LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC BẢNG. vii
DANH MỤC HÌNH. vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI.9
1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội.9
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội .9
1.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội.11
1.2. Khái quát về chế độ bảo hiểm xã hội .13
1.2.1. Khái niệm pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội.13
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật chế độ bảo hiểm xã hội .14
1.2.3. Đối tượng áp dụng.16
1.2.4. Nguồn hình thành quỹ chế độ bảo hiểm xã hội.17
1.2.5. Các chế độ bảo hiểm xã hội .18
1.3. Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm xã hội.22
1.3.1. Cơ sở sinh học .22
1.3.2. Điều kiện và môi trường lao động .23
1.3.3. Cơ sở kinh tế - xã hội .23
1.3.4. Luật pháp và thể chế chính trị.24
1.4. Vai trò của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội .24
1.5. Nguyên tắc pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội .26
1.6. Giải quyết tranh chấp về chế độ bảo hiểm xã hội.28
Kết luận chương 1 .31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI.32
87 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số
1029 (năm 1952) của ILO, và nhấn mạnh trong Công ước số 128 (năm 1967)10 quy
9 Công ước về An toàn xã hội (quy phạm tối thiểu), 1952
29
định NLĐ có quyền yêu cầu người đại diện của mình để khiếu nại, bảo vệ quyền lợi
của NLĐ. Thông thường việc khiếu nại về quyền, lợi ích của NLĐ thường được
thực hiện thông qua trao đổi bằng văn bản, những văn bản này là cơ sở để thực hiện
việc khởi kiện. Việc tranh chấp thường xảy ra giữa các mối quan hệ: NLĐ với
NSDLĐ, NLĐ với cơ quan BHXH hoặc NSDLĐ với cơ quan BHXH, vì vậy khi
một bên có văn bản yêu cầu trả lời, giải quyết về quyền và lợi ích thì bên kia có
trách nhiệm trả lời bằng văn bản những đề nghị, yêu cầu của người khiếu nại và đây
cũng là cơ sở để thực hiện việc khởi kiện (nếu xảy ra).
Ngay từ khi Luật BHXH chưa ra đời, cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh
vực BHXH ở Việt Nam đã được cụ thể hóa tại Bộ Luật Lao động 2002, sau sửa đổi
nội dung trong Bộ Luật Lao động 2012. Đến khi Luật BHXH ra đời, Luật BHXH đã
giành riêng chương VIII để quy định cơ chế khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm về
BHXH, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng của NLĐ; Tuy
nhiên, trong thực tế việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BHXH được thực hiện
theo cả Luật Khiếu nại, Bộ Luật Lao động và Luật BHXH. Vì vậy cơ chế giải quyết
tranh chấp giữa NLĐ với NSDLĐ với cơ quan BHXH, giữa NSDLĐ và cơ quan
BHXH bao gồm:
Một là cơ chế thỏa thuận: Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, bước
đầu tiên được sử dụng là “Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được
hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh
chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội” chỉ khi nào
giữa các bên không thỏa thuận được thì mới sử dụng đến biện pháp.tiếp theo, đó là
“Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu
do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc
thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện” (Điểm 5, Điểm 6,
Điều 194, Bộ Luật lao động năm 2012).
10 Điều 34, Công ước số 128 về Trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất, 1967
1. Mọi người khiếu nại đều phải được quyền kháng cáo trong trường hợp bị từ chối trợ cấp, hoặc khiếu nại về
chất lượng hay số lượng của trợ cấp.
2. Phải quy định những thủ tục trong trường hợp cần thiết, cho phép người khiếu nại được tự chọn hoặc được
một đại diện của tổ chức đại diện những người được bảo vệ làm đại diện hoặc giúp đỡ cho mình.
30
Biện pháp thỏa thuận được quy định áp dụng đối với các tranh chấp về
BHXH: tranh chấp giữa NLĐ đã nghỉ việc theo chế độ với NSDLĐ hoặc với cơ
quan BHXH, giữa NSDLĐ với cơ quan BHXH do hai bên thoả thuận.
