LỜI CAM KẾT.i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ.viii
MỞ ĐẦU .1
1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài . 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu.7
4.2 Phạm vi nghiên cứu.7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài . 8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 8
7. Kết cấu của luận văn. 9
CHưƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA VIỆC CHẤP HÀNH CHÍNH
SÁCH PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU Tư XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ SỬ DỤNG
NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC.10
1.1 Khái quát chung về thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản. 10
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật 10
1.1.1.1 Khái niệm thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật. 10
1.1.1.2 Đặc điểm thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật. 15
1.1.2 Khái quát chung về đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà
nước .18
1.1.2.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản 18
1.1.2.2 Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản.21
1.1.2.3 Khái niệm ngân sách Nhà nước.23
1.1.2.4 Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước.25
1.1.3 Vai trò của thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước.28
96 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nước tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân sử dụng NSNN để tiến hành các
hoạt động ĐTXDCB bao gồm: (1) Dự án được thanh tra và chủ đầu tư; (2) các tổ
chức, cá nhân có liên quan5. Chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước
từ Trung ương đến địa phương như Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp,
các cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan hành chính bằng hành vi của mình đảm bảo
cho việc ĐTXDCB có sử dụng NSNN đúng pháp luật, đúng tiêu chuẩn chất lượng
và khối lượng thi công, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Hoạt động thanh tra việc
chấp hành, chính sách pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN không hướng
5 Bao gồm: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; Tư vấn lập dự án đầu tư; Tư vấn thẩm tra, thẩm
định Dự án đầu tư; Tư vấn thiết kế, lập dự toán; Tư vấn thẩm tra, thẩm định th1`iết kế, dự toán; Tư vấn lập
hồ sơ mời thầu; Tư vấn giám sát; Tư vấn quản lý dự án (nếu có); Tư vấn kiểm tra, thẩm định chất lượng;
Nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị
33
vào các đối tượng là các doanh nghiệp mà hướng vào việc xem xét, đánh giá việc
thực hiện pháp luật, nhiệm vụ cũng như hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước.
Thứ tư, đặc điểm về thẩm quyền ra quyết định: Như đã nói ở trên, thanh tra
việc chấp hành, chính sách pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN bản chất
là thanh tra hành chính nên tại Điều 43 Mục 2 Luật Thanh tra năm 2010 quy định
về thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính như sau: 1. Hoạt động thanh tra
chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra. 2. Thủ trưởng cơ quan thanh tra
nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết
định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước ra
quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra”
Tuy nhiên, chưa phân rõ quyền hạn của các cơ quan thanh tra về thẩm quyền
riêng của mình đối với hoạt động thanh tra. Với Nghị định số 86/2011/NĐCP ngày
22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật thanh tra 2010 thể hiện một cách rõ ràng hơn về thẩm quyền ra
quyết định thanh tra hành chính tại các Điều 19, 20 Mục 1 Chương II Nghị định về
thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch và ra quyết định
thanh tra đột xuất6.
6
“Điều 19. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch: 1. Căn cứ kế hoạch
thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các ngành ra quyết định thanh tra và
thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.2. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến
trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thanh tra và thành
lập Đoàn Thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến
trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tra quyết định thanh tra và thành
lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Điều 20. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính đột xuất: 1. Thanh tra đột xuất được
tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
cùng cấp giao. 2. Căn cứ khoản 1 Điều này, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các cấp, các
ngành ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi
quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để báo cáo. 3. Đối với
vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ
thanh tra. 4. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều
ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn
thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra”.
