Luận văn Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008

MỤC LỤC

Trang

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan tài liệu 3

1.1 Bệnh tiêu chảy 3

1.2 Dịch bệnh tả và căn nguyên gây bệnh 4

1.3 Điều trị bệnh tả 11

1.4 Quy định về Giám sát bệnh tả và thực tế triển khai 12

1.5 Quy định về Quy trình Phòng chống dịch tả 14

1.6 Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác phòng

chống dịch tả trong khu vực và tại địa phương17

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Địa bàn và thời gian nghiên cứu 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 25

3.1 Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy

hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 200825

3.2 Những bất cập trong công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp

nguy hiểm tại tỉnh Thái Nguyên.37

Chương 4: Bàn luận 46

Kết luận 60

Khuyến nghị 61

Danh mục tài liệu tham khảo 62

Phụ lục

pdfChia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho địa phương trong các đợt dịch cúm A/H5N1 từ năm 2006 - 2007 chưa sử dụng hết, nên đã được sử dụng rất hiệu quả để phòng chống dịch tả tại địa phương trong các đợt dịch vừa qua. 3.1.2. Tình hình phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm/tả tại Thái Nguyên năm 2008 Thành phố Thái Nguyên ghi nhận có nhiều ca mắc TCCNH nhất (114 ca) đồng thời cũng là địa bàn có số ca dương tính với tả được báo cáo nhiều nhất (13 ca). Các địa bàn Phổ Yên, Đồng Hỷ và Đại từ mỗi huyện có 01 ca. Còn lại 5/9 huyện thành không phát hiện trường hợp mắc tả trong năm 2008. 54 30 16 0 0 20 40 60 80 100 Chi khác Giám sát Tập huấn Tuyên truyền giáo dục Biểu đồ 3.2: Kinh phí phòng chống dịch năm 2008 phân theo từng hoạt động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Bảng 3.6: Phân bố các trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008 theo địa bàn huyện/thành TT Địa bàn Số ca tả dƣơng tính Số ca tiêu chảy nhập viện Số ca tả nhập viện Số ca tử vong 1 Thành phố Thái Nguyên 13 114 14 0 3 Huyện Đồng Hỷ 1 0 0 0 5 Huyện Đại Từ 1 0 0 0 6 Huyện Phổ Yên 1 2 2 0 Toàn bộ 16/16 ca mắc tả đều vào điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương, trong đó tại Bệnh viện C có 02 trường hợp, Bệnh viện A có 01 trường hợp, còn lại 13 trường hợp khác là vào điều trị tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên. Kết quả điều trị không có trường hợp nào tử vong. Bảng 3.7: Kết quả công tác giám sát và dập dịch tại địa bàn TT Nội dung Sớm nhất Trung bình muộn nhất 1 Thời gian từ khi có ca bệnh đến khi TTYTDP tỉnh nhận được thông tin 6h 12h 28h 2 Thời gian từ khi nhận được thông tin đến khi lãnh đạo ra quyết định/hướng dẫn phòng chống dịch 20’ 30’ 1h 3 Thời gian từ khi nhận thông tin đến khi thực hiện xử lý ổ dịch 35’ 1h 2h 4 Thời gian từ khi nhận được thông tin đến khi có kết quả xét nghiệm khẳng định 4h 6h 19h 5 Thời gian từ khi có dịch đến khi TTYTDP tỉnh báo cáo lên cấp trên 30’ 1h 12h 6 Thời gian từ khi có ca bệnh đầu tiên đến khi có ca bệnh cuối cùng của đợt dịch 16 ngày 19 ngày 22 ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Ngay sau khi có thông tin về ca bệnh tả, các cơ quan PC dịch đã có đáp ứng kịp thời với các hoạt động cụ thể