Luận văn Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp Nguyên Bình

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 5

HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỘ SẢN XUẤT 5

I/ KINH TẾ HỘ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA. 5

1- Đặc điểm sản xuất của kinh tế hộ nông dân. 5

2- Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong phát triển kinh tế nước ta. 7

II/ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT. 10

1- Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 10

2- Vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất ở nước ta hiện nay. 13

III/ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT. 17

1- Chính sách cho vay hộ sản xuất. 17

2- Những cơ chế tín dụng đối với hộ sản xuất. 18

CHƯƠNG II 22

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP NGUYÊN BÌNH. 22

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG. 22

II/ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGUYÊN BÌNH. 26

1. Môi trường kinh doanh: 26

2. Công cụ điều hành nền kinh tế địa phương : 26

2.1. Về chính sách thuế. 26

2.2. Về công tác Ngân hàng thực hiện nguyên tắc: 27

III. Thực tế tình hình cho vay hộ sản xuất: 28

1- Công tác huy động vốn: 28

2. Sử dụng vốn. 30

C. Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với hộ sản xuất: 39

1. Quan điểm của Ngân hàng Nguyên Bình. 39

2. Cơ chế tín dụng đối với hộ sản xuất : 40

2.2. Văn bản của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Cao Bằng : 41

3. Thực hiện qui trình cho vay và thu nợ: 42

4. Kiểm tra xử lý nợ vay : 43

5. Tình hình đảm bảo tín dụng : 44

6. Chất lượng tín dụng : 45

7. Cơ cấu dư nợ. 45

8. Kết quả cho vay hộ sản xuất. 46

9. Đánh giá mặt làm được và những tồn tại cho vay hộ sản xuất. 50

10. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất. 51

11. Những khó khăn tồn tại trong quá trình thực hiện cho vay hộ sản xuất. 53

CHƯƠNG III 57

NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN 57

PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT 57

I. ĐỊNH HƯỚNG VỀ MỞ RỘNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 57

II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 57

1. Kiến nghị đối với Nhà nước. 57

2- Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: 60

3- Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. 60

4. Kiến nghị đối với UBND huyện Nguyên Bình . 62

5- Kiến nghị đối với ngân hàng Nông nghiệp Nguyên Bình. 63

6. Những kiến nghị đề xuất với hộ sản xuất: 64

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

2.1 - Cho vay: Đơn vị: Triệu

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp Nguyên Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dù chưa hết năm nhưng đều lớn hơn năm 1999. Điều đó thể hiện sự phát triển vượt bậc của Ngân hàng nông nghiệp huyện trong thực hiện hoạt động kinh doanh. Thừa vốn đến 30-9-2000 điều về Ngân hàng tỉnh là 11.700 triệu đồng. Nguồn vốn uỷ thác (của NHPVNN và của MISEREO - Đức) đến 30-9-2000 là 6.000 triệu đồng tăng +1.500 triệu đồng tỷ lệ tăng 33,3% so với 31-12-1999, đáp ứng được tương đối đầy đủ nhu cầu vay vốn của đồng bào nghèo trong huyện Nguyên Bình. Cơ cấu huy động vốn đến 30-9-2000 như sau: + Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 23,25% tổng nguồn vốn tăng 1.320 triệu đồng so với năm 1999 tỷ lệ tăng 22,83%. + Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 58,05% tổng nguồn vốn, tăng 2.100 triệu đồng so với năm 1999 tỷ lệ tăng 22,83%. + Tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 18,7% tổng nguồn vốn tăng 1.730 triệu đồng so với năm 1999 tỷ lệ tăng 85,31%. 