34
Thứ năm, đặc điểm về quy trình: Quy trình thanh tra ĐTXD có sử dụng
NSNN bao gồm ba giai đoạn với những công việc cụ thể như sau: Bước 1: Chuẩn
bị thanh tra: (1) Thu thập thông tin; (2) Lập báo cáo khảo sát; (3) Lập kế hoạch
thanh tra; (4) Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra; (5) Chuẩn bị triển khai
thanh tra. Bước 2: Tiến hành thanh tra: (1) Thanh tra về trình tự, thủ tục ĐTXD; (2)
Thanh tra việc quyết định đầu tư; (3) Thanh tra về tổng mức đầu tư; (4) Thanh tra
việc huy động, bố trí, phân bổ và giải ngân nguồn vốn đầu tư; (5) Thanh tra hiệu
quả dự án; (6) Thanh tra về khảo sát; (7) Thanh tra về thiết kế; (8) Thanh tra về dự
toán; (9) Thanh tra việc xác định giá gói thầu, trúng thầu, chỉ định thầu; (10) Thanh
tra việc xác định giá trị hợp đồng kinh tế; (11) Thanh tra công tác thanh toán vốn
đầu tư xây dựng hoàn thành; (12) Thanh tra về công tác thi công xây dựng công
trình; (13) Thanh tra về quản lý chất lượng công trình; (14) Thanh tra công tác đền
bù, giải phóng mặt bằng. Bước 3: Kết thúc thanh tra: (1) Báo cáo kết quả thanh tra;
(2) Xây dựng và công bố kết luận thanh tra; (3) Hoàn tất hồ sơ thanh tra; (4) Tổng
kết hoạt động của thanh tra.
Thứ sáu, đặc điểm về thời hạn: Điều 45 Luật thanh tra 2010 quy định về thời
hạn thanh tra hành chính như sau: 1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được
quy định như sau: a. Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá
60 ngày, trưởng hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với
cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương
thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày; b. Cuộc thanh tra
do Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức
tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày; c. Cuộc thanh tra do Thanh tra
huyện, Thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày, ở miền núi, biên giới, hải đảo,
vùng sâu vùng xa đi lại khó khan thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài nhưng không
quá 45 ngày. 2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định
thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. 3. Việc kéo dài
thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra
quyết định”.
35
1.2.3. Nội dung về pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp
luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước
Xuất phát từ khái niệm, đặc điểm của pháp luật thanh tra việc chấp hành
chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước
như đã nêu ở trên, nội dung pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp
luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN phải thể hiện sự điều chỉnh đầy đủ, toàn
diện đối với các quan hệ phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động của
thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN.
Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng
NSNN là một loại hình hoạt động của Nhà nước nên thường làm phát sinh nhiều loại
quan hệ xã hội khác nhau, bao gồm các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của hoạt
động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng
NSNN. Các mối quan hệ bên trong của thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp
luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN thể hiện mối quan hệ tổ chức, hoạt động của
các cơ quan quản lý Nhà nước về thanh tra; Mối quan hệ trong tổ chức và hoạt động
của bản thân các cơ quan thực hiện thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật
trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN. Các mối quan hệ bên ngoài của thanh tra việc
chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN thể hiện mối
quan hệ giữa cơ quan thực hiện công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp
luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan đến công tác thanh tra ĐTXDCB có sử dụng NSNN.
Trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra việc chấp hành chính sách,
pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN, các mối quan hệ này chi phối lẫn
nhau và tạo nên trật tự pháp luật về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật
trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN. Tuy nhiên, dựa vào tính chất của các mối quan
hệ, chúng ta có thể phân chia chúng làm hai nhóm quan hệ chủ yếu là: (1) Nhóm
quan hệ mang tính chất nội dung; (2) Nhóm quan hệ mang tính chất tổ chức và
quản lý.
36
- Nhóm quan hệ mang tính chất nội dung: Đây là quan hệ phản ánh nội dung
việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN (Cụ thể
như: Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án ĐTXD, tổng mức đầu tư; Công tác
giải phóng mặt bằng xây dựng, điều kiện khởi công xây dựng công trình; Trình tự
công tác khảo sát xây dựng, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế - tổng dự toán, dự
toán công trình; Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; Công tác lựa chọn
nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng; nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng; thanh quyết toán công
trình; Điều kiện, năng lực hoạt động xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng, nhà thầu tư vấn xây dựng và nhà thầu thi công xây dựng công trình và các tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Việc thực hiện an toàn lao động, bảo vệ
tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong
công trường xây dựng; Trách nhiệm của tổ chức, các nhân trong việc lập nhiệm vụ
quy hoạch xây dựng; nội dung quy hoạch xây dựng, thẩm quyền, thẩm định và phê
duyệt, điều chỉnh và thực hiện, quản lý xây dựng theo quy hoạch; Việc lập và tổ
chức thực hiện các định hướng phát triển nhà; các chương trình, dự án phát triển
các khu đô thị mới; Việc lập và tổ chức thực hiện định hướng quy hoạch, kế hoạch
chương trình, dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; Việc thực hiện quy hoạch
phát triển vật liệu xây dựng và việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào
công trình; Việc lập, phân bổ và giao dự toán NSNN; Việc chấp hành dự toán
NSNN; Việc chấp hành các quy định trong công tác kế toán, quyết toán, công khai
NSNN phục vụ cho ĐTXDCB; Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc sử
dụng tài sản công trong ĐTXDCB và thực hiện các quy định các của pháp luật về
ĐTXDCB có sử dụng NSNN). Các quyết định về thanh tra việc chấp hành chính
sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN (Quyết định thanh tra; Quyết
định thu hồi tài sản; Quyết định thu hồi tiền; Quyết định kiểm kê tài sản; Quyết
định niêm phong). Các quy định, quyết định đó là căn cứ để xác định quyền và
nghĩa vụ của các cơ quan thanh tra cũng như quyền và nghĩa vụ của các đối tượng
liên quan đến hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong
ĐTXDCB có sử dụng NSNN có trách nhiệm thi hành.
