Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt 1
LỜI NÓI ĐẦU 6
Chương I. Cơ sở pháp lý trong Quản trị doanh nghiệp 7
I. Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 7
II. Sự phát triển của Pháp luật về doanh nghiệp và quản trị nội bộ từ Luật Doanh nghiệp 1999 đến Luật Doanh nghiệp 2005 9
1. Sự phát triển của pháp luật về doanh nghiệp: 9
1.1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được đặt vào một khung pháp lý chung: 10
1.2. Quy định về đăng ký kinh doanh. 10
1.3. Quy định về các loại hình Công ty 11
1.4. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp: 15
2. Sự phát triển của pháp luật về quản trị nội bộ 15
2.1. Các quy định về quản trị nội bộ trong điều lệ công ty. 15
2.2. Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp 16
III. Đặc điểm riêng của Công ty cổ phần 16
IV. Khái quát về Thị trường chứng khoán và Công ty chứng khoán: 21
1. Thị trường chứng khoán 21
1.1 Khái niệm Thị trường chứng khoán: 21
1.2 Phân loại Thị trường chứng khoán: 22
1.3 Các chủ thể trên TTCK Việt Nam 23
1.3.1 Tổ chức phát hành chứng khoán 23
1.3.2 Nhà đầu tư chứng khoán: 23
1.3.3 Chủ thể trung gian trên TTCK. 23
2. Công ty chứng khoán 25
2.1 Khái niệm Công ty chứng khoán 25
2.2 Phân loại Công ty chứng khoán: 25
2.3 Đặc điểm của Công ty chứng khoán 26
2.3.1 Các quy chế pháp lý đối với Công ty chứng khoán 26
2.3.2 Đặc điểm về các loại hình nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán 29
2.3.3 Đặc điểm về hoạt động của Công ty chứng khoán: 32
V. Chế độ pháp lý về quản trị nội bộ công ty CP chứng khoán 32
1. Luật Doanh nghiệp 2005 32
2. Luật Chứng khoán 2006 33
3. Văn bản dưới Luật 33
3.1 Nghị định số 139/ 2007/ NĐ-CP 33
3.2 Nghị định số 14/ 2007/ NĐ- CP 33
3.3 Quyết định số 27/ 2007/ QĐ- BTC 33
4. Văn bản riêng của Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 34
Chương II. Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về quản trị nội bộ tại Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương Error! Bookmark not defined.
I. Tổng quan về Công ty cổ phần Châu Á - Thái Bình Dương: 35
1. Quá trình ra đời và sự phát triển của Công ty 35
2. Cơ cấu tổ chức quản lý 36
2.1 Đại hội đồng cổ đông: 38
2.2 Hội đồng quản trị: 38
2.3 Ban Kiểm soát: 38
2.4 Văn phòng trợ lý HĐQT 38
2.5 Ban Giám đốc 38
2.6 Hội sở chính 38
2.7 Chi nhánh: 39
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 39
4. Nhân sự tại Công ty Châu Á Thái Bình Dương 40
II. Việc thực thi các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty về quản trị nội bộ tại Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 40
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật và Điều lệ trong hoạt động của ĐHĐCĐ 40