2. Sử dụng vốn. Do nhận thức rõ trách nhiệm của tín dụng Ngân hàng là công cụ, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao đời sống của nông dân. Ngân hàng nông nghiệp Nguyên Bình đã xác định đúng đắn đối tượng phục vụ là hộ sản xuất nói chung và hộ nông dân nói riêng. Nói như vậy không phải là phủ nhận vai trò của thành phần kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế nhưng kể từ khi có cơ chế khoán 10, kinh tế hộ sản xuất đã khẳng định rõ nét vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Chỉ thị 202/CT của Chính phủ là một chủ trương đúng đắn kịp thời, giúp cho nông dân có đủ vốn đề tiến hành sản xuất kinh doanh. Nhìn chung Ngân hàng huyện đã làm tốt vai trò huy động vốn và sử dụng vốn trên địa bàn huyện và đạt được những kết quả về cho vay hộ sản xuất góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho nông dân các dân tộc huyện Nguyên bình. Đứng trước tình hình diễn biến phức tạp về kinh tế trong thời gian qua Ngân hàng nông nghiệp huyện vẫn thực hiện tốt chỉ đạo về công tác tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đó là: + áp dụng hình thức khoán trong hoạt động kinh doanh đến tổ và người lao động để khuyến khích tăng năng xuất lao động với chất lượng cao. + Quyết tâm không co cụm mà phải tích cực tìm kiếm thị trường khai thác đầu tư mới trong địa bàn nông nghiệp nông thôn, thực hiện tốt định hướng tín dụng thương mại, tín dụng chính sách (cho vay hộ nghèo) cùng tăng trưởng trong đó tín dụng chính sách tăng nhanh hơn để phù hợp với điều kiện thực tế của huyện miền núi vùng sâu, vùng xa. Số liệu về doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ mà Ngân hàng huyện đã đầu tư cho các thành phần kinh tế trong huyện thời gian qua có thể phân tích, đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nguyên Bình. Nhận xét: Đến 30-9-2000 tổng doanh số cho vay ra các thành phần kinh tế đạt 26.280 triệu đồng tăng +3.300 triệu đồng so với 1999, tỷ lệ tăng 14,36%. So với năm 1995 tăng 16.430 triệu đồng, tỷ lệ tăng 166,80%. Nguyên nhân trong năm 2000 tăng ít do chưa thực hiện tốt kế hoạch cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và NHPVNN. Trong đó doanh số cho vay theo vốn Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng phục vụ người nghèo như sau: Doanh số cho vay bằng vốn tín dụng thương mại đạt 19,780 triệu đồng tăng 10.930 triệu đồng so với 1995, tỷ lệ cho vay tăng 123,5% so với năm 1999 tăng 5.300 triệu đồng, tỷ lệ cho vay tăng 36,6%. Đối với thành phần kinh tế quốc doanh: Doanh số cho vay đạt 980 triệu đồng, so với năm 1995 giảm 820 triệu đồng, tỷ lệ cho vay giảm 45,55%, so với năm 1999 tăng 380 triệu đồng, tỷ lệ cho vay tăng 63,33%. Đối với thành phần kinh tế HTX là: Doanh số cho vay có xu hướng giảm dần, 9 tháng năm 2000 cho vay 200 triệu đồng. Nhìn chung mô hình kinh tế HTX tại địa bàn chưa phát huy được vai trò trong nền kình tế thị trường, tại một số nơi đang củng cố dần mô hình HTX kiểu mới theo khoán 10. Số lượng HTX hiện còn tồn tại chủ yếu là các HTX tiểu thủ công nghiệp như vôi đá, vật liệu không nung . Cho vay hộ sản xuất đến 30-9-2000 đạt doanh số 14.500 triệu đồng, so với năm 1995 tăng 11.300 triệu đồng, tỷ lệ cho vay tăng tới 352,12%. So với năm 1999 doanh số cho vay tăng 6.