Luận văn Thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM KẾT . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC BẢNG. vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ . viii

MỞ ĐẦU .1

CHưƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ

PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.7

1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của thi hành án dân sự.7

1.1.1.Khái niệm về thi hành án dân sự.7

1.1.2. Đặc điểm của thi hành án dân sự.10

1.1.3. Nội dung của thi hành án dân sự.12

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi hành án dân sự.16

1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về thi hành án dân sự.23

1.2.1. Khái niệm pháp luật về thi hành án dân sự.23

1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về thi hành án dân sự .25

1.2.3. Nội dung của pháp luật thi hành án dân sự .31

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .33

2.1. Một số nét về tỉnh Quảng Ninh.33

2.1.1.Về điều kiện tự nhiên .33

2.1.2. Về phát triển kinh tế .34

2.1.3. Về văn hóa - xã hội.35

2.1.4. Công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh.35

2.2. Thực trạng công tác tổ chức việc thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh37

2.2.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và hiện trạng đội ngũ cán bộ của cơ

quan thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh .37

2.2.2. Thực trạng thực thi pháp luật trong tổ chức việc thi hành án dân sự

tại tỉnh Quảng Ninh .39

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác thi hành án dân sự và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hó khăn và tốn kém chi phí, thời gian cho công tác THADS của các cán bộ, Chấp hành viên trong hoạt động thông báo, tống đạt các loại giấy tờ, quyết định thi hành, xác minh điều kiện nhân thân, tài sản của các đương sự và áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án cũng bị cản trở. 2.2. Thực trạng công tác tổ chức việc thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh 2.2.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và hiện trạng đội ngũ cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh 2.2.2.1. Về cơ cấu tổ chức của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh Là một tỉnh rộng lớn nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh hiện là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất cả nước, cụ thể, Quảng Ninh có 4 thành phố là Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng Cái; 2 thị xã là thị xã Quảng Yên và thị xã Đông Triều; 8 huyện bao gồm: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Vân Đồn. Tương ứng với cách phân chia theo đơn vị hành chính của tỉnh, cơ quan THADS của tỉnh được thành lập và hoạt động trên mọi địa bàn thuộc phạm vi toàn tỉnh. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan THADS ở tỉnh Quảng Ninh bao gồm 01 Cục THADS và 14 Chi cục THADS huyện, thị xã, thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều, Hoành Bồ, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Cô Tô, Vân Đồn. Hiện nay, Cục THADS tỉnh Quảng Ninh có trụ sở tại Khu đô thị Cao Xanh- Hà Khánh A, Phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long. Người viết cho rằng, với đặc thù của tỉnh Quảng Ninh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, và văn hóa – xã hội như đã nêu ở trên, cơ cấu tổ chức của cơ quan THADS 38 như vậy là gọn nhẹ và phù hợp. Bộ máy của cơ quan THADS không quá cồng kềnh nhưng với 14 Chi cục THADS cấp huyện thì có thể phủ đều lên mọi địa bản trên toàn tỉnh. 2.2.2.2. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ của Cơ quan thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh Tính đến tháng 8 năm 2018, Cục THADS tỉnh Quảng Ninh được phân bổ 173 biên chế, hiện tại có mặt 174 biên chế. Cả tỉnh hiện có 79 Chấp hành viên (01 Chấp hành viên cao cấp, 14 Chấp hành viên trung cấp, 64 Chấp hành viên sơ cấp), 14 Thẩm tra viên, 20 Thư ký và 22 Kế toán và các công chức khác. Về trình độ chuyên môn: Cử nhân luật có 120 người, (đạt 67%); cử nhân đại học và cao đẳng khác: 31 người (đạt 33%). Về trình độ lý luận chính trị, đạt trình độ cao cấp chính trị có 3 người, trình độ trung cấp có 90 người; trình độ quản lý Nhà nước cao cấp có 3 công chức; ngạch chuyên viên chính có 18 người (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2018, tr.9). Trong năm 2018, Cục