Luận văn Thực trạng công tác tổ chức cán bộ của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình dương đối với các trường trung học phổ thông

ỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN . 1

MỤC LỤC . 2

MỞ ĐẦU. 4

1. Lý do chọn đề tài.4

2. Mục đích nghiên cứu .6

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .7

4. Giả thuyết khoa học.7

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.7

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.7

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ CỦA SỞ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG10

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .10

1.2. Một số khái niệm cơ bản .11

1.2.1. Quản lý.11

1.2.2. Quản lý giáo dục .15

1.2.3. Quản lý trường học .16

1.2.4. Công tác tổ chức cán bộ.17

1.2.5. Trường trung học phổ thông .21

1.3. Lý luận về công tác tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các

trường trung học phổ thông.23

1.3.1. Yêu cầu cơ bản về tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng trường trung học phổ thông .23

1.3.2. Yêu cầu cơ bản về tiêu chuẩn đối với giáo viên trường trung học phổ thông.28

1.3.3. Yêu cầu về số lượng và cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức và nhân viên trường

trung học phổ thông .31

1.3.4. Tuyển dụng giáo viên .33

1.3.5. Quy hoạch đội ngũ.33

1.3.6. Luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý .33

1.3.7. Điều động, thuyên chuyển giáo viên .34

1.3.8. Đào tạo, bồi dưỡng.34

1.3.9. Thực hiện chế độ chính sách.35

1.3.10. Kỷ luật.35

pdf103 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác tổ chức cán bộ của sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình dương đối với các trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Văn hóa Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đờn ca tài tử. Ca 42 nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương. Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực. Giáo dục và đào tạo Trong năm học 2012-2013, trên địa bàn toàn tỉnh có 347 trường công lập và 186 trường ngoài công lập ở tất cả các bậc học. Đối với loại hình trường công lập thì tổng số đội ngũ là 16.049 công chức, viên chức và nhân viên, với 6559 lớp học và 233.365 học sinh ở các khối lớp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Riêng cấp học trung học phổ thông có 26 trường công lập và 06 trường ngoài công lập. Đối với loại hình trường công lập thì có 2.075 công chức, viên chức và nhân viên với lớp, 21.276 học sinh ở các khối lớp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 vừa qua, tỷ lệ học sinh các trường THPT đậu tốt nghiệp đạt 99,36%, tăng 0,71% so với cùng kỳ năm trước. 2.2. Thực trạng công tác tổ chức cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương 2.2.1. Thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên 2.2.1.1. Cơ sở pháp lý - Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010; - Nghị định số 29/2012 /NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; - Thông tư số 15/2012 /TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức. 43 - Thông tư số 16/2012 /TT-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. 