại têh lần lượt là 3% và 7%. Diễn biến các đợt điều chỉnh thể hiện ở bảng 2.2.
Thứ hai, lãi suất chiết khấu
Lãi suất là công cụ thực sự hữu hiệu để các quốc gia sử dụng nó nhằm đối phó với lạm phát. Trong thời gian gần đây các quốc gia đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát như Mỹ, EU, Trung Quốc,…Tuy nhiên đối với Việt Nam, lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu do NHNN Việt Nam công bố chưa thật sự linh hoạt, phù hợp với tình hình cung cầu vốn và định hướng lãi suất thị trường.
Bảng 2.3: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với NHTM giai đoạn 2002 - 2006
ĐVT: %
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
- Lãi suất cơ bản
6,5
6,5
6,25
6,87
8,25
- Lãi suất tái cấp vốn
4,8
6
5
6,5
6,5
- Lãi suất chiết khấu
4,2
4,2
3
4,5
4,5
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN.
Nhìn vào số liệu bảng 2.3, ta thấy, mức lãi suất cơ bản không đổi từ đầu năm 2002 đến hết năm 2004, mặc dù tình hình kinh tế có rất nhiều biến đổi như: tình hình lạm phát, giá vàng, giá xăng dầu và ngay cả lãi suất của các NHTM trong nước đã tăng cao. Đến năm 2005, lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu có tăng nhẹ nhưng nói chung vẫn còn khá thấp so với mặt bằng lãi suất chung. Chính điều này đã làm cho lãi suất chiết khấu giảm đi tác dụng vốn có của nó trong quá trình thực thi có hiệu quả CSTT.
Đến giai đoạn 2007 - 2008, lãi suất có sự biến động rõ rệt. Nhìn vào số lượng bảng 2.4 ta thấy, vào năm 2007 với một nền kinh tế tương đối ổn định, NHNN đã điều chỉnh mức lãi suất tái chiết khấu chỉ ở mức 4,5%. Chính điều đó làm cho lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn cũng ở mức thấp lần lược là 8,25% và 6,5%. Đến năm 2008, khi nền kinh tế bắt đầu rớt vào giai đoạn lạm phát nghiêm trọng, NHNN quyết định tăng lãi suất tái chiết khấu lên đến 13%, theo đó, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên vượt bậc. Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu tích cực, NHNN dỡ bỏ trần lãi suất huy động VND và thay cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. Theo đó, các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Tại thời điểm thực hiện cơ chế lãi suất mới, lãi suất cơ bản được ấn định ở mức 12% và sau đó được điều chỉnh lên 14% (ngày 11/6), theo đó các mức lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên (lãi suất tái cấp vốn tăng từ 13%-15%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 11%-13%). Đồng thời để đảm bảo thi hành nghiêm túc cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, ngày 10/6/2008, Thống đốc NHNN ban hành văn bản số 5158/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD không được thu phí liên quan đến hoạt động cho vay.
Trước xu hướng tăng chậm lại của chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt -0,19% trong tháng 10 và -0,76% trong tháng 11, nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng bền vững, NHNN đã nhiều lần giảm các loại lãi suất. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN 2007 - 2008
ĐVT: %/năm
Năm
Lãi suất
2007
2008
á
á
á
â
â
â
â
â
- Lãi suất cơ bản
8,25
8,75
12
14
13
12
11
10
8,5
- Lãi suất tái cấp vốn
6,5
7,5
13
15
14
13
12
11
9,5
- Lãi suất tái chiết khấu
4,5
6,0
11
13
12
11
10
9
7,5
- Lãi suất cho vay tối đa
12
13
18
21
19,5
18
16,5
15
12,75
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN.
Đến đầu năm 2009, trước tình hình kinh tế đang có chiều đi xuống, để kích thích đầu tư, NHNN lại tiếp tục tiến hành giảm 2 đợt lãi suất cụ thể là:
Bảng 2.5: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN năm 2009 ĐVT: %/năm
Thời điểm áp dụng
Lãi suất cơ bản
Lãi suất cho vay tối đa
Lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất tái chiết khấu
01/02/2009
7
10,5
8
6
10/04/2009 đến nay
7
10,5
7
5
Nguồn: NHNN.