1.1 Khái niệm ĐHĐCĐ 40
1.2 Thẩm quyền của ĐHĐCĐ 41
1.3 Họp ĐHĐCĐ 42
2. Mối liên hệ giữa pháp luật và Điều lệ với hoạt động của HĐQT Error! Bookmark not defined.
2.1 Khái niệm HĐQT 43
2.2 Chức năng của HĐQT: 44
2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT 44
2.4 Chủ tịch HĐQT 51
2.5 Họp HĐQT 52
3. Liên hệ giữa PL và Điều lệ với hoạt động của Ban Giám đốc Error! Bookmark not defined.
3.1 Ban Giám đốc 53
3.2 Tổng Giám đốc 53
3.3 Vai trò của Giám đốc chuyên môn nghiệp vụ và Trưởng phòng 58
4. Ban kiểm soát 59
4.1 Khái quát về Ban kiểm soát 59
4.2 Thành viên của Ban kiểm soát 59
4.3. Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát 60
1.2. Quản lý tài chính : 67
1.3. Quản lý hoạt động 68
1.4. Quản lý nhân sự 69
2. Một số kiến nghị đối với Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương 71
2.1 Cơ cấu lại tổ chức các phòng ban theo hướng tăng cường hỗ trợ hệ thống kiểm soát nội bộ 71
2.2 Tăng cường quản lý nhân sự, có chính sách lương thưởng hợp lý và chính sách thu hút nhân tài 71
2.3. Xây dựng văn hóa công ty 72
2.4. Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ 73
2.5. Nâng cấp hệ thống CNTT và ứng dụng vào việc kiểm soát nội bộ. 74
3. Một số kiến nghị đối với việc ban hành Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Chứng khoán 2006 74
3.1 Luật Doanh nghiệp 2005 74
3.1.1 Hạn chế của Luật Doanh nghiệp trong lĩnh vực quản trị nội bộ 74
3.1.2 Kiến nghị các giải pháp tiếp tục phát huy hiệu lực của Luật Doanh nghiệp 2005 80
3.2 Luật chứng khoán 2006 81
3.2.1 Hạn chế của Luật Chứng khoán trong lĩnh vực quản trị công ty 81
3.2.2 Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện Luật Chứng khoán 82
Kết luận 84
Danh mục tài liệu tham khảo 85
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về Quản trị nội bộ tại công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Tổ chức hành chính nhân sự: do ông Vũ Quang Huy làm Trưởng phòng.
2.7. Chi nhánh:
Hiện nay, công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương có 04 chi nhánh và gần 25 đại lý nhận lệnh. Con số này tiếp tục thay đổi vì công ty đang triển khai kế hoạch phát triển thị trường.
Chi nhánh: gồm có chi nhánh tại Hà Nội, TP Hồ Chính Minh, Huế và Hải Phòng.
Đại lý nhận lệnh: Trung Hòa Nhân Chính, Chương Dương - Gia Lâm, Việt Trì, Hải Dương, Thái Bình, Móng Cái, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Gia Lai, Đak Nông, Vũng Tàu, Nha Trang …
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Cho đến tháng 04 năm 2008, công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh, có thể kể đến như sau:
Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương trở thành một trong các công ty chứng khoán có mạng lưới lớn nhất Việt Nam với gần 25 chi nhánh, sàn giao dịch và đại lý nhận lệnh.
Tổng giá trị giao dịch lên đến 6 triệu USD mỗi ngày.
Đến cuối năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ là 50%.
Đến cuối quý 3 năm 2007, Công ty có tổng cộng 10.000 tài khoản giao dịch và chiếm khoảng 5% thị phần.
Công ty chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương đã ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với đối tác Nhật Bản JICS. Theo đó, JICS trở thành cổ đông chiến lược của công ty và sẽ đầu tư 200 triệu USD vào Việt Nam thông qua công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.
Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương vừa tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng vào tháng 10 năm 2007, hoàn thành thủ tục tăng vốn lên 350 tỷ đồng vào đầu năm 2008. Tiếp theo đó, vốn chủ sở hữu của Công ty sẽ lên gần 800 tỷ VND vào cuối năm 2008.
4. Nhân sự tại Công ty Châu Á Thái Bình Dương
Hiện nay, chưa có một con số chính xác về số lượng nhân viên chính thức của công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương vì các đại lý nhận lệnh trong thời gian trước và sau Tết nguyên đán liên tục được mở ra để phục vụ ngày càng tốt và kịp thời cho những người tham gia vào thị trường chứng khoán. Vào thời điểm này, tính riêng tại Hội sở chính, Sàn giao dịch và 03 chi nhánh Trung Hòa - Nhân Chính, TP Hồ Chí Minh và Huế, công ty có tất cả 160 nhân viên. Đội ngũ nhân viên được chia thành 02 loại:
Nhân viên có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp: Gần 20 người làm việc trong các Phòng ban hoặc Khối chuyên môn mà yêu cầu bắt buộc phái có chứng chỉ. Trong số 20 người này, có 06 người đang giữ các chức vụ quan trọng tại công ty, có thể kể đến là ông Nguyễn Đỗ Lăng, Ông Nguyễn Duy Khanh …
Nhân viên chưa và không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán: Làm việc tại các bộ phận khác trong công ty mà không yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán.
