Luận văn Thực trạng cổ phần hóa ở tổng công ty Sông Đà, kinh nghiệm và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC 3

1.1- Cơ sở lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 3

1.1.1- Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và sự hình thành các công ty cổ phần 3

1.1.1.1- Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 3

1.1.1.2- Sự hình thành công ty cổ phần 4

1.1.2- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 9

1.1.2.1- Sự cần thiết phải thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 9

1.1.2.2- Tác dụng của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 12

1.1.2.3- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 14

1.2- Kinh nghiệm thực tiễn về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở một số nước 18

1.2.1- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. 18

1.2.2- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc 20

1.2.3- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hàn Quốc 24

1.2.4- Bài học kinh nghiệm về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước với Việt Nam 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 28

2.1- Khái quát về sự hình thành và phát triển của tổng công ty Sông Đà. 28

2.1.1- Cơ cấu tổ hệ thống chức quản lý của tổng công ty Sông Đà 29

2.1.2- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà 30

2.2- Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 32

2.2.1- Xác lập quy trình tiến hành cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 33

2.2.2- Các giai đoạn thực hiện cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà: 38

2.3- Đánh giá tình hình thực hiện Cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 44

2.3.1- Những kết quả đạt được 44

2.3.2- Những hạn chế và nguyên nhân 55

2.3.2.1- Những hạn chế của cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 55

2.3.2.2- Nguyên nhân của những hạn chế 57

2.4- Bài học kinh nghiệm từ thực trạng cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 59

2.4.1- Phải xác định rõ mục tiêu của cổ phần hoá 60

2.4.2- Phải lựa chọn hình thức và phương pháp thích hợp để cổ phần hoá. 60

2.4.3- Cổ phần hoá các doanh nghiệp từ qui mô nhỏ và vừa đến qui mô lớn gắn với hình thành tập đoàn công ty cổ phần. 61

2.4.4- Về giải quyết các quan hệ kinh tế - xã hội khi chuyển các doanh nghiệp thành công ty cổ phần. 61

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 63

3.1- Phương hướng đẩy mạnh cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 63

3.1.1- Mục tiêu phát triển của tổng công ty Sông Đà đến năm 2010 63

3.1.2- Phương hướng đẩy mạnh cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 65

3.2- Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà. 66

3.2.1- Hoàn thiện môi trường pháp lý 66

3.2.2- Tăng cường công tác tư tưởng trong thực hiện cổ phần hoá 67

3.2.3- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tổng công ty đối với công tác cổ phần hoá 69

3.2.4- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá 70

3.2.5- Kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của tổng công ty trong công tác cổ phần hoá 71