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 70,58%. Riêng đối với hộ nông dân: Doanh số cho vay đến 30.9.2000 đạt 10.300 triệu đồng. So với 1995 tăng 1.500 triệu đồng, tỷ lệ tăng 267,85%. So với năm 1999 tăng 3.600 triệu đồng, tỷ lệ tăng 53,73%. Do điều kiện kinh doanh trên địa bàn huyện vùng sâu, vùng xa, hơn 85% nhân lực lao động là nông nghiệp nông thôn nên Ngân hàng huyện Nguyên Bình đã xác định cho vay hộ sản xuất nói chung và hộ nông dân nói riêng là nhiệu vụ trọng tâm hàng đầu để tạo công ăn việc làm cho nhân dân các dân tộc, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo định hướng nông, lâm , dịch vụ nông nghiệp mà Nghị quyết Đảng bộ khoá XV nhiệm kỳ 1994 - 1999 và khoá XVI nhiệm kỳ 1999-2004 đã đề ra. Cho vay bằng vốn tín dụng Ngân hàng phục vụ người nghèo: Thực hiện tăng về số tiền cho vay mỗi hộ và cả về số hộ được vay trong năm 1999 đã cho vay trên 3.500 lượt hộ vay vốn với số tiền là 8.500 triệu đồng, tăng gấp 1,4 lần so với 1998. Bình quân 1 lượt hộ cho vay vốn là 2,42 triệu đồng. Đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho hàng ngàn hộ nông dân. Như vậy qua số liệu trên tay thấy thời gian qua việc đầu tư cho hộ sản xuất nói chung và hộ nông dân nói riêng đã được Ngân hàng huyện thực hiện tốt, chú trọng tập trung đầu tư vốn đúng thành phần kinh tế với tỷ trọng tăng trưởng rất lớn. Tỷ lệ thực hiện năm 2000 so với năm 1995 đối với hộ sản xuất là +352,12% và hộ nông dân là +267,85%. Tốc độ tăng trưởng từ năm 1995 đến nay đạt mức bình quân đối với hộ sản xuất đạt 39,80%, đối với hộ nông dân là 32,62%. Hoạt động của Ngân hàng huyện không chỉ đơn thuần về khối lượng cho vay mà còn hướng mạnh vốn vào khai thác tiềm năng sẵn có của huyện, tính toán hiệu quả kinh tế tốt trong từng vùng, từng dự án của mỗi hộ sản xuất. Trong 5 năm qua Ngân hàng huyện đã làm sống dậy các ngành nghề sản xuất trong lĩnh vực Nông - lâm nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nông dân, tăng thu nhập tạo nên những sắc thái mới trong nông thôn của huyện miền núi. Với cơ cấu đầu tư hợp lý 60% cho chăn nuôi trồng trọt, 20% cho phát triển rừng, 20% cho phát triển kinh doanh dịch vụ đã làm cho kinh tế huyện có một tương lai đầy hứa hẹn trên con đường đổi mới. Với sự trợ giúp về vốn của Ngân hàng Nông nghiệp đã làm sống dậy một số ngành nghề truyền thống như: Chế biến chè, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản dệt thổ cẩm, sản xuất miến dong, trồng nấm hương... Phát triển kinh tế đồi rừng, phát triển trang trại. Cùng với đất đai, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động của nhân dân, vốn ngân hàng đã tác động từ sự phân công lao động đưa một bộ phận nông dân thoát khỏi nền sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất kinh tế hàng hoá. Những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp Nguyên Bình đã đa dạng hoá phương thức chuyển tải vốn tới các thành phần kinh tế, nhất là đối với hộ nông dân qua các hình thức: Cho vay trực tiếp và cho vay qua tổ tín chấp (như Hội phụ nữ, thanh niên, Hội cựu chiến binh, hội nông dân). Vận dụng sáng tạo cho vay qua tổ tín chấp. Tháng 10 năm 1999 khi có Nghị quyết liên tịch giữa NHNo VN và Hội nông dân Việt Nam được ký kết về việc thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và sản xuất của nông dân. Đây là văn bản xác nhận sự hợp tác kiểu mới giữa 2 hệ thống cơ quan từ TW tới địa phương trong phạm vi cả nước để triển khai nhanh việc cho vay vốn đến hộ nông dân, giúp họ có vốn để phát triển sản xuất, hướng dẫn nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả, cải thiện đời sống, qua đó giúp Ngân hàng nông nghiệp cho vay đảm bảo an toàn vốn. Nghị quyết này đã tạo động lực mới tăng cường quan hệ hợp tác hai bên theo tinh thần nghị quyết TW 5 