Đồng thời, NHNN ban hành Công văn số 10259/NHNN - CSTT ngày 20/11/2008 về việc thực hiện các biện pháp về tín dụng và lãi suất; trong đó, NHNN yêu cầu các TCTD: Một là, điều chỉnh lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam phù hợp với quy định của NHNN, đảm bảo khả năng huy động vốn, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. Hai là, tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn, nhất là các hộ nông dân sản xuất lúa vụ mùa Đông xuân, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn. Ba là, chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Các giải pháp điều hành chính sách lãi suất nêu trên đã tác động điều chỉnh mặt bằng lãi suất huy động vốn và cho vay ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất biến động theo xu hướng ổn định và hài hoà quyền lợi giữa người gửi tiền - TCTD - người vay tiền, góp phần kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2001 - 3/2009, lãi suất chiết khấu có một số nét đặc trưng cơ bản sau:
Một là, NHNN đã dùng lãi suất chiết khấu để tác động vào hoạt động kinh doanh ngân hàng và hỗ trợ cho các NHTM.
Hai là, lãi suất chiết khấu đã thể hiện tốt vai trò là công cụ của CSTT. Khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu, đó là tín hiệu khẳng định rằng để đáp ứng nhu cầu vốn của mình, các ngân hàng phải tăng việc huy động vốn trong dân cư, giảm bớt việc cho vay tái cấp vốn từ NHNN. Đây là công cụ thực hiện CSTT thắt chặt, phù hợp với mục tiêu ổn định lạm phát.
Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở
Theo điều 21 Luật NHNN Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 quy định: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán tín phiếu Kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTT quốc gia [27].
Có thể khẳng định rằng, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ chủ yếu để điều tiết vốn của các TCTD. Từ ngày 12/7/2000, nghiệp vụ thị trường mở chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới trong việc sử dụng các công cụ của CSTT. Sau hơn 8 năm hoạt động, công cụ này ngày càng được sử dụng có hiệu quả góp phần đảm bảo an toàn vốn thanh toán, ổn định lãi suất nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTT. Hoạt động thị trường mở trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả lớn, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: Một số hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh số giao dịch bq/1phiên
(tỷđồng/1 phiên)
82
105
197
504
646
767
Số phiên giao dịch trog năm
48
85
107
123
159
162
Định kỳ giao dịch
1 phiên/ 1 tuần
2 phiên/ 1 tuần
2 phiên/ 1 tuần
3 phiên/ 1 tuần
3 phiên/ 1 tuần
3 phiên/ 1 tuần
1phiên/ 1 ngày
Tổng doanh số giao dịch (tỷ đồng)
12.280
15.596
21.211
61.936
77.520
124.234
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN.
Nhìn vào số liệu trong bảng 2.6 ta thấy trong thời gian qua:
Thứ nhất, khối lượng giao dịch qua thị trường mở không ngừng tăng lên, qua đó tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD cũng như các điều kiện của thị trường tiền tệ. Điều đó làm cho tổng doanh số giao dịch qua các năm tăng từ 12.280 tỷ đồng năm 2001 lên 124.234 tỷ đồng năm 2006. Kéo theo doanh số giao dịch bình quân/1 phiên tăng mạnh từ 105 lần năm 2001 lên 767 lần năm 2006. Bên cạnh đó, số phiên giao dịch trong năm cũng tăng từ 48 lần lên 162 lần năm 2006.
Thứ hai, tỷ trọng doanh số mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở trên tổng doanh số cho vay của NHTM (qua các nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá, hoán đổi ngoại tệ và nghiệp vụ thị trường mở) tiếp tục tăng lên từ 37% năm 2001 lên 87% năm 2005. Điều này cho thấy nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh hỗ trợ vốn chủ yếu và ngày càng trở nên quan trọng đối với việc thực thi CSTT.