3.2.6- Chú trọng xây dựng kế hoạch cổ phần hoá của tổng công ty. 73

3.2.7- Chú trọng bảo đảm tính hiệu quả của cổ phần hoá 74

3.2.8- Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người lao động 77

3.2.9- Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên sau cổ phần hoá 78

KẾT LUẬN 80

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng cổ phần hóa ở tổng công ty Sông Đà, kinh nghiệm và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h CPH, phải đề xuất danh sách các thành viên ban đổi mới tại doanh nghiệp để báo cáo tổng công ty xem xét quyết định. Thành phần ban đổi mới doanh nghiệp gồm: + Giám đốc (hoặc phó giám đốc) làm Trưởng ban. + Kế toán trưởng hoặc trưởng phòng kế toán làm uỷ viên thường trực. + Các trưởng phòng, ban kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ thuật làm uỷ viên. + Mời Bí thư Đảng uỷ (hoặc chi bộ), Chủ tịch công đoàn làm uỷ viên. Bước 2: Tuyên truyền chủ trương chính sách CPH. Ban đổi mới của tổng công ty kết hợp với ban đổi mới tại doanh nghiệp thành viên tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp những chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về CPH doanh nghiệp (đặc biệt là quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động), các công việc mà doanh nghiệp phải làm và sự tham gia của cán bộ công nhân viên trong quá trình CPH. Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ tài liệu. Căn cứ vào ngày có quyết định CPH và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, đồng thời chuẩn bị các tài liệu sau: - Các hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp. - Các hồ sơ pháp lý về quyền quản lý và sử dụng tài sản tại doanh nghiệp (bao gồm cả các diện tích đất được giao hoặc thuê). - Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng). - Hồ sơ về vật tư hàng hoá ứ đọng, kém và mất phẩm chất. - Hồ sơ các công trình đầu tư xây dựng (kể cả các công trình đã có quyết định đình hoãn). - Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến thời điểm định giá. - Lập danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm có quyết định CPH, tiến hành phân loại lao động theo các đối tượng: Hợp đồng không xác định thời hạn, có thời hạn từ 1 đến 3 năm, hợp đồng ngắn hạn,... Dự kiến danh sách lao động được mua cổ phần ưu đãi và cổ phần trả chậm. - Lập dự toán chi phí CPH theo chế độ quy định. Bước 4: Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính. Căn cứ vào các tài liệu đã chuẩn bị, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế để xử lý những vấn đề tài chính tại thời điểm định giá theo chế độ Nhà nước quy định tại Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 và Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính. Bước 5: Xác định giá trị doanh nghiệp - Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê tài sản, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp. - Hoàn thiện hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 của Bộ Tài chính và gửi tổng công ty để tổng công ty trình Bộ Xây dựng thẩm tra và ra quyết định xác định giá trị doanh nghiệp. - Căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh sổ sách kể toán và bảng cân đối tài sản theo chế độ kế toán Nhà nước quy định, đồng thời tiếp tục theo dõi và xử lý các khoản nợ, tài sản loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH, hạch toán các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện CPH. Bước 6: Xây dựng phương án bán cổ phần ưu đãi và phương án sắp xếp lại lao động. Căn cứ vào danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm CPH, ban đổi mới tại doanh nghiệp phối hợp với công đoàn: - Xác định danh sách lao động nghèo