MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 5
1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 5
1.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 6
1.3 Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 7
1.3.1 Một số đặc trưng cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 7
1.3.2 Hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 9
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 15
2.1 Một số nhận xét chung về tình hình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 15
2.1.1 Những thuận lợi khi áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 15
2.1.2 Những khó khăn, bất cập khi áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 19
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 22
2.2.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 23
2.2.2 Xác định các điều kiện của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 25
2.2.3 Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 30
2.2.4 Áp dụng pháp luật để xác định hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 36
2.3 Một số vấn đề áp dụng pháp luật để giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. 39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 41
3.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.41
3.2 Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .43
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài . .49
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8922 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho các hiện tượng môi giới trung gian khó kiểm soát.
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
Để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, pháp luật là công cụ mang tính hiệu quả và hiệu lực nhất. Pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế hiện hành ở Việt Nam gồm có: Các điều ước quốc tế và pháp luật trong nước. Điều ước quốc tế, có các HĐTTTP & PL mà Việt Nam đã ký với các nước, trong đó có điều chỉnh ở mức độ nhất định về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Bên cạnh đó, còn có các HĐHTNCN mà Việt Nam đã ký với các nước và vùng lãnh thổ. Về phía pháp luật quốc gia, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định trong các văn bản như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cụ thể ở điều 105; Nghị định 68/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định 69/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/CP; Thông tư số 07/BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/CP; Thông tư 08/BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Cùng với xu thế hội nhập, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao. Quy định của pháp luật hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi quốc tế. Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sẽ cho ta thấy những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết.
2.2.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thứ nhất, đảm bảo việc cho-nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghi nhận.
Nguyên tắc này khẳng định chủ trương chính sách đúng đắn nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, nhằm mục đích cao nhất là tìm cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn một gia đình thay thế cho gia đình gốc của trẻ.
Đồng thời để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo, Nghị định 68/CP quy định “ nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác” [7]. Đây là nguyên tắc trước đây chưa được quy định (Nghị định 184/ CP). Có thể thấy rằng việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài dựa trên nguyên tắc tối thượng của Công ước Lahaye 1993 [1].
Thứ hai, việc cho người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em có quốc tịch Việt Nam làm con nuôi chỉ được xem xét giải quyết nếu Việt Nam và nước người nhận nuôi thường trú đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi (trừ trường hợp ngoại lệ). Đây là một quy định mới so với quy định của Nghị định 184/ CP trước đây và đã làm thay đổi căn bản về thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi. Việc đề ra nguyên tắc này nhằm tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho vấn đề bảo vệ trẻ em Việt Nam khi được làm con nuôi ở nước ngoài, qua đó góp phần hạn chế các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra liên quan đến việc cho và nhận con nuôi.
Tuy nhiên nhu cầu xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài rất lớn, việc thực hiện nguyên tắc này cũng rất phức tạp đối với việc xin con nuôi của những người thường trú tại các nước chưa có điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam. Trong điều kiện chưa thể gia nhập Công ước cũng như không thể cùng một lúc ký kết hiệp định với tất cả các nước xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, pháp luật Việt Nam cũng tính đến trường hợp ngoại lệ - tức là có thể cho phép người nước ngoài ở những nước chưa ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam, được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong trường hợp xin đích danh trẻ mồ côi tàn tật đang sống tại gia đình hoặc trường hợp giữa những người xin nhận và trẻ em có quan hệ họ hàng thân thích với nhau. Nếu người nước ngoài không có quan hệ họ hàng thân thích thì phải có thời gian sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam ít nhất là từ 6 tháng trở lên.
Đây là nguyên tắc quan trọng vì nó yêu cầu việc giải quyết nuôi con nuôi phải đặt ở tầm quan hệ hai Nhà nước, chứ không còn đơn thuần là quan hệ giữa người xin con nuôi, người cho con nuôi, và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới gia nhập Công ước Lahay. Tuy nhiên việc nhận nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng thân thích, pháp luật chưa quy định cụ thể nên còn có sự hiểu sai hay không phù hợp khi áp dụng. Mặc dù Thông tư 08/BTP đã có hướng dẫn về vấn đề này (điểm 1 mục II), song chính vì sự quy định không tập trung các văn bản thiếu sự thống nhất vì thế việc áp dụng còn lúng túng và nhân dân vẫn chưa nắm bắt được hết quy định của pháp luật. Do đó xây dựng Luật nuôi con nuôi là cần thiết.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ về chủ trương, quan điểm chung của Nhà nước đối với việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Theo quy định của Công ước Lahay, việc cho con nuôi nước ngoài chỉ được coi là một giải pháp cuối cùng khi không thể tìm một gia đình thích hợp trong nước cho trẻ em. Bởi vì việc cho trẻ em làm con nuôi phải cố gắng duy trì được bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ… của đứa trẻ. Vậy pháp luật cần quy định rõ và cụ thể về vấn đề này trong pháp luật nuôi con nuôi.
