MỤC LỤC
CHƯƠNG I 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN CỦA 1
NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM 1
1. Khái quát chung về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 1
1.1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan 1
1.1.1. Khái niệm về quyền tác giả 1
1.1.2. Khái niệm quyền liên quan 1
1.1.3. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất bản ghi âm với tác giả và các chủ thể quyền liên quan khác 2
1.1.4. Lịch sử hình thành bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 3
1.2. Khái niệm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 4
2. Bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 8
2.1. Khái niệm 8
2.2. Nội dung quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 11
2.2.1. Nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm 11
2.2.2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 12
2.3. Cơ chế bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 13
2.3.1. Cơ chế bảo hộ quốc gia 14
2.3.2. Cơ chế bảo hộ quốc tế 15
CHƯƠNG II 17
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐA PHƯƠNG MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN VÀ SỰ TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 17
1. Nội dung cơ bản về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm theo quy định của một số ĐƯQT đa phương mà Việt Nam là thành viên 17
1.1. Các nguyên tắc cơ bản 19
1.1.1. Nguyên tắc đối xử Quốc gia (National Treament - NT) 19
1.1.2. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured nations – MFN ) 21
1.1.3. Một số nguyên tắc khác 22
1.2. Tiêu chuẩn bảo hộ, căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ 24
1.2.1. Tiêu chuẩn bảo hộ 24
1.2.2. Căn cứ xác lập quyền 25
1.2.3. Thời hạn bảo hộ 26
1.3. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 27
1.3.1. Quyền sao chép 27
1.3.2. Quyền được hưởng thù lao 28
1.3.3. Quyền cho thuê thương mại đối với bản ghi âm 29
1.3.4. Quyền cung cấp và phân phối bản ghi âm 29
1.4. Các quy định về thực thi quyền 30
1.4.1. Các yêu cầu chung về việc thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 31
1.4.2. Quy định về các yêu cầu cụ thể về thủ tục dân sự, hành chính, hình sự và các biện pháp kiểm soát biên giới (Các biện pháp thực thi) 32
2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm với CƯ Rome, CƯ Geneva, HƯ.WPPT và HĐ. TRIPs 37
2.1. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 37
2.2. Nhận xét, đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các ĐƯQT: CƯ.Rome, CƯ.Geneva, HƯ.WPPT và HĐ.TRIPs. 39
2.2.1. Nguyên tắc bảo hộ 39
2.2.2. Điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ 40
2.2.3. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 42
2.2.4. Các quy định về thực thi quyền 43
CHƯƠNG III 48
THỰC TRẠNG BẢO HỘ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM 48
TĂNG CƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN CỦA NHÀ SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM TẠI VIỆT NAM 48
1. Thực trạng bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 48
1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 48
1.1.1. Những thuận lợi 48
1.1.2. Những khó khăn 49
1.2. Thực tiễn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm ở Việt Nam 55
2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo quyền 61
2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của sản xuất bản ghi âm 62
2.2. Tăng cường bộ máy thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 64
2.3. Nâng cao chất lượng của mạng lưới thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật 66
2.4. Xúc tiến thành lập các tổ chức bảo hộ tập thể 67