đã làm quy trình tham mưu, thực hiện điều động, bổ nhiệm 04 Chi cục trưởng; 08 Phó Chi cục trưởng; biệt phái 02 công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Cử 02 công chức học lớp Chấp hành viên cao cấp; 08 công chức học lớp Chấp hành viên trung cấp; 13 công chức học lớp Chấp hành viên sơ cấp; 03 công chức đào tạo lớp thư ký thi hành án; 18 công chức đào tạo lớp tập huấn kế toán hành chính sự nghiệpvà nhiều công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác do ngành dọc và tỉnh tổ chức Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo cục, các Chi cục và điều động, luân chuyển biệt phái, tăng cường đều phát huy được năng lực công tác và hướng phát triển của cán bộ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ THADS tỉnh Quảng Ninh xác định tư tưởng vững vàng, có tinh thần khắc phục khó khăn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Những số liệu nêu trên cho thấy trình độ của đội ngũ cán bộ của cơ quan THADS đã và đang từng bước đáp ứng được yêu cầu của công tác tổ chức và thực hiện việc THADS. Tuy nhiên, còn tồn tại một số bất cập trong việc bổ nhiệm Chi 39 cục trưởng quản lý các Chi cục cấp huyện. Như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu đối với công tác tổ chức và thực hiện việc THADS. 2.2.2. Thực trạng thực thi pháp luật trong tổ chức việc thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh Trong giai đoạn năm 2014 – 2018, Cục THADS tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục quán triệt và thống nhất thực hiện theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội; Chương trình trọng tâm công tác THADS, các quyết định, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Tư pháp, của Tổng cục THADS và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh kịp thời đến các đơn vị thuộc Cục để triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động trong tỉnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Hàng năm, Cục THADS tỉnh ban hành các Công văn về việc thực hiện nhiệm vụ công tác và triển khai nhiệm vụ công tác THADS trong mỗi năm. Nhằm cụ thể hóa công việc, Cục Thi hành án tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS từng năm để chỉ đạo công tác thi hành án trên địa bàn toàn tỉnh của 14 Chi cục Thi hành án huyện, thành phố. Đồng thời, trên tinh thần tiếp tục triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành , Cục THADS đã phổ biến nội dung của Luật này đến cán bộ, công chức, người lao động của các cơ quan THADS trong toàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, tổ chức và toàn thể các tầng lớp nhân dân; nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác THADS, đảm bảo triển khai thi hành có hiệu quả Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2014 – 2018, Cục và các Chi cục THADS trên địa bàn tỉnh tăng cường thường xuyên điều động, biệt phái. Các Chấp hành viên cho các địa phương có số vụ việc phải thi hành lớn; chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật và củng cố kiện toàn về công tác cán bộ; tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với những địa bàn có nhiều án; chỉ đạo tổ chức các đợt cao điểm THADS theo chỉ đạo của Tổng cục; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các Chấp hành viên và Chi cục. Ngoài ra, Cục còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, đôn 40 đốc thực hiện; rà soát, phân loại án đảm bảo chính xác; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, chú trọng giải quyết các vụ việc thi hành án trọng điểm, các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, dư luận xã hội quan tâm và các vụ việc có số tiền phải thi hành lớn... Triển khai kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Bộ Tư pháp, Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017, Cục THADS tỉnh Quảng Ninh đã đề ra các biện pháp cụ thể trong giai đoạn 2017-2018, quán triệt và triển khai thực hiện trong phạm vi 14 Chi cục Thi hành án huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó, đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác THADS về việc và về tiền. Việc thực hiện tốt công tác tổ chức việc THADS trong toàn tỉnh đã đem lại kết quả cụ thể về THADS, trong đó nổi bật là hai mảng hoạt động cụ thể, đó là kết quả THADS về việc và kết quả THADS về tiền. 2.2.3. Các kết quả cụ thể trong tổ chức việc thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh 2.2.3.1. Kết quả thi hành án dân sự về việc Kết quả THADS về việc được thể hiện qua số liệu trong Bảng 2.1 dưới đây: 41 Bảng 2.1: Kết quả thi hành án dân sự về việc từ năm 2014-2018 Năm Tổng số việc thụ lý Số việc có điều kiện giải quyết Số việc chƣa có điều kiện giải quyết Số việc giải quyết xong Tỷ lệ % trên tổng số có điều kiện thi hành 2014 Tổng cộng: 9.201 việc; thụ lý mới: 6.182 việc; số cũ chuyển sang: 3019 việc 7.362 việc 1.839 việc 5.012 việc 68,07% 2015 Tổng cộng: 9.904 việc; thụ lý mới: 7.002 việc; số cũ chuyển sang: 2.702 việc 8243 việc 1661 việc 6.002 việc 72,81% 2016 Tổng cộng: 10.024 việc; thụ lý mới: 7.163 việc; số cũ chuyển sang: 2.861 việc 8.412 việc 1.459 việc 6.709 việc 79,76% 2017 Tổng cộng: 9.735 việc việc; thụ lý mới: 6.575 việc; số cũ chuyển sang: 3.160 việc 8.000 việc 1.632 việc 6.448 việc 80,6% 2018 Tổng cộng: 10.881 việc; thụ lý mới: 7.705 việc; số cũ chuyển sang: 3.183 việc 8.931 việc 1.833 việc 7.380 việc 82,63% (Nguồn: Tác giả thống kê số liệu dựa từ Cục THADS tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự qua các năm, từ năm 2014 đến năm 2018) Qua các số liệu thống kê nêu trong bảng trên, có thể thấy một thực tế là số lượng việc thụ lý mới, trong đó án năm trước chuyển qua là rất lớn. Mặc dù công tác giải quyết án tồn đọng được chú trọng hơn, có nhiều chuyển biến, nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Những việc tồn đọng chủ yếu là do người phải thi hành án không có điều kiện thi hành, không có tài sản, sống phụ thuộc và gia đình, đang phải chấp hành hình phạt tù giam; việc chưa đủ điều kiện xét miễn giảm nghĩa 42 vụ thi hành án theo quy định của pháp luật. Theo số liệu năm 2016, số vụ việc thụ lý đến hết tháng 9/2015 có số án cũ chuyển sang là 2.861 việc; từ 01/10/2015 đến 30/9/2016, thụ lý mới 7.163 việc, tăng 551 việc (8,3%) so với năm 2015. Như vậy, tổng số thụ lý năm 2016 là 10.024 việc, tăng 551 việc (5,8%) so với năm 2015. Trong tổng số việc thụ lý, đã ủy thác 153 việc nên tổng số việc còn phải thi hành là 9.871 việc. Kết quả xác minh, phân loại có: 8.412 việc có điều kiện giải quyết (85,2%), tăng 1.055 việc (14,3%) so với năm 2015 và 1.459 việc chưa có điều kiện giải quyết (14,8%). Số việc thụ lý mới chỉ tương ứng với số lượng án thụ lý giải quyết của TA hàng năm. 2.2.3.2. Kết quả THADS về tiền Kết quả THADS về việc được thể hiện qua số liệu trong Bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.2: Kết quả thi hành án dân sự về tiền từ năm 2014-2018 Năm Tổng số tiền phải thi hành (nghìn đồng) Số tiền có điều kiện thi hành (nghìn đồng) Kết quả đã thi hành đƣợc (nghìn đồng) Tỷ lệ giải quyết (trên số tiền có điều kiện thi hành) 2014 1.181.535.768 702.939.229 218.014.560 31,01% 2015 1.234.959.932 715.213.972 236.234.327 33.02% 2016 1.481.285.698 739.584.205 278.054.730 37,62% 2017 1.573.254.712 774.599.581 341.872.349 44,13% 2018 1.670.026.973 604.477.608 236.448.159 39,12% (Nguồn: Tác giảthống kê số liệu từ Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh theo Báo cáo kết quả công tác thi hành án các năm) Số liệu ở Bảng 2.2 cho thấy: Số tiền phải thi hành hàng năm lớn, trong khi số tiền có điều kiện để thi hành chỉ đạt trên 60%. Đơn cử như năm 2017, tính đến hết tháng 9/2016, số cũ chuyển sang là 902.854.886.000 đồng; từ 01/10/2016 đến 30/9/2017, thụ lý mới 670.399.826.000 đồng, giảm 148.915.808.000 đồng (18,2%) 43 so với năm 2016. Như vậy, tổng số tiền thụ lý là 1.573tỷ 254 triệu 712 nghìn đồng, tăng 91.969.014.000 đồng (6,2%) so với năm 2016. Trong tổng số tiền thụ lý, đã ủy thác 73.702.565.000 đồng nên tổng số tiền còn phải thi hành là 1.499.552.147.000 đồng. Kết quả xác minh, phân loại có: Số tiền 774.599.581.000 đồng có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 51,7%), tăng 35.015.376.000 đồng (4,7%) so với năm 2016 và 724.952.566.000 đồng chưa có điều kiện giải quyết (chiếm tỷ lệ 48,3 %). Theo đó, số tiền chuyển kỳ sau 1.157.679.798.000 đồng, trong đó số tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 432.727.232.000 đồng, giảm 28.802.244.000 đồng (6,2%) so với số việc có điều kiện thi hành năm 2016 chuyển sang năm 2017. Như vậy, mặc dù đã giảm 28.802.244.000 đồng (6,2%) so với số việc có điều kiện thi hành năm 2016 chuyển sang năm 2017, tuy nhiên, số tiền tồn đọng tiếp tục chuyển sang năm 2018 vẫn dừng lại ở con số hơn 432 tỉ đồng, có thể nói, đây một số tiền tồn đọng quá lớn chuyển sang mỗi năm. 2.2.4. Nhận xét về thực trạng công tác tổ chức việc thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh Kết quả và thành công trong công tác THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có được là do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh sự nỗ lực của toàn thể các cán bộ, Chấp hành viên THADS, đây còn là kết quả của việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 145/KH-CTTHADS về Cải cách hành chính trong công tác THADSnăm 2017 của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh ban hành ngày 20/02/2017. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp không chỉ tác động tiêu cực đến thời gian làm việc, hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức, cán bộ, chấp hành viên mà còn gây ra những lãng phí, tốn kém trong hoạt động điều hành, quản lý và tổ chức công tác thi hành án. Mặt khác, đánh giá từ góc độ của người dân, cải cách hành chính trong thủ tục THADS tạo điều kiện cho người dân nâng cao tinh thần tự nguyện thi hành, dẹp bỏ tâm lý e ngại khi làm việc với cơ quan Nhà nước. Ngoài ra, công tác THADS của tỉnh Quảng Ninh cũng nhận được sự quan tâm của Bộ Tư pháp, của Tổng cục THADS và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh. Ngay từ đầu năm 2014, Cục THADS đã quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện đầy đủ kịp thời các văn bản chỉ đạo, các Chỉ thị, Kết luận và các 44 Quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS và xây dựng Chương trình Kế hoạch công tác năm và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong các năm tiếp theo, công tác THADS của tỉnh Quảng Ninh, đã triển khai nhiều biện pháp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ ngành, tập trung quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng. Trong ba năm liên tiếp, từ năm 2016 đến 2018, ngành THADS tỉnh không có cán bộ, công chức nào có hành vi tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân trong thi hành công vụ và bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên; công tác khác đều được lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định. Công tác thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính được siết chặt; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong THADS được quan tâm, chú trọng; việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh được tăng cường; các mặt công tác khác cũng được chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt. Qua kết quả đã đạt được, đã góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh. 2.3. Thực trạng hoạt động cƣỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh 2.3.1. Tiếp tục gia tăng các vụ việc bị cưỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh Với phương châm giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành là chính. Vì vậy, cơ quan THADS tại tỉnh Quảng Ninh luôn nỗ lực hạn chế việc cưỡng chế THADS. Trên thực tế, các Chấp hành viên từ Cục THADS tỉnh Quảng Ninh cho đến các Chi cục đã cân nhắc trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Các vụ cưỡng chế cần huy động lực lượng đều được Chấp hành viên xây dựng kế hoạch cụ thể, thực hiện một cách thống nhất và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành. Những vụ việc mang tính chất nhạy cảm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội tại địa phương đều báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo THADS cùng cấp để có sự phối hợp thống nhất với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể cùng cấp. Do vậy, có thể thấy, công tác cưỡng chế THADS trong những năm qua đạt kết quả tốt. Mặc dù vậy, việc cưỡng chế THADS vẫn xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (xem Bảng 2.3) 45 Bảng 2.3. Số liệu về vụ việc phải cƣỡng chế thi hành án dân sự từ tháng 10/2016-tháng 10/2018 Năm Tổng số vụ áp dụng cƣỡng chế Số vụ tự nguyện thi hành Số vụ cƣỡng chế có huy động lực lƣợng liên ngành Tỉ lệ số vụ tự nguyện thi hành 2016 68 2 5 0,03% 2017 83 33 14 39,75% 2018 79 8 13 10,12% (Nguồn: Người viết tổng hợp số liệu từ các Báo cáo kết quả công tác thi hành án các năm của Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh) Từ những số liệu ở Bảng 2.3 nêu, có thể thấy số lượng các vụ việc mà cơ quan THADS ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án tiếp tục gia tăng trong 02 năm, từ năm 2016 đến năm 2017: Số trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế trong năm 2016 là 68 trường hợp, tăng 07 trường hợp so với năm 2015, do có 02 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án, nên thực tế số việc phải tổ chức cưỡng chế là 66 trường hợp; trong đó có 05 trường hợp cưỡng chế có huy động các lực lượng liên ngành, các trường hợp tổ chức cưỡng chế đều an toàn, thành công. Trong tổng số các vụ án DS bị áp dụng cưỡng chế thi hành, số vụ tự nguyện thi hành nhìn chung có xu hướng tăng, và đặc biệt tăng cao vào năm 2017, đạt tỉ lệ lên tới 39,75%, điều này thể hiện ý thức pháp luật của các đương sự đã được cải thiện rõ rệt, một tín hiệu đáng mừng đối với công tác THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù phần lớn các trường hợp tự nguyện thi hành thường có khối lượng tài sản không lớn (khi so sánh trong tương quan với các trường hợp còn lại), tuy nhiên, sự tự nguyện thi hành của các đương sự đã góp phần tăng hiệu quả của công tác thi hành án nói chung và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và công sức của các cán bộ, Chấp hành viên trên thực tế. Trong hai năm 2017 và năm 2018, Cục THADS tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai và thực hiện Kế hoạch số 160/KH-CTTHADS về triển 46 khai, thực hiện chủ đề năm của tỉnh Quảng Ninh về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh” ban hành ngày 14/02/2017 của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh trên tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Toàn tỉnh đã vào cuộc với sự quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị nói chung và ngành THADS của tỉnh nói riêng. Kết quả sau 6 tháng thực hiện, công tác THADS tỉnh Quảng Ninh có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, nổi bật là huyện Ba chẽ. Nhờ những nỗ lực trong việc thay đổi cải cách thủ tục thi hành án, tỉ lệ số vụ thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế tại huyện Ba Chẽ trong năm 2017 là 0 vụ, trong khi đó, số vụ tự nguyện thi hành án là 10 vụ, gần bằng 1/3 tổng số trường hợp tự nguyện thi hành án trên toàn tỉnh. Theo báo cáo kết quả công tác THADS năm 2017 của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả là hai thành phố có số lượng vụ án dân sự phải áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS nhiều nhất và chiếm hơn 60% tổng số vụ phải cưỡng chế thi hành của toàn tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, phần lớn các vụ việc đều kết hợp áp dụng từ hai biện pháp cưỡng chế thi hành trở lên, tuy nhiên vẫn đảm bảo sự phù hợp, tương ứng với nghĩa vụ của người phải THADS và các chi phí cần thiết. Các biện pháp cưỡng chế chủ yếu được sử dụng là: Kê biên, xử lý tài sản của đương sự (trong đó có 6 trường hợp tài sản do người thứ ba nắm giữ); Trừ vào thu nhập của người phải THADS; Thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải THADS và Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. 2.3.2. Nguyên nhân của việc gia tăng sự cưỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh Kết quả nêu trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong việc hỗ trợ công tác THADS của Chấp hành viên được tăng cường đáng kể trong ba năm trở lại đây. Cụ thể, trong năm 2017, có 14 trường hợp cưỡng chế có huy động các lực lượng liên ngành, tăng 09 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016, các trường hợp tổ chức cưỡng chế đều an toàn, thành công và đạt kết quả tốt. Trước đây, có nhiều trường hợp rất khó hoặc thậm chí không thể thi hành được bản án trên thực tế vì 47 thiếu sự hợp tác của các lực lượng liên ngành. Xuất phát từ tâm lý e ngại, tính chất hoạt động cục bộ, thiếu sự liên kết, tạo dựng mạng lưới thông tin chung từ những thói quen làm việc cũ, không chỉ công tác THADS, hoạt động của các bộ phận khác trong hệ thống cơ quan Nhà nước chưa thực sự hiệu quả. Một nguyên nhân khác dẫn đến sự gia tăng số vụ việc cưỡng chế THADS đến từ việc gia tăng số lượng các Bản án, quyết định của TA có giá trị phần nghĩa vụ về tiền phải THADS lớn, do đó khi thi hành các Bản án của TA liên quan đến tài chính ngân hàng, cơ quan THADS đa số phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Điều này xuất phát từ tính chất phức tạp của các vụ án dân sự hiện nay, là thực trạng chung đối với toàn bộ ngành THADS. Hơn nữa, tỉnh Quảng Ninh được coi là đầu mối của hoạt động nội thương và ngoại thương, nên các quan hệ dân