Thứ ba, định kỳ giao dịch trên thị trường cũng không ngừng tăng lên để đáp ứng kịp thời vốn khả dụng cho các NHTM và nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Nếu vào năm 2001 định kỳ giao dịch chỉ diễn ra 1 phiên/1 tuần thì đến năm 2007 đã tăng số phiên giao dịch lên 1 phiên/ 1 ngày. Đặc biệt, vào thời điểm giáp tết nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện tăng cường trong tất cả các ngày làm việc, cá biệt có ngày thực hiện 2 phiên/1 ngày nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán tăng cao của các TCTD. Nhờ đó, hoạt động ngân hàng diễn ra ổn định, củng cố uy tín của hệ thống ngân hàng.
Thứ tư, kỳ hạn giao dịch trên thị trường nở cũng được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với việc điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của TCTD. Ngoài kỳ hạn chủ yếu từ 15 đến 30 ngày, trong một số phiên, NHNN còn chào mua với thời hạn ngắn 7 ngày để đáp ứng khả năng thanh toán của các TCTD.
Thứ năm, các thủ tục giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được cải tiến cơ chế hoạt động tiếp tục được hoàn thiện. Trong năm 2004, NHNN đã ban hành quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN ban hành kèm theo quyết định số 1022/2004 QĐ-NHNN ngày 18/8/2004. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện thống nhất việc lưu ký giấy tờ có giá phục vụ cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, từ ngày 15/12/2004 NHNN mở trang Web để thực hiện đặt thầu và đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường.
Thứ sáu, số lượng thành viên tham gia thị trường mở không ngừng tăng lên; tính đến 3/2009, không chỉ 4 NHTM nhà nước thường xuyên tham gia mà còn có NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… góp phần tăng khả năng điều tiết của nghiệp vụ này. Tuy lượng thành viên tham gia chưa nhiều nhưng cũng làm cho thị trường hoạt động bớt đơn điệu, mang tính cạnh tranh hơn so với trước.
Thứ bảy, chủng loại hàng hóa giao dịch trên thị trường ngày càng đa dạng. Ngoài tín phiếu NHNN và tín phiếu Kho bạc nhà nước, nó còn bao gồm cả trái phiếu Kho bạc, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh toán, công trái và các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc NHNN Việt Nam quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Qua đó, nâng cao khả năng điều tiết tiền tệ trong lưu thông của NHNN.
Thứ tám, hoạt động của thị trường mở đã góp phần phát triển các hoạt động của thị trường tiền tệ: thông qua hoạt động thị trường mở đã làm tăng mức độ thanh khoản của các giấy tờ có giá do các TCTD đang nắm giữ, điều này đã thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp. Cụ thể, đối với thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc, khối lượng bán ra tăng đáng kể qua các năm.
Thứ chín, nghiệp vụ thị trường mở đã kết hợp các công cụ khác để CSTT đạt hiệu quả cao như: công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã kết hợp với công cụ dự trữ bắt buộc và lãi suất để thực hiện các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ.
Thứ mười, thông qua hoạt động nghiệp vụ của thị trường mở, NHNN đã tạo tín hiệu về định hướng CSTT và ngược lại thu được thông tin phản hồi từ các TCTD về lượng vốn khả dụng và tình hình thị trường tiền tệ.
2.2.2.2. Nội dung và hình thức thực thi chính sách tiền tệ
Thứ nhất, về cung ứng tiền tệ và kiểm soát lạm phát
Việc thực thi CSTT của NHNN nhằm quản lý mức cung tiền tệ nằm trong giới hạn kiểm soát được lạm phát và thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mục tiêu, mức lãi suất thực dương và tỷ giá hối đoái thực tế ổn định.
Từ năm 2001, dưới sự chỉ đạo của NHNN, các NHTM đã tiếp cận để học tập công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới, trước mắt mở rộng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, từ tháng 3/2001 dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán” do Worlk Bank tài trợ đã đi vào hoạt động và đạt hiệu quả cao, song song với những nổ lực đó, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng có những chuyển biến đáng khích lệ, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán cũng đã tăng lên đáng kể. Lượng tiền mặt đưa vào lưu thông đã giảm từ 32% năm 2000 xuống còn 16,36% năm 2007 [25].