theo Thông tư hướng dẫn số 15/2002/TT-LĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội; xây dựng phương án bán cổ phần ưu đãi cho các đối tượng được hưởng theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 76/2002/TT- BTC ngày 09/9/2002 của Bộ Tài chính. - Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động: Dự kiến số lao động tiếp tục làm việc tại Công ty cổ phần (trong đó số lao động cần đào tạo lại để bố trí việc làm mới trong Công ty cổ phần), số lao động dôi dư. - Phân loại và lập phương án xử lý lao động dôi dư và phương án hỗ trợ kinh phí đào tạo theo nghị định số 64/2002/NĐ- CP, Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và quyết định số 174/2002/QĐ-TTg của Chính phủ để tổng công ty trình Bộ Xây dựng xét duyệt. - Niêm yết công khai và thông báo phương án bán cổ phần ưu đãi và phương án sắp xếp lại lao động tại doanh nghiệp. Bước 7: Lập phương án CPH doanh nghiệp và dự thảo điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty cổ phần: Căn cứ vào kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và phương án sắp xếp lao động đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào tiêu chí phân loại DNNN theo quyết định số 58/2002/QĐ-TTg, chỉ thị số 01/2003/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ và các chính sách, chế độ có liên quan đến CPH DNNN, ban đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành: - Lập phương án CPH doanh nghiệp với những nội dung cơ bản sau: + Kế hoạch sản xuất kinh doanh của 3-5 năm tiếp theo về kế hoạch sản phẩm, sản lượng, thị trường cùng các giải pháp về vốn, về nguyên liệu, về tổ chức sản xuất, lao động tiền lương... + Dự kiến hình thức CPH và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP. + Xác định cơ cấu vốn điều lệ bao gồm: Số cổ phần của Nhà nước dự kiến nắm giữ, số cổ phần dự kiến bán cho người lao động trong doanh nghiệp (trong đó: xác định chi tiết về số lượng, giá trị của cổ phần bán theo giá ưu đãi và giá chậm trả), số cổ phần dự kiến bán cho các đối tương bên ngoài doanh nghiệp. - Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của CTCP theo các quy định của luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành. - Tổ chức hội nghị công nhân viên chức(bất thường) để lấy ý kiến hoàn thiện phương án CPH. Để đại hội đạt kết quả tốt, trước khi tổ chức đại hội, ban đổi mới tại doanh nghiệp cần gửi dự thảo cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thảo luận và tổng hợp các vấn đề cần xin ý kiến. - Căn cứ vào ý kiến tham gia tại hội nghị đại hội CNVC, ban đổi mới tại doanh nghiệp hoàn thiện phương án CPH để trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định CPH xét duyệt. Bước 8: Thực hiện phương án CPH: Căn cứ vào phương án CPH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban đổi mới tại doanh nghiệp thực hiện: - Mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông. - Thông báo công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm CPH và các thông tin về việc bán cổ phần của doanh nghiệp theo đúng chế độ Nhà nước đã quy định. - Tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng đã đăng ký mua (riêng đối với số cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo Thông tư số 80/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn bổ sung của Bộ Tài chính). - Báo cáo kết quả bán cổ phần và danh sách cử người dự kiến trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại CTCP về Bộ Xây dựng để có ý kiến chính thức. - Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của cơ quan quyết định CPH và danh sách các nhà đầu tư góp vốn Nhà nước tại CTCP, Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành đại hội cổ đông lần thứ nhất để thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của CTCP và phương án sản xuất kinh doanh của CTCP trong những năm kế tiếp, bầu Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và bộ máy điều hành của CTCP. Bước 9: Ra mắt CTCP và đăng ký kinh doanh - Hội đồng quản trị CTCP chỉ đạo thực hiện đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nộp con dấu của DNNN và xin khắc dấu của CTCP. - Tổ chức ra mắt CTCP và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Việc phân bước quá trình CPH doanh nghiệp thành viên ở tổng công ty Sông Đà như trên là tương đối. Trong thực tế, ban đổi mới tại doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước một lúc để hoàn thành tiến độ CPH. 2.2.2- Các giai đoạn thực hiện cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà: * Giai đoạn thí điểm (từ tháng 5/2001 đến tháng 4/2002): Theo văn bản số 2268/VPCP-ĐMDN ngày 02/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng tiến hành CPH năm 2001 và công văn số 682/BXD-TCLĐ của Bộ xây dựng ngày 9/5/2001 về việc thông báo danh sách DNNN CPH năm 2001, tổng công ty triển khai thực hiện CPH thí điểm 3 doanh nghiệp là: trạm bê tông thương phẩm Sông Đà 9, nhà máy xi măng Sông Đà - Hoà Bình, nhà máy thủy điện Ryninh II. - Trạm bê tông thương phẩm Sông Đà 9 được triển khai thí điểm đầu tiên: Theo kế hoạch CPH được Hội đồng quản trị tổng công ty Sông Đà phê duyệt, việc CPH doanh nghiệp này sẽ hoàn thành trong khoảng thời gian 4 tháng (5/2001 đến 8/2001) Thực tế, đến tháng 10/2001 mới hoàn thành và có quyết định số 1302/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc chuyển trạm bê tông thương phẩm thuộc công ty Sông Đà 9 - doanh nghiệp Nhà nước thuộc tổng công ty Sông Đà thành CTCP đầu tư phát triển hạ tầng và xây dựng Sông Đà. Sau khi có quyết định trên, CTCP mới tiến hành đại hội cổ đông, đăng ký kinh doanh, tổ chức ra mắt với tổng số vốn điều lệ là: 11 tỷ đồng, trong đó cổ phần Nhà nước 5,61 tỷ đồng, chiếm 51%; cổ phần của các cổ đông khác 5,39 tỷ đồng, chiếm 49%. Giá trị doanh nghiệp được xác định tại thời điểm CPH là 27,217 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 11,3 tỷ đồng. Đến tháng đầu tháng 11/2001, CTCP đầu tư phát triển hạ tầng và xây dựng Sông Đà mới chính thức đi vào hoạt động. Như vậy, từ khi bắt đầu triển khai đến khi kết thúc, quá trình CPH trạm Bê tông công ty Sông Đà 9 phải mất khoảng thời gian 5 tháng. Tiến độ trên đã chậm 2 tháng so với kế hoạch đề ra. - Tiếp đến là nhà máy xi măng Sông Đà - Hoà Bình: Theo như kế hoạch được Hội đồng quản trị tổng công ty Sông Đà phê duyệt, thời gian bắt đầu CPH đến khi tổ chức ra mắt CTCP là 7 tháng (5/2001 đến 12/2001). Thực tế, đến 15/3/2002 Bộ Xây dựng mới có quyết định chuyển đổi nhà máy xi măng Sông Đà - Hoà Bình thành CTCP xi măng Sông Đà. Đầu tháng 4/2002, CTCP Xi măng Sông Đà mới chính thức đi vào hoạt động với tổng số vốn điều lệ 18 tỷ đồng, trong đó cổ phần Nhà nước 9,528 tỷ đồng, chiếm 53%; cổ phần của các cổ đông khác 8,472 tỷ đồng, chiếm 47%. Giá trị doanh nghiệp được xác định tại thời điểm CPH là 30,122 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 16,852 tỷ đồng. Việc CPH doanh nghiệp này cũng chậm 3 tháng so với kế hoạch đề ra. - Nhà máy thủy điện Ryninh II: Theo như kế hoạch đề ra, việc CPH sẽ hoàn thành trong khoảng thời gian là 4 tháng (từ 5/2001 đến 9/2001). Thực tế, đến ngày 25/4/2002 mới có quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển nhà máy thủy điện Ryninh II thành CTCP thuỷ điện Ryninh II. Tổng số vốn điều lệ của CTCP thuỷ điện Ryninh II là 32 tỷ đồng, trong đó cổ phần Nhà nước 16,2 tỷ đồng, chiếm 