2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2903 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng bảo hộ và những giải pháp nhằm tăng cường bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ở các Quốc gia thành viên với các mục tiêu khác như: (i) Kích thích đầu tư sáng tạo; (ii) Ngăn chặn những thất thoát về thuế; (iii) Thúc đẩy sự phát triển kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp giải trí; iv) Bảo hộ người tiêu dùng; (v) Đảm bảo duy trì trật tự công cộng.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của cơ chế thực thi quyền trong việc bảo hộ quyền SHTT, pháp luật quốc tế đã có khá nhiều quy định về vấn đề này. CƯ.Rome 1961, HƯ.WPPT về biểu diễn và ghi âm cùng quy định các bên ký kết phải ban hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc áp dụng các Công ước này phù hợp với hệ thống pháp luật nước mình. Các thành viên đó cũng phải bảo đảm các thủ tục thi hành đó đã phải có sẵn trong pháp luật nước mình và phải ở trong tình trạng có thể thực hiện được.* Điều 26 CƯ.Rome, Điều 23 Hiệp ước WPPT
Điều 3 Công ước về Bản ghi âm cũng đã khẳng định pháp luật các quốc gia thành viên phải đề ra các biện pháp để thực thi Công ước. Các biện pháp đó bao gồm việc bảo hộ (i) bằng cách cấp bản quyền tác giả cho các bản ghi âm; (ii) bằng cách cấp các quyền cụ thể khác; (iii) bằng luật liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh; (iv) hoặc bằng chế tài hình sự.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng các Công ước, Hiệp ước trên chỉ nêu ra những vấn đề chung về thực thi quyền mà không đi sâu vào chi tiết các biện pháp thực thi. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc thống nhất áp dụng trên thực tế, HĐ.TRIPs ra đời đã khắc phục hạn chế này. Các quy định về thực thi theo các cam kết quốc tế, vì thế sẽ được đề cập ở Hiệp định TRIPs.
TRIPs đã dành cả phần III, từ Điều 41 đến Điều 64 để quy định về thực thi quyền SHTT, bao gồm hai phần chính: Thứ nhất, quy định về các yêu cầu chung đối với hệ thống pháp luật của các bên ký kết về thực thi quyền SHTT; Thứ 2, quy định về các yêu cầu cụ thể về thủ tục dân sự, hành chính, hình sự và các biện pháp kiểm soát biên giới. Đây cũng chính là các quy định về thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
1.4.1. Các yêu cầu chung về việc thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
Điều 14 HĐ.TRIPs yêu cầu các bên ký kết có nghĩa vụ quy định trong luật quốc gia các thủ tục thực thi cho phép chống lại có hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền. Quy định này cũng đã được đề cập tại Điều 23 HƯ.WPPT, Điều 26 CƯ.Rome. Điều 42, HĐ.TRIPs cũng quy định các thủ tục thực thi trong pháp luật quốc gia chỉ được coi là có hiệu quả khi đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Phải bao gồm các biện pháp kịp thời để ngăn chặn xâm phạm và các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn
Thứ hai: Việc áp dụng các thủ tục thực thi phải không gây cản trở đối với hoạt động thương mại chính đáng và có các biện pháp bảo vệ có hiệu quả chống lại sự lạm dụng của chủ thể quyền. Yêu cầu này được đưa ra nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa việc bảo hộ quyền của các nhà sản xuất bản ghi âm và quyền của các bên liên quan cũng như của xã hội nói chung.
Hai yêu cầu trên có thể được coi là nguyên tắc có tính chất chỉ đạo và cơ bản nhất cho hoạt động thực thi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các quốc gia trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền.
Thứ 3: Các thủ tục thực thi phải đúng đắn và công bằng, không được quá phức tạp hoặc tốn kém và không có những giới hạn bất hợp lí về thời gian cũng như sự chậm trễ không chính đáng.
Thứ 4: Các quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính và thủ tục xét xử phải được thể hiện bằng văn bản và nêu rõ các lí do là căn cứ của các quyết định đó. Các quyết định giải quyết vụ việc chỉ dựa trên chứng cứ mà các bên liên quan đã đưa ra.
Thứ 5: Các bên tham gia khiếu kiện phải có quyền yêu cầu cơ quan tư pháp xem xét lại các quyết định hành chính theo thủ tục tư pháp
Thứ 6: Hệ thống tư pháp để thực thi các quyền không phải tách biệt với hệ thống tư pháp để thực thi pháp luật nói chung.