để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thời gian trung bình để ra quyết định và triển khai thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch là 30 phút đến 01 giờ. Thời gian trung bình từ khi có biểu hiện bệnh đến khi TT YTDP tỉnh nhận được thông tin là: 12h. Các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai trên thực tế: - Trước khi có dịch xảy ra: TT YTDP tỉnh đã có các hướng dẫn và chỉ đạo tới tuyến cơ sở: Kiện toàn BCĐ PC dịch và Đội cơ động PC dịch các cấp; chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan; tăng cường truyền thông giáo dục cộng đồng; giám sát và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan; đảm bảo công tác thông tin, báo cáo, xây dựng kế hoạch hành động PC dịch bệnh trên địa bàn theo quy định và hướng dẫn của Bộ y tế. Củng cố hệ thống giám sát dịch từ tỉnh-huyện-xã và các phòng khám. - Trong vụ dịch: khi có các ca bệnh TCCNH được báo cáo, với sự chỉ đạo của BCĐ PC dịch bệnh của tỉnh và trực tiếp là Sở Y tế Thái Nguyên, Trung tâm YTDP tỉnh đã triển khai một số hoạt động chính gồm: Thực hiện cách ly, xử trí, điều trị ca bệnh tại chỗ, chỉ đạo phun thuốc khử khuẩn tại khu vực có liên quan theo quy định và hướng dẫn của bộ Y tế. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về bệnh TCCNH cho chính quyền và người dân tại khu vực có ca bệnh và trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác đảm bảo ATVSTP, vệ sinh môi trường. Tiếp tục cung cấp bổ sung máy phun hoá chất, thuốc điều trị, sát khuẩn, trang bị bảo hộ chống dịch cho các đơn vị Y tế tuyến huyện. Có kế hoạch PC dịch khẩn cấp để đối phó với nhiều tình huống dịch nhỏ, trung bình hoặc dịch lớn xảy ra. Chuẩn bị sẵn sàng các cơ số thuốc, hoá chất, máy móc, trang phục bảo hộ cho công tác PC dịch tại địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Đảm bảo tốt công tác giám sát và chế độ thông tin báo dịch kịp thời giữa các tuyến. Thực hiện thông tin 2 chiều đầy đủ theo quy định. Diện tích khử trùng luôn đảm bảo ít nhất tại gia đình có ca bệnh và các hộ gia đình lân cận liền kề, hoặc tại các cơ sở y tế được khử trùng toàn bộ các khu vực mà bệnh nhân đến khám, làm xét nghiệm và nằm điều trị. Thái Nguyên không phải là vùng dịch lưu hành, do vậy công tác khử trùng tiêu độc chỉ phải thực hiện tại các ổ dịch khi có ca bệnh được phát hiện. Việc đảm bảo an toàn trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế cũng đã được thực hiện tốt, nhân viên y tế luôn mang trang phục bảo hộ và thực hiện đúng quy định về PC dịch trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân. Đối với phân và chất thải của bệnh nhân tại gia đình và cộng đồng đều được cán bộ y tế hướng dẫn và xử lý bằng các chất khử khuẩn (ChloraminB và vôi bột). Tại các cơ sở y tế, công tác xử lý chất thải của bệnh nhân cũng được thực hiện khá triệt để bằng ChloraminB. Chất thải, rác thải y tế đều đã được thu gom xử lý theo đúng quy định. Do công tác xử trí ca bệnh, xử trí môi trường được thực hiện kịp thời và hiệu quả, trung bình chỉ sau 4-5 tuần là kết thúc đợt dịch. Hầu hết các ca mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm do tả đều không có liên quan dịch tễ với nhau. Kết quả đã khống chế dịch thành công, từ tháng 8/2008 đến hết năm 2008 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không xuất hiện thêm ca bệnh mới, trong toàn vụ dịch không có trường hợp nào tử vong. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Biểu đồ 3.3: Số lượng cán bộ khoa Truyền nhiễm tại các bệnh viện được tập huấn về phòng chống và điều trị bệnh tả Số lƣợng cán bộ thƣờng xuyên thực hiện giám sát và phòng chống dịch tại các tuyến 8 3 10 3 6 1 8 0 12 1 13 0 10 1 5 0 18 1 15 2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 TTYTDP tỉnh TPTN S.Công Đòng Hỷ Định Hoá Đại Từ Phổ Yên Phú Bình Phú Lương Võ Nhai Số cán bộ giám sát Số có chuyên môn YHDP Biểu đồ 3.4: Số cán bộ có chuyên môn y học dự phòng/tổng số cán bộ thực hiện giám sát tại các tuyến Kết quả tại biểu đồ 3.4 cho thấy: Nhiệm vụ giám sát dịch bệnh được thực hiện thường xuyên bởi các cán bộ bao gồm cả cán bộ đại học và trung cấp. Trong đó chỉ có 12 trên tổng số 95 cán bộ thực hiện giám sát PC dịch toàn tỉnh là có chuyên môn y học dự phòng. 13 10 9 10 11 0 2 7 5 14 19 2 5 0 0 2 0 0 0 0 1 4 18 2 1 5 0 5 10 15 20 25 BVĐKTƯ BV A BV C BV TPTN S.Công Đồng Hỷ Định Đại Từ Phổ Yên Phú Bình Phú Võ Nhai Số chưa được tập huấn Số được tập huấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 * Về thái độ của cán bộ, nhân viên y tế: Theo kết quả điều tra, một số cán bộ đánh giá về tình hình dịch khá nghiêm túc, lo ngại về khả năng lan rộng của dịch, nhưng có ý kiến khác cho rằng “tả đã có từ bao nhiêu năm nay rồi… Đã có thuốc thang, hoá chất đầy đủ rồi, không đến nỗi lo lắng lắm. Nếu có dịch là sẽ dập được ngay” - (TLN Cán bộ PC dịch). Hoặc: “Lo gì, nếu mà bị tả thật thì bệnh nhân cũng không nằm nhà được đâu, kiểu gì cũng phải đến bệnh viện vì đi ngoài do tả mệt lắm, không chịu được đâu…”- (TLN Cán bộ PC dịch). Cũng có ý kiến cho rằng “Vấn đề quan trọng nhất là làm sao phát hiện sớm để cách ly kịp thời, khử trùng tránh lây lan và điều trị càng sớm thì hiệu quả càng tốt, càng nhanh…”- (PVS cán bộ PC dịch). * Về trang thiết bị, hoá chất PC dịch: Qua PVS và TLN cán bộ phòng chống dịch, nhận xét chung là còn thiếu nhiều so với nhu cầu, cần tăng cường dự trữ nhất là tại tuyến tỉnh để có thể đáp ứng với nhiều tình huống dịch, đặc biệt trong trường hợp có dịch lớn xảy ra tại địa phương. * Về các trang thiết bị hỗ trợ khác cho công tác phòng chống dịch bệnh tại các đơn vị: Bảng 3.8: Năng lực giám sát, xét nghiệm phát hiện/khẳng định tả tại các đơn vị y tế tỉnh Thái Nguyên TT Đơn vị Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ca bệnh 1 Bệnh viện ĐK TW TN Có 2 Bệnh viện A Thái Nguyên Không 3 Bệnh viện C Thái Nguyên Có 4 Bệnh viện Gang Thép TN Có 5 TTYT TP.Thái Nguyên Không 6 TTYT Thị xã Sông Công Không 7 Các BVĐK và TTYT 7 huyện Không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Theo kết quả tại bảng 3.9, chỉ có 2/3 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (gồm Bệnh viện C, Bệnh viện gang Thép) và Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên mới có khả năng thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ca bệnh. Trong quá trình thay đổi bộ máy tổ chức các TTYT tuyến huyện, toàn bộ các máy móc, trang thiết bị của hệ thống xét nghiệm được giao lại cho bệnh viện đa khoa huyện. Theo quy định thì TTYT mới sẽ có phòng xét