Luận văn Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam, hạn chế và các giải pháp khắc phục

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ 2

1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ. 2

2. PHÂN LOẠI CƠ CẤU ĐẦU TƯ. 2

2.1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn. 2

2.2. Cơ cấu vốn đầu tư 7

2.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành 7

2.4. Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ 8

3. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ 8

3.1. Định nghĩa 8

3.2. Tác động của cơ cấu đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8

4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ CẤU ĐẦU TƯ 10

4.1. Nhóm nhân tố nội bộ nền kinh tế 10

4.2. Các nhân tố bên ngoài 11

CHƯƠNG II: 11

THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 11

1. CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGUỒN VỐN 11

1.1. Vốn đầu tư trong nước 11

1.2 Vốn đầu tư nước ngoài 19

2. CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ 31

2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN 31

2.2. Vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ 32

3. CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO NGÀNH 32

Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo nghành chưa có nhiều chuyển biến tích cực nên hệ quả của đầu tư chưa phải mức thoả đáng. Ngành công nghiệp có chuyển biến tích cực với tỷ trọng tăng từ 22% lên xấp xỉ 40%. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp và tạo thuân lợi cho việc thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên ngành nông nghiệp chưa được đầu tư thoả đáng nên chưa có chuyển biến nhiều, hệ quả của đầu tư đối với sự chuyển biến của ngành nông nghiệp đó là hình thành nên một số ngành mới, lĩnh vực mới. 32

4. CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO ĐỊA PHƯƠNG, VÙNG LÃNH THỔ 35

4.1 . Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 36

4.2. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 41

- Phát triển du lịch: Khu vực này tập trung nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh vào bậc nhất cả nước với Hà Nội là trung tâm. Các dự án sân gôn, khu nghỉ mát đẳng cấp quốc tế đã và đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt là tại khu vực xung quanh di sản thế giới Vịnh Hạ Long. 42

4.3. Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ 43

CHƯƠNG III : 46

HẠN CHẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 46

1.Những hạn chế trong cơ cấu đầu tư ở Việt nam 46

1.1. Chưa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. 46

1.2. Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả 47

1.3. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển 48

1.4. Bố trí đầu tư còn dàn trải 49

1.5. Lãng phí, thất thoát trong đầu tư còn lớn 49

1.6. Tình hình nợ đọng trong đầu tư và xây dựng còn là vấn đề bức xúc 50

1.7. Các cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư phát triển còn chậm được sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế của công tác quản lý hiện nay 51

