Luận văn Thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

MỤC LỤC . 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 6

DANH MỤC CÁC BẢNG. 7

MỞ ĐẦU. 1

1. Lí do chọn đề tài.1

2. Mục đích nghiên cứu.2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.2

4. Giả thuyết khoa học.2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .2

6. Phương pháp nghiên cứu.2

7. Phạm vi nghiên cứu .2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC BỒI DƯỠNG CHUYÊN

MÔN CHO GIÁO VIÊN. 4

Ở TRƯỜNG MẦM NON. 4

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.4

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.4

1.2.1. Khái niệm về quản lý. 4

1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục . 6

1.2.3. Khái niệm về quản lý trường học. 7

1.2.4. Khái niệm quản lý trường mầm non . 8

1.3. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.9

1.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. 9

1.3.1.1. Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.9

1.3.1.2. Học, tự học, đào tạo .10

1.3.1.3. Chuyên môn.11

1.3.2. Mục tiêu và nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non . 11

1.3.2.1. Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.11

1.3.2.2. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.121.3.3. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. 13

1.3.3.1. Hình thức bồi dưỡng.13

1.3.3.2. Phương pháp bồi dưỡng.14

1.4. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng, giáo viên trong trường mầm non . 14

1.4.1. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trong trường mầm non. 14

1.4.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trong trường mầm non. 16

1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN . 17

1.5.1. Chức năng của quản lý. 17

1.5.2. Mục tiêu quản lý. 19

1.5.3. Nội dung quản lý. 19

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của

Hiệu trưởng trường Mầm non. 21

1.6.1. Các yếu tố khách quan . 21

1.6.2. Các yếu tố chủ quan. 21

Kết luận chương 1 . 22

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC. 23

BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 23

2.1. Khái quát chung về sự phát triển kinh tế- xã hội- giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 23

2.1.1. Khái quát về sự phát triển kinh tế- xã hội TP HCM. 23

2.1.2. Khái quát về giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 24

2.2. Thực trạng về GDMN Thành phố Hồ Chí Minh. 24

2.2.1. Quy mô trường, lớp, GV- HS bậc học MN TP HCM. 25

2.2.2. Chất lượng và hiệu quả GDMN TP HCM. 26

2.3. Thực trạng về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở các trường MN TP HCM. 28

2.3.1. Số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL và GV ở các trường MN Thành Phố Hồ ChíMinh . 28

2.3.2. Tình hình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường MN Thành Phố Hồ Chí

Minh . 292.3.3. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường MN Thành Phố Hồ ChíMinh . 30

2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở một số trường mầm non tại TP HCM. 30

2.4.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. 33

2.4.1.1. Đánh giá về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.33

2.4.1.2. Đánh giá về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.34

2.4.2. Đánh giá về nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. 35

2.4.2.1. Tính cần thiết của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.35

2.4.2.2. Mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN .38

2.4.3. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. 40

2.4.3.1. Hình thức bồi dưỡng chuyên môn.40

2.4.3.2 Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn.42

2.4.4. Thời gian tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN . 43

2.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. 44

2.5. Thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở một số trường mầm non tại TP

HCM . 45

2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn. 45

2.5.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. 50

2.5.3. Quản lý việc kiểm tra- đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. 54

2.6. Nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số

trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. 56

Kết luận chương 2 . 61

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO

GIÁO VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 62

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp . 62

3.1.1. Phải bám sát mục tiêu GDMN. 62

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm

non tại Thành phố Hồ Chí Minh. 643.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác quản lýviệc bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN . 64

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. 65

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn. 66

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức tốt bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong trường, giao