II. Việc thực thi các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty về quản trị nội bộ tại công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật và Điều lệ trong hoạt động của ĐHĐCĐ
1.1 Khái niệm ĐHĐCĐ
Theo quy định tại khoản 1 điều 96 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì:
"Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần"
Thẩm quyền về quản trị nội bộ của ĐHĐCĐ phụ thuộc vào nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHĐCĐ do Pháp luật và Điều lệ Công ty quy định.
1.2 Thẩm quyền của ĐHĐCĐ
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty Châu Á Thái Bình Dương, Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ dưới đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán;
e) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
Trong số những nhiệm vụ và quyền hạn kể trên của Đại hội đồng cổ đông, ta thấy rằng thẩm quyền quản trị công ty của ĐHĐCĐ là thẩm quyền vĩ mô. Quyết định của ĐHĐCĐ thông thường được cụ thể hóa và thực hiện thông qua hoạt động Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Trên thực tế, tính vào thời điểm này, công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương chính thức hoạt động được 16 tháng nhưng ĐHĐCĐ mới tiến hành họp lần thứ nhất( khi thành lập công ty). Do đó, căn cứ vào biên bản họp ĐHĐCĐ lần thứ nhất, hoạt động của ĐHĐCĐ mới chỉ dừng lại ở những công việc như sau:
Thông qua định hướng phát triển Công ty
Bầu thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát
Thông qua dự thảo báo cáo tài chính cho năm 2007.
Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương tăng vốn điều lệ và sửa đổi điều lệ 02 lần. Lần thứ nhất vào ngày 01 tháng 10 năm 2007 và lần thứ hai vào ngày 15 tháng 01 năm 2008. Trong hai lần tăng vốn này, ĐHĐCĐ không tiến hành họp mà việc biểu quyết tán thành thông qua hình thức gửi văn bản.
1.3 Họp ĐHĐCĐ
Tất cả hoạt động và quyết định của ĐHĐCĐ đều xuất phát từ kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên hoặc bất thường. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau:
Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của Công ty;
Bảng cân đối kế toán hàng năm, các báo cáo quý, báo cáo nửa năm hoặc báo cáo kiểm toán của năm tài chính phản ánh vốn điều lệ đã bị mất một nửa;
Khi số thành viên của Hội đồng quản trị ít hơn số thành viên mà luật pháp quy định hoặc ít hơn một nửa số thành viên quy định trong Điều lệ;
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục từ sáu tháng trở lên yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông bằng một văn bản kiến nghị. Văn bản kiến nghị triệu tập phải nêu rõ lý do và mục đích cuộc họp, có chữ ký của các cổ đông liên quan (văn bản kiến nghị có thể lập thành nhiều bản để có đủ chữ ký của tất cả các cổ đông có liên quan);
Ban kiểm soát yêu cầu triệu tập cuộc họp nếu Ban kiểm soát có lý do tin tưởng rằng các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cán bộ quản lý cấp cao vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của họ theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp hoặc Hội đồng quản trị hành động hoặc có ý định hành động ngoài phạm vi quyền hạn của mình;
Tại Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, số liệu thực tế ghi nhận là chưa có diễn biến nào thuộc một trong năm trường hợp kể trên dẫn đến việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường, do đó trong Luận văn tốt nghiệp này không làm rõ vấn đề họp bất thường.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ toạ các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập. Trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc, các thành viên còn lại bầu một người trong số họ làm chủ toạ cuộc họp. Trường hợp không có người có thể làm chủ toạ thì thành viên Hội đồng quản trị có chức vụ cao nhất điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp trong số những người dự họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp. Trong các trường hợp khác, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp.