51%; cổ phần của các cổ đông khác 15,8 tỷ đồng, chiếm 49%. Giá trị doanh nghiệp được xác định tại thời điểm CPH là 151,77 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước là 26,724 tỷ đồng. Như vậy, việc triển khai CPH thực hiện ở tổng công ty Sông Đà giai đoạn này chậm so với kế hoạch đề ra. Đây cũng là giai đoạn vừa thí điểm vừa học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, nên công tác CPH chưa được mạnh dạn và giải quyết nhanh chóng. Trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc, nhất là khâu xác định giá trị doanh nghiệp. Trong khâu này, có nhiều vấn đề đòi hỏi thủ tục, trình tự xử lý phức tạp và phải qua nhiều cấp trình duyệt. Ví dụ như: việc xử lý công nợ khó đòi của nhà máy xi măng Sông Đà - Hoà Bình với giá trị hơn 1,5 tỷ đồng. Trong vấn đề này, việc hợp đầy đủ hồ sơ pháp lý chứng minh số công nợ thuộc diện khó đòi theo Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với DNNN đã mất một khoảng thời gian khá dài. Ngoài ra còn mất thêm khoảng thời gian tổng công ty Sông Đà gửi văn bản đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ tài chính giải quyết. Tiếp đến, Bộ Xây dựng gửi văn bản đề nghị Bộ tài chính xem xét ra quyết định xử lý. Như vậy, trong vòng gần một năm thực hiện giai đoạn thí điểm, tổng công ty Sông Đà mới tiến hành CPH xong 3 doanh nghiệp thành viên. Tuy kết quả bước đầu còn hạn chế, nhưng nó đã tạo tiền đề để tổng công ty Sông Đà mở rộng CPH các doanh nghiệp thành viên * Giai đoạn mở rộng và đẩy mạnh (từ tháng 5/2002 trở đi) Theo kế hoạch CPH tổng công ty Sông Đà đăng ký với Bộ Xây dựng giai đoạn này thì đến hết năm 2003, tổng công ty Sông Đà sẽ tiến hành CPH xong 26 doanh nghiệp thành viên. Cụ thể: - Đợt 1, tổng công ty Sông Đà đăng ký CPH 8 doanh nghiệp theo công văn số 617TCT/KTKH ngày 15/3/2002 và đã được Bộ Xây dựng phê duyệt theo văn bản thông báo số 2146/BXD-TCLĐ ngày 31/5/2002. Bao gồm các doanh nghiệp: Xí nghiệp bao bì - công ty Sông Đà 12 Công ty may xuất khẩu Sông Đà Công ty cung ứng nhân lực quốc tế Sông Đà Nhà máy thủy điện Nà Lơi Công ty Sông Đà 17 Công ty Sông Đà 19 Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà Nhà máy thép Việt - ý thuộc công ty Sông Đà 12. - Đợt 2, tổng công ty Sông Đà đăng ký CPH 4 doanh nghiệp theo công văn số 802TCT/KTKH ngày 10/8/2002 và đã được Bộ Xây dựng phê duyệt theo văn bản thông báo số 1607/BXD-TCLĐ ngày 19/9/2002. Bao gồm: Xí nghiệp Sông Đà 2.01 Xí nghiệp Sông Đà 9.06 Xí nghiệp Sông Đà 12.06 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ Sông Đà - Đợt 3, tổng công ty Sông Đà đăng ký CPH 14 doanh nghiệp theo công văn số 1422TCT/KTKH ngày 25/2/2003 và đã được Bộ Xây dựng phê duyệt theo văn bản thông báo số 1068/BXD-TCLĐ ngày 30/3/2003, bao gồm: Nhà máy thủy điện Cần Đơn Xí nghiệp Sông Đà 2.04 Xí nghiệp Sông Đà 5.05 Xí nghiệp Sông Đà 6.04 Xí nghiệp Sông Đà 10.1 Xí nghiệp Sông Đà 9.01 Xí nghiệp Sông Đà 7.02 Công ty Sông Đà 5 Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà Công ty Sông Đà 11 Công ty Sông Đà 12 Xí nghiệp Sông Đà 6.06 Xí nghiệp bê tông - công ty Sông Đà 7 Xí nghiệp Sông Đà 9.09 Thực tế, giai đoạn 2 đến hết 31/12/2003, tổng công ty Sông Đà mới thực hiện CPH xong 21 doanh nghiệp. Còn lại đang tiếp tục triển khai CPH 5 doanh nghiệp sau: Công ty Sông Đà 11 Công ty Sông Đà 12 Xí nghiệp Sông Đà 6.06 Xí nghiệp bê tông - công ty Sông Đà 7 Xí nghiệp Sông Đà 9.09 Tóm lại, việc tiến hành CPH ở tổng công ty Sông Đà từ khi bắt đầu triển khai đến nay vẫn có sự chậm trễ so với yêu cầu tiến độ đặt ra. Tuy nhiên, qua kết quả 24 CTCP ra đời trong vòng 3 năm (2001-2003) cũng là con số rất đáng khích lệ đối với tổng công ty Sông Đà, khi