1.8. Những tồn tại trong công tác đấu thầu 51

1.9. Tồn tại trong giám sát và đánh giá đầu tư 52

1.10. Thanh, quyết toán công trình còn chậm do thủ tục phức tạp 52

2. Định hướng đổi mới cơ cấu đầu tư trong thời gian tới (2008-2015) 52

KẾT LUẬN 59

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam, hạn chế và các giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.650 2005 3.748,00 2.529,11 1.782 2006 4.445,60 2.824,58 1.785 2007 5455 3.122,47 2130 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Sau thành công của Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam giữa kỳ tổ chức tại Nha Trang vào tháng 6 năm 2006, Hội nghị CG thường niên tháng 12 năm 2006 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất từ trước đến nay trước bối cảnh Việt nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã đối thoại trực tiếp với các nhà tài trợ trên tinh thần thẳng thắn, mang tính xây dựng về những vấn đề cùng quan tâm như thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, phát triển xã hội và môi trường bền vững, xây dựng nền tảng pháp luật và thể chế, hội nhập quốc tế và khu vực, hài hoà thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ... Các nhà tài trợ đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Tại Hội nghị này Việt Nam và các nhà tài trợ đã thông qua mức cam kết ODA kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay là 4,445 tỷ USD và cho thấy xu thế gia tăng liên tục nguồn vốn ODA cam kết trong suốt thời gian qua. - Cơ cấu vốn ODA theo nhà tài trợ. Hiện nay có 28 nhà tài trợ song phương, trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết ODA thường niên (úc, Bỉ, Canađa, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lux-xem-bua, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ, Ailen, ); 4 nhà tài trợ không cam kết ODA thường niên (áo, Trung Quốc, Nga, Singapore) mà cam kết ODA theo từng dự án cụ thể. Ví dụ, gần đây Trung Quốc cam kết cung cấp 85 triệu USD vốn vay ưu đãi để thực hiện dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn Hiện có 23 tổ chức tài trợ ODA đa phương cho Việt Nam, bao gồm ADB, WB, JBIC, KFW, AFD, (nhóm 5 ngân hàng), Uỷ ban Châu Âu (EC), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Kuwait, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Thế giới (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc (UNCDF), IMF. Bảng 6 : Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho việt Nam Đơn vị: Triệu USD Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết Nhật Bản 8.469,73 WB 5.329,82 ADB 2.900,97 Pháp 912,26 Đức 597,35 Đan Mạch 549,48 Thuỵ Điển 412,83 Trung Quốc 301,08 Ôxtrâylia 282,32 EU 269,83 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ngoài ra còn có trên 350 NGOs ( các tổ chức phi chính phủ ) hoạt động tại Việt Nam, cung cấp bình quân một năm khoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại. Trong số các nhà tài trợ, có 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm trên 70% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết trong thời kỳ 1993 - 2006, trong đó Nhật Bản chiếm trên 40%. - Những thuận lợi và khó khăn hiện nay. Một số thực tế có thể dễ thấy ở Việt Nam là trong việc thu hút vốn ODA chúng ta gặp khá nhiều thuận lợi, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công tác vận động thu hút vốn ODA của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi do Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất. Đến hết quý 1/2008, Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký kết các hiệp định và dự án ODA với tổng giá trị trên 369 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó vốn vay đạt gần 342,7 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại gần 26,4 triệu USD. Với đà triển khai tích cực các công trình sử dụng vốn ODA như hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến năm nay sẽ giải ngân được khoảng 2,2 tỷ USD, tăng 200 triệu USD so với năm ngoái. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam liên tục đạt mức kỷ lục về thu hút vốn ODA. Tổng mức cam kết ODA cho Việt Nam trong 2 năm 2006 - 2007 đạt gần 9,9 tỷ USD, gần bằng 50% dự báo cam kết cho cả thời kỳ 2006 - 2010. Điều này cho thấy, Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình thu hút ODA của Việt Nam có nhiều thuận lợi như vậy, tuy nhiên tình hình giải ngân ODA của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề. Biểu đồ thể hiện tình hình giải ngân ODA ở nước ta trong năm 2006 Đánh giá về tình hình thời gian đầu (1993-1999), số vốn ODA giải ngân theo văn bản thấp so với mức bình quân các nước khác trong khu vực, do chúng ta còn thiếu kinh nghiệm quản lý ở thời điểm này. Hiện tại, tiến độ giải ngân của các dự án vẫn còn chậm. Thách thức trong việc sử dụng nguồn vốn ODA là làm sao không bị lãng phí, thì giải ngân chậm cũng làm nên sự lãng phí. Tỷ lệ giải ngân ODA của nước ta hiện nay còn thấp, chỉ đạt hơn 80% kế hoạch đặt ra trong năm. Theo WB, mức giải ngân ODA của Việt Nam thực tế chỉ đạt 7% so với mức bình quân khu vực là 18 - 20%. Điển hình nhất trong vấn đề này, nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam đó là Nhật Bản, với đại diện tiêu biểu nhất là JBIC, thường yêu cầu vốn giải ngân tối thiểu là 22%, song Việt Nam chưa năm nào đạt được chỉ tiêu này. Bảng 7: Vốn ODA của JBIC tài trợ cho Việt Nam. Đơn vị( triệu USD) JBIC 1997 1998 1999 2000 Cam kết hàng năm 708 733 843 591 Giải ngân hàng năm 176 243 790 533 Phần cam kết chưa giải ngân 2643 3133 3186 3250 Tuy mức giải ngân sau này có tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn còn thấp và không đồng đều giữa các loại dự án và các nhà tài trợ. Tuy nhiên, các dự án kỹ thuật cũng có mức giải ngân đạt yêu cầu và nhanh chóng đi vào hoạt động, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong thời kỳ 2006 – 2010, Việt Nam dự kiến giải ngân khoảng 11,9 tỷ USD vốn ODA để hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại; phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người. Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam có kế hoạch huy động khoảng 11 tỷ USD Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào đầu tư phát triển. Như vậy, trung bình mỗi năm phải đạt 2,2 tỷ USD. Vậy ODA dự tính sẽ đóng góp khoảng 9% vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2006-2010, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tương đương 140 tỉ USD. Trong đó, dự kiến vốn vay nước ngoài chiếm khoảng 35%, riêng vốn vay từ nguồn ODA dự kiến đạt trên 19 tỉ USD vốn cam kết. Giải ngân từ nguồn vốn này dự kiến tăng từ 1,7 tỉ USD vào năm 2005 lên 2,3 tỉ USD vào năm 2010. Và như vậy, nguồn vốn giải ngân dự kiến sẽ đạt 11 tỉ USD. Hy vọng trong quá trình thay đổi phương pháp quản lý và giải ngân nguồn vốn, Việt Nam sẽ ngày càng thu hút một lượng lớn ODA trong các năm tới. c) Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. Trong các nguồn vốn được đầu tư thì nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại cũng chứa một tỷ trọng đáng kể. Các số liệu của Ngân hàng thế giới WB đã cho thấy luồng vốn đầu tư từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng, WB đã ước tính luồng vốn đầu tư thật sự vào Việt Nam có thể đạt được mức tăng 10%/năm. Các kết quả khả quan này, theo các nhà đầu tư nước ngoài, là do môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Việc gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006 đã giúp cho Việt nam rất nhiều trong việc thu hút vốn từ các ngân hàng thương mại quốc tế. Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do đã tạo ra được sự tin tưởng vào cơ chế, chính sách ổn định ở nước ta. Trong năm 2008, Ngân hàng Thế giới WB đã dành cho Việt Nam nhiều khoản vay ưu đãi với số tiền cho vay rất lớn, cùng với thời gian vay kéo dài. Có nhiều dự án cho vay với kỳ hạn 40 năm. Đó là cơ sở, nền tảng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta đi lên. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định Tín dụng và các văn kiện khác cho khoản tín dụng xóa đói giảm nghèo lần thứ 7 (PRSC-7) với trị giá 150 triệu USD (kí kết vào ngày 29/7/2008, tại Việt Nam), việc được vay trong 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn với lãi suất 0%. Khoản tín dụng này cũng dự kiến sẽ nhận được nguồn tài chính từ 12 nhà tài trợ khác trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại, nâng tổng số tiền hỗ trợ cho Ngân sách chính phủ lên tới gần 370 triệu USD. Ngân hàng Thế giới cũng dự kiến sẽ cam kết khoảng 5 tỉ USD từ nguồn IDA (Industrial Development Agency) và IBRD (International Bank for Reconstruction and Development) để hỗ trợ Việt Nam trong ba năm tới. Mức cam kết thực tế sẽ tùy thuộc vào sự tiến triển trong việc thực hiện các chính sách kinh tế và đẩy mạnh phát triển thể chế. Văn phòng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cũng cho biết, Ban giám đốc điều hành WB vừa phê duyệt khoản tín dụng trị giá 60 triệu đôla Mỹ để hỗ trợ thực hiện dự án hiện đại hóa ngành tài chính và hệ thống quản lý thông tin tài chính Việt Nam. Khoản tín dụng này cũng nằm trong nguồn của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB - nguồn vốn vay ưu đãi của WB dành cho các nước có thu nhập thấp để cấp vốn cho dự án. Theo thông cáo báo chí từ WB, một phần lớn trong khoản tín dụng 60 triệu đôla Mỹ sẽ được dùng để xây dựng một cơ sở Công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại và tập trung trợ giúp Ngân hàng Nhà nước cải tổ để trở thành một ngân hàng trung ương hiện đại. Từ năm 2003 cho đến nay, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB đã cho chúng ta vay nhiều khoản tín dụng ưu đãi. Ngày 1/12/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á đã ký kết Hiệp định khoản vay trị giá 55 triệu USD cho dự án "Phát triển giáo dục trung học phổ thông". Thời hạn vay là 32 năm, trong đó có 8 năm ân hạn, lãi suất trong thời gian ân hạn là 1%/năm, lãi suất trong những năm tiếp theo là 1,5%/năm; phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 25 triệu USD. Dự án sẽ được tiến hành từ năm 2003 - 2009. Không chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế, ADB còn rất quan tâm đến chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Ngày 8/9/06, Dự án phòng chống HIV/AIDS cho Thanh niên do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ đã chính thức được khởi động. Theo đó, chiến lược phòng chống HIV/AIDS đến 2010 và tầm nhìn 2020 là khống chế sự lây lan trong cộng đồng dân cư xuống 0,3%. Dự án có tổng kinh phí 26,7 triệu USD; trong đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ 20 triệu USD và Chính phủ Việt Nam đóng góp 6,7 triệu USD. Việt Nam không chỉ nhận được sự iu ái đầu tư từ WB, ADB mà còn nhận được sự iu ái của nhiều Ngân hàng thương mại quốc tế khác trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có mặt trái của nó. Chúng ta nhận được rất nhiều khoản tín dụng với lãi suất thấp, đầu tư vào nhưng lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng… Các khoản tín dụng này hầu hết có giá trị rất lớn, có dự án số tiền đầu tư lớn hơn 1 tỷ USD. Nhưng vấn đề ở chỗ số vốn này không được đưa về Việt nam cùng một lúc mà được giải ngân trong một thời gian đáng kể hay chia thành nhiều đợt. Và bài toán giải ngân vốn của chúng ta luôn là bài toán khó. Trong cơ chế đổi mới như hiện nay, với tình hình thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư như vậy, việc giải ngân vốn là vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ riêng với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà ngay cả các nguồn vốn trong nước như nguồn Ngân sách nhà nước cũng cần phải giải ngân chính xác. d) Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế. Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, Nhà nước ta rất coi trọng việc huy động nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Ngày 25/10/2005, Việt Nam phát hành lượng trái phiếu đầu tiên trị giá 750 triệu USD ra thị trường vốn quốc tế và được đánh giá là khá thành công ( trái phiếu của Vinashin ). Sau đợt phát hành, đã có nhiều doanh nghiệp "nhăm nhe" đưa trái phiếu của mình ra thị trường quốc tế và Bộ Tài Chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp (TP doanh nghiệp) ra thị trường quốc tế. Đầu tháng 6/2007, BTC đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án... Hiện có ba hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế: thứ nhất, Chính phủ phát hành trái phiếu rồi lựa chọn doanh nghiệp đầu tư (như đã làm với Vinashin); hình thức thứ hai là doanh nghiệp phát hành, Chính phủ bảo lãnh và thứ ba là doanh nghiệp tự phát hành. Theo ý kiến của các chuyên gia, hình thức thứ nhất và thứ hai là phù hợp với các doanh nghiệp VN vì doanh nghiệp có thể dựa vào năng lực và hệ số tín nhiệm của Chính phủ đã được các nhà đầu tư quốc tế công nhận mà không phải thực hiện lại các bước đi phức tạp từ đầu như tiếp xúc với các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm và thực hiện quảng bá, xúc tiến với các nhà đầu tư... Mặc dù nhận thức rõ các lợi ích có thể đem lại từ phát hành trái phiếu quốc tế, song hiện nay, việc phát hành loại trái phiếu này đang gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt. Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hoãn lại, và vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp tục thực hiện được hoạt động này. Sự thận trọng có lẽ bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế tạm rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác có phần dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác. Về phía bản thân các chủ thể trong nước, rõ ràng, để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì hiện tại doanh nghiệp vẫn đang gặp các trở ngại nhất định về định giá hệ số tín nhiệm, về năng lực tài chính, về khâu kiểm toán... Điều quan trọng nhất lúc này là các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các điều kiện phát hành và chờ đến khi thị trường phục hồi trở lại sẽ chớp lấy thời cơ. doanh nghiệp Việt Nam phải xác định được nhà đầu tư vào trái phiếu là ai để công bố công khai kế hoạch phát hành, mục đích huy động vốn, tình hình hoạt động... một cách minh bạch. Đây là điều kiện tối cần thiết để đẩy nhanh tiến trình thâm nhập thị trường vốn quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo tiền lệ mở đường cho phát hành cổ phiếu và niêm yết quốc tế. 2. CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ 2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là cốt lõi của đầu tư phát triển toàn xã hội, có vai trò quan trọng trong việc định hướng các thành phần kinh tế với các loại nguồn vốn ngoài NSNN để đầu tư phát triển phục vụ các mục tiêu KT – XH đã được Đảng và Nhà nước xác định trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Bảng 8 : tỷ lệ đầu tư XDCB trong tổng chi NSNN. ( đơn vị : tỷ đồng ) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Chi ĐTPT 29624 40236 45218 59629 66115 79199 88341 Chi XDCB 26211 36139 40740 54430 61746 72842 81078 Tỷ lệ ( % ) 88,42 89,81 90,09 91,28 93,39 91,97 91,78 Nguồn : Tổng cục thống kê Căn cứ vào bảng trên ta thấy, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không ngừng tăng lên cả về giá trị tương đối và tuyệt đối . Nếu như năm 2002 vốn XDCB là 26211 tỷ đồng ( 88,42% ) thì đến năm 2006 đã tăng lên hơn 3 lần ( 81087 tỷ đồng). Tuy nhiên trong thời gian qua, do quá chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã tập trung đầu tư quá nhiều cho cơ sở hạ tầng nên dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề về hiệu quả kinh tế - xã hội, thất thoát lãng phí lớn. Điều này dẫn đến bố trí vốn cho các dự án đầu tư vượt quá khả năng. Theo báo cáo của Viện Khoa học tài chính dẫn nguồn Kiểm toán Nhà nước năm 2007, đã có rất nhiều dự án phải kéo dài thời gian đầu tư hơn so với quy định. Một số dự án chuyển tiếp không được bố trí vốn như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 14 dự án đang được thực hiện đầu tư có nhu cầu vốn 636 tỉ đồng nhưng không được giao vốn năm 2006. Có dự án khối lượng dở dang lớn như dự án mở rộng, cải tạo trụ sở Bộ Công thương triển khai từ năm 2002 đến nay chưa hoàn thành. Liên đoàn Lao động VN duyệt 17 dự án năm 2003, tổng dự toán 191 tỉ đồng nhưng không có nguồn vốn đảm bảo nên hầu hết không triển khai được. Dự án xây dựng trường Đại học KTQD, khi thiết kế không tuận thủ tiêu chuẩn xây dựng gây lãng phí ngân sách hàng tỷ đồng ... 