Hai là cơ chế khiếu nại: Sau khi các bên không thỏa thuận được việc giải
quyết tranh chấp về BHXH thì bước khiếu nại sẽ được sử dụng làm công cụ tiếp
theo nhằm giải quyết tranh chấp (đây được xem là phương pháp phổ biến mà các
bên sử dụng trong thực tế để giải quyêt các tranh chấp). Trong quá trình giải quyết
khiếu nại nếu thấy quyết định gốc không đúng, phải ra quyết định mới điều chỉnh
quyết định cũ và điều chỉnh các chế độ đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người
khiếu nại. Khi nhận được văn bản trả lời hoặc quyết định do bên bị khiếu nại gửi
đến mà người khiếu nại thấy không phù hợp, người khiếu nại vẫn có quyền khiếu
nại tiếp.
Ba là cơ chế khởi kiện: Tại Điểm 4, Điều 201; Điểm 3, Điều 205 Bộ Luật lao
động 2012 quy định cả về giải quyết tranh chấp lao động tập thể hay cá nhân,
trường hợp các bên không đồng ý với việc giải quyết thì có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết. Cụ thể hơn nữa “Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải
quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý Nhà
nước về lao động cấp tỉnh” (Điểm 3, Điều 119 Luật BHXH số 58/2014/QH13).
Sau khi có Quyết định của Tòa án, nếu không có bên nào kháng cáo thì phải
thực hiện theo phán quyết của Toà. Trường hợp các bên có liên quan không đồng ý
có quyền khiếu nại tiếp lên cấp có thẩm quyền cao hơn theo luật định (ở nước ta,
Tòa phúc thẩm là tòa án tiếp theo có thẩm quyền giải quyết tiếp theo, sau đó sẽ là
Toà án tối cao). Như vậy, việc khởi kiện chỉ là khi giữa người tham gia BHXH và
cơ quan BHXH không tự giải quyết được những khiếu nại của đương sự. Quyết
định của tòa án sẽ là Quyết định mà các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ, đặc biệt là
quyết định của tòa án cao nhất (Tòa án tối cao).
31
Kết luận chương 1
Như vậy, trên cơ sở phân tích lý luận về BHXH, về thực hiện các chế độ
BHXH, có thể kết luận rằng chế độ BHXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
người lao động nói riêng và xã hội nói chung, góp phần phát triển bền vững các chế
độ an sinh xã hội đồng thời từ thực tiễn thực hiện có thể đưa ra những ưu điểm, hạn
chế của thực hiện pháp luật về BHXH, đề ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về BHXH ở Việt Nam hiện nay.
32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh và Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng
Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì vừa có biển, đảo, đồng bằng, trung du,
lại có cả đồi núi, biên giới. Trong việc quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh
vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, là
tỉnh hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế - xã hội trong tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế, đặc
biệt là trung tâm thương mại thành phố Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai
nước Việt Nam - Trung Quốc. Năm 2018, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 1 ở Việt Nam (Báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh,
2018)11.
Là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng than ở tỉnh Quảng Ninh
chiếm 95% so với cả nước, đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Đồng thời ở Quảng
Ninh còn có tài nguyên đá vôi, đây chính là nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây
dựng, cung cấp nguyên liệu, vật tư cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu,
đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế và tăng trưởng GDP của tỉnh. Ngoài
ra, Quảng Ninh cũng rất phát triển về nhiệt điện với sản lượng nhiệt điện chiếm
15% và xi măng chiếm 14% của cả nước. Do là một trong những tỉnh giảu tài
nguyên khoáng sản, đặc biệt là than đá, công nghiệp điện, xi măng, vật liệu xây
dựng.Vì vậy, Quảng Ninh có số lượng công nhân mỏ đông nhất trên cả nước, đây
là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp và phân phối hàng hóa12.
Bên cạnh nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, Quảng Ninh có bờ biển
trải dài, là địa bàn có tiềm năng lớn để phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, du
lịch nhất là thương mại qua biên giới và thương mại qua đường biển. Cùng với sự
11 Có thể xem tại:
ninh/201811/ket-qua-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-quang-ninh-2410161/ [truy cập ngày 15/11/2019].