CPH đang còn rất mới mẻ. Các CTCP ra đời với tổng số vốn điều lệ là 577,5 tỷ đồng, trong đó cổ phần Nhà nước là 297,2 tỷ đồng và huy động từ các cá nhân và thể nhân ngoài xã hội là 280,3 tỷ đồng. Vốn điều lệ và giá trị doanh nghiệp của từng CTCP được thể hiện qua bảng sau: Biểu 1: Danh sách các doanh nghiệp thành viên đã CPH ở tổng công ty Sông Đà (Đến 31/12/2003) ĐVT: Triệu đồng TT Tên doanh nghiệp Vốn điều lệ Giá trị doanh nghiệp Tổng cộng Trong đó Tổng số Trong đó vốn Nhà nước CPNN CĐ khác 1 2 3=4+5 4 5 6 7 1 CTCP ĐTPT hạ tầng và xây dựng Sông Đà 11.000 5.610 5.390 27.217 11.304 2 CTCP xi măng Sông Đà 18.000 9.528 8.472 30.122 16.852 3 CTCP thuỷ điện Ryninh II 32.000 16.200 15.800 151.778 26.724 4 CTCP bao bì Sông Đà 4.000 2.020 1.980 26.518 3.675 5 CTCP may xuất khẩu Sông Đà 2.500 1.260 1.240 7.752 2.394 6 CTCP cung ứng nhân lực quốc tế Sông Đà 5.000 2.550 2.450 30.906 3.390 7 CTCP thuỷ điện Nà Lơi 50.000 25.500 24.500 185.106 50.487 8 CTCP Sông Đà 17 3.000 1.600 1.400 20.131 3.535 9 CTCP Sông Đà 19 3.000 1.600 1.400 41.041 2.490 10 CTCP ĐTPT & khu công nghiệp Sông Đà 50.000 25.500 24.500 99.548 28.887 11 CTCP thép Việt - ý 75.000 33.250 41.750 458.173 15.795 12 CTCP công trình giao thông Sông Đà 10.000 6.500 3.500 40.260 7.136 13 CTCP Sông Đà 9.06 5.000 2.600 2.400 24.782 3.319 14 CTCP thương mại và vận tải Sông Đà 15.000 4.132 10.868 35.152 4.837 15 CTCP công nghệ thông tin Sông Đà 2.000 1.100 900 3.187 1.679 16 CTCP thuỷ điện Cần Đơn 200.000 102.000 98.000 1.484.023 332.300 17 CTCP đầu tư và xây lắp Sông Đà 7.000 3.080 3.920 19.035 3.645 18 CTCP Sông Đà 5.05 7.000 3.570 3.430 24.251 4.453 19 CTCP Sông Đà 6.04 7.000 3.600 3.400 19.467 4.454 20 CTCP Sông Đà 10.1 19.000 12.100 6.900 55.139 13.521 21 CTCP Sông Đà 9.01 15.000 9.000 6.000 101.432 10.492 22 CTCP Sông Đà 7.02 5.000 2.600 2.400 20.763 3.214 23 CTCP Sông Đà 5 22.000 17.200 4.800 131.930 18.991 24 CTCP tư vấn xây dựng Sông Đà 10.000 5.100 4.900 59.306 6.863 Tổng cộng 577.500 297.200 280.300 3.097.019 580.437 Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch CPH của Ban Đổi mới doanh nghiệp của tổng công ty Sông Đà tại thời điểm 31/12/2003 2.3- Đánh giá tình hình thực hiện Cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 2.3.1- Những kết quả đạt được * Đổi mới về tổ chức sản xuất và quản lý - Trong quá trình tiến hành CPH, tổng công ty Sông Đà không ngừng hoàn thiện đổi mới về cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý. Đặc biệt đã phân cấp rõ trách nhiệm của tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên; giao quyền chủ động tối đa cho các Ban quản lý, Ban điều hành; bố trí hợp lý các phòng ban theo hướng bám sát yêu cầu chỉ đạo nghiệp vụ trực tuyến. Bước đầu, bộ máy quản lý được bố trí theo hướng tinh giản, gọn nhẹ dựa vào việc coi trọng chất lượng và hiệu quả của công việc. Thực tế, số lượng các chức danh được giảm bớt theo đúng quy định của luật doanh nghiệp. Các chức vụ Bí thư Đảng uỷ, Chánh văn phòng hay Chủ tịch công đoàn phần lớn đều do kiêm nhiệm. - Để phù hợp với mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà về cơ bản được tổ chức theo hướng chuyên môn hóa đối với từng lĩnh vực, nghành nghề. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của tổng công ty Sông Đà, mỗi doanh nghiệp thành viên hoạt động trong một nghành nghề, lĩnh vực riêng nhưng đều có quan hệ mật thiết trong toàn bộ dây chuyền hoạt động thống nhất theo sự chỉ đạo trực tiếp và thống nhất của tổng công ty. - Chuyển sang CTCP, các doanh nghiệp thành viên không những vẫn coi trọng chế độ quản lý, hạch toán kế toán, chế độ báo cáo trước tổng công ty, mà còn góp phần nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý tổng công ty nhằm đáp ứng những yêu cầu về sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Qua thực tế, việc CPH đã làm cho quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển mạnh từ tư tưởng ỷ lại vào bao cấp của Nhà nước sang tự lực, lời ăn, lỗ chịu. Do vậy, đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý đều phải làm việc thực sự mục tiêu phát triển của công ty. * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH tăng lên rõ rệt: Qua thực tế công tác CPH tại tổng công ty Sông Đà trong 3 năm (2001-2003) cho thấy, trước khi tiến hành CPH, các doanh nghiệp thành viên hầu hết đều trong tình trạng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, trong sản xuất kinh doanh công tác tiếp thị, tìm cơ hội kinh doanh không được chú trọng mà chỉ dựa vào sự giao thầu của Nhà nước. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm trước đây đã tạo ra tư tưởng ỷ lại, không năng động của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó cũng là những vấn đề bất cập với DNNN khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên, khi các DNNN được CPH thì tất cả các ưu tiên trên dần dần được loại bỏ. Đối với tổng công ty Sông Đà, khi tham gia xây dựng, sản xuất công nghiệp…đều phải ký kết các hợp đồng kinh tế gắn với sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý về chất lượng cũng như các điều kiện khác trong sản xuất kinh doanh. Trong thực tế, sau CPH, tổng công ty chỉ có trách nhiệm như một cổ đông góp vốn thông thường vào CTCP. Trong cơ chế thị trường, các CTCP sau một thời gian hoạt động đã không ngừng vươn lên, phát huy quyền tự chủ, hợp lý hóa các bộ phận sản xuất kinh doanh và nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động. Sự ra đời của các CTCP ở tổng công ty Sông Đà đã làm cho tình hình tài chính lành mạnh và minh bạch hơn trong môi trường kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. Việc kiểm soát hoạt động của CTCP thuộc về các cổ đông nên tính tự chủ trong kinh doanh được nâng cao và doanh nghiệp phải chủ động tìm hướng đi cho mình. Công tác CPH DNNN tại tổng công ty Sông Đà đã góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều đồng chủ sở hữu, trong đó có đông đảo các cổ đông là những người lao động; tạo động lực lợi ích mạnh mẽ và cơ chế quản lý thông thoáng cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong huy động và sử dụng vốn. Do vậy, bước đầu thực hiện CPH tại tổng công ty Sông Đà đã mang lại cho các doanh nghiệp năng lực hoạt động mới, các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Đến ngày 31/12/2003 cho thấy, tình hình hoạt động của một số CTCP như sau: - Công ty cổ phần thủy điện Ryninh II với số vốn điều lệ là 32 tỷ đồng, trong đó cổ phần Tổng công ty Sông Đà chiếm 51% vốn điều lệ với tổng số cán bộ công nhân viên là 59 người. Năm 2003, kế hoạch sản xuất của công ty là 35.027 triệu đồng; thực hiện 34.260 triệu đồng, đạt 98% so với kế hoạch. Lợi nhuận để chia cổ tức năm 2003 là 21% trên vốn điều lệ. Như vậy, qua con số trên cho thấy kết quả hoạt động của CTCP thủy điện Ryninh II đạt được rất cao. Tuy nhiên, việc tiến hành CPH Nhà máy thủy điện Ryninh II diễn ra tương đối thuận lợi vì chủ trương của tổng công ty Sông Đà là chọn doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, tài sản vật tư còn tốt để tiến hành thí điểm. Nhà máy thủy điện Ryninh II được khởi công xây dựng tháng 9/1998 và hoàn thành bàn giao tháng 3/2001. Sau một thời gian kiểm tra vận hành, tháng 4/2001 nhà máy chính thức đi vào hoạt động kinh doanh và đến tháng 5/2001 được lựa chọn CPH, chính vì thế việc CPH diễn ra nhanh và đảm bảo