trách nhiệm và tạo điều kiện hoạt động. 69

3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV học tập, bồi dưỡng

chuyên môn. 71

3.2.6. Biện pháp 6: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn bằng

nhiều hình thức. 72

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 74

Kết luận chương 3 . 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 81

1. Kết luận. 81

2. Kiến nghị . 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 85

PHỤ LỤC. 87

pdf108 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.7 cho thấy, hầu hết CBQL và GV đều nhận thức đúng mục tiêu “Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho GV” trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Cụ thể có 63.8 % CBQL và 62.6% GV. Tuy nhiên, cũng có khá đông CBQL và GV nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV là “Giúp GV đáp ứng chuẩn ngạch GVMN; Nâng cao trình độ trên chuẩn cho GV; Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm”. Có sự khác biệt về nhận thức giữa CBQL và GV trong mục tiêu “Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV”: 52.4% CBQL nhận thức đúng về mục tiêu này, trong khi đó chỉ có 31.3% GV nhận thức đúng. Như vậy, khi CBQL nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và không đề ra được các giải pháp phù hợp để quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Cũng như GV, một khi đã nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng GDMN. 2.4.2. Đánh giá về nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN 2.4.2.1. Tính cần thiết của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Bảng 2.8. Đánh giá mức độ cần thiết về các nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Stt Nội dung bồi dưỡng chuyên môn Mức độ cần thiết CBQL GV x s y s 1 Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN 3.82 0.59 3.72 0.61 2 Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN 3.56 0.74 3.34 0.53 3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CS- GD trẻ MN 3.23 0.6 3.05 0.82 4 Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần theo hướng đổi mới 3.98 0.53 3.86 0.55 5 Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN 2.34 0.74 2.16 0.67 6 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN 3.48 0.89 2.13 0.63 7 Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới 3.92 0.75 3.56 0.77 8 Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn 3.18 0.42 2.94 0.84 cho trẻ MN 9 Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS- GD trẻ 3.12 0.84 2.65 0.51 10 Bồi dưỡng các chương trình nhằm hiện đại hoá ngành học MN 3.13 0.77 2.57 0.68 11 Đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi 3.42 0.6 3.17 0.85 12 Tổ chức môi trường học tập theo chủ đề cho trẻ MN 3.27 0.87 3.18 0.72 13 Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN 2.59 0.59 2.32 0.58 14 GD hoà nhập trẻ khuyết tật 2.95 0.75 2.16 0.87 15 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ 3.62 0.94 3.81 0.48 16 Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ 3.35 0.71 3.16 0.82 17 Bồi dưỡng các môn năng khiếu 2.52 0.56 3.23 0.24 18 Bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho ngành học 3.13 0.63 2.96 0.75 Nhìn vào bảng thống kê ở trên, cho thấy: * Đối với CBQL: 78% nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là rất cần thiết. Cụ thể: - Ưu tiên 1: Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày theo hướng đổi mới ( x = 3.98) - Ưu tiên 2: Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới ( x = 3.92) - Ưu tiên 3: Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN ( x = 3.82) - Ưu tiên 4: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ ( x = 3.62) - Ưu tiên 5: Lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN ( x = 3.56) - Ưu tiên 6: Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN ( x = 3.48) - Ưu tiên 7: Đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi ( x = 3.42) - Ưu tiên 8: Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ ( x = 3.35) - Ưu tiên 9: Tổ chức môi trường học tập theo chủ đề cho trẻ MN ( x = 3.27) - Ưu tiên 10: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CS- GD trẻ MN ( x = 3.23) - Ưu tiên 11: Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ MN ( x = 3.18) - Ưu tiên 12: Bồi dưỡng các chương trình nhằm hiện đại hoá ngành học MN ( x = 3.16) - Ưu tiên 13: Bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho ngành học ( x = 3.13) - Ưu tiên 14: Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS- GD trẻ ( x = 3.12) Các nội dung: “Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật” ( x = 2.95); “Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN” ( x = 2.59); “Bồi dưỡng các môn năng khiếu” ( x = 2.52); “Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN” ( x = 2.34) chỉ được CBQL đánh giá ở mức độ cần thiết. * Đối với GV: Đa số các GV nhận thức về mức độ rất cần thiết của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN gần giống với CBQL. Cụ thể: - Ưu tiên 