1.4.2. Quy định về các yêu cầu cụ thể về thủ tục dân sự, hành chính, hình sự và các biện pháp kiểm soát biên giới (Các biện pháp thực thi)
1.4.2.1. Biện pháp hành chính
Các quốc gia ký kết phải xác định ở nước mình hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm quyền của nhà sản xuất bằng biện pháp hành chính. Hiệp định không yêu cầu cụ thể cơ quan nào sẽ giữ trách nhiệm này mà để các thành viên tự quyết định. Nhưng thường thì việc thực thi sẽ được thực hiện chủ yếu bằng hệ thống cơ quan hành pháp. Mặc dù vậy, có một số nước sử dụng cơ quan tư pháp để thực thi pháp luật, Hoa Kỳ là một ví dụ.
Điều 49 HĐ.TRIPs quy định trong quá trình xử lí vụ việc bằng biện pháp hành chính, các quốc gia vẫn có thể áp dụng bất kì biện pháp chế tài dân sự nào, nhưng phải phù hợp với các nguyên tắc chung Hiệp định đã đề ra.
1.4.2.2. Biện pháp dân sự
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chủ sở hữu các đối tượng bản ghi âm có thể áp dụng một số biện pháp, thủ tục nhất định theo qui định của pháp luật. Trong số các biện pháp, thủ tục đó, thủ tục dân sự chiếm một vị trí rất quan trọng. Thực tế cho thấy, ở hầu hết các hệ thống tư pháp trên thế giới, tranh chấp trong lĩnh vực bản ghi âm được giải quyết thông qua các thủ tục dân sự. Điều đó được lý giải bởi lẽ xét trên góc độ luật pháp, quan hệ bản ghi âm mang bản chất của một quan hệ pháp luật về dân sự, đối tượng của quan hệ này là một loại tài sản đặc biệt: tài sản SHTT . Do vậy, việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền bản ghi âm cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này đương nhiên sẽ tuân theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hơn nữa, so với các thiết chế và thủ tục thực thi khác, thủ tục dân sự chiếm ưu thế hơn bởi tính dân chủ và khả năng duy trì cũng như bảo đảm công lý của nó. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, việc áp dụng thủ tục dân sự là con đường duy nhất để giải quyết thoả đáng vấn đề bồi thường thiệt hại đối với các hành vi xâm phạm.
Đặc biệt, HĐ.TRIPS chú trọng đến các biện pháp và thủ tục dân sự hơn so với các biện pháp chế tài khác, dưới hai hình thức chủ yếu là các biện pháp khẩn cấp tạm thời và đền bù thiệt hại.
Các yêu cầu chung của thủ tục tố tụng dân sự:
Hiệp định TRIPS đưa ra một yêu cầu chung đối với các thủ tục và biện pháp chế tài dân sự là các thủ tục thực thi phải đúng đắn và công bằng. Các thành viên của hiệp định phải bảo đảm quyền tham gia các thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến bất kỳ loại quyền SHTT nào quy định trong HĐ.TRIPs. Và theo nguyên tắc thông thường, người nào chứng minh được mình là người có quyền hợp pháp đều có quyền khởi kiện nếu có chứng cứ cho rằng quyền của mình không được tôn trọng hoặc bị vi phạm. Sự bảo đảm quyền và thực thi các thủ tục một cách đúng đắn và công bằng phải đảm bảo lợi ích chính đáng cho cả hai bên trong tranh chấp.
Trong quy định của HĐ.TRIPs, bên bị xâm phạm quyền tác giả có thể khởi kiện bên vi phạm theo thủ tục tố tụng dân sự. Bị đơn phải được thông báo bằng văn bản một cách kịp thời và chi tiết để họ biết mình bị kiện vì lý do gì và bị buộc phải chịu những trách nhiệm gì. Các bên đều có quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ và được phép có cố vấn pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước toà. Toà án căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm có thể đưa ra các lệnh: chấm dứt hành vi vi phạm, buộc người có hành vi xâm phạm phải đền bù thoả đáng thiệt hại mà chủ thể có quyền sở hữu phải gánh chịu do hành vi xâm phạm. Trong trường hợp thích hợp, hiệp định còn quy định các thành viên có thể cho cơ quan xét xử được quyền ra lệnh thu hồi các khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm kể cả trường hợp người xâm phạm đã thực hiện hành vi đó khi không biết hoặc không có căn cứ để biết điều đó. Qua đó có thể thấy, hiệp định đã đề ra rất nhiều biện pháp dân sự khá nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm quyền nhà sản xuất bản ghi âm.