của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát huy nội lực, huy động và tập trung các nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển mạnh mẽ. Thực hiện Nghị quyết này, Ngân hàng Nông nghiệp Nguyên Bình đã tổ chức triển khai sâu rộng đến tập thể CBCNV trong toàn Chi nhánh tinh thần của nghị quyết liên tịch. Bằng tinh thần nhiệt tình, ý chí quyết tâm vươn lên trong kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp Nguyên Bình đã thực hiện có hiệu quả nghị quyết liên tịch, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh Cao Bằng. Vay vốn năm 1999 và 9 tháng năm 2000 đã tập trung vào phục vụ sản xuất vụ đông xuân, vụ mùa thông qua tín dụng cho hộ sản xuất trên địa bàn và cho doanh nghiệp đã tạo điều kiện thu mua, chế biến cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho hộ sản xuất, gắn cho vay vùng nguyên liệu với chế biến, dịch vụ góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong quan hệ tín dụng Ngân hàng, tiền vay phát ra thì phải được thu hồi theo nguyên tắc ''Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn''. Với phương châm ''đi vay để cho vay'', nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn ngày càng tăng lên của Nhân dân để sản xuất trong kinh tế thị trường, ngân hàng Nguyên bình đã huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các đơn vị, tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Vì vậy việc thực hiện nguyên tắc tín dụng ''vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn'' là vô cùng quan trọng, nguyên tắc này quyết định sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn của toàn hệ thống Ngân hàng nói chung. Do nhận thức đúng đắn về nguyên tắc này Ngân hàng huyện Nguyên Bình đã làm tốt việc đôn đốc thu nợ, thu lãi khi đến hạn làm cho vốn luân chuyển nhanh, đảm bảo khả năng thanh toán chi trả cho khách hàng khi có yêu cầu. Do làm tốt việc tuyên truyền phổ biến chế độ thể lệ tín dụng nên đã tạo cho khách hàng có ý thức trả nợ thường xuyên đúng thời gian thoả thuận nên ít xẩy ra tình trạng nợ quá hạn. Qua số liệu ta nhận thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng Nguyên Bình năm sau cao hớn năm trước. Tổng doanh số thu nợ đến 30.9.2000 là 19.480 triệu đồng tăng 1.500 triệu đồng so với năm 1999, tỷ lệ tăng 8,34%, so với năm 1995 doanh thu tăng 17.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 685,48%. Trong đó : + Thu nợ tín dụng Ngân hàng thương mại đến 30.9.2000 đạt doanh thu 15.980 triệu đồng, so với năm 1999 tăng 4.500 triệu đồng tỷ lệ tăng 39,19%, so với năm 1995 tăng 13.500 triệu đồng tỷ lệ tăng 544,3%. Qua bảng số liệu, doanh thu tăng chủ yếu ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể: Doanh nghiệp tư nhân đến 30.9.2000 Doanh thu tăng 466,66% so với năm 1995, tăng 139,43% so với năm 1999. Đối với hộ sản xuất đây là thành phần chủ yếu, quyết định sự tăng trưởng của Ngân hàng huyện có số liệu: Doanh thu đến 30.9.2000 đạt 11.670 triệu đồng so với 1995 tăng 10.580 triệu đồng, tỷ lệ tăng 970,76%, so với năm 1999 tăng 5.490 triệu đồng tỷ lệ tăng 88,83%. Riêng đối với hộ nông dân doanh thu đến 30.9.2000 đạt 7.820 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67% doanh thu đối với hộ sản xuất, chiếm tỷ trọng 48,93%. Tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1995 doanh thu tăng 719,7%, so với năm 1999 doanh thu tăng 67,99%. Qua đó ta có thể khẳng định việc tập trung đầu tư vốn cho hộ sản xuất nói chung, hộ nông dân nói riêng của ngân hàng Nguyên Bình là hướng đi đúng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Thu