1: Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần theo hướng đổi mới ( y = 3.86) - Ưu tiên 2: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ ( y = 3.81) - Ưu tiên 3: Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN ( y = 3.72) - Ưu tiên 4: Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới ( y = 3.56) - Ưu tiên 5: Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN ( y = 3.34) Trong khi đó, các nội dung: Bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho ngành học ( y = 2.96); Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ MN ( y = 2.94); Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS- GD trẻ ( y = 2.65); Bồi dưỡng các chương trình nhằm hiện đại hoá ngành học MN ( y = 2.57); Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN ( y = 2.32); Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN; GD hoà nhập trẻ khuyết tật ( y = 2.16); Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN ( y = 2.13) được GV đánh giá ở mức độ cần thiết. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng: các nội dung bồi dưỡng ở mức độ rất cần thiết là những nội dung liên quan đến việc bồi dưỡng các kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ, thiết kế các hoạt động giáo dục trẻ theo chương trình mầm non mới, lựa chọn các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN. Bên cạnh đó, với đặc thù của nghề sư phạm mầm non cùng với thực trạng bạo lực ở các trường mầm non trong thời gian gần đây, việc trang bị những kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ là một trong những nội dung đáng quan tâm hiện nay. 2.4.2.2. Mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện và mức độ phù hợp của các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Stt Nội dung bồi dưỡng chuyên môn Mức độ thực hiện Mức độ phù hợp CBQL GV CBQL GV x y x y 1 Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN 3.76 2.85 3.14 2.87 2 Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN 3.16 2.67 3.43 2.19 3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CS- GD trẻ MN 2.61 2.24 2.72 2.18 4 Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày theo hướng đổi mới 2.98 2.86 2.87 2.99 5 Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN 2.03 1.88 2.34 2.14 6 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xử lý tai nạn trong trường, lớp MN 2.08 2.14 2.12 2.14 7 Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới 3.55 3.27 3.76 3.33 8 Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ MN 2.19 2.38 2.23 2.45 9 Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS- GD trẻ 2.68 2.52 2.71 2.64 10 Bồi dưỡng các chương trình nhằm hiện đại 3.07 2.96 3.09 3.02 hoá ngành học MN 11 Đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi 2.87 2.77 2.95 2.98 12 Tổ chức môi trường học tập theo chủ đề cho trẻ MN 2.61 2.53 2.74 2.62 13 Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN 2.81 2.73 2.84 2.80 14 GD hoà nhập trẻ khuyết tật 2.15 2.02 2.26 2.09 15 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ 2.34 2.18 2.43 2.27 16 Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ 2.43 2.25 2.51 2.35 17 Bồi dưỡng các môn năng khiếu 1.99 1.74 2.18 2.58 18 Bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho ngành học 2.88 2.75 2.98 2.82 Bảng 2.9 cho thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ thực hiện và mức độ phù hợp về nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN giữa CBQL và GV. Cụ thể như sau: * Đối với CBQL: Các CBQL cho rằng có một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được thực hiện rất thường xuyên như: “Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN” ( x = 3.76); “Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới” ( x = 3.55); “Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN ( x = 3.16); “Bồi dưỡng các chương trình nhằm hiện đại hoá ngành học MN” ( x = 3.07); Các nội dung còn lại thực hiện ở mức độ thường xuyên; Riêng nội dung “Bồi dưỡng các môn năng khiếu” ( x = 1.99) được thực hiện ít thường xuyên. Về mức độ phù hợp, các CBQL cho rằng một số nội dung rất phù hợp như: “Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới” ( x = 3.76); “Lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học kích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN ( x = 3.43); “Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN” ( x = 3.14); “Bồi dưỡng các chương trình nhằm hiện đại hoá ngành học MN” ( x = 3.09). Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp như “Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày theo hướng đổi mới” ( x = 2.87); “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ” ( x = 2.43). * Đối với GV: Các GV đánh giá mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN thấp hơn CBQL. Theo GV, chỉ có nội dung “Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới” ( y = 3.27) đạt mức độ thực hiện rất thường xuyên. Các nội dung còn lại được thực hiện ở mức độ tương đối thường xuyên. Riêng nội dung bồi dưỡng “Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN” ( y = 1.88), “Bồi dưỡng các môn năng khiếu” ( y = 1.74) thực hiện ở mức độ ít thường xuyên. Đánh giá về mức độ phù hợp, các GV cho rằng “Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trình GDMN mới” ( y = 3.33); “Bồi dưỡng các chương trình nhằm hiện đại hoá ngành học MN” ( y = 3.02) là những nội dung được đánh giá khá phù hợp. Những nội dung còn lại được đánh giá tương đối phù hợp. Dựa vào kết quả thống kê và phân tích số liệu ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, Hiệu trưởng các trường MN có chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Tuy nhiên, những nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của GV. Các GV còn thấy lúng túng khi thiết kế các kế hoạch giảng dạy theo hướng đổi mới; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ. Và điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN trong thời gian qua. 2.4.3. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN 2.4.3.1. Hình thức bồi dưỡng chuyên môn Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII xác định: Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà giáo bằng nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau, trong đó bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL và GV là một khâu không thể thiếu nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bảng 2.10. Mức độ phù hợp của các hình thức bồi dưỡng GV Stt Hình thức bồi dưỡng Được bồi dưỡng Mức độ phù hợp CBQL GV CBQL % GV % x s y s 1 Bồi dưỡng tập trung theo kế 25.4 12.5 1.78 0.43 1.62 0.75 hoạch tập huấn của Bộ GD- ĐT 2 Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở GD-ĐT 98.7 89.9 2.18 0.41 2.06 0.62 3 Trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên 72.8 92.1 2.87 0.46 2.75 0.74 4 GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp) 99.8 96.7 3.38 0.51 3.12 0.89 5 Bồi dưỡng nâng chuẩn 62.5 72.1 2.75 0.32 2.89 0.59 Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy: * Hình thức bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ GD- ĐT có 25.4% CBQL và 12.5% GV đánh giá là được bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này. Do đó, mức độ phù hợp của hình thức này cũng chỉ đạt ở mức ít phù hợp ( x = 1.78; y = 1.62). * Trong khi đó, hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Sở GD- ĐT lại được CBQL và GV đánh giá là được bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này khá cao. Cụ thể: 98.7% đối với CBQL và 89.9% đối với GV. Tuy nhiên, hình thức bồi dưỡng chuyên môn này chỉ được đánh giá ở mức độ ít phù hợp ( x = 2.18; y = 2.06). * Có sự chênh lệch trong kết quả đánh giá của CBQL và GV với hình thức bồi dưỡng thường xuyên do trường tự tổ chức các hoạt động. Có 72.8% CBQL đánh giá là được tham gia bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này. Đây là con số khá thấp so với GV, có 92.1% GV đánh giá là được tham gia bồi dưỡng thường xuyên do trường tổ chức. Mặc dù có sự chênh lệch trong cách đánh giá, nhưng khi khảo sát bằng phiếu, cả CBQL và GV đều cho rằng đây là hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN tương đối phù hợp ( x = 2.87; y = 2.75). Hình thức bồi dưỡng này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện hoạt động của mỗi trường, năng lực tổ chức của CBQL. * Hình thức GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định qua giáo trình, tài liệu được cung cấp: Đây là hình thức bồi dưỡng chuyên môn được cả CBQL và GV đánh giá cao nhất trong các hình thức bồi dưỡng. 99.8% CBQL và 96.7% GV đánh giá là được tham gia bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này. Do đó, mức độ phù hợp của hình thức này đạt ở mức rất phù hợp ( x = 3.38; y = 3.12). Thực tế cho thấy, hình thức GV tự bồi dưỡng còn chưa thực hiện triệt để, mang tính tự phát, CBQL chưa thực hiện đồng bộ việc đánh giá, kiểm tra để hình thức này thật sự mang lại hiệu quả. * CBQL và GV đánh giá hình thức bồi dưỡng nâng chuẩn tương đối cao và khá phù hợp. Có 62.5% CBQL và 72.1% GV được tham gia bồi dưỡng nâng chuẩn. Điều này là một thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nói riêng và QLGD nói chung. Từ những đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện và mức độ phù hợp của các hình thức bồi dưỡng chyên môn, tác giả nhận định rằng cần thường xuyên, liên tục tổ chức các hình thức bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề tập trung ở cụm trường và phát huy vai trò tự bồi dưỡng của GV tại trường để mang lại hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN hiện nay. 2.4.3.2 Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn Trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, các trường MN đã sử dụng nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là một trong những khâu quan trọng tác động đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Qua khảo sát tại các 10 trường MN đạt chuẩn quốc gia ở TPHCM, tác giả ghi nhận được kết quả như