2. Mối liên hệ giữa pháp luật và Điều lệ với hoạt động của HĐQT
2.1 Khái niệm HĐQT
Căn cứ vào Điều 108 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Điều lệ công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương quy định cụ thể như sau: Số lượng thành viên Hội đồng quản trị từ 04 đến 11 thành viên. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị.
Để trở thành thành viên của HĐQT, các cá nhân phải đáp ứng được những tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005;
b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
2.2 Chức năng của HĐQT:
Chức năng của HĐQT là quản lý công ty
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty do ĐHĐCĐ bầu ra, chịu trách nhiệm trước các cổ đông và người lao động trong công ty về lợi nhuận và quyền lợi hợp pháp của họ.
HĐQT là đại diện chủ sở hữu vốn, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về việc bảo toàn và phát triển vốn.
HĐQT là người quyết định hướng phát triển của công ty.
2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT
Hội đồng quản trị của công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương gồm có 04 người, cụ thể là:
01 Chủ tịch: ông Nguyễn Đỗ Lăng
01 Phó chủ tịch: ông Lưu Thanh Bình
02 thành viên: ông Nguyễn Duy Khanh và ông Nguyễn Mạnh Hào
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì HĐQT có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
b) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty;
c) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
e) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;
f) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
g) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
i) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
j) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
k) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
l) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
m) Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
n) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật Doanh nghiệp;
Các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định từ khoản a đến khoản j được thể hiện thông qua hoạt động của HĐQT công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương như sau:
Hàng tháng, HĐQT công ty tiến hành họp một lần để theo dõi tình hình hoạt động cuả Công ty giữa hai lần họp. Đồng thời trong cuộc họp này, các thành viên HĐQT sẽ tiếp tục thảo luận định hướng phát triển cho công ty trong tháng tiếp theo. Vì công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nên hoạt động của Công ty phần lớn phụ thuộc vào biến động của thị trường, do đó việc đưa ra các chính sách ngắn hạn là vô cùng cần thiết( ví dụ như chính sách trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành...). Còn các kế hoạch phát triển dài hạn chỉ áp dụng với những công việc không phụ thuộc hoặc phụ thuộc ở mức thấp đến thị trường chứng khoán, có thể kể đến như vấn đề nhân sự, hoạt động nghiệp vụ tư vấn tài chính hoặc phát triển công nghệ...
Trong lĩnh vực đầu tư, HĐQT công ty đã ra quyết định, theo đó Công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương đã và đang hợp tác đầu tư với các công ty khác để thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần( TMCP) Kinh Bắc, Công ty cổ phần tích hợp hệ thống VNPT, Công ty cổ phần thuỷ điện Nậm Lừm, Dự án xây dựng Khu công nghiệp 300 ha tại Hưng Yên và Hải Phòng, dự án xây dựng khu đô thị tại trung tâm thành phố Huế ... Tất cả những dự án đầu tư trên đều được các thành viên trong HĐQT Công ty tán thành với tỷ lệ biểu quyết là 100%.
Liên quan đến lĩnh vực phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, HĐQT công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương đã ra quyết định ứng dụng hàng loạt những công nghệ tiên tiến để phục vụ cho khách hàng, có thể kể đến là:
Cung cấp dịch vụ Mở tài khoản online 24/24 trên website của Công ty. Công ty APEC là công ty chứng khoán đầu tiên cam kết mở rộng dịch vụ mở tài khoản 24/24 giờ; có riêng đường dây nóng 1900545469 chăm sóc khách hàng. Những dịch vụ này giúp Công ty kết nối với nhà đầu tư, với doanh nghiệp cả ở trong và ngoài nước. Được đánh giá là một dịch vụ mới và tiện ích cao cho khách hàng, tránh những thủ tục khá phức tạp trong việc khách hàng phải sắp xếp thời gian khi mở tài khoản tại Công ty chứng khoán.