1.4.2.3. Chế tài hình sự
Mặc dù không có quy định cụ thể về các chế tài hình sự nhưng HĐ.TRIPs cũng đưa ra khung pháp luật cho các nước thành viên áp dụng. Các thành viên hiệp hội bắt buộc phải có quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm cả phạt tù và hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm. Ngoài ra hiệp định cũng quy định các hình phạt bổ sung như bắt giữ, tịch thu và tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm và bất cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm. Có thể nói, với quy định này, hiệp định đã cho thấy sự đấu tranh hết sức triệt để của pháp luật quốc tế đối với loại tội phạm xâm phạm quyền của nhà sản xuất.
1.4.2.4. Biện pháp tạm thời
Do việc thực hiện các thủ tục dân sự và hình sự có thể cần nhiều thời gian, nên HĐ.TRIPs quy định các cơ quan pháp luật phải có trách nhiệm đưa ra những biện pháp khẩn cấp tạm thời và hiệu quả nhằm ngăn chặn xảy ra vi phạm, ngăn các hàng hoá vi phạm đi vào kênh thương mại. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời thường nhằm hai mục đích cơ bản. Thứ nhất, để thu thập chứng cứ, lưu giữ các chứng cứ liên quan về hành vi được coi là vi phạm, bảo vệ chứng cứ trước nguy cơ bị tiêu huỷ; Thứ hai, nhằm bảo đảm bồi thường. Các biện pháp này yêu cầu bị đơn ngừng hoặc chấm dứt một hành vi nhất định.
Để ngăn chặn tình trạng chứng cứ bị bên vi phạm tẩu tán hoặc tiêu huỷ, toà án có quyền ra lệnh cho bên vi phạm cho phép chủ sở hữu quyền tác giả vào lục soát bên vi phạm để thu giữ, sao chép, vv..để tìm chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị kiện. Để có được lệnh này và để tránh sự lạm dụng lệnh này, nguyên đơn phải có chứng cứ để chứng minh rằng: Thứ nhất, có sự xâm phạm rõ ràng; thứ hai, có nhiều khả năng cho thấy chứng cứ của việc xâm phạm sẽ huỷ nếu lệnh này không được đưa ra; thứ 3, lệnh này sẽ không gây khó khăn qua mức đối với bị đơn; thứ tư, nguyên đơn cam kết trả mọi khoản bồi thường, nếu bị đơn không xâm phạm quyền của nguyên đơn.
Biện pháp tạm thời này được thể hiện rất rõ trong Điều 50.2 HĐ.TRIPs, theo đó Hiệp định cho phép các cơ quan xét xử. Trong trường hợp cần thiết, đặc biệt nếu bất kỳ một sự chậm trễ nào cũng có nguy cơ gây hậu quả không khắc phục được cho chủ thể quyền, hoặc nếu có thể thấy rằng chứng cứ đang có nguy cơ bị thủ tiêu, các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời trước khi nghe bị đơn trình bày ý kiến.