nợ Ngân hàng phục vụ người nghèo trong 5 năm qua cũng phát triển không ngừng, tăng dần qua các năm. Năm 1998 donh thu là 2001 triệu đồng, năm 1999 là 6.500 triệu đồng. Đến 30.9.2000 doanh số thu chỉ đạt 46,15% so với năm 1999 do chưa hết năm chưa thực hiện hết kế hoạch năm 2000. Bên cạnh đó cũng còn có thêm lý do bất khả kháng là cuối năm 1999 đầu năm 2000 trên địa bàn huyện bị dịch trâu bò long móng, lở mồm, dịch nhiệt thán, các xã hiện đang làm thủ tục giãn nợ, lưu vụ, khoanh nợ cho các hộ nông dân nên tạm thời doanh thu nợ có giảm. Đánh giá chung công tác thu nợ của Ngân hàng nông nghiệp Nguyên Bình có tốc độ phát triển bình quân qua các năm đạt tới 81,76% (Phát triển lớn ở giai đoạn 1995-1999). Điều này chứng tỏ công tác thu nợ đã được Ngân hàng huyện Nguyên Bình quan tâm, người vay có ý thức trả nợ sòng phẳng, bảo toàn được vốn của ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của dân khi có nhu cầu vay vốn, đảm bảo yêu cầu hạch toán kinh doanh. * Nhận xét : Tổng dư nợ đến 30.9.2000 tăng so với năm 1999: 6.800 triệu đồng tỷ lệ tăng 29,31%. So với năm 1995 tăng 18.750 triệu đồng, tỷ lệ tăng 163,04%. So với mức tăng trưởng của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam năm 1999 là 11% thì mức tăng trưởng của Ngân hàng huyện lớn hơn mức trăng trưởng chung. Tuy nhiên với mức dư nợ này Ngân hàng huyện Nguyên Bình vẫn chưa đạt được mục tiêu đã đề ra của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Cao Bằng và của Cấp uỷ, Chính quyền địa phương. Đối với kinh tế quốc doanh nói chung mức tăng không đáng kể cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 1999 dư nợ kinh tế quốc doanh là 2.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,73% tổng dự nợ thì đầu 1998 chỉ còn chiếm 6,05% tổng dư nợ. Dư nợ kinh tế quốc doanh đến 30.9.2000 đạt 1.050 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,5% tổng dư nợ. Nhìn chung hoạt động quan hệ tín dụng của thành phần kinh tế này với Ngân hàng huyện ít không đáng kể lắm do các đơn vị đang dần dần bị thu hẹp, một số đơn vị như xí nghiệp xi măng, nhà máy miến dong, công ty quặng sắt, xí nghiệp khai thác mỏ... đã bị phá sản, một số đơn vị còn tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện đang dần dần chứng tỏ vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường. Đối với thành phần kinh tế HTX chiếm tỷ trọng dư nợ thấp 7%, dư nợ cho vay Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng 11,66% do điều kiện miền núi, kinh tế phát triển chậm, một số doanh nghiệp mới bắt đầu hình thành, hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ, xây dựng cơ bản... Tuy nhiên dư nợ của thành phần kinh tế này chưa đáng kể. Đối với hộ sản xuất: Hộ sản xuất được chú trọng đầu tư từ khi kinh tế hộ được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ và có chủ trương hướng đầu tư vốn tới hộ sản xuất thì dư nợ hộ sản xuất không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 1995 dự nợ hộ sản xuất mới chỉ đạt 4.900 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,6%. Đến năm 1999 đã tăng dư nợ hộ sản xuất lên 9.920 triệu đồng, tỷ lệ tăng 102,44%. Đến 30.9.2000 đã đạt tới 12.750 triệu đồng, tăng so với năm 1995 là 160,2%, so với năm 1999 tăng 28,52%. Năm 1995 tỷ trọng cho vay hộ sản xuất chiếm 42,6% tổng dư nợ. Trong đó riêng hộ nông dân chiếm 29,56% tổng dư nợ, đến năm 1998 dư nợ hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 41,76% tổng dư nợ. Năm 1999 dư nợ hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 42,76% tổng dư nợ. Đến 