hiệu quả. - Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà, trước đây là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng năm luôn bị thua lỗ, khi chuyển thành CTCP với số vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, có 454 cán bộ công nhân viên. Năm 2003, kế hoạch sản lượng của công ty là 65.602 triệu đồng. thực hiện là 60.628 triệu đồng và lợi nhuận thực hiện đạt 8.848 triệu đồng. Đây là một thành tích quan trọng vì mức cổ tức được chia cho các cổ đông năm 2003 tương đối cao. Điều đó chứng tỏ được lợi ích thực sự của việc CPH qua kết quả hoạt động của công ty. Ngoài các doanh nghiệp điển hình trên, phần lớn doanh nghiệp sau khi CPH đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Kết quả điều tra về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên 20 doanh nghiệp đã thực hiện CPH từ một năm trở lên cho thấy đa số đều nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh thu bình quân của các doanh nghiệp tăng 15 - 30% so với năm trước, lợi nhuận và nộp ngân sách tăng bình quân từ 1,5 - 2 lần so với trước khi CPH, về vốn tăng trưởng bình quân 15% năm. Lãi xuất cổ tức đạt cao hơn lãi xuất tiết kiệm từ 0,6 - 1,2% tháng. Đến thời điểm này đã có 24 doanh nghiệp được CPH và chuyển thành CTCP. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp sau khi chuyển thành CTCP đã có chiều hướng phát triển đi lên. Kết quả đó có thể thấy được qua biểu sau: Biểu 2: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp trước và sau CPH ĐVT: Triệu đồng TT Tên công ty Sản lượng Doanh thu Lợi nhuận Trước CPH Sau CPH So sánh Trước CPH Sau CPH So sánh Trước CPH Sau CPH So sánh A B 1 2 3=2-1 4 5 6=5-4 7 8 9=8-7 1 CTCP ĐTPTHT&XD SĐ 69.309 105.360 36.051 56.549 110.952 51.403 1.222 2.708 1.486 2 CTCP XM Sông Đà 43.694 60.890 17.196 43.148 59.449 16.301 503 8.180 7.677 3 CTCP TĐ Ryninh II 25.903 37.199 11.296 23.556 33.786 10.230 7.018 11.275 4.257 4 CTCP bao bì Sông Đà 31.581 35.315 3.734 24.270 33.787 9.517 576 1.005 429 5 CTCP may XK SĐà 50.570 62.150 11.580 12.158 59.109 46.951 -95 279 374 6 CTCP SIMCO 156.248 184.724 28.476 16.074 120.255 104.181 3.111 2.429 -682 7 CTCP thuỷ điện Nà Lơi 26.244 35.593 9.349 23.858 32.357 8.499 6.966 10.607 6.641 8 CTCP Sông Đà 17 20.278 45.720 25.442 7.947 41.551 33.604 314 1.540 1.226 9 CTCP Sông Đà 19 49.405 72.510 23.105 38.059 67.557 29.498 1.602 1.890 288 10 CTCP SUDICO 262.022 521.669 259.647 12.363 509.434 497.071 32.820 45.592 12.772 11 CTCP thép Việt – ý 729.580 1.369.828 640.248 620.143 1.164.354 544.211 6.563 10.139 3.576 12 CTCP CTGT Sông Đà 18.712 48.215 29.503 17.795 47.210 29.415 534 1.017 483 13 CTCP Sông Đà 9.06 26.129 43.900 17.771 21.313 41.207 19.894 592 1.191 599 14 CTCP TM&VT Sông Đà 116.196 168.500 52.304 109.978 151.651 41.673 1.074 3.495 2.421 15 CTCP CNTT SĐà 1.850 5.521 3.671 2.149 4.800 2.651 -519 187 706 16 CTCP thuỷ điện Cần Đơn 207.056 215.200 8.144 186.350 204.440 18.090 27.560 40.235 12.675 17 CTCP ĐT & xây lắp SĐà 27.560 35.264 7.704 24.804 33.501 8.697 744 1.508 763 18 CTCP Sông Đà 5.05 46.534 59.840 13.306 41.881 56.848 14.967 1.256 2.558 1.302 19 CTCP Sông Đà 6.04 22.896 29.636 6.740 20.599 25.100 4.501 2.716 2.900 184 20 CTCP Sông Đà 10.1 50.420 75.650 25.230 43.361 65.059 21.698 2.168 4.554 2.386 21 CTCP Sông Đà 9.01 50.290 71.946 21.656 24.010 54.491 30.481 -512 277 789 22 CTCP Sông Đà 7.02 16.426 46.937 30.511 6.681 41.290 34.609 231 1.440 1.209 23 CTCP Sông Đà 5 176.639 237.920 61.281 188.106 228.657 40.551 906 2.448 1.542 24 CTCP tư vấn & XD SĐà 5.075 13.587 8.512 4.459 13.301 8.842

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32750.doc
Tài liệu liên quan