nghiệm nhưng toàn bộ 7/7 TTYT huyện hiện nay bộ phận xét nghiệm không hoạt động được theo đúng chức năng, có nơi còn chưa thành lập được phòng xét nghiệm, không có phương tiện trang thiết bị cho hoạt động . “Ở đơn vị chúng tôi chỉ có 1 cán bộ xét nghiệm nhưng bây giờ đang gửi bên bệnh viện... Cần lắm chứ, rất cần các trang thiết bị, máy móc xét nghiệm để làm các xét nghiệm ở tại huyện“. Tuy nhiên cũng có ý kiến khác cho rằng: “Bây giờ mà có máy móc thì cũng không có người mà làm, cả trung tâm chỉ có một kỹ thuật viên xét nghiệm thì làm được cái gì, có mang máy về có khi cũng đắp chiếu để đấy thôi!“ - (TLN cán bộ PC dịch). Do vậy năng lực xét nghiệm của các TTYT huyện hiện nay được đánh giá là rất yếu, hoàn toàn phải dựa vào các bệnh viện đa khoa và các đơn vị y tế tuyến trên. Tại các trung tâm y tế huyện/thành, phương tiện thông tin liên lạc và các hệ thống hỗ trợ hoạt động PC dịch bệnh còn khá nghèo nàn. Tại mỗi huyện thường chỉ có 01 máy điện thoại cố định để liên lạc, 9/9 TTYT huyện chưa có máy fax, không có máy điện thoại di động. Mỗi TTYT huyện có 01 đến 02 máy vi tính được cấp bởi Trung tâm YTDP tỉnh, trong số đó chỉ có 4/9 đơn vị tuyến huyện là có máy vi tính được nối mạng Internet. Tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho công tác PC dịch tương đối đầy đủ (chi tiết tại bảng 3.9). Tuy nhiên, vấn đề chung là đến nay cả tuyến tỉnh và tuyến huyện vẫn chưa có phần mềm hỗ trợ cho công tác giám sát và kiểm soát bệnh dịch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Bảng 3.9: Thực trạng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống dịch tại các tuyến TT Huyện/thành Điện thoại Máy Fax Điện thoại di động Máy tính quản lý số liệu Phần mềm G.Sát dịch bệnh Máy tính đƣợc nối mạng Máy bộ đàm 1 TP. Thái Nguyên 1 1 0 2 Thị xã Sông Công 1 1 1 3 Huyện Đại Từ 1 1 1 4 Huyện Đồng Hỷ 1 1 0 5 Huyện Định Hoá 6 2 1 6 Huyện Phổ Yên 1 1 0 7 Huyện Phú Bình 1 1 1 8 Huyện Phú Lương 1 2 0 9 Huyện Võ Nhai 2 2 0 10 T.tâm YTDP tỉnh 1 2 1 3 0 3 1 *Về vắc xin phòng bệnh: Việc không sẵn có vắc xin tại địa phương cũng khiến cho nhiều người dân không được đáp ứng nhu cầu: “Ở chỗ tôi (TTYT huyện) thỉnh thoảng cũng có người đến hoặc gọi điện hỏi vắc xin tả, nhưng đành phải trả lời là không có, không được cấp…” - (PVS cán bộ PC dịch). Hơn nữa, hiệu lực phòng bệnh của vắc xin tả (uống) hiện nay được đánh giá là không cao (đạt khả năng phòng bệnh khoảng 60-70%). * Về kinh phí phòng chống dịch: Trong những năm từ 2007 trở về trước, khi chưa có dịch xảy ra hoàn toàn không có kinh phí dành riêng cho PC dịch tả. Chỉ đến khi đã có dịch, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 theo đề nghị của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, địa phương cấp 100 triệu đồng cho đơn vị để thực hiện các hoạt động PC dịch năm 2008. Kinh phí cũng được cấp sau khi dịch đã xảy ra tại địa phương được khoảng 7 tháng. Bảng 3.10: Kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch tả trong 3 năm gần đây của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Năm Nguồn 2006 (triệu đồng) 2007 (triệu đồng) 2008 (triệu đồng) Ngân sách địa phương 0 0 100 Ngân sách trung ương 0 0 0 Các dự án, nguồn khác 0 0 0 Tổng cộng 100 3.2.2- Tình hình phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm ở Thái Nguyên * Sự quan tâm, vào cuộc của cán bộ lãnh đạo chính quyền cơ sở Các ca bệnh tả ở Thái Nguyên trong năm 2008 chủ yếu được phát hiện bởi Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến trung ương, do vậy trong hầu hết các trường hợp, chính quyền cơ sở (xã/phường) chỉ nhận được thông tin khi các đơn vị y tế dự phòng thực hiện các hoạt động xử lý ổ dịch, khử trùng tiêu độc tại địa bàn. Tính chủ động của chính quyền cơ sở trong các tình huống dịch đã không được phát huy đúng mức: “…Chúng tôi cũng đã đưa vấn đề dịch bệnh vào nội dung thông báo khi giao ban của uỷ ban” - (PVS cán bộ chính quyền cơ sở). Tuy vậy khi được hỏi uỷ ban nhân dân xã/phường đã có biện pháp, hoạt động gì để PC dịch thì đều không có, kể cả việc tổ chức họp Ban chỉ đạo PC dịch hay Ban chăm sóc sức khoẻ của xã/phường. * Về thái độ của người dân tại cộng đồng đối với bệnh tả, nói chung đều tỏ ra quan tâm và lo sợ, nhưng kiến thức để PC bệnh thì không đầy đủ và thái độ đối với bệnh dịch cũng như đối với các biện pháp phòng bệnh thì còn khá mơ hồ, thờ ơ: “Tôi cũng rất lo lắng vì bệnh này nghe nói rất nguy hiểm… thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 phòng bệnh là phải cẩn thận, không tiếp xúc với người bệnh… không ăn uống linh tinh… nói chung là thế thôi…” - (PVS người dân tại cộng đồng). Sự chủ quan còn được thể hiện khá rõ nét và phổ biến trong thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống của người dân, như việc tiếp tục ăn rau sống, thức ăn sống như tiết canh, gỏi… hay tình trạng các quán ăn đường phố, vỉa hè vẫn rất đông người ăn, việc ăn uống hội họp đông người vẫn diễn ra thường xuyên… Không những vậy, có ý kiến cho rằng dịch tả là hoàn toàn có khả năng ngăn chặn được bằng cách “…Chỉ cần thực hiện tốt việc điều trị cho những người mắc bệnh” - (PVS người dân tại cộng đồng). * Về Công tác truyền thông giáo dục: Công tác truyền thông giáo dục PC dịch TCCNH/tả đã được thực hiện trên cả các kênh phát thanh truyền hình trung ương và địa phương. Ngoài ra một số hội nghị tuyên truyền trực tiếp cho người dân cũng đã được triển khai tại cộng đồng nhưng số lượng hạn chế (12 hội nghị) do nguồn kinh phí hạn hẹp. Tài liệu tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng như tờ rơi, tờ gấp, sách nhỏ về dịch tả còn rất thiếu: “Chúng tôi muốn xin các tài liệu truyền thông để cấp phát cho cộng đồng nhưng cũng không có, ở tỉnh cũng ít lắm, còn huyện thì không có kinh phí để in” - (PVS cán bộ PC dịch tuyến huyện). Ngoài ra, các phương tiện khác như “Pa nô, áp phích về phòng chống bệnh tả cũng ít thấy, không như của những bệnh khác, nếu có thì mọi người chắc cũng sẽ quan tâm hơn.” - (PVS người dân tại cộng đồng). Ảnh minh hoạ: Thức ăn không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính làm mắc dịch bệnh tả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 * Vấn đề xử lý môi trường, nguồn lây: Cho dù đến nay chưa xác định được có sự ô nhiễm nguồn nước. Các ao hồ, kênh mương tại các khu vực công cộng, tình trạng xả rác, chất thải bừa bãi vẫn phổ biến, việc thu gom rác, làm sạch môi trường chung vẫn chưa được tăng cường thực hiện, rất có thể đây sẽ chính là nguồn ô nhiễm để dịch lây lan rộng