1.4.2.5. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp theo thủ tục tại biên giới
Các hoạt động xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nói riêng không còn là hoạt động mang tính quốc gia riêng biệt mà còn mang tính quốc tế. Một số lượng lớn bản sao vi phạm của nhà sản xuất vẫn được vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các biện pháp kiểm soát biên giới sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm một cách hữu hiệu bởi ngăn chặn việc phân phối các sản phẩm vi phạm tại biên giới dễ dàng hơn khi chúng ta đã mang vào trong nước và lưu thông, các biện pháp kiểm soát biên giới thường do các cơ quan hành chính (cơ quan hải quan) mà không phải do các cơ quan tư pháp thực hiện. Đối với những đối tượng khác, Hiệp định quy định một số đối tượng khác sẽ có thể được áp dụng biện pháp thực thi khác. Hiệp định TRIPs quy định một số thủ tục thực thi liên quan tới các biện pháp kiểm soát biên giới, để cho phép chủ thể quyền, người có lý do xác đáng được quyền yêu cầu hải quan không cho hàng hoá nhập khẩu khi có lý do để nghi ngờ rằng hàng hoá nhập khẩu vi phạm quyền tác giả của họ.Tuy nhiên với mục đích cân bằng lợi ích giữa các chủ thể quyền và các hoạt động thương mại hợp pháp, Hiệp định đã thiết lập các nguyên tắc liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới. Đó là các nguyên tắc về việc cơ quan hải quan đình chỉ giải toả hàng hoá vấn đề này được quy định tại Điều 51. Quy định về đơn để được đình chỉ, yêu cầu về việc đưa ra bằng chứng về việc nộp khoản tiền đặt cọc của nguyên đơn, bị đơn về bồi thường của người vi phạm, về quyền được trình bày ý kiến và yêu cầu thanh tra. Hiệp định cũng đưa ra ngoại lệ của việc thực thi quyền SHTT tại biên giới được áp dụng đối với hàng hoá có trong hành lý cá nhân, hàng hoá với số lượng nhỏ không mang tính thương mại. Thực thi quyền SHTT tại biên giới là một trong các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền sở hữu. Tuy nhiên, biện pháp này phải được thực hiện trên nguyên tắc không được xâm phạm tới các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể cũng như hoạt động thương mại.
Nói tóm lại, trên đây là những nội dung cơ bản của một số điều ước đa phương mà Việt Nam đã gia nhập nhằm bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Các công ước, hiệp ước này đã đưa ra những quy định khá cụ thể từ việc xác định nguyên tắc bảo hộ, tiêu chuẩn bảo hộ, cơ chế thực thi, nội dung các quyền…đó là những quy định bảo hộ tối thiểu để từ đó các quốc gia có thể đưa ra những cơ chế bảo hộ bằng hoặc rộng hơn. Tuy nhiên những tiêu chuẩn này có thể nói là khá cao đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đòi hỏi cần có sự nỗ lực rất lớn để thực thi có hiệu quả các cam kết quốc tế này.
2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm với CƯ Rome, CƯ Geneva, HƯ.WPPT và HĐ. TRIPs
2.1. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
Một trong những cách thức để đánh giá hệ thống pháp luật của một quốc gia có hữu hiệu hay không đó là xem xét cách thức nước đó bảo hộ quyền SHTT như thế nào. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ SHTT, theo định nghĩa, là tài sản vô hình. Đối với một tài sản hữu hình bình thường chủ của nó có thể tự bảo vệ thông qua các biện pháp thông thường, không nhất thiết phải bằng pháp luật. Nhưng với tính chất vô hình và khi đã công bố công khai (trừ bí mật thương mại) chủ sở hữu tài sản trí tuệ lại không làm được điều đó. Khi được công khai, phổ biến, tài sản này có thể bị tước đoạt một cách dễ dàng, nhanh chóng nếu không có sự bảo vệ nghiêm ngặt của pháp luật. Thực tế cho thấy không có một loại tài sản nào lại phải dựa vào pháp luật nhiều như tài sản trí tuệ, và quyền của nhà sản xuất bản ghi âm cũng không nằm ngoài sự thật đó.