2.2.1.2. Quy trình thực hiện Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì việc tuyển dụng những chức danh làm việc tại các cơ sở giáo dục sẽ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp được toàn quyền thực hiện. Tuy nhiên, tỉnh Bình Dương chưa thực hiện hết quy định tại Nghị định này, mà chỉ thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính cho Thủ trưởng đơn vị các cơ sở giáo dục, còn việc tuyển dụng thì do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ để tổ chức thực hiện công tác này hàng năm. Việc tuyển dụng giáo viên ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương được thực hiện vào khoảng tháng 7 hàng năm bằng hình thức xét tuyển. Để chuẩn bị cho công tác tuyển dụng, Sở Giáo dục và Đào tạo phải lên kế hoạch từ tháng 5, bao gồm các bước sau: - Bước 1: Hướng dẫn các đơn vị trường học lập kế hoạch biên chế cho năm học mới; Tổng hợp kế hoạch biên chế của toàn ngành giáo dục, phối hợp với Sở Nội vụ phê duyệt nhu cầu biên chế cho năm học mới; - Bước 2: Soạn thảo đề án tuyển dụng giáo viên trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; - Bước 3: Lên kế hoạch tuyển dụng cụ thể: Soạn thảo nội dung thông báo tuyển dụng trên cơ sở đề án được phê duyệt, thông báo rộng rãi đến từng cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng và đăng tải trên website của ngành. Nội dung thông báo có quy định rõ ràng về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu từng chức danh tuyển dụng, cách xác định viên chức được trúng tuyển, lệ phí xét tuyển, ...; - Bước 4: Phát hành hồ sơ dự tuyển và thu nhận hồ sơ của thí sinh dự tuyển trong vòng 20 ngày làm việc; 44 - Bước 5: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng với Sở Nội vụ tiến hành kiểm tra hồ sơ, nhập dữ liệu, xét chọn theo các tiêu chí cho từng chức danh ứng với chỉ tiêu cần tuyển dụng; - Bước 6: Báo cáo danh sách dự kiến tuyển dụng cho lãnh đạo 02 Sở Giáo dục – Đào tạo và Sở Nội vụ xem xét trước khi trình Hội đồng tuyển dụng; - Bước 7: Trình cho Hội đồng tuyển dụng của tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng phê duyệt danh sách dự kiến tuyển dụng, tham mưu Ủy ban nhân dân ban hành quyết định công nhận danh sách chính thức những viên chức được trúng tuyển; - Bước 8: Thông báo chính thức kết quả tuyển dụng và thực hiện các thủ tục pháp lý tiếp theo để ban hành quyết định tuyển dụng cho cá nhân về đơn vị công tác trong năm học mới. 2.2.1.3. Kết quả thực hiện Tuyển dụng giáo viên là một công việc cần phải làm thường xuyên hàng năm của ngành giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng tình hình giảng dạy trong năm học mới của ngành. Tuyển dụng giáo viên nhằm bổ sung một đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung theo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Trong 05 năm trở lại đây, kết quả tuyển dụng viên chức của ngành giáo dục và đào tạo Bình Dương được thể hiện qua bảng thống kê sau: Bảng 2.1. Kết quả tuyển dụng viên chức Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương Năm học Cấp học 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012 - 2013 Mầm non 173 199 158 350 310 Tiểu học 113 231 333 278 567 THCS 97 154 92 243 313 THPT 166 119 133 198 163 TCCN 5 13 8 11 11 45 Tổng cộng 554 716 724 1080 1364 Nguồn: Phòng TCCB – Sở GDĐT tỉnh Bình Dương Qua bảng thống kê cho thấy, mỗi năm học ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương đã tuyển được một số lượng viên chức khá lớn ở các cấp học qua từng năm học, trong đó có cấp học trung học phổ thông. Hàng năm, việc tuyển dụng viên chức của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu giáo viên, nhân viên còn thiếu ở từng chức danh của từng cấp học, đã giúp cho tỉnh nhà gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh giáo dục và đào tạo, giúp cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn thành được nhiệm vụ cấp trên giao. Tuy nhiên, việc thực hiện quy trình tuyển dụng như hiện nay của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu về số lượng viên chức còn thiếu hàng năm, về chất lượng của từng viên chức được tuyển dụng thì khó có thể đảm bảo vì việc tuyển dụng chủ yếu chỉ căn cứ vào hồ sơ, kết quả học tập, bằng tốt nghiệp chuyên môn, không có qua bước sơ tuyển thí sinh để đánh giá về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, khả năng giao tiếp, ứng xử tình huống, ... trong suốt quá trình tuyển dụng trước khi thí sinh được tuyển dụng chính thức. Thực tế khảo sát về thực trạng công tác tuyển dụng viên chức hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương ở 07 trường trung học phổ thông đại diện cho 07 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, với tổng số công chức, viên chức được khảo sát là 531 người (gồm tất cả các chức danh phải qua tuyển dụng), kết quả được thể hiện qua bảng thống kê sau: Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyển dụng của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương Tiêu chí tuyển dụng Mức độ (tỷ lệ %) Tốt Khá TB Yếu 1. Quy trình tuyển dụng chặt chẽ, hợp lý 467/531 (87,9%) 64/531 (12,1%) 2. Điều kiện tuyển dụng cao 114/531 (21,5%) 256/531 (48,2%) 161/531 (30,3%) 46 Tiêu chí tuyển dụng Mức độ (tỷ lệ %) Tốt Khá TB Yếu 3. Số lượng viên chức được tuyển dụng đáp ứng yêu cầu của đơn vị 428/531 (80,6%) 103/531 (19,4%) 4. Viên chức được tuyển dụng có chuyên môn đào tạo phù hợp với công việc 517/531 (97,4%) 14/531 (2,6%) 5. Tuyển dụng viên chức đồng bộ giữa các môn học 328/531 (61,8%) 203/531 (38,2%) 6. Viên chức được tuyển dụng có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên 524/531 (98,7%) 7/531 (1,3%) 7. Viên chức được tuyển dụng có kiến thức chuyên môn vững vàng 87/531 (16,4%) 258/531 (48,6%) 186/531 (35%) 8. Viên chức được tuyển dụng có phương pháp giảng dạy tốt 81/531 (15,3%) 237/531 (44,6%) 213/531 (40,1%) 9. Viên chức được tuyển dụng có khả năng sư phạm tốt 91/531 (17,2%) 241/531 (45,4%) 199/531 (37,4%) 10. Viên chức được tuyển dụng có khả năng tự nghiên cứu chuyên môn 126/531 (23,7%) 334/531 (62,9%) 71/531 (13,4%) 11. Viên chức được tuyển dụng có khả năng soạn giảng bài dạy tốt 142/531 (26,7%) 371/531 (69,9%) 18/531 (3,4%) 12. Viên chức được tuyển dụng có am hiểu kiến thức xã hội 209/531 (39,3%) 315/531 (59,4%) 7/531 (1,3%) 13. Viên chức được tuyển dụng có giọng nói, cách phát âm rõ ràng, dễ nghe 51/531 (9,6%) 147/531 (27,7%) 296/531 (55,7%) 37/531 (7,0%) Qua thực tế và kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, công tác tuyển dụng giáo viên tại tỉnh Bình Dương đã đạt được kết quả khá quan trọng góp phần vào sự phát 47 triển của giáo dục tỉnh nhà, đã thực hiện tốt quy trình tuyển dụng, có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, ban ngành trong tỉnh có liên quan, đặc biệt là ngành nội vụ. Sở Nội vụ đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo từ việc lập kế hoạch biên chế năm học mới, tham gia xây dựng đề án tuyển dụng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cho đến việc kiểm tra hồ sơ, nhập liệu sau khi kết thúc nhận hồ sơ, lên danh sách, xét chọn những thí sinh thỏa mãn điều kiện tuyển dụng quy định, đúng tiêu chuẩn chức danh để xác định thí sinh trúng tuyển trình Hội đồng tuyển dụng của tỉnh phê duyệt, công nhận kết quả tuyển dụng chính thức (kết quả khảo sát có 87,9% đánh giá mức độ tốt ở tiêu chí “quy trình tuyển dụng chặt chẽ, hợp lý”). Điều kiện tuyển dụng giáo viên trung học phổ thông được chia ra theo 02 nhóm đối tượng: một là nhóm đối tượng có hộ khẩu thường trú trong tỉnh Bình Dương, hai là nhóm đối tượng không có hộ khẩu thường trú trong tỉnh Bình Dương. Điều kiện tuyển