trong cộng đồng… * Về việc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của trung ương và địa phương về dịch tả: - Việc công khai dịch bệnh tả cho cộng đồng, song song với những ý kiến cho rằng dịch bệnh chưa được công khai một cách đúng mức và cần gọi đích danh đây là dịch tả để phòng tránh hiệu quả thì cũng có ý kiến khác cho rằng, việc định danh bệnh và công khai thông tin về dịch bệnh như thời gian qua tại Việt Nam cũng như tại Thái Nguyên nói riêng là hoàn toàn phù hợp, bởi “Gọi đó là tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân do tả là đúng vì thực tế hiện nay có nhiều ca tiêu chảy cấp mà lại không phải nguyên nhân do tả… Hơn nữa Bộ y tế vẫn thông báo số ca mắc bệnh thường xuyên nên không thể nói là bưng bít thông tin được…” - (TLN cán bộ PC dịch). - Vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể đối với công tác PC dịch TCCNH/tả hiện nay được đánh giá là chưa có tính chủ động cao, ngoại trừ ngành y tế là cơ quan thường trực về PC dịch, các ngành khác tham gia với vai trò khá mờ nhạt, thụ động. “Không có ngành nào, xã nào tự bỏ tiền, bỏ sức ra tổ chức tập huấn hay tuyên truyền về PC dịch tả mà mời chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 tôi đến nói giúp cả, chỉ có nếu mình mà có kinh phí thì tổ chức thôi” - (PVS cán bộ PC dịch). Thực tế này tồn tại từ nhiều năm nay, không chỉ đối với dịch TCCNH/tả mà là tình trạng chung của các chương trình y tế tại địa phương. - Về trách nhiệm của mỗi người dân: Nhận xét chung là ý thức tự giác của mỗi người dân trong cộng đồng về vai trò của bản thân trong công tác PC dịch TCCNH/tả hiện nay là chưa cao. Khi được hỏi làm thế nào để công tác PC dịch được tốt hơn, đa số đều trả lời rằng cần đầu tư để ngành y tế làm việc tốt hơn như: mua sắm trang thiết bị, tăng cường tuyên truyền giáo dục, tập huấn hay để mua thuốc, hoá chất, thậm chí có ý kiến cho rằng cần có quy định quản lý người bệnh chặt chẽ hơn nữa… mà không hề nhắc đến vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng đối với công tác PC dịch bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 thành lập, tuy nhiên toàn bộ 18/18 Đội phòng chống dịch cơ động của 9 huyện/thành/thị đều không đạt yêu cầu theo quy định do thiếu các thành viên là bác sĩ lâm sàng hoặc thiếu cán bộ xét nghiệm [21], các cán bộ khác của trung tâm lại không có chuyên khoa phù hợp hoặc mới từ đơn vị khác chuyển sang. Vấn đề này rất khó khắc phục do vấn đề nhân lực của các TTYT tuyến huyện rất hạn chế, thiếu về số lượng so với nhu cầu thực tế và chuyên môn chưa phù hợp. Quá trình tách và thành lập mới các TTYT tuyến huyện, hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều ở lại BVĐK huyện. Việc bổ sung thành viên từ BVĐK cũng là một giải pháp ít khả thi bởi theo đánh giá là sự điều động cán bộ lâm sàng trong các tình huống thực tế là không thuận lợi, khi mà trong đội có các thành viên thuộc sự quản lý của nhiều đơn vị khác nhau. Mặt khác theo kết quả đánh giá, đội ngũ cán bộ PC dịch tuyến huyện vừa thiếu lại đa phần lại không có chuyên môn/chuyên ngành về y tế dự phòng, tỷ lệ cán bộ có chuyên ngành y học dự phòng chỉ chiếm 12,6% trong tổng số cán bộ thực hiện giám sát và PC dịch tại các tuyến, cao hơn so với nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hoa (9,1%) và tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Anh Dũng và cộng sự [24]. Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ các tuyến về dịch TCCNH/tả trong những năm gần đây không được chú trọng xứng đáng do không có kinh phí thực hiện, và cũng do đã nhiều năm không có dịch tả xảy ra tại địa bàn [56]. Kể cả cán bộ chuyên môn điều trị tại các khoa truyền nhiễm của bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện đều không thường xuyên được đào tạo lại, đào tạo bổ sung, cập nhật về bệnh tả. Tại tuyến cơ sở (xã/phường) và nhân viên y tế thôn bản đa phần đều chưa được tập huấn về công tác PC dịch tả, trong khi đó do cán bộ tuyến cơ sở phải đảm trách quá nhiều nội dung chăm sóc sức khoẻ (bao gồm tất cả các nội dung được triển khai đến tuyến xã), thêm nữa phương tiện, năng lực, điều kiện dành cho công tác giám sát dịch là rất hạn chế nên ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả giám sát dịch nói chung, điều này phù hợp với nhận xét của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Nguyễn Đình Nguyên [37]. Việc các Đội PC dịch hoạt động vẫn khá hiệu quả trong thời gian qua bởi hầu hết thành viên đều đã có nhiều kinh nghiệm, đã thực hiện các hoạt động PC dịch bệnh tại địa phương trong nhiều năm qua, hơn nữa chưa có những diễn biến dịch lớn, phức tạp xảy ra tại địa bàn [55]. Với thực trạng đó, trong tình huống dịch nhỏ, số lượng ca bệnh ít, xảy ra tản mát như hiện nay thì chưa có ảnh hưởng gì lớn cũng như chưa bộc lộ những bất cập, thiếu sót trong quá trình triển khai các hoạt động PC dịch. Tuy nhiên nếu có dịch lớn xảy ra, việc đáp ứng PC dịch sẽ đòi hỏi một đội ngũ cán bộ thực sự đầy đủ về số lượng và giỏi về chuyên môn mới có thể giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả, khi đó với đội ngũ cán bộ PC dịch của tỉnh như hiện nay sẽ có rất nhiều vấn đề cần được khắc phục. Việc tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ tuyến huyện và tuyến xã về công tác giám sát, PC dịch tả là rất cần thiết. Có như vậy mới có thể tăng cường năng lực giám sát phát hiện cũng như điều trị bệnh tại tuyến cơ sở. Hơn thế nữa, nếu có điều kiện cũng cần tập huấn cho cán bộ y tế tại các tuyến về giám sát, đáp ứng PC dịch đối với các dịch bệnh nguy hiểm khác (ví dụ Cúm A/H5N1/H1N1, SARS...) để khi có dịch xảy ra sẽ không quá bỡ ngỡ và có thể đáp ứng PC dịch một cách kịp thời, hiệu quả. Đồng thời cần phải tổ chức ưu tiên đào tạo về chuyên ngành y học dự phòng hoặc dịch tễ học thực địa cho cán bộ tại các TTYT huyện, song song với các hình thức đào tạo này cần bổ sung, nâng cấp về bằng cấp cho cán bộ, cụ thể là các khoá đào tạo về chuyên khoa cấp I hay thạc sĩ y học dự phòng. Ngoài ra, do việc tuyển dụng mới cán bộ đại học cho các đơn vị không phải là biện pháp tối ưu khi cơ chế tuyển dụng còn nhiều bất cập, khả năng thu hút cán bộ có trình độ, năng lực tốt về làm việc tại tuyến huyện là chưa cao, việc tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ tại chỗ với các hình thức vừa học vừa làm được coi là giải pháp tình thế cần được ưu tiên trong giai đoạn hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 * Về thái độ của cán bộ, nhân viên y