Khi xem xét đến mức cung ứng tiền tệ, một điểm quan trọng chúng ta cần nghiên cứu đó là mối tương quan giữa mức cung tiền và lạm phát. Như chúng ta biết, khi nền kinh tế có những tác động bất lợi như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh,… làm sức mua của xã hội giảm sút, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng giảm phát. Ngược lại, khi giá cả hàng hóa tăng đột biến, có thể làm cho nền kinh tế rơi vào lạm phát kéo dài. Lúc này, để điều tiết nền kinh tế, Nhà nước mà đại diện là NHNN phải điều tiết mức cung tiền một cách hợp lý (được phân tích kỹ trong 2.3.1.1 và 2.3.1.2).
Thứ hai, thực trạng chính sách tín dụng đối với nền kinh tế
Chính sách tín dụng của Việt Nam trong những năm qua hướng vào những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay của hệ thống NHTM
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tăng vốn huy động và cho vay của các NHTM giai đoạn 2001 - 2008
ĐVT : %
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN.
Nhìn vào biểu đồ 2.2 chúng ta thấy rằng, trong thời gian qua, lượng vốn huy động có xu hướng tăng nhanh. Để làm được điều đó, các NHTM và các TCTD đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn như phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng. Bên cạnh đó, các hình thức cho vay cũng có xu hướng mở rộng như: cho vay có bảo lãnh, thế chấp, thực hiện nghiệp vụ chiếc khấu, cho vay trả góp hàng tiêu dùng, khuyến mãi hấp dẫn,…đối với các thành phần kinh tế. Chính điều đó đã làm tăng mức tín dụng lên 53,89% năm 2007. Từ đó, có thể khẳng định rằng hệ thống ngân hàng vẫn là kênh chính thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm huy động năng lực sản xuất toàn xã hội và góp phần thực hiện chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đồ thị 2.1: Diễn biến tăng trưởng tín dụng và Tổng phương tiện thanh toán 10 tháng/2008
Nguồn: NHNN.
Thứ hai, lãi suất đã từng bước sát với cung, cầu vốn trên thị trường
Từ ngày 1/6/2001, NHNN đã bỏ cơ chế quy định biên độ, thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ. Từ ngày 1/6/2002, căn cứ vào Nghị quyết Trung Ương 5 khóa IX của Đảng và điều kiện kinh tế, tiền tệ trong nước, NHNN thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất đối với đồng nội tệ, theo đó, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Các TCTD xác định lãi suất bằng VNĐ trên cơ sở cung cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ mang tính chất tham khảo.
Như vậy, sau một năm thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN đã thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất nội tệ. Đây là bước phát triển mới trong việc thực thi CSTT theo cơ chế thị trường phù hợp với yêu cầu hội nhập nhập kinh tế quốc tế.
Đồ thị 2.2: Diễn biến lãi suất huy động và cho vay VNĐ năm 2008 - 3/2009
Nguồn: NHNN và sự tổng hợp của tác giả.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả tín dụng, đổi mới cơ cấu tín dụng
Như chúng ta đã biết, NHNN ngày càng hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả của tín dụng, điều này được thể hiện ở chỗ:
Một là, nâng cao tính tự chủ của các NHTM trong kinh doanh, thực hiện quyết định 1627 của NHNN ban hành ngày 31/12/2001 có hiệu lực thi hành ngày 1/2/2002 về việc cho vay của các TCTD đối với khách hàng các NHTM được toàn quyền quyết định trong quá trình tổ chức cho vay, tự quyết định lãi suất cho vay cho từng đối tượng khách hàng có hoặc không có tài sản đảm bảo.
Hai là, NHNN quy định mở rộng tín dụng đến những đối tượng và những lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật không nghiêm cấm, người đi vay thuộc mọi thành phần kinh tế, không chỉ trong nước mà còn mở rộng đối với các cá nhân và pháp nhân nước ngoài kể từ ngày 1/2/2002.