dụng không cao, về trình độ chỉ cần đạt chuẩn theo quy định của từng cấp học, bậc học, không phân biệt trường đào tạo trên phạm vị cả nước, nhưng về xếp loại tốt nghiệp của thí sinh thì đối tượng thuộc nhóm thứ hai phải đạt từ khá trở lên, có cao hơn so với đối tượng thuộc nhóm thứ nhất (kết quả khảo sát có 48,2% đánh giá mức độ khá, 30,3 % đánh giá mức độ trung bình ở tiêu chí “điều kiện tuyển dụng cao”), điều này cũng phần nào hạn chế được số lượng thí sinh có hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh đăng ký dự tuyển. Công tác tuyển dụng hàng năm đã đáp ứng được nhu cầu thiếu giáo viên ở các đơn vị trong năm học mới (kết quả khảo sát có 80,6%% đánh giá mức độ tốt ở tiêu chí “số lượng viên chức được tuyển dụng đáp ứng yêu cầu của đơn vị”), hầu hết thí sinh trúng tuyển đều được bố trí công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, trừ một số ít thí sinh do không tuyển dụng được chức danh giáo viên nhưng muốn có việc làm nên tự nguyện đăng ký dự tuyển vào chức danh khác như giám thị, thiết bị, thư viện hay phụ trách phòng chức năng (kết quả khảo sát có 97,4 % đánh giá mức độ tốt ở tiêu chí “viên chức được tuyển dụng có chuyên môn đào tạo phù hợp với công việc”). Mặc dù công việc có khác nhau, nhưng tất cả những thí sinh trúng tuyển dù có trực tiếp dạy lớp hay không trực tiếp dạy lớp thì chế độ tiền lương, cũng như các chế độ chính sách khác của tỉnh Bình Dương đối 48 với một viên chức công tác trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn được đảm bảo là như nhau. Thực tế việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương nói chung, giáo viên bậc trung học phổ thông nói riêng chỉ đáp ứng được cơ bản về nhu cầu số lượng viên chức còn thiếu cần bổ sung qua từng năm học nhưng chưa đảm bảo được chất lượng giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa của giáo viên và kết quả học tập của học sinh chưa cao. Việc tuyển dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước, không phân biệt đối tượng vùng miền, không phân biệt trường đào tạo có một thuận lợi là số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển nhiều nên có nhiều sự lựa chọn cho một chức danh, nhưng chính việc tuyển như thế này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của từng học sinh, chất lượng của từng lớp học, cấp học và cả một ngành giáo dục của tỉnh nhà trong sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước. Giọng nói, phong tục tập quán của từng vùng miền trên cả nước là khác nhau, nên những giáo viên được tuyển dụng có hộ khẩu thường trú ở một số tỉnh thuộc miền Trung và miền Bắc thì có giọng nói rất khó nghe, có nhiều giáo viên lại sử dụng những từ ngữ địa phương làm cho học sinh rất khó hiểu, khó tiếp thu được hết những kiến thức của bài học mà giáo viên truyền đạt ở trên lớp (kết quả khảo sát có đến 55,7% đánh giá mức độ trung bình và 7,0% đánh giá mức độ yếu ở tiêu chí “viên chức được tuyển dụng có giọng nói, cách phát âm rõ ràng, dễ nghe”). Việc tuyển dụng không giới hạn trường đào tạo cũng là một thiếu sót trong khâu tuyển dụng của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương, vì cùng một bộ môn nhưng chất lượng đào tạo giữa các trường sư phạm cũng khác nhau, giữa các trường không đào tạo chuyên ngành sư phạm cũng khác nhau, giữa trường đào tạo sư phạm và trường không đào tạo sư phạm cũng rất khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy, giáo dục trong suốt quá trình học tập của học sinh vì trình độ của giáo viên được đào tạo ở những trường khác nhau là khác nhau. Kiến thức về bộ môn là một nền tảng quyết định đến