2.2.2 Xác định các điều kiện của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam việc nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng phải nhằm gắn bó tình cảm giữa ngưòi nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, đảm bảo cho người con chưa thành niên được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, phù hợp với đạo đức xã hội [23]. Để thực hiện theo đúng mục đích tốt đẹp là “đem đến cho đứa trẻ một gia đình chứ không phải là đem đến cho gia đình một đứa trẻ”, đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Pháp luật quy định về điều kiện nhận nuôi con nuôi bao gồm điều kiện nhận đối với người nhận nuôi và con nuôi, điều kiện về sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi.
* Điều kiện của người được nhận làm con nuôi.
Về điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam, Điều 36 Nghị định số 68/CP đã được sửa đổi, bổ sung ở Nghị định 69/CP quy định, người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Căn cứ vào đặc tính thể chất, ở lứa tuổi này các em chưa có khả năng tự lập nên cần được nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc, và giáo dục. Người được nhận làm con nuôi có thể trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu là trẻ em tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc cả hai vợ chồng nhưng phải là người khác giới có quan hệ hôn nhân.
Tuy nhiên, theo quy định của Công ước Lahaye 1993 cũng như so sánh về độ tuổi của trẻ đuợc cho làm con nuôi giữa Việt Nam với một số nước (các nước có liên quan trong quan hệ cho-nhận con nuôi), cụ thể theo quy định của Công ước, thì trẻ em có thể được nhận làm con nuôi là những người dưới 18 tuổi [1]. Điều đó cho thấy sự không tương đồng cần sửa đổi cho phù hợp với chính sách hội nhập của Nhà nước ta.
Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (Điều 4-5), chỉ đưa vào cơ sở nuôi dưỡng những trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa. Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi phải là trẻ đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng hợp pháp thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra, những trẻ em sống trong gia đình mà có quan hệ họ hàng, thân thích với người nhận nuôi hoặc có anh chị em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận nuôi cũng được xem xét giải quyết (khoản 9 Điều 1 Nghị định 69/CP và mục II Thông tư 08/TT-BTP). Quy định này thu hẹp diện trẻ em được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng và chặt chẽ hơn so với quy định của Nghị đinh 184/CP về đối tượng trẻ em có thể cho người nước ngoài nhận làm con nuôi; xoá bỏ việc cho nhận trẻ em sơ sinh từ các nhà hộ sinh, cơ sở y tế…Đồng thời đáp ứng được mục đích nhân đạo của chính sách cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi mà Nhà nước ta đề ra.
Tuy vậy, với quy định này nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể có điều kiện được nhận làm con nuôi người nước ngoài nếu không được nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc không có quan hệ họ hàng thân thích với người nhận nuôi, Điều này đã hạn chế nguyện vọng cho con làm con nuôi của các gia đình khó khăn không đảm bảo được cuộc sống tốt cho con cái. Vì vậy pháp luật nên quy định mở rộng diện trẻ em được nhận vào các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo điều kiện sống của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và khắc phục hiện tượng vứt bỏ con sơ sinh, dẫn tới nguy hiểm cho tính mạng của đứa trẻ.
* Điều kiện đối với người nhận nuôi.
Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện của người nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 Luật HN & GĐ và theo pháp luật của nước mà người đó là công dân (khoản 1 Điều 105 Luật HN & GĐ). Theo đó pháp luật áp dụng để xác định điều kiện của người nhận nuôi là luật quốc tịch, tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 68/CP thì người nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện của người nhận nuôi theo quy định của pháp luật của nước nơi người nhận nuôi thường trú, tức áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú. Như vậy, pháp luật quy định không thống nhất về luật áp dụng để xác định các điều kiện của người nhận nuôi.
Bên cạnh đó, điều kiện của người nhận nuôi còn được xác định qua các quy phạm xung đột thống nhất trong các HĐTTTP & PL và HĐHTNCN giữa nước ta với các nước, việc lựa chọn pháp luật dựa vào hai hệ thuộc trên.