Ba là, phương thức cho vay ngày càng đa dạng, ngoài các hình thức cho vay thông thường, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, trả góp, cho thuê tài chính, bảo lãnh, còn cho phép thực hiện chiết khấu, thấu chi, cho vay hạn mức tín dụng dự phòng. Đồng thời, NHNN khuyến khích các phương thức cho vay đồng tài trợ, cho phép vay vượt 15% vốn tự có của Ngân hàng đối với các công trình trọng điểm quốc gia (nếu có quyết định của Thủ tướng Chính phủ)
Bốn là, về tài sản đảm bảo có nhiều đổi mới theo hướng cởi mở hơn từ khi có Nghị định 85/NĐ - CP ngày 29/12/2002 về việc định giá tài sản bảo đảm theo cơ chế thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Trong khi đó, chính sách tín dụng hướng đến mục tiêu xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hội nhập, các NHTM đã đa dạng hóa các hình thức tín dụng, từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng ngắn hạn sang trung và dài hạn. Nếu vào năm 2001 cho vay dài hạn đạt 38% thì đến năm 2008 đã tăng lên 61%. Ngoài ra, NHNN chủ trương mở rộng tín dụng đối với thành phần kinh tế theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh. Chính vì vậy, vào năm 2001, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ đạt 49% thì đến năm 2007 đã tăng lên 57,05% [25].
Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng còn được chuyển dịch theo hướng tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp có chiều hướng giảm dần tương ứng dư nợ tín dụng cho công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Cụ thể là tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp giảm từ 42,6% năm 2001 xuống còn 15,5% năm 2008. Việc đẩy mạnh cho vay các ngành sản xuất, các vùng, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm thể hiện nội dung của chính sách tín dụng nhằm hướng đến xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Như vậy, qua xem xét thực trạng chính sách tín dụng đối với nền kinh tế cho thấy chính sách tín dụng đã góp phần to lớn trong việc khai thác tiềm năng phát triển của các ngành và các thành phần kinh tế đáp ứng ngày càng tốt hơn xu thế thế giới đang đặt ra.
Thứ ba, thực trạng chính sách quản lý ngoại hối
Trong thời gian qua, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam luôn hướng vào mục tiêu tăng khả năng quản lý và kiểm soát ngoại tệ của Chính Phủ, thu hẹp dần phạm vi hoạt động của ngoại tệ tự do, góp phần ổn định tiền tệ, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết.
Xác định được tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế nên trong thời gian qua, NHNN đã rất quan tâm đếm nhân tố này. Trong quá trình điều hành tỷ giá, cùng với việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nước ta đã có chủ trương và giải pháp đổi mới trong quan hệ đối ngoại và chính sách tỷ giá, từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Do đó, tính cho đến nay, chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi căn bản, Nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của Nhà nước, cụ thể là:
Từ 26/2/1999 đến 3/2009 NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; thực hiện mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ, từng bước thực hiện tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thích ứng với yêu cầu hội nhập, điều này được thể hiện ở những nét sau:
Thứ nhất, NHNN thay đổi cách công bố tỷ giá phù hợp với yêu cầu thị trường. Vào ngày 26/2/1999 Thống Đốc NHNN Việt Nam ban hành 2 Quyết định số 64/1999/QĐ - NHNN về việc công bố tỷ giá hối đoái VNĐ so với ngoại tệ và Quyết định số 65/1999/QĐ - NHNN về việc Quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo đó, hàng ngày NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa VNĐ với USD, thay cho việc công bố tỷ giá chính thức và tỷ giá bình quân mua vào bán ra thực tế trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ giá công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
Thứ hai, NHNN nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá, từng bước thực hiện tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, tăng quyền tự chủ cho các NHTM.
Từ ngày 1/7/2002, NHNN nới lỏng biên độ giao dịch. Đây là lần thứ 4 kể từ năm 1999 đến nay, NHNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch. Sau khi thực hiện cơ chế nới lỏng biên độ giao dịch, tỷ giá trên thị trường tương đối ổn định.