37
Những quan hệ mang tính chất nội dung chủ yếu là quan hệ giữa cơ quan
thanh tra và những đối tượng liên quan thuộc phạm vi của hoạt động thanh tra việc
chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN. Từ những
quan hệ chủ yếu này sẽ phát sinh nhiều mối quan hệ khác trong quá trình thanh tra
nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
trong quá trình chấp hành chính sách, pháp luật có liên quan. Cụ thể là quyền và
nghĩa vụ của các đối tượng thanh tra được nêu tại Điều 57, 58 Luật Thanh tra năm
2010 như: quyền được giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
khiếu nại về quyết định, hành vi, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra
quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của
Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định
xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; Yêu cầu bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ chấp hành quyết định thanh tra;
cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu; thực hiện yêu
cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý
- Nhóm quan hệ mang tính tổ chức và quản lý liên quan đến việc hình thành
cơ chế, hệ thống tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN. Đây là
nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành tổ chức, hoạt động và cơ chế
quản lý của các cơ quan thanh tra. Các quan hệ này liên quan đến quy định về thẩm
quyền và quy chế hoạt động của cơ quan thanh tra thực hiện thanh tra việc chấp
hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN. Những mối quan hệ
này thể hiện cụ thể trong thực tiễn như: Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà
nước và cơ quan thanh tra; mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra với nhau về cơ
cấu tổ chức, hoạt động trong hệ thống các cơ quan thanh tra, của cơ quan thanh tra
cấp trên và cơ quan thanh tra cấp dưới
Trong thực tiễn, các mối quan hệ này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ
nhau và được quy định rõ ràng về thẩm quyền hoạt động. Tuy nhiên, vẫn có sự
chồng chéo, trùng lặp với nhau trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đặc
38
biệt trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh
tra. Do đó, nếu x các định được đúng đắn và có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng các
mối quan hệ trong quá trình tổ chức, hoạt động và quản lý về công thanh tra sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra
việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN nói riêng.
Như vậy, pháp luật về thanh tra thanh tra việc chấp hành, chính sách pháp luật
trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực thanh tra ĐTXDCB có sử dụng NSNN quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý, tổ chức thanh tra việc chấp
hành, chính sách pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN nhằm bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân, góp phần đảm bảo trật tự trong
ĐTXDCB, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật về thanh tra việc chấp hành, chính sách pháp luật trong ĐTXDCB
có sử dụng NSNN là một phần trong hệ thống pháp luật của nước ta. Việc nghiên
cứu về lý luận liên quan đến pháp luật về thanh tra việc chấp hành, chính sách
pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN góp phần bổ sung và hoàn thiện về
pháp luật thanh tra ĐTXDCB nói riêng và hệ thống pháp luật thanh tra nói
chung nhằm bảo đảm việc thực thi pháp luật đạt được hiệu quả cao nhất.