Các điều kiện của người nhận nuôi theo pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 69 Luật HN & GĐ là hết sức cần thiết nhằm khẳng định tư cách đạo đức, ý thức pháp luật, điều kiện về thời gian, về kinh tế của người nuôi, đảm bảo cho con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất, được lớn lên trong môi trường lành mạnh. Tuy nhiên việc áp dụng quy định của Điều 69 nói trên trong thực tiễn còn nhiều vướng mắc, bất cập, như việc xác định tư cách đạo đức của người nhận nuôi là việc khó khăn, pháp luật cần quy định rõ ràng.
Qua nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới cho thấy, hầu hết pháp luật của các nước đều quy định yêu cầu về độ tuổi của nguời nhận nuôi. Tuy nhiên, độ tuổi tối thiểu để có thể nhận nuôi của các nước rất khác nhau (ví dụ Thuỵ Điển quy định độ tuổi của người có thể nhận con nuôi là từ 25 tuổi trở lên; Pháp quy định độ tuổi này là từ 30 tuổi). Ngoài ra,pháp luật của các nước còn quy định về độ tuổi chênh lệch giữa người nhận nuôi và con nuôi (ví dụ Pháp quy định người nhận người nhận nuôi phải nhiều hơn con nuôi 15 tuổi…). Sở dĩ pháp luật các nước đưa ra yêu cầu về độ tuổi tối thiểu và mức chênh lệch vì chỉ đến độ tuổi nhất định thì người ta mới có đủ khả năng về tài chính, có đủ kinh nghiệm về tâm lý xã hội… để gánh vác nghĩa vụ và về mặt sinh học giữa hai thế hệ kế cận nhau là cha mẹ và con thì bao giờ cũng có chênh lệch về tuổi.
Pháp luật hiện hành quy định người nhận nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi; quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi. Bởi vì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được hình thành trên cơ sở, ý chí của các bên. Mặt khác, việc quy định giới hạn độ tuổi tối đa của cha mẹ nuôi là cần thiết vì mục đích của việc nhận nuôi đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng trong một môi trường tốt, nếu sự chênh lệch về độ tuổi giữa người nuôi và con nuôi quá lớn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ.
* Sự thể hiện ý chí của các bên.
Bản chất của việc nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên, tạo lập gia đình mới không dựa trên cơ sở huyết thống. Do đó sự thể hiện ý chí của các chủ thể có liên quan trong việc cho - nhận con nuôi có ý nghĩa quan trọng.
Trước hết, cha mẹ đẻ có quyền quyết định cho con làm con nuôi trên cơ sở tự nguyện, sự tự nguyện thật sự xuất phát trên cơ sở nhận thức đầy đủ ý nghĩa và hệ quả pháp lý của việc cho làm con nuôi phù hợp với mong muốn của cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Việc quy định về sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ, người giám hộ trong việc cho con làm con nuôi người khác là rất quan trọng. Khoản 1 Điều 71 Luật HN & GĐ thì việc cho con làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ. Cha mẹ đẻ hoặc người có quyền cho trẻ làm con nuôi cần thể hiện ý chí một cách rõ ràng, vì sự thể hiện ý chí có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi ở nước nhận, điều đó còn phụ thuộc vào cho con làm con nuôi theo hình thức nào, đơn giản hay đầy đủ. Vì vậy pháp luật cần có sự quy định hình thức nuôi con nuôi đầy đủ bên cạnh hình thức nuôi con nuôi đơn giản, đồng thời quy định cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ phải ghi rõ cho con nuôi theo hình thức nào. Như vậy sẽ không xảy ra tranh chấp về việc thực hiện việc nuôi con sau này giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi.
Đồng thời, việc quy định người giám hộ (gồm cả giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử) có quyền cho trẻ làm con nuôi, khi cả cha và mẹ đẻ của trẻ đều đã chết, đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc đều không xác định được mà không cần sự đồng ý của bất cứ người nào khác như họ hàng, người thân thích của trẻ…; quy định này là chưa chặt chẽ, pháp luật cần bổ sung, đảm bảo lợi ích của con nuôi, vì người giám hộ có thể lợi dụng chức quyền đó để trục lợi.