30.9.2000 dư nợ hộ sản xuất chiếm 42,5% tổng dư nợ. Trong đó riêng hộ nông dân chiếm 35% tổng dư nợ. Qua số liệu ta nhận thấy về số tuyết đối qua từng năm dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng lên rất nhanh nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ thay đổi không đáng kể. Nguyên nhân là từ năm 1995 đến nay song song với việc cho vay vốn đối với hộ sản xuất, ngân hàng huyện còn cho vay hộ nghèo, về tốc độ tăng trưởng cho vay hộ nghèo của Ngân hàng huyện đã tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ %. Cụ thể dư nợ ngân hàng người nghèo năm 1995 mới là 1.000 triệu đồng, năm 1998 đạt dư nợ 5000 triệu đồng, năm 1999 đạt 7000 triệu đồng, đến 30.9.2000 đạt mức dư nợ 10.000 triệu đồng. Dư nợ cho vay hộ nghèo đến 30.9.2000 so với năm 1995 đạt tỷ lệ tăng trưởng là 900%, so với năm 1999 tỷ lệ tăng trưởng đạt 42,85%. Qua số liệu dư nợ cho vay hộ nghèo ta có thể lý giải được nguyên nhân của việc cho vay hộ sản xuất, mặc dù tăng về dư nợ nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ không tăng. Riêng đối với cho vay hộ nông dân từ mức dư nợ 3.400 triệu đồng năm 1995 chiếm tỷ trọng 29,56% tổng dư nợ, đến năm 1998 dư nợ tăng lên 6.000 triệu đồng chiến tỷ trọng 32,96% trong tổng dư nợ. Năm 1999 cho vay hộ nông dân 8.020 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,96% tổng dư nợ. Đến 30.9.2000 cho vay hộ nông dân đã đạt 10.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ, so với năm 1999 tăng 2480 triệu đồng, tỷ lệ tăng 30,92%. Qua phân tích số liệu đã cho thấy Ngân hàng huyện Nguyên Bình đã làm tốt công tác cấp vốn tới hộ sản xuất phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn mà Đảng đã vạch ra. Đối với cho vạy hộ nghèo, Ngân hàng Nguyên Bình kiên trì thực hiện chủ trương tín dụng thương mại, tín dụng chính sách cùng phát triển nhưng ưu tiên phát triển dư nợ chính sách. Vì vậy có thể nói, thời gian qua dư nợ thương mại của Ngân hàng huyện phát triển chưa đáp ứng được mục tiêu mà Đảng bộ huyện Nguyên Bình, Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đã đề ra nhưng dư nợ Ngân hàng PVNN lại tăng rất nhanh đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 40%/năm nên về cơ bản tổng dư nợ vẫn tăng lên không ngừng năm sau cao hơn năm trước. Nợ quá hạn : Nợ quá hạn đã được Ngân hàng Nguyên Bình luôn luôn quan tâm xử lý với các biện pháp: Tăng cường đôn đốc thu nợ, phối hợp cùng chính quyền các cấp, cơ quan công an, toà án, viện kiểm sát cơ quan đoàn thể thành lập ban thu nợ, kiên quyết sử lý các trường hợp nợ chây ỳ. Thường xuyên thực hiện kiểm tra đối chiếu nợ quá hạn theo quy định (kiểm soát viên thực hiện). Ngoài ra còn sử lý tốt các khoản nợ bất khả kháng theo Thông tư 03 của Liên bộ tài chính - Ngân hàng, sử lý nợ theo 238 của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, công văn 25 của Ngân hàng PVNN, cho gia hạn nợ, giãn hạn nợ theo Chỉ thị số 09 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Do thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân trên địa bàn huyện, thường xuyên học tập, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, áp dụng có hiệu quả Chỉ thị 09 của Thống đốc, công văn 1667 và các văn bản của NH nông nghiệp và PTNT Việt Nam , của Ngân hàng tỉnh Cao Bằng về củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh nên Ngân hàng huyện Nguyên Bình đã giảm thấp phù hợp với tỷ lệ quá hạn chung của toàn ngành. Cụ thể: Năm 1995 dư nợ quá hạn là 575 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 5%. Năm 1999 nợ quá hạn 928 triệu đồng