39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC CHẤP
HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ
BẢN CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH
2.1 Khái quát chung về thị xã Quảng Yên và cơ quan Thanh tra thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Khái quát chung về thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Thị xã Quảng Yên nằm ở ven biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh – một
tỉnh nằm ở địa đầu Đông Bắc Tổ quốc, nơi hội tụ đẩy đủ các yếu tố đặc thù về
điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người Việt Nam; có rừng
vàng, biển bạc, sông núi, nước non, đường biên giới đất liền với Trung Quốc và
đường biên giới biển thông ra thế giới. Thị xã Quảng Yên cách Thành phố Hạ
Long 40km, cách cảng Hải Phòng 20km, phía Bắc giáp Thành phố Uông Bí,
phía Tây và Tây Nam giáp địa phận Thành phố Hải Phòng. Diện tích tự nhiên
31.420,2 ha, 148.820 nhân khẩu và 19 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường
và 8 xã . Thị xã Quảng Yên có vị trí trung tâm của đường cao tốc nối giữa Hạ Long và
Hải Phòng, là cầu nối liên kết phát triển giữa Quảng Ninh với Hải Phòng và vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ. Đặc biệt, sự phát triển của cảng biển Hải Phòng gần kề là cơ hội
để Quảng Yên khai thác các cảng sông Chanh, sông Bạch Đằng cùng với việc phát
triển kinh tế cảng biển và công nghiệp phụ trợ.
Năm 1802, Vua Gia Long ra sắc lệnh thành lập trấn Yên Quảng bao gồm toàn
miền Đông Bắc Tổ quốc và lấy thị xã Quảng Yên làm trấn lỵ. Đến năm 1822, vua
Minh Mệnh đổi thành trấn Quảng Yên. Năm 1832, tỉnh Quảng Ninh được thành lập và
trấn lỵ Quảng Yên đổi thành tỉnh lỵ Quảng Yên. Suốt thời nhà Nguyễn và thời kỳ
Pháp thuộc, Quảng Yên luôn là trung tâm hành chính cấp tỉnh. Ngày 24/8/1945, chính
quyền cách mạng được thành lập ở Quảng Yên và lấy Quảng Yên làm tỉnh lỵ. Ngày
02/7/1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 106/HĐCP chuyển đổi thị xã Quảng
Yên thành thị trấn Quảng Yên (đô thị loại V) thuộc huyện Yên Hưng. Ngày
25/01/2011, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng là đô thị
loại IV. Qua một thời gian đầu tư xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn của đô thị loại
40
IV, hệ thống hạ tầng kỹ thuật từng bước được cải thiện đặc biệt là hệ thống hạ tầng
giao thông. Hầu hết các tuyến đường trục trong thị xã đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp.
Hệ thồng hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế, trụ sở, các cơ sở văn hóa, thể dục
thể thao được đầu tư đảm bảo chuẩn của ngành và từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn
của đô thị và tiêu chí nông thôn mới.
Trong những năm gần đây, nhờ các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà
nước và sự quan tâm đầu tư của tỉnh Quảng Ninh nên tình hình kinh tế xã hội của thị
xã Quảng Yên không ngừng phát triển; đời sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; chủ trương xây dựng
nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực; Quảng Yên đã và đang có sự phát triển
theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, ngày 25/11/2011, Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 100/NQ-CP thành lập thị xã Quảng Yên và các phường thuộc thị xã,
Quảng Yên được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm, các
tuyến giao thông chính, hạ tầng đồ thị và nông thôn, đang tạo ra diện mạo và cơ hội
mới, sáng, xanh, sạch, đẹp văn minh cho sự phát triển nhanh, bền vững.
2.1.2 Cơ quan Thanh tra thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
2.1.2.1 Vị trí, chức năng Thanh tra thị xã Quảng Yên
Thanh tra thị xã Quảng Yên là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị
xã, được thành lập vào năm 1979, với tên gọi là Ủy ban Thanh tra huyện Yên
Hưng, biên chế gồm 03 đồng chí. Từ đó tới nay, với nhiều tên gọi và hình thành tổ
chức khác nhau, Thanh tra thị xã Quảng Yên đã không ngừng được củng cố, phát
triển về mọi mặt, đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra thị xã Quảng Yên có năng
lực chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng, luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.
Thanh tra thị xã Quảng Yên có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thị xã Quảng
Yên quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật.
41
Thanh tra thị xã chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của
Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Trong quản lý Nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Ủy
ban nhân dân (UBND) thị xã Quảng Yên, Thanh tra thị xã có nhiệm vụ, quyền hạn
như sau: Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch UBND thị xã phê duyệt và tổ
chức thực hiện kế hoạch đó; báo cáo kết quả về công tác thanh tra; theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của
Chủ tịch UBND thị xã, Thanh tra thị xã.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra thị xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thị xã, của UBND các phường, xã; thanh tra vụ việc
phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thị xã, UBND các phường, xã; thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND
thị xã giao.