sau: Bảng 2.11. Mức độ thực hiện và hiệu quả của các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Stt Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện CBQL GV CBQL GV x y x y 1 Thuyết trình của báo cáo viên 2.81 2.79 2.93 2.82 2 Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh 2.98 2.76 3.02 2.87 3 Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành 3.14 3.05 3.46 3.25 4 Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm 2.61 2.52 2.78 2.74 5 Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm 2.96 2.17 3.27 3.06 6 Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài 1.96 1.88 1.98 1.68 liệu, trình bày báo cáo 7 Tọa đàm, trao đổi 2.75 2.63 2.89 2.64 8 Phối hợp các phương pháp 2.44 2.25 2.52 2.31 Từ bảng 2.11 cho thấy: Phương pháp thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành được thực hiện rất thường xuyên ( x = 3.14; y = 3.05) và đạt hiệu quả rất cao ( x = 3.46; y = 3.25). Với phương pháp nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm, CBQL và GV đều đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên ( x = 2.96; y = 2.17), nhưng lại đạt hiệu quả khá cao ( x = 3.27; y = 3.06). Với các phương pháp thuyết trình của báo cáo viên; thuyết trình kết hợp minh họa; tọa đàm, trao đổi; phối hợp các phương pháp đều được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên và đạt hiệu quả. Riêng phương pháp nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo ít khi được thực hiện ( x = 1.96; y = 1.88) nên ít hiệu quả ( x = 1.98; y = 1.68). Như vậy, các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN chưa được sử dụng tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng của GVMN. Tùy vào từng nội dung bồi dưỡng chuyên môn mà báo cáo viên sử dụng các phương pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho GV. Báo cáo viên cần tập trung chú trọng vào phương pháp bồi dưỡng kích thích GV chủ động, sáng tạo, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng. Có như vậy, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV mới thật sự mang lại hiệu quả cao. 2.4.4. Thời gian tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Bảng 2.12. Mức độ phù hợp về thời gian bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Stt Thời gian bồi dưỡng chuyên môn Mức độ phù hợp (%) CBQL GV 1 Ngay sau khi kết thúc năm học 4.3 2.7 2 Trước khi vào năm học mới 87.5 82.6 3 Trong hè 96.9 98.7 4 Tổ chức thường xuyên trong năm học 51.3 32.3 5 Tổ chức định kì tập trung theo chuyên đề 78.8 79.2 6 Do GV tự sắp xếp 7.5 23.4 Nhìn vào bảng 2.12: CBQL và GV đều nhận định thời gian bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong hè là phù hợp nhất. Cụ thể 96.9% CBQL và 98.7% GV đồng ý với thời gian này. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì đây là khoảng thời gian GV rãnh rỗi, có nhiều thời gian để tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Có 87.5% CBQL và 82.6% GV cũng cho rằng trước khi vào năm học mới là thời điểm thuận lợi để tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Vì đây là thời điểm Kế hoạch năm học được xây dựng và chuẩn bị triển khai. Ngoài ra, tổ chức định kỳ tập trung theo chuyên đề cũng là thời gian mà CBQL và GV cho là phù hợp, có 78.8% CBQL và 79.2% GV đồng ý với thời gian này. 2.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, cần có các biện pháp kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, chính xác. Khi khảo sát các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động này, tác giả đã thu được kết quả như sau: Bảng 2.13. Hình thức kiểm tra, đánh gia sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Stt Hình thức kiểm tra, đánh giá Có thực hiện Mức độ phù hợp CBQL GV CBQL GV Tỉ lệ % Tỉ lệ % x s y s 1 Làm bài thu hoạch cá nhân 33.3 35.6 1.76 0.52 2.13 0.45 2 Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm 26.7 32.8 1.53 0.73 2.05 0.41 3 Đánh giá sản phẩm theo nhóm 41.3 39.5 1.82 0.61 1.96 0.52 4 Thao giảng 62.8 71.4 2.54 0.4 2.52 0.49 5 Viết sáng kiến kinh nghiệm 34.5 29.7 1.28 0.21 1.24 0.43 Từ bảng 2.13 cho thấy: Hình thức thao giảng được CBQL và GV chọn là hình thức kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả nhất ( x = 2.54; y = 2.52). Thông qua thao giảng sẽ đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức cũng như sự học hỏi của từng cá nhân GV sau khi được bồi dưỡng. Ngoài ra, hình thức đánh giá sản phẩm theo nhóm được 41.3% CBQL và 39.5% GV cho là có thực hiện nhưng mức độ hiệu quả không cao ( x = 1.82; y = 1.96). Hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm cũng được CBQL và GV đánh giá ở mức độ thấp hơn. Cụ thể có 34.5% CBQL và 29.7% GV cho là có thực hiện và mức độ hiệu quả rất thấp ( x = 1.28; y = 1.24). Tuy nhiên, có sự khác biệt trong cách đánh giá về mức độ phù hợp giữa CBQL và GV trong hình thức làm bài thu hoạch cá nhân và kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm. CBQL cho rằng, đây là hình thức ít phù hợp (hình thức làm bài thu hoạch cá