Cung cấp dịch vụ Giao dịch chứng khoán trên Internet (APEC CyberInvestor) và dịch vụ Giao dịch chứng khoán bằng nhắn tin SMS (APEC MobileInvestor). Công ty APEC là công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ đặt lệnh Mua - Bán chứng khoán, truy vấn tài khoản chứng khoán qua SMS, là công ty thứ 2 áp dụng dịch vụ mở tài khoản, đặt lệnh Mua - Bán chứng khoán, truy vấn tài khoản chứng khoán qua Internet. Dịch vụ APEC CyberInvestor (đặt lệnh mua bán chứng khoán qua Internet) và dịch vụ APEC MobileInvestor (đặt lệnh mua bán chứng khoán qua tin nhắn SMS) là các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ mới nhất hiện nay. Với những dịch vụ này, khách hàng sẽ không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Chỉ cần truy cập vào trang web: www.apec.com.vn hoặc đơn giản hơn là sử dụng ngay dịch vụ nhắn tin SMS trên điện thoại di động.
Cung cấp dịch vụ nhắn tin Kết quả khớp lệnh qua SMS: Với dịch vụ nhắn tin kết quả khớp lệnh ngay trong phiên giao dịch, thay vì phải liên lạc qua điện thoại hoặc email để biết được kết quả khớp lệnh của mình, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn từ số dịch vụ chăm sóc khách hàng 8209 về kết quả giao dịch ngay trong mỗi phiên giao dịch của công ty APEC. Nhắn tin kết quả giao dịch thành công trên sàn HOSE ngay sau khi khớp lệnh mỗi phiên từ 3-5 phút. Nhắn tin kết quả giao dịch thành công trên sàn HASTC 5 phút một lần sau mỗi đợt khớp lệnh liên tục.
Việc quyết định ứng dụng công nghệ hiện đại vào kinh doanh chứng khoán là một bước đi hết sức sáng suốt cũng như táo bạo của Công ty APEC. Nói rằng táo bạo vì việc đầu tư này vô cùng tốn kém, lại chưa từng được thử nghiệm tại Việt Nam. Tuy nhiên chính sự táo bạo vô cùng đúng đắn này đã và đang đem lại lợi thế công nghệ vô cùng lớn cho Công ty.
Đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý; quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó; Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc, giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
Sau khi HĐQT được ĐHĐCĐ bầu ra, HĐQT tiếp tục bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Mạnh Hào và Phó Tổng Giám đốc là ông Trịnh Hoàng Hà, đồng thời chỉ định các chức vụ khác như:
Giám đốc khối dịch vụ chứng khoán: ông Dương Song Hà
Trưởng phòng Công nghệ thông tin: ông Nguyễn Hữu Hùng
Giám đốc khối Tư vấn tài chính doanh nghiệp: ông Hà Minh Kiên
Giám đốc khối Phân tích và nghiên cứu, Đầu tư và bảo lãnh phát hành; Tư vấn đầu tư và quản lý vốn: ông Đinh Văn Hùng
Trưởng phòng Tài chính kế toán: ông Nguyễn Văn Hùng
Giám đốc khối Phát triển kinh doanh: bà Phạm Hồng Vân
Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Nhân sự: ông Vũ Quang Huy
Việc quyết định mức lương của các chức danh quan trọng trong công ty do HĐQT quyết định và được giữ kín, vì vậy trong chuyên đề này không đề cập đến.
Về quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty: HĐQT dựa vào Luật Doanh nghiệp 2005 cùng với Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán đưa ra cơ cấu tổ chức đối với Công ty, cụ thể là Mô hình quản lý đã được đề cập đến trong phần 2- II- Chương II.