Thấy được tầm quan trọng của pháp luật đối với việc bảo hộ quyền SHTT nói chung, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nói riêng, Việt Nam đã sớm ban hành một hệ thống văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Tuy còn khá mới mẻ nhưng quyền của nhà sản xuất bản ghi âm cũng đã được sự quan tâm không nhỏ của các nhà làm luật Việt Nam.
Trước khi Luật SHTT được thông qua ngày 29/11/2005, ở nước ta đã tồn tại một hệ thống các văn bản pháp luật về SHTT tương đối đầy đủ, trong đó có nhiều điều khoản liên quan đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
Thuật ngữ “quyền của nhà tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh” được ghi nhận chính thức ở nước ta từ năm 1995 trong Bộ luật dân sự. Vì đây là một lĩnh vực khá mới nên Bộ luật dân sự 1995 chỉ dành 2 Điều là Điều 776 và 777 để điều chỉnh quyền này. Văn bản tiếp theo là Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT (5/8/1999) ban hành quy chế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc, sân khấu.
Ngoài ra, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm còn được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật hải quan, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính…
Bước ngoặt quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực này được đánh dấu bằng việc chính thức là thành viên của CƯ. Berne (CƯ về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật) năm 2004. Tuy không đề cập nhiều tới quyền của nhà sản xuất bản ghi âm nhưng Công ước chính là nền tảng cho việc bảo hộ bản quyền ở các nước thành viên.
Một năm sau đó, ngày 6/7/2005, Việt Nam đã gia nhập CƯ.Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại viêc sao chép trái phép bản ghi âm của họ; đồng thời căn cứ ban hành Bộ luật dân sự 2005 với một số quy định về quyền của nhà sản xuất băng đĩa ghi âm.
Năm 2006, Việt Nam đã gia nhập HƯ.WPPT (12/1/2006). Trong năm này, Luật SHTT, văn bản luật chuyên ngành có giá trị pháp lý cao nhất cũng đã chính thức có hiệu lực tại Việt Nam. Căn cứ vào đó Chính phủ và Bộ văn hoá thông tin (nay là Bộ văn hoá thể thao và du lịch) đã ban hành một số văn bản pháp quy quan trọng là: Nghị định số 100/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Bộ luật dân sự, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về quyền bảo vệ quyền SHTT và quản lí nhà nước về SHTT; Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan.
Năm 2007 cũng là một dấu mốc quan trọng với sự kiện CƯ.Rome chính thức có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 1/3/2007 và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, điều đó cũng có nghĩa rằng Việt Nam đương nhiên trở thành viên của HĐ.TRIPs. Các Hiệp định trên đây đều là những Hiệp định đa phương quy định khá chi tiết, cụ thể về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm.
Như vậy, chỉ trong 4 năm, Việt Nam đã tham gia ký kết và ban hành nhiều văn bản Luật quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ quyền của sản xuất bản ghi âm. Đây là kỉ lục hiếm có trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam. Nó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam nhằm hoàn thiện pháp luật về SHTT, tương thích với thông lệ quốc tế, thúc đẩy thực thi quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tại quốc gia và hội nhập quốc tế.
2.2. Nhận xét, đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các ĐƯQT: CƯ.Rome, CƯ.Geneva, HƯ.WPPT và HĐ.TRIPs.
Thật vậy, một thành công của Việt Nam trong giai đoạn trên chính là sự ra đời của Luật SHTT. Luật này ra đời thực chất là sự tập hợp, thống nhất các quy định pháp luật về SHTT trong các Bộ luật, các văn bản dưới luật trước đây và bước đầu có sự tham khảo, hài hoà với các ĐƯQT đã và sẽ cam kết. Chính vì vậy, khi xem xét sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các Điều ước đa phương kể trên, luận văn sẽ tập trung so sánh các quy định của Luật SHTT 2006 với các quy định của các Điều ước này.
Nghiên cứu, so sánh sự tương thích của pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế, luận văn sẽ tập trung ở các khía cạnh sau đây:
- Nguyên tắc bảo hộ.
- Điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ.