2.2. Vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ Bảng 9 : Tỷ trọng vốn đầu tư cho GD – ĐT và KHCN Đơn vị % Năm GD - ĐT KH - CN Tổng 2000 4.02 1.25 5.27 2001 3.65 1.14 4.79 2002 2.94 0.35 3.29 2003 2.98 0.65 3.63 2004 2.96 0.62 3.58 2005 2.94 0.68 3.62 2006 3.27 0.63 3.9 2007 2.76 0.63 3.39 Nguồn : Tổng cục thống kê Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư dành cho KH – CN và GD – ĐT vẫn còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với mức độ quan trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế quốc dân. Trong một số năm gần đây, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên đáng kể mặc dù tỷ trọng của nó trong cơ cấu đầu tư không tăng. Chi cho giáo dục và đào tạo chủ yế từ các nguồn ngân sách nhà nước( chiếm 18% tông chi NSNN ); và đã huy động được nhiều nguồn vốn khác để phát triển giáo dục thông qua việc phát hành công trái giáo dục, đóng góp của dân cư, của doanh nghiệp, vốn từ bên ngoài. Cơ sở vật chất của nghành đã được tăng cường, đặc biệt là đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khoa học công nghệ đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp..., đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. 3. CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO NGÀNH Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo nghành chưa có nhiều chuyển biến tích cực nên hệ quả của đầu tư chưa phải mức thoả đáng. Ngành công nghiệp có chuyển biến tích cực với tỷ trọng tăng từ 22% lên xấp xỉ 40%. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp và tạo thuân lợi cho việc thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên ngành nông nghiệp chưa được đầu tư thoả đáng nên chưa có chuyển biến nhiều, hệ quả của đầu tư đối với sự chuyển biến của ngành nông nghiệp đó là hình thành nên một số ngành mới, lĩnh vực mới. Bảng 10: Vốn đầu tư thực tế phân theo ngành kinh tế. Đơn vị: tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ 2008 Tổng số 151183 170496 200145 239246 290927 343135 404712 532093 610876 Nông nghiệp và lâm nghiệp 17218 13629 14605 17077 18113 20079 22323 25393 29313 Thủy sản 3715 2513 2934 3143 4850 5670 7764 8567 9665 Công nghiệp khai thác mỏ 9588 8141 7964 11342 22477 26862 30963 37922 50962 Công nghiệp chế biến 29172 38141 45337 51060 58715 68297 80379 108419 108124 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 16983 16922 20943 24884 31983 37743 43550 54970 64160 Xây dựng 3563 9046 10490 11508 11197 13202 16043 21136 25005 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 3035 7953 11962 14763 15659 18359 20154 23195 28200 Khách sạn và nhà hàng 4453 2975 3847 4230 5549 6628 8613 10899 11805 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 19913 26999 32398 38226 39381 48252 58410 82495 90084 Tài chính, tín dụng 1303 2018 1120 1983 1800 2174 3295 6275 7530 Hoạt động khoa học và công nghệ 1883 1936 695 1351 1486 2546 3266 3852 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 4031 1735 2612 3605 5025 5705 6920 25427 35496 QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 3914 3854 3072 4452 8260 9727 11914 13236 12906 Giáo dục và đào tạo 6084 6225 5882 7118 8614 10097 13234 14502 16521 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2323 2770 3207 4370 5665 5775 6150 7517 8932 Hoạt động văn hóa và thể thao 2812 2228 3029 4288 4583 4893 5625 7257 9857 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 793 342 818 892 1015 1217 1456 1644 1752 HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 20400 23071 29230 35151 46690 56969 65373 79973 96712 Nguồn : Tổng cục thống kê Bảng 11: Cơ cấu đầu tư theo ngành trong giai đoạn 2000-2008 Đơn vị: % Khối ngành 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ 2008 Tổng nguồn vốn Xã hội 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông lâm ngư nghiệp 14 9 9 8 8 8 7 6 6 Công nghiệp- Xây dựng 40 44 43 41 43 43 43 42 41 Dịch vụ 46 47 49 50 49 49 50 51 52 Nguồn : Tổng cục thống kê Theo số liệu thống kê ở trên, ta thấy trong thời gian qua, nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu tập trung cho lĩnh vực công nghiệp (41% ) và dịch vụ ( 52% ), lĩnh vực công nghiệp giảm dần và còn 6% năm 