Quy chế quản lý nội bộ công ty hiện nay chưa có, vì trước hết Công ty áp dụng theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 cùng với Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
Quyết định thành lập chi nhánh, đại lý nhận lệnh
Tính đến thời điểm này, HĐQT công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương đã ra quyết định thành lập 04 chi nhánh và 30 đại lý nhận lệnh:
04 chi nhánh: tại Hà Nội, TP Hồ Chính Minh, Huế và Hải Phòng.
Đại lý nhận lệnh: Trung Hòa Nhân Chính, Chương Dương - Gia Lâm, Việt Trì, Hải Dương, Thái Bình, Móng Cái, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Gia Lai, Đak Nông, Vũng Tàu, Nha Trang …
Theo kế hoạch, công ty chứng khoán APEC đã nâng tổng số chi nhánh, sàn giao dịch và đại lý nhận lệnh lên 30 vào cuối tháng 1 năm 2008 và sẽ là 100 vào cuối năm 2008. Trên cơ sở các mạng lưới này, công ty sẽ cung cấp thêm các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư bên cạnh các dịch vụ chứng khoán.
Các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định từ khoản k đến khoản n là các quy định liên quan đến quản trị về mặt tài chính của Công ty. Trong năm 2008, công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương đã hoàn thành kế hoạch tăng nguồn vốn điều lệ lên 350 tỷ đồng bằng việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên và một phần từ các cổ đông chiến lược. Đây là chính sách tài chính có tính chất chiến lược trong việc phát triển công ty, cụ thể:
Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại: HĐQT kiến nghị lên ĐHĐCĐ những vấn đề liên quan đến đợt phát hành cổ phiếu như sau:
Tên cổ phiếu: APEC Securities
Loại cổ phiếu: Phổ thông
Mệnh giá: 10.000 VNĐ/cổ phiếu
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng
Vốn điều lệ tăng thêm: 270.000.000.000 đồng
Tổng vốn điều lệ sau khi tăng: 350.000.000.000 đồng
Tổng số cổ phiếu phát hành thêm : 27.000.000 cổ phiếu, tương đương
270.000.000.000 đồng, trong đó:
Phát hành cho cổ đông hiện hữu: 16.000.000 cổ phiếu, tương đương với 160.000.000.000 đồng
Mỗi cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được quyền mua 02 cổ phiếu phát hành thêm
Phát hành cho lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên: 2.000.000 cổ phiếu tương đương với 20.000.000.000 đồng
Giá bán: 10.000 đồng /cổ phiếu
Phát hành cho cổ đông chiến lược: 9.000.000 cổ phiếu
Thời gian phát hành : 45 ngày (sau ngày đăng ký).
Kế hoạch niêm yết: vào thời điểm thích hợp năm 2008.
Mục đích phát hành cổ phiếu là để đầu tư vào các dự án sau:
Nâng cấp công nghệ cho công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, với nguồn vốn dự chi là 30.000.000.000 VNĐ
Phát triển mạng lưới chi nhánh và đại lý nhận lệnh với mức đầu tư khoảng 20.000.000.000 VNĐ
Thành lập Công ty quản lý quỹ Châu Á Thái Bình Dương với mức chi phí ước tính 50.000.000.000 VNĐ
Thành lập Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Châu Á Thái Bình Dương với nguồn vốn góp dự định 60.000.000.000 VNĐ
Xây dựng Đại học Châu Á Thái Bình Dương với 50.000.000.000 VNĐ vốn góp
Đầu tư vào các đối tác chiến lược khoảng 400.000.000.000 VNĐ
HĐQT quyết định giá bán cổ phiếu đối với từng loại như sau:
Bán cho cổ đông hiện hữu: 10.000 VNĐ/ 1 cổ phiếu
Bán cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên: 10.000 VNĐ/ 1 cổ phiếu
Bán cho cổ đông chiến lược: giá thỏa thuận
Ngoài những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Điều lệ công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương còn quy định 9 vấn đề phải được HĐQT phê chuẩn như sau:
Trong phạm vi quy định tại Điều 108.2 của Luật Doanh nghiệp và trừ trường hợp quy định tại Điều 120.3 Luật Doanh nghiệp phải do Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn, Hội đồng quản trị tùy từng thời điểm quyết định việc thực hiện, sửa đổi và huỷ bỏ các hợp đồng lớn của Công ty (bao gồm các hợp đồng mua, bán, sáp nhập, thâu tóm công ty và liên doanh);