tỷ lệ nợ quá hạn 4%. Đến 30-9-2000 nợ quá hạn 960 triệu đồng tỷ lệ nợ quá hạn 3,2% (vượt 0,2% so với quy định của ngành). Đây là sự phấn đấu vượt bậc của Ngân hàng Nguyên Bình. Tình hình nợ quá hạn được phản ánh qua bảng số liệu sau : Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Đến 30/9/200 Số tiền Tỷ lệ NQH Số tiền Tỷ lệ NQH Số tiền Tỷ lệ NQH NQH đến 180 ngày 374 3,25% 557 2,4% 624,5 2,08% NQH đến 360 ngày 143 1,25% 278,4 1,2% 300 1% Nợ khó đòi 58 0,5% 92,6 0,4% 35,5 0,12% Cộng 575 5% 928 4% 960 3,2% Nhận xét : Các chỉ tiêu về nợ quá hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi; nợ quá hạn đến 360 ngày có khả năng thu hồi; nợ khó đòi tại đơn vị qua các năm đang có xu hướng giảm dần, có lợi cho đơn vị. Làm tốt được công tác thu nợ quá hạn, giảm được tỷ lệ phần trăm trên tổng dư nợ do đơn vị đã thực hiện : - Thành lập hội đồng thu nợ có các cơ quan pháp luật cùng tham gia như công an, toà án, uỷ ban xã. - Chi trả thù lao thu nợ 20.000 đồng/người/ngày cho các thành viên hội đồng thu nợ (trừ cán bộ ngân hàng). Khuyến khích được mọi người nhiệt tình giúp đỡ. C. Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với hộ sản xuất: 1. Quan điểm của Ngân hàng Nguyên Bình. Ngân hàng huyện Nguyên Bình luôn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của cấp Uỷ chính quyền địa phương, định hướng phát triển kinh tế xã hội để phục vụ nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm và nội dung tự đổi mới của đơn vị. Vì thế Ngân hàng huyện đã sớm có một hệ thống quan điểm, mục tiêu đầu tư phục vụ sản xuất của kinh tế hộ trước yêu cầu chuyển biến của cơ chế khoán 10 và nghị quyết 22 của Bộ chính trị và các nghị quyết của Tỉnh uỷ Cao Bằng, của cấp Uỷ huyện Nguyên Bình. Những quan điểm đó là : + Tín dụng cho hộ sản xuất nói chung và hộ nông dân ở huyện phải chống tư tưởng kinh doanh đơn thuần, gây ách tắc, khó khăn cho sản xuất. Mặt khác không thể coi vốn Ngân hàng (cả NHPVNN) là hình thức cứu tế từ thiện xã hội, là cơ quan tài chính thứ 2 để cấp cho nông dân mà không hoàn lại, để từ đó làm triệt tiêu động lực của sản xuất, dẫn đến không thúc đẩy được sản xuất phát triển làm mất vai trò đòn bẩy kinh tế của vốn tín dụng ngân hàng. Qua đó ta khẳng định: Mục tiêu của tín dụng Ngân hàng là: Bảo tồn được vốn, người dân tạo thêm được nhiều sản phẩm hàng hoá, thu nhập của người lao động đã bù đắp được chi phí và có tích luỹ. + Tín dụng hộ sản xuất nói chung, hộ nông dân nói riêng trong sự phát triển kinh doanh phải bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong xã hội về mọi mặt như chính sách lãi xuất tiền vay, điều kiện vay vốn, phương thức phục vụ của Ngân hàng... + Tín dụng hộ nông dân không phân biệt giàu, nghèo đều là đối tượng phục vụ của Ngân hàng với số lượng tín dụng cung ứng không hạn chế theo yêu cầu của sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, trong đó phải chú trọng giúp người nghèo để có vốn sản xuất, làm cho đời sống nông dân không ngừng được nâng cao đó là mục tiêu hàng đầu. Bên cạnh đó cũng đồng thời đầu tư cho những hộ khá, hộ giàu để giúp họ tiếp tục phát triển sản xuất làm cho họ giàu lên thêm. + Tín dụng hộ nông dân trong cơ chế thị trường hiện nay là hết sức quan trọng. Cho hộ nông dân vay vốn chính là nội dung công việc đổi mới của Ngân hàng, là yêu cầu của vận động nội tại để Ngân hàng nông nghiệp tồn tại và phát triển. Tức là muốn tồn tại bản thân Ngân hàng phải thực hiện chính sách tín dụng. 2. Cơ chế tín dụng đối với hộ sản xuất : Trong những năm qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nói chung và của Ngân hàng nông nghiệp Cao Bằng nói riêng luôn luôn được bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện cơ chế cho vay nói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng phù hợp với thực tiễn công tác qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn cho vay đối với khách hàng như sau : (Để tránh trùng lặp với các văn bản, quyết định đã nêu ở phần trước, chỉ xin nêu tóm tắt một số văn bản chỉ thị từ năm 1996 trở về đây). 