Thanh tra thị xã có nhiệm vụ giúp UBND thị xã quản lý Nhà nước về công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giúp UBND thị xã quản lý Nhà nước
về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham
nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền,
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã, UBND các
phường, xã trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra; tổng kết, rút kinh nghiệm về
công tác thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của UBND thị xã và thực hiện7.
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra thị xã Quảng Yên
Trong điều kiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra thực hiện theo Luật
Thanh tra năm 2010, Thông tư liên tịch số 03/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014
7
Theo quy định tại Điều 27, Luật Thanh tra năm 2010 và Điều 16 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP
ngày 22/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
42
của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ; Đề án phát triển ngành thanh tra tỉnh
Quảng Ninh, giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3276/QĐ-
UBND ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh; căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, từ năm 2015 - 2017, UBND thị xã Quảng Yên bố trí 06 biên chế công chức
làm công tác thanh tra, theo cơ cấu chuyên môn hợp lý, trên cơ sở vị trí việc làm
gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công
chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của thị xã được UBND tỉnh Quảng
Ninh giao. Thanh tra thị xã có 01 Chánh thanh tra, 02 Phó Chánh thanh tra và các
thanh tra viên. Tuy nhiên, số công chức có mặt từ năm 2015 - 2017 chỉ có 05 biên
chế. Chính vì vậy, với khối lượng công việc ngày càng tăng, nhiệm vụ được giao
ngày càng nhiều, lực lượng công chức Thanh tra thị xã Quảng Yên đã nỗ lực
không ngừng để hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt và nhiệm vụ được giao.
2.2 Tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nƣớc
tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Tình hình và cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
Thị xã Quảng Yên có nguồn thu ngân sách còn hạn chế, chủ yếu dựa vào
ngân sách cấp trên bổ sung. Nhưng thị xã luôn dành một nguồn vốn lớn trong
ĐTXDCB, trong lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là ĐTXD kết cấu hạ tầng.
Hàng năm thị xã Quảng Yên đã ban hành các Nghị quyết về các giải pháp chủ yếu
chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; hàng
tháng đều có các Nghị quyết về phiên họp HĐND và UBND thường kỳ, trong đó
đối với lĩnh vực ĐTXDCB đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư,
chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước; đồng thời UBND thị xã giao
nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện kế hoạch
đầu tư phát triển.
Về quản lý qui hoạch, cơ quan, đơn vị, địa phương đã tập trung rà soát, điều
chỉnh quy hoạch, đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành với quy
hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, địa phương.
43
Bảng 2.1: Chi đầu tƣ xây dựng từ ngân sách Nhà nƣớc tại thị xã Quảng Yên
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
KH
năm
2018
So sánh
2016/2015 2017/2016
% %
Tổng chi ngân sách 750.472 804.524 1.067.078 856.816 107,202 132,635
Chi ĐTXDCB 88.912 73.211 192.607 182.421 82,342 263,083
Tỷ lệ chi
ĐTXDCB/ Tổng
chi ngân sách (%)
11,8 9,1 18,0 21,3 76,8 198,4
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN thị xã Quảng Yên năm 2015 - 2017 và Kế hoạch
2018)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy trong giai đoạn 2015 – 2018, vốn chi cho
ĐTXDCB tăng lên, tỷ trọng trong hai năm 2015 và 2016 có chậm lại và qua các
năm đều có sự biến động tăng – giảm nhưng ĐTXDCB vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng chi ngân sách của thị xã Quảng Yên.
Về kế hoạch đầu tư, việc bố trí vốn đầu tư trong những năm qua tại thị xã
Quảng Yên đã được tập trung cho các công trình trọng điểm, công trình có sức lan
tỏa cao, khắc phục từng bước tình trạng đầu tư dàn đều, phân tán nguồn lực. Các
công trình tập trung đầu tư cho phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục, giao thông, thủy
lợi và phát triển nông nghiệp, nông thônUBND thị xã quyết định việc lập và
phê duyệt danh mục triển khai dự án hàng năm theo yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của thị xã, đảm bảo cơ cấu đầu tư và cân đối ngân sách, thông qua HĐND
thị xã trước khi quyết định đầu tư. Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên quyết định
đầu tư đối với các dự án, công trình nhóm B, C8 trong phạm vi nhiệm vụ chi và
khả năng cân đối ngân sách thị xã sau khi đã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_tien_cong_tac_thanh_tra_viec_chap_hanh_chinh_s.pdf