- Quyền của nhà sản xuất.
- Cơ chế thực thi.
2.2.1. Nguyên tắc bảo hộ
Theo quy định của CƯ.Rome, CƯ.Geneva, HƯ.WPPT và HĐ. TRIPs thì nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT), nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) phải được sử dụng với tư cách là các quy chế pháp lý cơ bản mà các quốc gia thành viên phải tuân theo, trừ một số ngoại lệ nhất định theo các ĐƯQT đa biên hiện hành mà các quốc gia thành viên đó tham gia.
So với quy định của pháp luật Việt Nam, ta thấy, vấn đề này còn chưa được đề cập. Luật SHTT chưa có điều khoản nào khẳng định Việt Nam sẽ áp dụng quy chế MFN hay NT trong các quan hệ SHTT có yếu tố nước ngoài mà chỉ quy định chung là: sẽ áp dụng quy định của ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên (Khoản 3 Điều 5). Tuy nhiên, Luật SHTT đã đề cập tới một nguyên tắc được các Công ước trên thừa nhận, đó là nguyên tắc cân bằng lợi ích. Điều 8 khoản 1 Luật SHTT đã quy định “công nhận và bảo hộ quyền SHTT của tổ chức, cá nhân trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ích của chủ thể quyền SHTT với lợi ích công cộng”.
2.2.2. Điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền, thời hạn bảo hộ
ªĐiều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền:
Pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế cùng quy định chỉ bảo hộ đối với tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh của buổi biểu diễn hay các âm thanh khác (Khoản 3 Điều 16 Luật SHTT).
Để được hưởng sự bảo hộ của các thành viên, các Điều ước trên quy định: bản ghi âm sẽ được xác định dựa vào tiêu chuẩn nơi công bố, tiêu chuẩn nơi định hình và tiêu chuẩn quốc tịch của nhà sản xuất bản ghi âm đó. Tuy nhiên, Luật SHTT quy định bản ghi âm được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
° Bản ghi âm có quốc tịch Việt Nam.
° Bản ghi âm của nhà sản xuất bản ghi âm được bảo hộ theo ĐƯQT mà CHXHCN Việt Nam là thành viên
Tương đương với các cam kết quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định quyền của nhà sản xuất bản ghi âm được bảo hộ đương nhiên, chỉ cần tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định, không phải qua bất cứ thủ tục nào. Điều 49 khoản 2 quy định: “Việc nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của luật này. Tuy nhiên, luật cũng khuyến nghị nên thực hiện đăng ký để được cấp giấy chứng nhận để làm chứng khi có tranh chấp (khoản 3 Điều 6; khoản 2 Điều 49 Luật SHTT).
Luật SHTT không có bất cứ 1 hạn chế nào về mặt thủ tục như quy định của Điều 5 CƯ.Geneva và Điều 11 CƯ.Rome* Hạn chế về thủ tục: Nếu quốc gia yêu cầu tuân thủ những thủ tục như là điều kiện để được bảo hộ các quyền liên quan đối với bản ghi âm thì những thủ tục này cần được xem như là đã hoàn thành nếu các bản sao trên thị trường của bản ghi âm đã công bố hoặc các bao bì của chúng gắn 1 thông báo có chứa dấu hiệu chữ (P) cùng với năm công bố đầu tiên. Nếu các bản sao hoặc bao bì của chúng không xác định rõ nhà sản xuất hoặc bên được li-xăng thì thông báo cũng phải chứa tên chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất và nếu các bản sao hoặc bao bì của chúng không xác định những người biểu diễn chính thì thông báo cũng phải có chứa tên của người sở hữu các quyền của những người biểu diễn đó (Điều 11 CƯ Rome)
.