tế: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau trong thái độ của nhân viên y tế đối với dịch TCCNH/tả tại địa phương, tương đồng với ý kiến của Đặng Thị Nga [34], điều này có những ảnh hưởng nhất định đến công tác PC dịch bệnh, bởi nhân viên y tế chính là những người tiên phong trong việc triển khai các hoạt động PC dịch. Nếu có thái độ đúng đắn, thống nhất, chắc chắn hành động PC dịch sẽ mang tính đồng bộ và hiệu quả cao hơn. Từ đó, vấn đề đặt ra là cần nâng cao nhận thức, ý thức và tạo nên thái độ đúng đắn đối với dịch bệnh cho chính cán bộ y tế nói chung và nhất là cho cán bộ thực hiện phòng chống dịch nói riêng. * Về trang thiết bị và máy, hoá chất, thuốc phòng chống dịch hiện có: tại các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện với danh mục chi tiết các TTB và thuốc, hoá chất mặc dù khá phong phú và sẵn sàng nhưng cũng được đánh giá là chỉ đủ và hiệu quả cho việc triển khai các hoạt động PC dịch trong trường hợp dịch nhỏ, xuất hiện lẻ tẻ, số lượng ca bệnh và số ổ dịch không nhiều [56]. Đối với tuyến tỉnh, nhu cầu về máy, hoá chất, trang thiết bị, thuốc phục vụ PC dịch là rất lớn [59], [63], dự trữ tại tuyến tỉnh như hiện tại là chưa đủ, cần được cung cấp thêm để sẵn sàng đáp ứng kịp thời nhất là trong các tình huống dịch lan tràn, xảy ra ở nhiều địa bàn, với quy mô lớn. Mặt khác, khi có nhu cầu bổ sung máy móc, hoá chất thì thường không được đáp ứng hoặc đáp ứng quá chậm, không đảm bảo cho tính khẩn trương và kịp thời của công tác PC dịch. Nếu dịch lớn xảy ra, nhất định phải có sự can thiệp hỗ trợ của tuyến trung ương mới có thể khống chế dịch được hiệu quả. Trong kế hoạch PC dịch bệnh do TT YTDP tỉnh đã xây dựng để đáp ứng cho từng tình huống dịch từ nhỏ, trung bình đến lớn, đã có nhu cầu kinh phí chi tiết. Tuy vậy, chưa có phản hồi về khả năng đáp ứng của địa phương theo kế hoạch đã xây dựng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Đánh giá về các trang thiết bị, máy, hoá chất PC dịch tại tuyến huyện, hầu hết đều cho rằng được trang bị với số lượng như vậy là tạm đủ, không lo lắng vì biết rằng đã có cơ số dự trữ tại tuyến tỉnh, trong trường hợp cần thiết sẽ được bổ sung. Thực tế đã có tình huống điều động máy, hoá chất từ huyện này tăng cường cho huyện khác khi xảy ra dịch (cúm A/H5N1) vào năm 2007. Các huyện/thành đều tin tưởng vào khả năng điều phối của đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, mặc dù không quá dôi dư nhưng chưa có trường hợp nào bị thiếu hoá chất khi cần để chống dịch. Đối với các chủng loại và chất lượng máy phun hoá chất PC dịch, có nhận xét cho rằng hiện đang tồn tại nhiều chủng loại máy phun của các hãng khác nhau, với các yêu cầu kỹ thuật sử dụng khác nhau, nên không thuận lợi cho quá trình vận hành, sử dụng. * Về thái độ của người dân tại cộng đồng, nói chung đều tỏ ra lo sợ về bệnh tả khi được biết tại cộng đồng của mình đã có người mắc bệnh. Nhưng thái độ của người dân ở cộng đồng đối với dịch TCCNH/tả còn chỉ dừng lại ở những lo lắng mơ hồ với những hiểu biết hạn chế, từ sự quan tâm đến việc có ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chính bản thân thì không rõ ràng. Kết quả này phù h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_HOANG ANH.pdf
Tài liệu liên quan