Theo Nghi định 158/CP “người xin nhận con nuôi phải nộp đơn xin nhận con nuôi”. Điều đó chứng tỏ họ hoàn toàn tự nguyện và mong muốn nhận con nuôi. Ngoài ra việc nuôi con nuôi phải có sự đồng ý của người con nếu người đó đã từ đủ 9 tuổi trở lên. Pháp luật của hầu hết các nước đều quy định việc nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của người được nhận làm con nuôi nếu đạt đến độ tuổi nhất đinh (ví dụ Trung Quốc quy định là 10 tuổi trở lên, Đức quy định 14 tuổi, Pháp quy định là 13 tuổi…). Như vậy, việc nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của các bên để làm cơ sở cho các bên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ.
Ngoài ra trong trường hợp cả hai vợ chồng nhận con nuôi thì phải làm đơn yêu cầu; trường hợp chỉ có một người muốn nhận thì phải được sự đồng ý của người kia. Sự đồng ý của họ có ý nghĩa quan trọng vì nó là điều kiện tạo ra sự hài hoà trong việc nuôi dạy đứa trẻ trong gia đình cha, mẹ nuôi.
* Thời gian thử thách trong việc cho – nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Việc nuôi con nuôi nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con mới một cách hợp pháp, mà không dựa trên cơ sở huyết thống, nên đó là việc không dễ dàng. Bởi vì việc dịch chuyển trẻ em đến một môi trường khác lạ về văn hoá, ngôn ngữ, điều kiện sống…ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của trẻ. Mặt khác, để thiết lập được tình cảm cha mẹ con thì người nhận nuôi và con nuôi phải có thời gian nhất định để tiếp xúc, hiểu biết về nhau; nếu không có sự hoà hợp thì không thực hiện được mục đích của việc nuôi con nuôi. Do những đặc điểm đó việc cho nhận con nuôi, nên pháp luật của nhiều nước đã quy định về thời gian thử thách như Pháp, Philippin… Thời gian thử thách là một điều kiện được quy định tai Điều 20 của Công ước Lahay.
Pháp luật hiện nay của nước ta chưa quy định về thời gian thử thách; đòi hỏi đặt ra là pháp luật phải sớm bổ sung, hoàn thiện, cho tương đồng với pháp luật các nước trong thời kỳ hội nhập, phù hợp với quy đinh của Công ước khi chúng ta đang chuẩn bị gia nhập; đảm bảo quyền lợi của các bên nhất là đối với trẻ em.
2.2.3 Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 69/CP thì trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài là trẻ em từ hai nguồn: cơ sở nuôi dưỡng (cơ sở bảo trợ xã hội) được thành lập hợp pháp và từ gia đình.
Cả nước hiện nay có 378 cơ sở bảo trợ xã hội mà chỉ 91 trung tâm được phép cho con nuôi nước ngoài [41], đã gây thiệt thòi không ít cho các em ở những cơ sở do các hội đoàn, quận, huyện…quản lý.
Mặt khác, theo quy định của Nghị định 68/CP thì cơ sở nuôi dưỡng để giải quyết cho trẻ em làm con nuôi của người nước ngoài phải là cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp. Tuy nhiên một số địa phương như tỉnh Kontum thì hiện có nhiều cơ sở; trong đó có các cơ sở nuôi dưỡng của các tổ chức tôn giáo, các cơ sở này đã được hình thành từ trước giải phóng, Nhà nước ta không thành lập các cơ sở này nhưng các cơ sở này vẫn tồn tại và hoạt động, điều này đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật [4].
Người nước ngoài đến Kontum chủ yếu xin trẻ em từ các cơ sở này làm con nuôi. Theo thủ tục của Nghị định 184/CP, việc giải quyết các trường hợp này là bình thường. Nay theo quy định mới, hồ sơ của trẻ em do cơ sở nuôi dưỡng thành lập theo hướng dẫn của Sở Tư pháp. Tuy nhiên, vì là tổ chức tự quản nên tư cách của cơ sở tổ chức, hoạt động của cơ sở không rõ ràng, việc giao dịch với Sở Tư pháp trong việc lập hồ sơ là không đảm bảo theo yêu cầu chung.
Cục con nuôi là cơ quan có chức năng quản lý và tác nghiệp trong qúa trình giảI quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Điều này đã hạn chế đựơc tiêu cực, buông lỏng quản lý ở địa phương và tăng cường một cách tối đa sự điều tiết và giám sát của Nhà nước đối với quá trình quản lý nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Vấn đề bất cập hiện nay là ở chỗ, Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp không phải là cơ quan ra quyết định cuối cùng về việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Xét về tính chất công việc, Cục Con nuôi hiện nay chỉ kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến để Sở Tư pháp trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong trường hợp ý kiến của Cục Con nuôi khác với ý kiến của Sở Tư pháp và của UBND tỉnh thì sự việc trở nên phức tạp hơn. Trên thực tế, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể sẽ không được giải quyết. Chính vì sự không tập trung về thẩm quyền này đã dẫn đến hiện tượng một số địa phương tự cho mình đặc quyền trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, kéo theo nhiều yêu cầu, nhiều thủ tục phiền hà.