2.1. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam: - Công văn 1667/NHNo - 05 ngày 9/9/1997 của NHNo Việt Nam về thực hiện Chỉ thị 09/CT-NH1 của Thống đốc NHNN Việt Nam về một số vấn đề về điều kiện và thủ tục tín dụng. - QĐ 180/QĐ/HĐQT ngày 15/12/1998 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng. - CV 791/NHNo - 06 ngày 26/4/1999 của NHNo Việt Nam về việc thực hiện một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. - CV 882/NHNo - 06 ngày 11/5/1999 của NHNo Việt Nam về một số biện pháp thực hiện văn bản 791/NHNo - 06. - CV 993/NHNo - 06 ngày 24/5/1999 hướng dẫn giải quyết vướng mắc khi thực hiện QĐ 67 của Chính phủ. 2.2. Văn bản của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Cao Bằng : - QĐ 33/NHNo - TD ngày 10/7/1998 của NHNo Cao Bằng về điều hành, quản lý công tác tín dụng. - VB 54/KHKD ngày 21/9/1998 của NHNo Cao Bằng về chấn chỉnh công tác tín dụng. - VB 02/NHNo - KD ngày 21/1/1999 của NHNo Cao Bằng về thực hiện chế độ cho vay mới. - VB 32/NHNo - KD ngày 3/5/1999 của NHNo Cao bằng về việc thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. - VB 54/NHNo - KD ngày 14/6/1999 của NHNo Cao bằng quy định phân cấp phán quyết cho vay tối đa đối với một khách hàng vay vốn. Cho vay hộ sản xuất có thể chia thành 2 thời kỳ như sau : - Trước khi có QĐ 67/TTg. Trong cơ chế đầu tư, đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn chiếm tỷ trọng lớn. Phương thức chuyển tải vốn tín dụng được hình thành thông qua việc cho vay các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như : Vật tư nông nghiệp, giống và thức ăn gia súc, mía đường. Cho vay trực tiếp hộ nông dân thông qua 2 kênh vốn tín dụng NHNo và NHNg dựa trên cơ sở các văn bản về cho vay của NHNo & NHNg đã ban hành. Trong quá trình cho vay trực tiếp hộ sản xuất, nảy sinh vấn đề tài sản thế chấp dùng trong quá trình vay vốn cho các món vay trên 5 triệu đồng (Theo VB 1667 của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam) của hộ sản xuất ở nông thôn thường có giá trị thấp và khó bán. Nên việc đầu tư cho các hộ nông dân vay trên 5 triệu đồng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế V.A.C, mua sắm nông cụ còn ít nhiều bị hạn chế, dư nợ tăng chậm. Việc cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất cũng được quan tâm đúng mức, dư nợ ngày càng tăng, các tổ vay vốn được thành lập nhưng chưa nhiều. - Sau khi có QĐ 67/TTg. Hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn được khai thông về cơ chế nghiệp vụ, định hướng đầu tư, mức đầu tư. NHNo & PTNT Nguyên Bình tiếp tục đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp : cung ứng vật tư nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp. 3. Thực hiện qui trình cho vay và thu nợ: Thời gian trước đây, hình thức cho vay hộ nông dân là cho vay Hợp tác xã nông nghiệp, Ban chủ nhiệm trực tiếp nhận nợ và đứng ra trả nợ Ngân hàng. Hình thức này dẫn đến tình trạng người nông dân hầu như không biết và không quan tâm đến việc vay vốn Ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28199.doc
Tài liệu liên quan