ªThời hạn bảo hộ:
Điều 34 khoản 2 Luật SHTT quy định thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm tương đương với thời hạn bảo hộ tương ứng theo HƯ.WPPT và HĐ.TRIPs, 50 năm kể từ khi bản ghi âm được định hình hay công bố. Tuy nhiên, pháp luật nước ta quy định “tính từ năm tiếp theo năm bản ghi âm được công bố hoặc định hình nếu bản ghi âm chưa được công bố”, trong khi HƯ.WPPT lại quy định “tính từ khi lết thúc năm…”(Điều 17, HƯ. WPPT). Do vậy, thời gian bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ dài hơn. Điều này là hợp lí bởi quy định của các Công ước là các tiêu chuẩn tối thiểu, các Quốc gia chỉ được phép quy định thời hạn bảo hộ bằng hoặc cao hơn.
ªCác ngoại lệ , hạn chế
Luật SHTT 2005 đã quy định các trường hợp sử dụng hợp lí tương tự như nội dung các cam kết quốc tế. Theo đó, nếu sử dụng vì mục đích cá nhân để nghiên cứu, giảng dạy, trích dẫn…người sử dụng sẽ không phải trả thù lao. Tuy nhiên, việc sử dụng đó không được làm ảnh hưởng tới sự khai thác bình thường cũng như không gây phương hại đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm (Điều 32 khoản 2).
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có những ngoại lệ về bảo vệ quyền của nhà sản xuất như quy định của Điều 3.1, Điều 4,5,6,8 của HĐ.TRIPs. Luật SHTT chỉ giới hạn quyền của các chủ thể này tại Điều 7 khoản 2, đó là việc họ không được xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng , quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác cũng như không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Một điểm chung nữa của pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế là người của nhà sản xuất bản ghi âm chỉ được bảo hộ khi không xâm hại đến quyền của của tác giả* Điều 6 khoản 2: Quyền liên quan phát sinh từ khi cuộc biểu diển, bản ghi âm, ghi hình,, chương trình phát sóng mang tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Điều 1 CƯ Rome: Sự bảo hộ theo CƯ này là thống nhất và không ảnh hưởnh theo bất kì cách nào đến sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
.
2.2.3. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm
Hiệp định TRIPs và các Công ước, Hiệp ước khác của WIPO (CƯ .Rome, CƯ.Geneva, HƯ.WPPT) có mối quan hệ chặt chẽ, nhiều quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên TRIPs được tiến hành theo các quy định của WIPO.
Trong việc quy định quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, mặc dù về cách thức thể hiện có sự khác nhau nhưng nhìn chung pháp luật Việt Nam đã có sự kế thừa HĐ.TRIPs mà suy cho cùng là có sự phù hợp nhất định đối với các cam kết quốc tế. Điều 30 Luật SHTT quy định: nhà sản xuất bản ghi âm có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: (i) sao chép trực tiếp hay gián tiếp bản ghi âm của mình; (ii) phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm thông qua hình thức bán, cho thuê, hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kĩ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được; (iii) được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm của mình được phân phối đến công chúng. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã trao cho nhà sản xuất bản ghi âm cả 4 quyền mà các cam kết quốc tế đã ghi nhận là sao chép, cho thuê thương mại, quyền được hưởng thù lao, quyền cung cấp và phân phối đến công chúng.
Bên cạnh đó, Luật SHTT đã quy định rất chi tiết về các hành vi xâm phạm quyền, về việc chuyển giao quyền, các thủ tục để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền…Đây là, những độc quyền của nhà sản xuất bản ghi âm. Chỉ duy nhất họ mới có quyền nhân bản phát hành bản sao, sản phẩm của mình, phân phối chúng tới mọi người. Họ có thể tự mình thực hiện những độc quyền này hoặc cho người khác sử dụng độc quyền của mình. Nhưng thông thường người sản xuất bản ghi âm cho phép người khác sử dụng quyền của mình thông qua hình thức ký hợp đồng li- xăng.
Pháp luật Việt Nam quy định quyền nhân bản và quyền phát hành những bản ghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (72).doc