nhân ( x = 1.76); hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm ( x = 1.53)), nhưng GV lại đánh giá hình thức này ở mức độ tương đối phù hợp (hình thức làm bài thu hoạch cá nhân ( y = 2.13); hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm ( y = 2.05)) Nhìn chung, các nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN được tiến hành hằng năm theo kế hoạch năm học. Tuy nhiên, công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn được tiến hành mang tính chất truyền thống, chưa thể hiện sự tương ứng giữa cung và cầu của chủ thể tổ chức và người tiếp nhận. Các đợt bồi dưỡng chuyên môn thường được tiến hành theo kiểu giảng viên thuyết trình, học viên ghi chép, người giảng tranh thủ truyền đạt càng nhiều càng tốt, người nghe cố gắng ghi chép càng nhiều càng hay; người học cho rằng sau đợt bồi dưỡng sẽ thu xếp thời gian nghiên cứu, nhưng rồi công việc cuốn hút, tài liệu mang về để đó, khi mở ra xem lại, thấy nhiều vấn đề chưa kỹ càng, muốn vận dụng còn lúng túng. Những đối tượng tham gia được bồi dưỡng chuyên môn là những người trực tiếp làm công tác chuyên môn thuần tuý. Vì vậy, ý nghĩa của nội dung bồi dưỡng chuyên môn qua các đợt bồi dưỡng này chỉ giúp họ phần nào hiểu được những định hướng chung về sự phát triển và những nhiệm vụ của bậc học trong năm học. Những vướng mắc, khó khăn nảy sinh từ các đơn vị, nhà trường cần được tháo gỡ, giải đáp không nằm trong kế hoạch bồi dưỡng và không được giải quyết và tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài. Trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn của Bộ, Sở GD- ĐT, Phòng GD, một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đề ra được biện pháp, cách thức thực hiện đạt hiệu quả. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn còn chưa có sự vận dụng và cụ thể hoá vào tình hình, đặc điểm của từng trường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nội dung bồi dưỡng trong đợt hè có sự chồng chéo, trùng lặp, nhắc lại nội dung đã bồi dưỡng của các năm trước. Xét về mặt tiến độ, kế hoạch bồi dưỡng bao giờ cũng đảm bảo đúng tiến độ thời gian, song hiệu quả của công tác bồi dưỡng không cao. Các nội dung bồi dưỡng cũng chưa trả lời được các câu hỏi: Nội dung có đáp ứng yêu cầu người học hay không? Nội dung bồi dưỡng đã thực sự cần thiết cho giáo viên hay chưa? Có phù hợp với thời điểm hay chưa? Trong bồi dưỡng chuyên môn, đã giải đáp được những thắc mắc, tồn đọng của giáo viên hay chưa?, 2.5. Thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở một số trường mầm non tại TP HCM 2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn Trong quản lý trường học, đặc biệt là quản lý trường mầm non thì một trong những phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn quan trọng nhất là quản lý bằng kế hoạch. Mọi hoạt động của nhà trường đều thể hiện trên kế hoạch và mọi người đều dựa trên kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ. Qua kế hoạch để theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện công tác quản lý cũng như mọi hoạt động khác. Qua khảo sát 10 trường MN đạt chuẩn quốc gia ở TPHCM cho thấy việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của CBQL còn rất hạn chế, cụ thể như sau: Bảng 2.15. Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn Stt Xây dựng kế hoạch, chương trình BDCM Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện CBQL GV CBQL GV x s y s x s y s 1 Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV 2.12 0.52 1.96 0.82 1.94 0.71 1.84 0.79 2 Thiết lập mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV 2.15 0.34 2.11 0.75 2.08 0.89 2.05 0.82 3 Nắm vững kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của Bộ, Sở GD- ĐT 3.43 0.42 2.86 0.56 2.35 0.44 2.34 0.54 4 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học của trường 3.41 0.56 2.91 0.52 2.39 0.87 2.72 0.83 5 Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học 3.4 0.15 2.87 0.45 2.78 0.84 2.65 0.67 6 Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn 3.15 0.43 3.12 0.53 2.26 0.65 2.24 0.78 Nhìn vào bảng 2.15 cho thấy: - Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Để xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV đạt hiệu quả, thì việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV là một vấn đề quan trọng, không thể thiếu. Một khi đã đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng, thì quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV sẽ được nâng cao. Qua khảo sát ở các trường, tác giả nhận thấy có sự chênh lệch không nhiều trong cách đánh giá giữa CBQL và GV. CBQL cho rằng việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho GV được thực hiện ở mức trung bình ( x = 2.12); nhưng GV lại cho rằng đây là một hoạt động ít khi thực hiện ( y = 1.96). Điều này làm ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Khi xây dựng kế hoạch, chương trình bồi d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_6383284807_912_1872691.pdf
Tài liệu liên quan