Ngày 8/12/2004, với Quyết định số 1452/2004/QĐ - NHNN của Thống Đốc NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của các TCTD có hiệu lực thi hành thay thế những quy định được ban hành từ năm 1998 đã có những đổi mới quan trọng sau:
Một là, mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ.
Hai là, NHNN thực hiện cơ chế nới lỏng kiểm soát ngoại tệ, từng bước thực hiện tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, tăng quyền tự chủ cho các NHTM, làm thị trường ngoại tệ diễn biến linh hoạt và tỷ giá phản ánh cung cầu ngoại tệ đúng đắn hơn.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 đến nay, NHNN đã một lần điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng và hai lần thực hiện quyết định nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá của TCTD đối với khách hàng. Cụ thể, kể từ cuối 12/2008, NHNN điều chỉnh tăng 3% đối với tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.494 VNĐ/USD tăng lên 16.989 VNĐ/USD. Đây là mức điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng cao nhất trong một ngày từ nhiều năm qua. Từ cuối 3/2009, NHNN điều chỉnh nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá trong mua bán ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng từ mức +-3% (ngày 7/11/2008) lên +-5% so với tỷ giá do NHNN công bố hàng ngày, trong khi giá vàng tăng kỷ lục, điều này cũng gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.Xét về nguyên tắc, tỷ giá hối đoái được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối bằng cách điều tiết tỷ giá linh hoạt thông qua hai trung tâm giao dịch ngoại tệ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, NHNN luôn dự đoán những biến động có thể xảy ra để có chính sách thích hợp tác động đến cung, cầu và có thể dùng cả dự trữ ngoại tệ để điều tiết tỷ giá nhằm phục vụ cho các mục tiêu đó mà không gây ra bất kỳ sự đột biến kinh tế nào.
Tóm lại, từ năm 2000 đến nay, chính sách ngoại hối luôn không ngừng đổi mới theo hướng nới lỏng các giao dịch vãng lai. Cụ thể là:
Thứ nhất, NHNN khyến khích thu hút nguồn ngoại tệ vào Việt Nam bằng con đường kiều hối, cho phép cá nhân được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ không kể nguồn gốc tại các TCTD được phép, được hưởng lãi suất bằng ngoại tệ, được rút gốc cả vốn lẫn lãi bằng ngoại tệ, tăng đối tượng vay ngoại tệ (theo quyết định số 418/2000 ngày 21/9/2000 của thống đốc NHNN, bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (theo quyết định số 468/2000 của thống đốc NHNN), đồng thời NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện mua bán ngoại tệ từ ngân sách nhà nước nhằm bổ sung nguồn ngoại tệ để điều tiết thị trường.
Thứ hai, các doanh nghiệp được quyền tự xem xét và quyết định về các khoản vay nước ngoài. Trong thông tư hướng dẫn Nghị định 24/2000/NĐ - CP của Chính phủ về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã xóa bỏ giấy phép mua ngoại tệ, nới rộng quyền mở tài khoản ngoại tệ, vốn chuyên dùng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, đối với doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đầu tư được mở tài khoản, chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển thu nhập hợp pháp và vốn đầu tư về nước.
Thứ ba, NHNN đã trình Chính phủ giảm tỷ lệ kết hối từ 40% xuống 30% năm 2002, ủy quyền cho chi nhánh NHNN tỉnh, thành quản lý luồng ngoại tệ chu chuyển trong nền kinh tế bằng việc xác nhận đăng ký, vay nước ngoài cho các doanh nghiệp, cấp giấy phép mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của cá nhân. Dự trữ ngoại hối được quản lý an toàn, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo báo cáo của NHNN vẫn còn sự thiếu nhất quán giữa các văn bản liên quan trong những lĩnh vực quản lý ngoại hối nên việc điều hành nguồn ngoại tệ chưa được tâp trung t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.doc
- bia muc luc.doc