12 Có thể xem tại: [truy cập ngày 15/11/2019].
33
phát triển mạnh mẽ của kinh tế, ngành dịch vụ thương mại ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực tạo bước đột phá trong quá
trình xây dựng và phát triển để trở thành tỉnh đi đầu cả nước về vấn đề đổi mới mô
hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”13. Năm
2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân đầu người
là 4.512 USD; tiếp tục ở trong nhóm 4 địa phương dẫn đầu cả nước về lĩnh vực thu
ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ đồng; thực hiện tiết kiệm nguồn chi
thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng chiếm trên 65,2% tổng chi
ngân sách; tổng vốn đầu tư trong toàn xã hội đạt trên 67,6 nghìn tỷ. Bởi vậy, mà
lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng
biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao, phần nào đã đảm bảo được đời sống của
người dân trên địa bàn tỉnh (Báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh, 2018)14.
Quảng Ninh là tỉnh biên giới, hải đảo có tổng số 14 huyện, thị xã, thành phố
trải dài từ Đông Triều đến Móng Cái và có trên 34 dân tộc cùng sinh sống, phân bố
không đồng đều trên các huyện, thị. Người dân tộc thiểu số cư trú tại các huyện khó
khăn như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hànhận thức về chính sách
an sinh xã hội cũng như BHXH, BHYT, BHTN còn thấp, việc tuyên truyền cho
người dân hiểu để tham gia BHYT gặp rất nhiều khó khăn (Hành chính, địa giới
tỉnh Quảng Ninh, 2013, tr 11).
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh
Cùng với sự ra đời của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh
Quảng Ninh được thành lập ngày 23/8/1995 theo Quyết định cố 133/QĐ/TCCB của
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/09/1995, trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội,
Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Tài chính vật giá và Cục thuế.
13 Có thể xem tại: https://baomoi.com/tang-truong-xanh-o-quang-ninh-toc-do-chat-luong-song-
hanh/c/10434282.epi [truy cập ngày 15/11/2019].
14 Có thể xem tại:
ninh/201811/ket-qua-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-quang-ninh-2410161/ [truy cập ngày 15/11/2019].
34
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh được có cơ cấu tổ chức theo ngành dọc từ
tỉnh đến huyện15. Khi mới thành lập toàn ngành chỉ có 90 cán bộ công chức và hợp
đồng lao động với 05 phòng chức năng và 12 BHXH huyện, thị xã, thành phố. Từ
01/01/2003 thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ
tướng Chính phủ về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang BHXH Việt Nam,
cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Ninh được điều chỉnh gồm 08 phòng chức
năng và 13 BHXH huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, BHXH tỉnh Quảng Ninh có
11 phòng chức năng và 14 Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố với 385
công chức, viên chức và lao động hợp đồng, trong đó trình độ đại học và trên đại
học là 320 người, chiếm 82% (Báo cáo tổ chức, biên chế của BHXH tỉnh QN số
02/BC-BHXH, 2016).
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực
hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp, BHYT
bắt buộc, BHYT tự nguyện quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy
định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của Pháp luật. Bảo hiểm xã hội
tỉnh Quảng Ninh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự
quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh. Các phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh có chức năng giúp
Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực
chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc16. Cơ sở vật chất của các
15 Điều 6. Hệ thống tổ chức: Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung,
thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội
huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
16 Điều 2 quy định chi tiết về quyền hạn và nhiệm vụ của BHXH tỉnh
+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn
tỉnh và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi đã duyệt.
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH,
BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy
định.
+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT.
+ Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của tổ chức và cá nhân tham gia BHXH.
35
đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Quảng Ninh từ chỗ tạm bợ, khó khăn, đến nay đã
khang trang, phương tiện làm việc từng bước được hiện đại hóa đủ sức đáp ứng với
tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói
chung. BHXH tỉnh Quảng Ninh đã ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng
phục vụ thông qua việc mở rộng đối tượng tham gia, mở rộng quy mô quỹ BHXH
và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các chế độ trợ cấp BHXH cho người dân trong
toàn tỉnh.
