Luận văn Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008-2012

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . vii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 3

3. Yêu cầu của đề tài nghiên cứu . 3

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 5

1.1.1. Cơ sở lý luận . 5

1.1.2. Cơ sở pháp lý . 8

1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt

Nam . 10

1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới. 10

1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam. 14

1.2.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành

phố Thái Nguyên. 19

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

.22

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 22

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 22

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 22

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 22

2.3. Nội dung nghiên cứu. 22

 

pdf107 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp đất cho nhân dân làm nhà ở, sử dụng đất sai mục đích, bán nhà cửa và hoa mầu không qua cấp thẩm quyền, xảy ra khá phổ biến, việc giải quyết xử lý còn chậm và chưa triệt để, còn để tồn tại kéo dài. Trong thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, đất đai ở khu đô thị thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong đời sống và sản xuất. Đất đai trở thành có giá, do đó đã nảy sinh vấn đề bức xúc cần giải quyết như: Đòi đất cha ông, tự ý làm nhà, cấp đất sai thẩm quyền, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất, các cơ quan cho cán bộ mượn đất làm nhà riêng, xây kiốt bán hàng dưới dạng hợp đồng nhiều năm, thanh lý nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên, tự ý cơi nới, sửa chữa xây dựng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 Từ năm 2003, khi Luật Đất đai năm 2003 được áp dụng, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố từng bước đi vào nền nếp. Tình trạng đòi đất ông cha ở địa bàn thành phố cơ bản được khắc phục và không còn xảy ra, việc cấp đất sai thẩm quyền đã được chấm dứt, nhà ở do các cơ quan thanh lý cho các cán bộ công nhân viên chức đã và đang được xem xét, vận dụng các Nghị định của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để hợp thức thủ tục, giao quyền sử dụng đất cho nhân dân. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai ngày càng hiệu quả hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tạo điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất, kinh doanh; cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và xây dựng đô thị thành phố Thái Nguyên. Các cấp chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 3.2.2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch Thành phố thường xuyên tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có các giải pháp đồng bộ huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án đã có trong kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện việc công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp kịp thời, đúng tiến độ và quy định của Nhà nước góp phần thực hiện chủ trương cải cách hành chính để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cương quyết xử lý đối với những đối tượng sử dụng vi phạm pháp Luật Đất đai và đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất cho thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 Trong 4 năm thành phố Thái Nguyên đã lập kế hoạch sử dụng đất trình HĐND thành phố thông qua và trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện đạt kết quả như sau: Bảng 3.7. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2008, 2009 và 2010 TT Sử dụng đất Diện tích (ha) Ghi chú 1 Năm 2008 529,86 Đất phi nông nghiệp 186,62 - Đất ở 43,61 + Đất ở nông thôn 6,00 + Đất ở đô thị 37,61 - Đất chuyên dùng 113,01 + Đất trụ sở cơ quan, CTSN 0,05 + Đất sản xuất kinh doanh 11,47 + Đất trường học 15,72 + Đất giao thông 55,86 + Đất thuỷ lợi 29,83 + Đất y tế 0,08 - Đất Nghĩa trang nghĩa địa 30,00 2 Năm 2009 183,52 Đất phi nông nghiệp 52,56 - Đất ở đô thị 12,92 - Đất chuyên dùng 39,64 + Đất trụ sở, cơ quan hành chính sự nghiệp 0,49 + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 38,76 + Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 38,76 + Đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông 0,33 + Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,06 3 Năm 2010 396,47 Đất phi nông nghiệp 161,06 - Đất ở nông thôn 7,90 - Đất ở đô thị 78,81 - Đất chuyên dùng 74,35 + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 10,82 + Đất có mục đích công cộng 63,53 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Thái Nguyên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 3.2.2.2. Công tác trích đo bản đồ địa chính - Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị phường, xã đã được đo đạc bản đồ địa chính. - Hàng năm các phường, xã của thành phố Thái Nguyên đã được đo đạc chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên. Trong 5 năm từ 2008 đến 2012 đã thực hiện đo đạc chỉnh lý hồ sơ địa chính với diện tích trên 200 ha; chỉnh lý bản đồ địa chính cho 16 phường, xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn. Hiện nay thành phố đã chỉ đạo thực hiện đề án Chồng ghép Bản đồ Quy hoạch lên bản đồ Địa chính nhằm giúp cho công tác quản lý Nhà nước đạt hiệu quả cao hơn. 3.2.2.3.Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất Nhờ tập trung chỉ đạo nên công tác Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố đạt được kết quả khá tích cực, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt 98,6% trên tổng số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 74,44%; Toàn quốc cấp được trên 60%. Như vậy, so với tỉnh cao hơn 24,16%, so với toàn quốc cao hơn 38,6%. Hiện nay, để triển khai thực hiện Nghị định số 88/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 10 năm 2009, thành phố đã chỉ đạo ban hành đề án một cửa liên thông để giải quyết các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố. Tính đến nay, thành phố đã cấp đổi cho 6.882 hộ/6952 hộ (đạt 99%). theo quyết định số 1597/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên; đính chính cho 742 trường hợp; đã tiếp nhận 731 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, đã giải quyết 496 hồ sơ, trả về do không đủ điều kiện giải quyết 190 hồ sơ. 3.2.2.4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất Công tác giao đất, cho thuê đất được UBND thành phố Thái Nguyên tập trung chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 2012, thành phố Thái Nguyên đã thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm 91 dự án với diện tích 61,2 ha (trong đó: đất ở 7,1 ha; đất nông nghiệp 52,9ha; đất phi nông nghiệp 1,2 ha) Trong đó có các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, cụ thể: Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 3 đoạn tuyến tránh thành phố Thái Nguyên; Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên; Dự án xây dựng trụ sở Đoàn ca múa dân gian Việt Bắc; Dự án Đại học Thái Nguyên; Dự án khu đô thị hồ Xương Rồng; Dự án đường Bắc Sơn; Dự án đường Phủ Liễn và các dự án xây dựng khu dân cư góp phần thúc đẩy việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên đề ra. Thành phố Thái Nguyên còn tập trung chỉ đạo để thực hiện công tác giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện quy hoạch các khu dân cư và thực hiện chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất tỉnh giao. Năm 2008 đã thu tiền sử dụng đất đạt 120.341,5 triệu đồng, năm 2009 thu đạt :126.939,8 triệu đồng; năm 2010 thu đạt: 99.043,6 triệu đồng; năm 2011 đạt 156.739,8 triệu đồng; năm 2012 thu đạt 182.235,6 triệu đồng. Nhờ công tác thu ngân hàng năm đã đáp ứng nhu cầu chi cho phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố. 3.2.2.5. Công tác định giá đất Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai và đặc biệt phục vụ cho công tác bồi thường, GPMB cho các dự án, và để đấu giá QSD đất. Vì vậy, UBND thành phố Thái Nguyên đã thường xuyên tập trung chỉ đạo, kịp thời trình UBND tỉnh phê duyệt giá đất để thực hiện các nội dung nêu trên. Về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 3.2.2.6. Công tác chuyển quyền sử dụng đất Thành phố đã ban hành quy trình giải quyết thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo cơ chế một của liên thông; từ đó người dân chỉ phải đến bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND thành phố để giải quyết các thủ tục kể cả nộp tiền thuế thu nhập, thuế trước bạ, thay vì trước đây phải đi tới 3 nơi để thực hiện một thủ tục này. Trong thời gian 3 năm đã tiếp nhận và giải quyết cho 23.036 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. - Năm 2010 đã giải quyết 6967 hồ sơ; - Năm 2011 đã giải quyết 9215 hồ sơ; - Năm 2012 đã giải quyết 6854 hồ sơ; 3.2.2.7. Công tác đăng ký thế chấp và xoá thế chấp Đây là nội dung quản lý Nhà nước mới được thực hiện sau Luật Đất đai năm 2003. Đáp ứng quy trình giao dịch bảo đảm cho công dân thực hiện công tác bảo lãnh tài sản để thế chấp tại các ngân hàng. Trong 5 năm đã thực hiện được: - Đã tiếp nhận và giải quyết 12.970 hồ sơ đăng ký thế chấp - Đã tiếp nhận và giải quyết 5.862 hồ sơ đăng ký xoá thế chấp Các hồ sơ giải quyết đều đảm bảo đúng tiến độ và quy trình của thành phố đã ban hành. 3.2.2.8. Công tác Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo Công tác thanh tra, kiểm tra được thành phố tập trung chỉ đạo trên các lĩnh vực chấp hành pháp Luật Đất đai, bảo vệ môi trường. Trong 5 năm, thành phố đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra: 35 tổ chức về chấp hành pháp Luật Đất đai; trong đó đã kiến nghị xử lý và thu hồi đất của 03 tổ chức. Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường 2012: 28 cơ sở, 07 điểm, 03 khu vực ô nhiễm môi trường. Phối hợp với UBND phường, xã kiểm tra việc sử dụng đất của các hộ sử dụng đất trên địa bàn các phường, xã trên 300 hộ gia đình cá nhân. Tham mưu cho UBND thành phố xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT: 01 cơ sở; giao UBND phường, xã xử lý, xử phạt: 4 cơ sở; nhắc nhở 08 cơ sở. Buộc ngừng hoạt động 06 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 Các vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực Tài nguyên đất, môi trường được UBND thành phố Thái Nguyên chỉ đạo và giải quyết theo đúng thẩm quyền đảm bảo đúng quy định của pháp luật không để tồn đọng, thường xuyên phối hợp với các ngành, các phòng ban có liên quan giải quyết các vụ việc ngay từ khi mới phát sinh, do đó đã hạn chế được tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp. * Tồn tại: Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố vẫn còn những hạn chế; tiềm năng đất đai chưa được phát huy hết; hiệu quả sử dụng đất đai chưa cao. Công tác đo đạc, lập bản đồ, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai, công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý những vi phạm pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời. Một số văn bản để triển khai công tác quản lý, sử dụng đất đai chậm được ban hành để phục vụ cho công tác quản lý [20]. 3.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất Các công trình, dự án xin giao đất, thuê đất trên địa bàn đều được thẩm định đúng theo quy trình quy định từ khi nhận hồ sơ đến khi bàn giao đất ngoài thực địa và được thực hiện theo cơ chế một cửa tại UBND thành phố Thái Nguyên, cụ thể: - Trước ngày 01/7/2004 (trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực), công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được thực hiện theo quy định của luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, năm 2001. Quy trình thực hiện theo quy định tại Quyết định 1274/QĐ-UB ngày 23/7/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, CMĐ sử dụng đất trên địa bàn. - Từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, quy trình thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thực hiện theo nghị định số 181/NĐ-CP và quy định tại các Quyết định số: 326/2006/QĐ-UBND ngày 27/02/2006: Quyết định số: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 867/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên, Quyết định số 6472/2008/QĐ-UBND ngày 10/9/2008 vv - Các công trình, dự án đều được thẩm định trên đầy đủ các căn cứ giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất. Hồ sơ xin giao đất, thuê đất được các cán bộ kiểm tra hiện trạng, xem xét cụ thể, tiến hành theo từng bước, ít xảy ra nhầm lẫn, sai sót trong qua trình thẩm định hồ sơ. Hồ sơ sau khi được thẩm định xong, trình UBND tỉnh chấp thuận địa điểm đầu tư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện. Trình tự thủ tục luôn đảm bảo đầy đủ, từng bước theo quy định của Luật Đất đai 2003 và các quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên. - Công tác giao đất cho chủ đầu tư dự án luôn đảm bảo kịp thời, các công trình, dự án sau khi được UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định giao đất, cho thuê đất và hoàn thiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bồi thường, chứng từ chi trả bồi thường với số diện tích, tài sản phải bồi thường. Khi đảm bảo toàn bộ khu đất không còn vướng mắc về GPMB mới tiến hành giao chỉ giới đất ngoài thực địa cho chủ dự án có sự tham gia hỗ trợ của cơ quan, ban, nghành liên quan và chính quyền địa phương. Kết quả giao đất ở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thể hiện qua bảng 3.8. Kế hoạch và thực hiện giao đất cho các dự án tại các phường (xã) qua các năm chiếm tỷ lệ khá nhiều trong tổng diện tích đất của thành phố. Qua 5 năm đã có 24/28 phường(xã) trên địa bàn được giao đất. Năm 2008 phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên đã tiến hành giao đất cho 9 phường (xã) với tổng diện tích giao là 124.941,2 m2 và diện tích đất giao nhiều nhất là 7.377,5 m2, cho dự án xây dựng Trường PTDT nội trú của Sở Giáo dục và Đào tạo. Năm 2009 tổng số phường (xã) được giao là 5 với tổng diện tích lên tới 162.960,5 m2 và dự án XD trường học của Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Việt Bắc – TKV được giao nhiều đất nhất với diện tích là 52.253,4 m2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị tính: m2 Số TT Phƣờng, xã Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1 P. Trưng Vương 275 3.191,3 2 P. Phan Đình Phùng 9.533,4 150.100 357,4384 23.881,3 3 P. Hoàng Văn Thụ 1.900 21.377,9 38.827,5 4 P.Đồng Quang 1.014 96.500 12.188,9 160,5 5 Phường Tân Thịnh 53.245,3 11.905,2 159.100 8.196,4 7.722,6 6 Phường Thịnh Đán 6.300 10.715,4 78.321,0 7 Phường Túc Duyên 4.168,2 233.100 54.685,7 44.602,4 8 Phường Gia Sàng 130.520,8 10.400 1.509,0 13.568,1 9 P.Quang Vinh 53.080,4 4.673,1 10 Phường Quan Triều 8.000 3.418,7 7.314,0 11 Phường Tân Long 500 462,0 3.848 12 Phường Cam Giá 1.100 13 Phường Phú Xá 7.921,5 646,2 32.604,5 14 P. Trung Thành 19.900 15 Phường Tân Lập 3.924,5 16,766,6 16 Phường Tân Thành 1.600 1.794,0 1.448,9 17 Phường Hương Sơn 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_trang_chuyen_doi_muc_dich_su_dung_dat_nong_ngh.pdf
Tài liệu liên quan