Quy trình thủ tục giải quyết đăng ký nuôi con nuôi có nhiều quy định theo hướng công khai, minh bạch,hạn chế tiêu cực, đồng thời đảm bảo sự yên tâm, tin tưởng đối với người nhận nuôi con nuôi. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành 10 loại biểu mẫu về đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và một số mẫu công văn có liên quan đến họat động quản lý nuôi con nuôi quốc tế và sử dụng thống nhất trên cả nước [34, tr.21-22].
Nhìn chung kể từ khi Nghị định 68/CP có hiệu lực, với quy trình và đối tượng chặt chẽ nên số lượng trẻ em được giải quyết cho người nước ngoài nhận làm con nuôi giảm đi một cách đáng kể. Điều này là nguyên nhân làm cho hồ sơ xin nhận con nuôi của người nước ngoài bị ứ đọng rất nhiều.
(Bảng 1)
Năm
Số trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài
2000
1229
2001
1127
2002
1392
2003
807
2004
600
2005
1160
2006
658
(Nguồn- Cục con nuôi quốc tế)
Đến nay, Hoa kỳ đứng đầu danh sách là nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Được ký kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ đã phát huy hiệu quả rất tốt, trong ba năm thực hiện (Hiệp định hết hạn vào 9/2008). Trong số 69 tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có 42 tổ chức thuộc Mỹ, 1700 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ nhận nuôi. Song việc phía Mỹ dừng hiệp định mà không gia hạn là do phát hiện có sự sai phạm trong việc giải quyết cho con nuôi, đặc biệt là sai phạm trong việc mờ ám về vấn đề tài chính…[41].
Trong mấy năm gần đây (từ năm 2003 đến tháng 6/ 2008), theo số liệu báo cáo của các Sở tư pháp lên Bộ Tư pháp cho thấy, các tỉnh giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài nhiều nhất là:
(Bảng 2 )
STT
Tỉnh/thành phố
2003
2004
2005
2006
2007
6/2008
Tổng số
1
Tp.Hồ Chí Minh
144
57
265
337
234
1037
2
Thái Nguyên
65
43
85
99
117
0
409
3
Hà Nội
45
25
53
83
131
337
4
BàRịa-Vũng Tàu
0
101
181
129
159
570
5
Nam Định
0
36
66
85
117
21
325
6
Lạng Sơn
3
18
69
109
100
29
328
7
Đà Nẵng
45
36
51
101
80
11
313
Nhìn chung, có thể thấy số lượng trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài ở nhiều tỉnh khá lớn và được chú trọng. Tuy nhiên có một số địa phương chưa giải quyết được một trường hợp nào, như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Gia Lai; có địa phương chỉ giải quyết cho được 1, 2 trẻ như Bình Định chỉ có một trẻ được cho làm con nuôi, Quãng Ngãi 2 trẻ, Bạc Liêu 2 trẻ…
Như vậy, theo thống kê của Sở Tư pháp từ năm 2003 đến tháng 6/2008, cả nước có tổng số 5876 trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi, đó là một sự cố gắng đáng kể của nước ta, tìm được mái ấm gia đình cho trẻ, giải quyết được nhu cầu của người nước ngoài. Nhiều trường hợp giải quyết nhanh chóng, giúp cho người nhận và trẻ em tạo lập được gia đình tốt đẹp, như trường hợp của bà Maria Senette Hedlund, quốc tịch Thuỵ Điển, bà được đón nhận đứa con nuôi thứ hai tại Việt Nam- bé Nguyễn Trung Tín, 4 tháng tuổi tuổi từ trung tâm bảo trợ trẻ em thành phố Vũng Tàu. Bà Maria Senette Hedlund đã thật sự vui mừng, vì khi đến Sở Tư pháp Bà Rịa – Vũng Tàu làm những thủ tục pháp lý cuối cùng để nhận con nuôi, các thủ tục được giải quyết nhanh gọn. Bà đã vui mừng nhận xét: “Chúng tôi được đón tiếp rất chu đáo và thủ tục rất nhanh gọn. Thật hạnh phúc tuỵệt vời, vì từ nay tôi đã có thêm một đứa con Việt Nam”[40].