chất lượng, đến khả năng giảng dạy của một giáo viên về bộ môn được đào tạo (kết quả khảo sát có 35% đánh giá mức độ trung bình ở tiêu chí “viên chức được tuyển dụng có kiến thức chuyên môn vững vàng”), chưa nói đến người giáo viên này cần phải có một khả năng truyền đạt giúp 49 cho học sinh tiếp thu bài tốt trong quá trình học tập ở trên lớp cũng như việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (kết quả khảo sát có đến 40,1 % đánh giá mức độ trung bình ở tiêu chí “viên chức được tuyển dụng có phương pháp giảng dạy tốt” và có đến 37,4 % đánh giá mức độ trung bình ở tiêu chí “viên chức được tuyển dụng có khả năng sư phạm tốt”). 2.2.1.4. Nhận xét, đánh giá Tuyển dụng giáo viên là một công tác rất quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ của ngành giáo dục và đào tạo, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của cả ngành, và cũng có thể nói nó ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, một thế hệ tương lai của đất nước. Tuyển dụng giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên cho từng năm học, nếu bổ sung được một lực lượng giáo viên hùng hậu, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng sư phạm, có phương pháp giảng dạy tốt,... thì sẽ góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò, nâng chất lượng của ngành giáo dục và đào tạo ngày một cao hơn, tạo được một thế hệ tương lai của đất nước hùng mạnh, có được một nền tảng kiến thức vững vàng để bước vào đời, đồng thời sẽ là những lực lượng hùng hậu góp phần xây dựng đất nước ta ngày một văn minh hơn, phát triển hơn, hiện đại hơn và ngày càng giàu mạnh hơn để có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu. Quá trình tuyển dụng giáo viên trung học phổ thông của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương đã đạt được những ưu điểm và tồn tại một số hạn chế như sau: • Ưu điểm: - Công tác tuyển dụng giáo viên của ngành giáo dục và đào tạo Bình Dương được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, ban ngành trong toàn tỉnh; - Có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương; - Quy trình xét tuyển chặt chẽ, thực hiện công bằng, công khai trên cơ sở là kết quả học tập toàn khóa học và xếp loại tốt nghiệp của thí sinh dự tuyển; - Tuyển dụng được hầu hết những giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn theo từng cấp học với kết quả học tập trong quá trình đào tạo đa số được xếp loại khá giỏi, công việc được tuyển dụng hầu hết phù hợp chuyên môn được đào tạo; 50 - Công tác tuyển dụng hàng năm của ngành giáo dục và đào tạo cơ bản đáp ứng được nhu cầu về số lượng giáo viên còn thiếu ở các cơ sở giáo dục trong từng năm học, góp phần nâng dần chất lượng của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương ngày càng tốt hơn. • Hạn chế: - Điều kiện tuyển dụng chưa cao, chưa giới hạn cụ thể vùng miền nào, trường đào tạo nào được đăng ký dự tuyển; - Trình độ chuyên môn của các giáo viên trong cùng bộ môn có sự chênh lệch, không đồng đều nhau; - Khả năng truyền thụ kiến thức, phương pháp sư phạm chưa đồng đều giữa các giáo viên được tuyển dụng; - Đa số giáo viên trung học phổ thông được tuyển dụng đều có giọng nói rất khó nghe, gây khó khăn cho việc tiếp thu bài của học sinh. • Nguyên nhân: - Do phải đáp ứng nhu cầu về số lượng giáo viên còn thiếu nên công tác tuyển dụng chưa quy định cụ thể vùng miền nào, trường đào tạo nào được đăng ký dự tuyển. - Do chất lượng đào tạo giữa các trường trên phạm vị cả nước là khác nhau, không đồng đều sẽ đào tạo ra những sinh viên có trình độ chuyên môn chênh lệch nhau trong cùng một trình độ và cùng bộ môn, khả năng sư phạm cũng khác nhau; - Do không qua bước sơ tuyển trước khi xem xét hồ sơ chính thức của viên chức đăng ký dự tuyển trong quá trình tuyển dụng, đã dẫn đến việc tuyển dụng những giáo viên có khả năng trình bày bảng kém, không có khả năng thuyết trình trước đám đông, có giọng nói rất khó nghe, ... làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu bài giảng của học sinh trong suốt quá trình học tập trên lớp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà qua từng năm học. 2.