+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
+ Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ
BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.
+ Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
+ Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn chuyên môn kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có
thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý
do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH,
BHYT ở xã, phường, thị trấn.
+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH,
BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa
bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của BHXH Việt
Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh và
BHXH các huyện, thị xã, thành phố.
+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động
của BHXH tỉnh.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viêc chức thuộc BHXH
tỉnh và các tổ chức, các nhân tham gia bảo hiểm.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá
nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH,
BHYT theo quy định của pháp luật.
+ Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách BHXH, BHYT;
kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH,
BHYT.
+ Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực
hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy
đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH tỉnh.
+ Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
36
Hình 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại BHXH tỉnh Quảng Ninh
2.2. Thực trạng pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội
2.2.1. Các chế độ BHXH bắt buộc
2.2.1.1. Chế độ ốm đau
* Điều kiện hưởng
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau: Người lao động bị ốm đau, tai nạn
mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp “ốm đau,
tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma
37
túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định” thì không được hưởng
chế độ ốm đau, tai nạn rủi ro và con ốm (Điều 25, Luật BHXH số 58/2014/QH13).
Cụ thể danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định
82/2013 NĐ-CP.
* Thời gian hưởng
Thời gian tham gia
BHXH
Làm việc trong điều
kiện bình thường
Làm việc trong điều
kiện nặng nhọc
Dưới 15 năm 30 ngày 40 ngày
Từ đủ 15 năm đến dưới
30 năm
40 ngày 50 ngày
Từ đủ 30 năm trở lên 60 ngày 70 ngày
Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị
dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: Tối đa 180
ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Hết thời hạn hưởng chế độ
ốm đau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với
mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ thì thời gian hưởng chế độ ốm đau căn cứ vào thời gian điều trị
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (Điều 26, Luật BHXH số
58/2014/QH13). Ngoài ra NLĐ sau khi bị ốm đau, thai sản mà sức khỏe còn yếu
được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản với thời gian
từ 5 đến 7 ngày tùy trường hợp cụ thể.
* Mức hưởng
Mức hưởng trợ cấp ốm đau tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng
bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Còn đối với sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan mức hưởng bằng 100% mức tiền
lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
38
Theo pháp Luật BHXH hiện hành, chế độ ốm đau được quy định về điều kiện
hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng cụ thể chi tiết nhưng khi áp dụng thực tế
nhận thấy:
Điều kiện để hưởng chế độ ốm đau áp dụng cho trường hợp: NLĐ bị ốm đau,
tai nạn rủi ro phải nghỉ việc nhằm loại trừ các trường hợp chính bản thân NLĐ chủ
động tạo ra bất lợi cho mình như: tự huỷ hoại sức khoẻ, say rượu, dùng các chất ma
tuý ra khỏi đối tượng được bảo hiểm là phù hợp. Mặt khác chế độ ốm đau không
quy định về điều kiện đóng BHXH tối thiểu trước khi hưởng trợ cấp vì vậy NLĐ
chỉ cần vừa tham gia BHXH mà bị ốm kể ốm dài ngày vẫn được hưởng chế độ trợ
cấp ốm đau. Quy định trên một mặt thể hiện tính nhân văn trong chế độ BHXH
nhưng không đảm bảo tương quan công bằng giữa các chế độ, vừa không đảm bảo
nguyên tắc đóng - hưởng, đồng thời dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng để hưởng chế
độ khi NLĐ phát hiện mắc bệnh cần chữa trị dài ngày mới tìm cách tham gia
BHXH bắt buộc sau đó nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau với thời gian hưởng không
giới hạn.