Bên cạnh đó,còn nảy sinh nhiều vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình giải quyết việc xin nhận con nuôi của người nước ngoài.
Trước hết, còn tồn tại một số điểm không rõ ràng, thiếu minh bạch trong hồ sơ của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài.
Qua công tác thanh tra cho thấy có nhiều loại giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em đã được làm nhằm hợp pháp hoá việc cho trẻ em làm con nuôi, nên không chính xác, thiếu thống nhất, chưa đầy đủ.
Giấy khai sinh của trẻ em được làm giả với mục đích cho con làm con nuôi, hiện tượng làm sai lệch nguồn gốc trẻ em để trục lợi. Qua một số vụ án đã khởi tố tại Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh, cho thấy tính phức tạp trong việc kiểm soát các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đích thực của trẻ. Đặc biệt trong năm 2008 đã có một vụ việc đưa trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi ở Nam Định là vụ việc nổi bật về việc làm giả hồ sơ trẻ em [40]. Trung tâm bảo trợ xã hội Trực Ninh đã đưa hơn 300 trẻ em sang nước ngoài làm con nuôi; đây là một sai phạm nghiêm trọng xuất phát từ mục đích trục lợi của nhiều cán bộ có thẩm quyền gây tổn thương cho trẻ em, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước ta trên trường quốc tế và gây hoang mang, mất lòng tin của người nhận con nuôi.
Thứ hai, tồn tại sự mâu thuẫn giữa biểu mẫu giấy tờ trong hồ sơ nuôi con nuôi với pháp luật thực định: Trong Giấy đồng ý cho trẻ làm con nuôi quy định sự đồng ý của trẻ theo hình thức nào (đầy đủ hay đơn giản) và biết rõ hậu quả pháp lý của hình thức đó. Đây là một mâu thuẫn với pháp luật hiện hành và pháp luật nuôi con nuôi không quy định gì về hình thức nuôi con nuôi đầy đủ. Mâu thuẫn này cần được giải quyết bằng việc quy định hình thức con nuôi đầy đủ.
Thứ ba, hiện tượng giữ lại trẻ để đợi sự hỗ trợ về tài chính của tổ chức con nuôi nước ngoài [34,tr.3-4]. Điều này làm cho việc giải quyết nuôi con nuôi không thực hiện được. Mặt khác, chỉ có một số cơ sở nuôi dưỡng được quyền giới thiệu trẻ làm con nuôi nước ngoài, nên dẫn tới sự không bình đẳng và điều đó cũng tạo ra sự cạnh tranh từ phía gia đình trẻ em khi đưa trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng, với mong muốn trẻ được vào cơ sở tốt hơn.
Thứ tư, thời hạn giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là 120 ngày nhưng thực tế ít khi đảm bảo được thời gian này.Việc giải quyết hồ sơ chậm trễ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều địa phương cho rằng việc hoàn thành hồ sơ của trẻ trong vòng 30 ngày là không thể được, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa [34,tr.27-30].
Thứ năm, vấn đề minh bạch tài chính liên quan đến các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài cho các cơ sở nuôi dưỡng được đánh giá là vấn đề “nóng”, thời sự và phức tạp nhất. Do chưa có văn bản pháp luật quy định rõ ràng minh bạch về phí, lệ phí và các khoản đóng góp nhân đạo trong việc nuôi con nuôi; do vậy nhiều địa phương đang cố tình đặt ra những mức thu (bất thành văn) khác nhau, đó là việc có những đòi hỏi, yêu sách bất hợp lý về các khoản thu tài chính trước yêu cầu xin nhận con nuôi của người nước ngoài. Nhiều tổ chức con nuôi và cha, mẹ nuôi người nước ngoài đã phàn nàn về hiện tượng này. Điều đó sẽ làm biến dạng việc nuôi con nuôi làm nảy sinh sự cạnh tranh không lành mạnh và thúc đẩy hành vi môi giới trục lợi trong lĩnh vực này. Vì vậy quy định một cách cụ thể, minh bạch những vấn đề tài chính liên quan đến lĩnh vực này là một yêu cầu cấp thiết khách quan, phù hợp với quy định trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước [4], nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi chính đáng của các nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và đảm bảo tính nhân đạo của việc cho nhận con nuôi.
Thứ sáu, về việc giao nhận con nuôi: Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 68/CP thì việc giao nhận được tổ chức tai Sở Tư pháp với sự tham gia của “4 bên” trong đó có bê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.doc