sự phát sinh liên tục, không ngừng phát triển theo chiều hướng mở rộng và phức tạp. 2.4. Thực trạng hoạt động miễn, giảm thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh 2.4.1. Kết quả hoạt động miễn, giảm thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh Sau khi Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2008 được ban hành sau đó là Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT-BTP- BTC-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành đối với khoản thu, nộp ngân sách Nhà nước, Cục THADS và 14 Chi cục THADS huyện, thành phố, thị xã đã làm tốt công tác lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án. Vấn đề xét miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước theo quy định mới đã thể hiện sâu sắc hơn tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong quá trình thực thi pháp luật nói chung và trong lĩnh vực THADS nói riêng. Nhằm mục đích giải quyết những vấn đề bức xúc cần phải giải quyết ngay, đó là tình trạng án tồn đọng kéo dài từ năm này đến năm khác do đương sự không có điều kiện thi hành án. Chính vì vậy, tăng cường việc miễn, giảm THADS đối với các đối tượng này đã góp phần làm cho công tác THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều chuyển biến tích cực so với những năm trước đây. Cụ thể: Năm 2016, các cơ quan THADS tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, lập hồ sơ và đề nghị TAND có thẩm quyền xét 48 miễn, giảm đối với 111 việc, tương ứng với số tiền 982.815.000 đồng. Kết quả năm 2016 cho thấy, tổng cộng đã thực hiện miễn, giảm được đối với 111 việc với số tiền 982.815.000 đồng, giảm 36 việc (24,5%) với số tiền 373.580.000 đồng (27,5%) so với năm 2015. Năm 2017, tổng cộng có 71 việc được miễn, giảm thi hành án, tương ứng với số tiền 970.465.000 đồng. Kết quả: đã thực hiện miễn, giảm được 66 việc với số tiền 941.255.000 đồng, giảm 45 việc (40,5%) với số tiền 41.560.000 đồng (4,2%) so với năm 2016. Năm 2018, tính đến 30/9/2018, sau khi rà soát hồ sơ và đề nghị TAND có thẩm quyền xét miễn, giảm, kết quả có 91 việc được miễn giảm thi hành án, tương ứng với số tiền 887.736.000 đồng. Kết quả: đã thực hiện miễn, giảm được 91 việc với số tiền 887.736.000 đồng, tăng 25 việc (37,87%) và giảm 53.519.000 đồng (5.68%) so với cùng kỳ năm 2017. 2.4.2. Một số bất cập trong hoạt động miễn, giảm thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh Nhìn chung, hoạt động miễn, giảm THADS được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi TA xác định người phải THADS không có nơi cư trú rõ ràng, địa chỉ sống lang thang, hay tại thời điểm xác minh điều kiện của người phải THADS, cơ quan THADS mới phát hiện họ không còn cư trú ở địa phương. Việc họ đi đâu và làm gì chính quyền địa phương không thể quản lý được vì khi rời khỏi hầu hết những người này không thực hiện thủ tục khai báo tại chính quyền địa phương. Những trường hợp này không đủ điều kiện xét, miễn nghĩa vụ THADS. Đó cũng là một trong các lý do làm cho loại án chủ động (Loại việc mà người phải THADScó nghĩa vụ nộp các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước) tồn đọng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, có một số trường hợp đương sự lợi dụng quy định về miễn, giảm THADS để trốn tránh nghĩa vụ THADS, cố ý chủ động thi hành được một phần án phí và ngụy tạo việc bản thân lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn 49 để được xét miễn, giảm THADS. Điều này xuất phát từ ý thức của đương sự nên cơ quan THADS thực tế rất khó kiểm soát tình trạng này. 2.5. Thực trạng hoạt động hoãn thi hành án dân sự tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.5.1. Các trường hợp được hoãn thi hành án dân sự tại địa bàn Quảng Ninh Thủ trưởng các cơ quan THADS có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp đặc biệt như người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án; Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định; Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác; Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan THADS theo quy định; Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận; Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 của Luật THADS 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Ngoài ra, T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thuc_trang_cong_tac_thi_hanh_an_dan_su_va_giai_phap.pdf
Tài liệu liên quan