2008. Trong giai đoạn năm 2000-2008 tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm, từ 24,53%GDP xuống còn 22,1%GDP; tỷ trọng công nghiệp đã tăng từ 36,73%GDP lên 39,73%GDP; còn tỷ trọng dịch vụ đã giảm nhẹ từ 38,74%GDP xuống 38,17%GDP. Từ những con số trên chúng ta nhận thấy rằng công nghiệp và dịch vụ là những lĩnh vực quan trọng đóng góp chủ yếu vào cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Mặc dù vậy chính sách của nhà nước trong giai đoạn này vẫn chú ý đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vì nước ta hiện nay, nông dân vẫn chiếm tỷ lệ lớn và nông nghiệp nông thôn có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển, lệ gia tăng vốn đầu tư trong lĩnh vực này là 13,2%/ năm. Đầu tư cho lĩnh vực KHCN, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa tăng 15,2%/năm, nên tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này đã đạt tương ứng là 12,7% và 8,1%; ngoài ra còn đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc 8,2%, các nghành khác khoảng 20,7%. Cơ cấu vốn đầu tư theo khối ngành kinh tế cũng có sự dịch chuyển mạnh, không chỉ ở các ngành mà còn trong nội bội ngành. Tỷ trọng vốn đầu tư khối ngành sản xuất kinh doanh tăng lên, trong khi khối ngành kết cấu hạ tầng giảm đi. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, giảm áp lực lạm phát trong thời gian gần đây. Tuy nhiên ở đây vẫn có những mặt hạn chế như: Sự phân bổ nguồn vốn cho các ngành và trong nội bộ các ngành còn chưa thật hiệu quả; thất thoát và lãng phí trong trong quá trình phân bổ nguồn vốn; vấn đề quản lý còn yếu kém… 4. CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO ĐỊA PHƯƠNG, VÙNG LÃNH THỔ Việc hình thành những vùng kinh tế trọng điểm là xuất phát từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở kinh tế, nguồn nhân lực có chất lượng cao. Ví dụ như với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ riêng tại TP.HCM, nguồn tài nguyên lớn nhất là chất xám đã vượt trội so với cả nước khi đội ngũ các nhà khoa học chiếm tới 1/3 tổng số các nhà khoa học của VN, có trên 100 viện nghiên cứu và trường đại học... Cùng với chất xám là sự tập trung khá cao về nguồn vốn, kể cả nguồn vốn từ đất, về cơ sở hạ tầng. Nhưng công bằng mà nói, những tiềm lực này vẫn chưa được khai thác tối đa, tốc độ phát triển tuy cao nhưng cũng chưa tương xứng với những tiềm lực sẵn có. Bảng 12 : Cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế. Loại vùng 1996 – 2000 2001 - 2004 1996 – 2004 Trung du và miền núi phía Bắc 7 7.1 7.05 Đồng bằng Bắc bộ 28.3 27.7 28 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 16.4 17.4 16.9 Tây Nguyên 4.1 4 4.05 Đông Nam bộ 31.1 30.6 30.95 Đồng Bằng sông Cửu Long 12.9 13.2 13.05 Như vậy, có thể nhận thấy rõ sự bất cân đối về đầu tư giữa các vùng. Hai vùng Đồng Bằng Bắc bộ và Đông Nam bộ là hai vùng thu hút vốn đầu tư nhiều nhất kể cả nguồn vốn trong nước mà cả nguồn vốn nước ngoài, đáng kể nhất và hai vùng này cũng là hai vùng có đóng góp vào GDP cao( 60 – 65%).Về nguyên tắc, sự phát triển đồng đều giữa các vùng là cần thiết, nhưng trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, việc phát triển tập trung, có trọng tâm, trọng điểm sẽ hợp lý hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Không phải chúng ta chỉ tính toán đến hiệu quả kinh tế mà xem nhẹ những vấn đề khác, kể cả việc thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, nhưng điều kiện hiện tại buộc Chính phủ phải làm như vậy vì khách quan mà nói, với những điều kiện thuận lợi sẵn có về tự nhiên và xã hội, hiệu quả của một đồng vốn khi đầu tư vào khu vực có điều kiện thuận lợi sẽ cao hơn nhiều so với khu vực còn khó khăn. Những kết quả đem lại từ đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm sau đó sử dụng để đầu tư cho vùng còn nhiều khó khăn sẽ tốt hơn là chúng ta đầu tư ngay từ ban đầu. Còn về lâu dài, khi tổng sản phẩm xã hội dồi dào hơn, chúng ta sẽ đầu tư nhiều hơn cho khu vực này. Trong cơ cấu vốn đầu tư tại các vùng kinh tế trọng điểm, phần từ trung ương (thông qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2069.doc
Tài liệu liên quan