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch cán bộ 2.2.2.1. Cơ sở pháp lý 51 Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 19/06/2006 của Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Hướng dẫn số 02-HD/TC ngày 26/06/2006 của Ban Tổ chức tỉnh ủy về việc Hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015 và các năm tiếp theo; Công văn số 757-CV/TU ngày 28/07/2008 của Tỉnh ủy Bình Dương về công tác quy hoạch cán bộ; Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 21/02/2013 của Tỉnh Ủy Bình Dương về Kế hoạch rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ (nhiệm kỳ 2015-2020); Hướng dẫn số 16-HD/BTCTU ngày 07/3/2013 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương về công tác quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020. 2.2.2.2. Quy trình thực hiện Quy hoạch cán bộ kế cận là một khâu trong công tác tổ chức cán bộ được thực hiện thường xuyên, gồm có quy hoạch ngắn hạn và quy hoạch dài hạn, hàng năm có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Quá trình thực hiện quy hoạch gồm có các bước sau: Bước 1. Rà soát nguồn quy hoạch - Căn cứ vào quy hoạch đã xây dựng, tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị tiến hành đánh giá lại cán bộ đã quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của đơn vị. Đơn vị tiến hành rà soát lập danh sách các cán bộ không đủ điều kiện cần đưa ra khỏi quy hoạch. Đồng thời, qua đánh giá cán bộ có triển vọng phát triển, đủ điều kiện thì dự kiến bổ sung quy hoạch nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị mình. - Họp tập thể lãnh đạo của đơn vị để thảo luận, thống nhất từng danh sách (danh sách các cán bộ không đủ điều kiện cần đưa ra khỏi quy hoạch, danh sách dự kiến bổ sung quy hoạch nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị). Sau khi 52 tập thể lãnh đạo đơn vị cho ý kiến thống nhất về danh sách dự kiến bổ sung quy hoạch nguồn, đơn vị tiến hành lấy ý kiến cấp ủy và tập thể đơn vị. Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến cấp ủy đơn vị, tập thể đơn vị - Căn cứ danh sách dự kiến nguồn cán bộ quy hoạch kế cận của tập thể lãnh đạo đơn vị và kết quả nhận xét đánh giá, phân loại cán bộ, giáo viên để dự kiến quy hoạch kế cận, cấp ủy đơn vị sẽ bỏ phiếu tín nhiệm, cho ý kiến về danh sách dự kiến bổ sung quy hoạch nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị. Ý kiến của cấp ủy cơ quan là cơ sở tham khảo quan trọng để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho đơn vị. - Cán bộ được dự kiến quy hoạch kế cận sẽ tự nhận xét, đánh giá bản thân về các mặt như tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn, mức độ hoàn thành công việc được giao, mối quan hệ với đồng nghiệp, với mọi người xung quanh, với địa phương nơi đang cư trú,.... - Tập thể đơn vị sẽ có ý kiến nhận xét, góp ý cho cá nhân được dự kiến quy hoạch và bỏ phiếu tín nhiệm. Nếu kết quả bỏ phiếu trên 50% số phiếu tín nhiệm thì có thể xem xét đưa vào danh sách quy hoạch đề nghị công nhận cán bộ kế cận. Bước 3: Tập thể lãnh đạo thảo luận, quyết định đề nghị công nhận cán bộ quy hoạch - Căn cứ vào tự nhận xét, đánh giá của người được dự kiến quy hoạch cán bộ kế cận, kết quả tín nhiệm của tập thể đơn vị, tập thể lãnh đạo đơn vị sẽ tiến hành bàn bạc thống nhất và quyết định sẽ đưa ai vào danh sách đề nghị cấp trên công nhận quy hoạch, sau đó sẽ có nhận xét, đánh giá bằng văn bản từng cá nhân theo danh sách được thống nhất. Ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo được thủ trưởng đơn vị ghi vào bản tự nhận xét của cá nhân về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, hướng bố trí sử dụng trong thời gian tới. - Qua kết quả thực hiện ở bước 1 và bước 2, tập thể lãnh đạo đơn vị lập hồ sơ gửi về cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền xem xét công nhận danh sách cán bộ quy hoạch kế cận. 2.2.2.3. Kết quả thực hiện 53 Quy hoạch là một công việc khá quan trọng và phải thực hiện thường xuyên hàng năm của công tác tổ chức cán bộ đối với ngành giáo dục và đào tạo. Quy hoạch cán bộ là một bước quan trọng để chuẩn bị một đội ngũ cán bộ dự phòng nhằm thay thế những cán bộ quản lý đã lớn tuổi chuẩn nghỉ hưu hoặc thay thế những cán bộ quản lý thiếu năng lực, có nhiều sai phạm trong công tác quản lý hoặc bổ sung cho số cán bộ quản lý còn thiếu theo quy định, ... Quy hoạch được thực hiện theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm nhưng hàng năm đều có rà soát lại để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Kết quả thực hiện như sau: Bảng 2.3. Kết quả thực hiện công tác quy hoạch cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương Giai đoạn Chức danh quy hoạch Tổng số Nữ Trình độ chuyên môn Độ tuổi Cao đắng Đại học Trên ĐH 20-30 30- 40 Trên 40 2010- 2015 HT 36 16 1 33 2 1 8 27 PHT 114 52 3 108 3 19 51 44 2011- 2015 HT 33 15 29 4 1 13 19 PHT 104 53 96 8 13 63 28 2015- 2020 HT 59 23 56 3 1 21 37 PHT 129 63 124 5 23 80 26 Nguồn: Phòng TCCB – Sở GDĐT tỉnh Bình Dương Qua bảng thống kê cho thấy, việc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ kế cận cho từng giai đoạn cấp học trung học phổ thông với số lượng khá lớn, hàng năm có rà soát, điểu chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị, về trình độ đối với những chức danh được quy hoạch hầu hết cũng đạt được trình độ chuẩn trở lên. Tuy nhiên, về độ tuổi trong các chức danh được quy hoạch qua từng giai đoạn còn khá cao (giai đoạn 2010-2015, trên 40 tuổi là 71/150, chiếm tỷ lệ 47,3%; giai đoạn 2011-2015, trên 40 tuổi là 47/137, chiếm tỷ lệ 34,4%; giai đoạn 2015-2020, trên 40 tuổi là 63/188, chiếm tỷ lệ 33,5%), trong khi đó, việc quy hoạch cán bộ trẻ dưới 30 tuổi là rất thấp (giai đoạn 2010-2015 là 20/150, chiếm tỷ lệ 13,3%; 54 giai đoạn 2011-2015 là 14/137, chiếm tỷ lệ 10,2%; giai đoạn 2015-2020 là 24/188, chiếm tỷ lệ 12,8%). Như vậy, công tác quy hoạch tại các đơn vị vẫn chưa có tính ổn định lâu dài, chưa thật sự tin tưởng vào đội ngũ giáo viên trẻ tuổi mặc dù đây là đội ngũ tương lai, có khả năng cống hiến lâu dài cho sự nghiệp giáo dục. Trong công tác quy hoạch, các đơn vị vẫn còn quan điểm thiên về những người có nhiều kinh nghiệm công tác, đã qua nhiều năm cống hiến cho ngành, đây là một quan điểm chưa đúng đắn, mặc dù trong công tác vẫn cần những người có nhiều kinh nghiệm, nhưng có kinh nghiệm mà không chịu đổi mới theo sự thay đổi của thời cuộc thì kinh nghiệm đó sẽ không có tác dụng gì trong sự nghiệp giáo dục. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên trẻ dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nhưng họ đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_02_0913666210_913_1871511.pdf
Tài liệu liên quan