Pháp luật hiện hành còn có sự phân biệt về quyền lợi giữa các đối tượng tham
gia BHXH, đối với đối tượng là lực lượng vũ trang pháp luật quy định không có sự
giới hạn về thời gian nghỉ hưởng chế độ và mức trợ cấp bằng 100% tiền lương; như
vậy quyền lợi của NLĐ thuộc lực lượng vũ trang là lớn hơn quyền lợi của NLĐ
thuộc khối dân sự. Quy định trên đã tạo ra sự bất hợp lý, không công bằng giữa các
nhóm đối tượng tham gia BHXH.
Và ở chế độ này quy định việc hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe
sau ốm đau, thai sản cho NLĐ sau khi đi làm mà sức khỏe còn yếu hiện tại cho thấy
còn bất cập thể hiện: việc cho nghỉ chế độ này là do đơn vị sử dụng lao động quyết
định trên cơ sở hạch toán tài chính theo quy định nên nhiều khi đơn vị còn lạm
dụng, xét duyệt cho những trường hợp không đủ điều kiện hưởng mang tính chất
“cào bằng”, ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ BHXH.
2.2.1.2. Chế độ thai sản
* Điều kiện hưởng
39
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai
hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06
tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp
triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Để được hưởng chế dộ thai sản thì NLĐ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06
tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Với lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi
mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời
gian 12 tháng trước khi sinh con.
*Thời gian hưởng:
- Khi khám thai: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi
khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh thì được nghỉ
02 ngày cho mỗi lần khám thai (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng
tuần).
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ
được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần): 10 ngày nếu
thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40
ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi
trở lên.
- Khi sinh con: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng 06 tháng. Trường
hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ
thêm 01 tháng. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được
nghỉ 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật; trường
hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, sinh ba trở lên thì mỗi con được
nghỉ thêm 03 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì
được nghỉ 14 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
40
* Mức hưởng
- Đối với trợ cấp thai sản khi nghỉ việc sinh con, nuôi con nuôi bằng mứcbình
quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
* Số tháng nghỉ sinh con/nuôi con nuôi.
- Đối với trợ cấp thai sản khi nghỉ việc đi khám thai, lao động nam nghỉ khi vợ
sinh con bằng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH 6 tháng liền
kề trước khi nghỉ việc/24 ngày*100% * Số ngày nghỉ khi đi khám thai hoặc chăm
vợ sinh con.
- Đối với trợ cấp thai sản khi sẩy thai, nạo hút thai bằng mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/30
ngày*100% * Số ngày nghỉ do sẩy thai, nạo hút thai.
Như vậy chế độ thai sản trong Luật BHXH mới đã linh hoạt hơn, đem lại
những lợi ích thiết thực cho lao động, đặc biệt là lao động nữ. Sự chi tiết, sự tỉ mỉ
trong từng quy định về thời gian hưởng và mức hưởng trong chế độ thai sản càng
chứng minh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân, đặc biệt là đối
với người phụ nữ và trẻ em nhất là khi luật mới bổ sung thêm đối tượng hưởng chế
độ thai sản là nam có vợ sinh con, hay như mở rộng thời gian nghỉ trước khi thai
sản đối với một số trường hợp thai sản có bệnh lý cần sự theo dõi và xác nhận của
cơ quan y tế. Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của chế độ thai sản trong
chính sách về an sinh xã hội. Nhưng những tồn tại và vướng mắc khi thực hiện chế
độ này đã gây ra những khó khăn cho người lao động, cụ thể: quy định điều kiện để
hưởng trợ cấp thai sản theo khoản 2, điều 31 Luật BHXH 2014 là người lao động
phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi
sinh con.
2.2.1.3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
*Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
41
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu
cầu của người sử dụng lao động;
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại trong
khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Người lao động bị suy giảm khả năng lao
động từ 5% trở lên do bị những tai nạn trên (Điều 43, Luật BHXH số
58/2014/QH13).
*Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố
độc hại; Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh
theo quy định trên (Điều 44, Luật BHXH số 58/2014/QH13).
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc
giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp
sau: Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định; Sau khi thương tật, bệnh
tật tái phát đã được điều trị ổn định.
Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động
khi thuộc một tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_tien_ap_dung_cac_quy_dinh_phap_luat_ve_che_do.pdf