Chỉ định và bãi nhiệm những người được công ty ủy nhiệm là đại diện thương mại và Luật sư của Công ty;
Việc vay nợ và việc thực hiện các khoản thế chấp, bảo đảm, bảo lãnh và bồi thường của công ty;
Các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh và ngân sách vượt quá các khoản đầu tư vượt quá 10% giá trị kế hoạch và ngân sách kinh doanh hàng năm;
Việc mua hoặc bán cổ phần của những công ty khác được thành lập ở Việt Nam hay nước ngoài;
Việc định giá các tài sản góp vào công ty không phải bằng tiền liên quan đến việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu của công ty, bao gồm vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và bí quyết công nghệ;
Việc công ty mua hoặc thu hồi không quá 10% mỗi loại cổ phần;
Các vấn đề kinh doanh hoặc giao dịch mà HĐQT quyết định cần phải có sự chấp thuận trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình;
Quyết định mức giá mua hoặc thu hồi cổ phần của công ty.
Các quy định trên trong Điều lệ của công ty là không trái với quy định của Pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển của công ty.
2.4 Chủ tịch HĐQT
Căn cứ vào khoản 1 điều 111 Luật Doanh nghiệp 2005 và khoản 1 điều 26 Điều lệ công ty cổ phần chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương thì
"Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị phải lựa chọn trong số các thành viên Hội đồng quản trị để bầu ra một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch"
Trong công ty cổ phần, Chủ tịch HĐQT có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
e) Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;
f) Đảm bảo việc Hội đồng quản trị gửi báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo hoạt động của công ty, báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra của Hội đồng quản trị cho các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông;
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho Phó chủ tịch HĐQT để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp không có người được uỷ quyền hoặc Phó chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán.
Với vai trò là Chủ tịch HĐQT công ty APEC, ông Nguyễn Đỗ Lăng đã thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty là:
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT và thông báo những chương trình, kế hoạch đó tại cuộc họp HĐQT: như đã nói ở trên, HĐQT công ty APEC tiến hành họp 01 lần 01 tháng với sự chủ trì của chủ tịch HĐQT. Do đó, hàng tháng chủ tịch HĐQT đều phải lập kế hoạch cho HĐQT, đồng thời phải giải thích trước các thành viên HĐQT cơ sở cho những kế hoạch đó. Đây là hoạt động thường xuyên của chủ tịch HĐQT công ty APEC.
Tổ chức và giám sát thực hiện các quyết định của HĐQT: Sau khi các thanh viên HĐQT thông qua một vấn đề nào đó, chủ tịch HĐQT APEC sẽ phối hợp với thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty điều hành việc thực hiện. Đơn cử như việc thành lập chi nhánh hoặc thực hiện các dự án đầu tư... Song song với việc tổ chức thực hiện, chủ tịch HĐQT còn phải làm báo cáo để gửi lên các thành viên HĐQT còn lại.
Chủ tọa họp ĐHĐCĐ: như đã đề cập ở trên, ĐHĐCĐ công ty APEC tiến hành họp lần đầu tiên khi thành lập công ty. Khi đó chủ tịch HĐQT phải gửi đến các cổ đông báo cáo tỷ lệ vốn góp, thành phần nhân sự dự kiến... Như vậy, về cơ bản chủ tịch HĐQT đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2.5 Họp HĐQT
Căn cứ vào khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2005:
"Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần"
Như vậy, HĐQT công ty Châu Á Thái Bình Dương tiến hành họp 01 lần/ 01 tháng là thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật.
Theo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về quản trị nội bộ tại Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.docx