Luận văn Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị tại thành phố Hà Nội

- Việc cải cách hành chính trong công tác xét cấp Giấy chứng nhận tại các quận, huyện như giảm bớt thành viên hội đồng xét duyệt, đơn giản hoá phương thức phân loại hồ sơ tại cấp phường, giảm bớt công tác xét duyệt cấp quận (chỉ xét những trường hợp vướng mắc). nhờ đó số lượng hồ sơ xét cấp Giấy chứng nhận đã tăng nhanh và chất lượng cũng được nâng cao hơn.

- Sở Địa chính – Nhà đất đã kịp thời tìm hiểu các vướng mắc còn tồn tại trong quá trình cấp giấy chứng nhận và đề xuất trình UBND Thành phố các biện pháp tháo gỡ kịp thời nhiều vấn đề như vấn đề chia tách thửa, vấn đề nhà ngoài đê, chỉ giới bảo vệ sông Nhuệ đã tạo điều kiện giải toả nhiều hồ sơ tồn đọng tại các phòng Đại chính – Nhà đất quận, huyện.

- Công tác viết giấy chứng nhận đã được cải tiến, trang bị máy vi tính tăng thêm, đồng thời phòng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cơ sở hỗ trợ công tác viết giấy chứng nhận nên đã kịp thời đáp ứng tiến độ thụ lý hồ sơ của toàn Thành phố.

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đô thị tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành phố lớn nằm hai bên bờ sông Hồng trên vùng đồng bằng trù phú nổi tiếng lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế rất đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta. Về mặt hành chính, Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương với bốn quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa ) với diện tích là 40 km² ( chiếm 4,4% diện tích toàn thành phố ) gồm 83 phường và 5 huyện ngoại thành với diện tích là 873,8 km² ( chiếm 95,6% diện tích toàn thành phố ) gồm 129 xã và 10 thị trấn ( Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm...). Ngoài ra còn có thêm 3 quận mới thành lập là quận Thanh Xuân và quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy. Với diện tích trên, Hà Nội là một thị trường đầy hứa hẹn về đất đai và nhà ở. Mặt khác, do Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng , chỉ có ít khu vực đồi, núi ở phía bắc và tây bắc huyện Sóc Sơn nên đất đai bằng phẳng, ít phức tạp, có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp và xây dựng . Đây cũng là một ưu thế của thị trường nhà - đất Hà Nội . Hà Nội có nhiều đầm, hồ tự nhiên và hệ thống sông, kênh để tưới tiêu nước. Do yêu cầu của đô thị hoá, nhiều ao hồ đã được san lấp để lấy đất xây dựng nên diện tích đất ngày càng tăng lên . Hà Nội có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, phù sa ngoài đê , đất bạc màu và đất đồi núi. Phần lớn đất đai Hà Nội thuộc nhóm đất phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Cầu bồi đắp. Đây là loại đất rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Nhóm đất phù sa phân bố đều khắp các huyện, chiếm hầu hết diện tích đất của các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ, tập trung nhiều ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Đây là loại đất không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp. Nhóm đất đồi núi tập trung chủ yếu ở huyện Sóc Sơn, bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi, sạn, nghèo dinh dưỡng. Hà Nội là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị và nổi tiếng cho cả nước. Đáng chú ý là ở các huyện ngoại thành đã hình thành nên các vành đai rau xanh, vành đai thực phẩm tươi sống (thịt, cá, trứng, sữa ) phục vụ cho yêu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phần cho xuất khẩu. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên : Hà Nội là thành phố có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, biểu hiện : + Có vị trí, địa thế thuận lợi ở trung tâm Bắc Bộ. Có sông Hồng, một trong hai con sông lớn nhất của đất nước chảy qua, tạo cho Hà Nội gắn bó một cách tự nhiên , thuận tiện với mọi miền của đất nước và các nước xung quanh. + Có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa dồi dào lượng nhiệt, ẩm và ánh sáng để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rau và hoa quả . + Có nguồn tài nguyên phong phú như thủy sản, nước ngầm và nông sản quý. Bên cạnh đó, về mặt tự nhiên Hà Nội cũng có một số điểm không thuận lợi như thiên tai thường hay xảy ra do những biến động thất thường của thời tiết ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất (bão lụt, hạn hán, sâu bệnh ...) hoặc những tác hại do con người gây ra đối với các điều kiện tự nhiên và môi trường sống như việc đốt phá rừng, canh tác không hợp lý làm xói mòn đất đai, gây ô nhiễm cho đất, cho nguồn nước ngầm và không khí . ở một số nơi , mức độ ô nhiễm đã lên đến mức báo động. Vì thế, bên cạnh việc khai thác và sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, việc chủ động phòng chống thiên tai, cải tạo và bảo vệ môi trường đã trở nên vô cùng cấp thiết và cấp bách. 2. Điều kiện kinh tế. Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả nước. Nền kinh tế của thành phố phát triển mạnh và cơ cấu kinh tế phức tạp. Điều này phụ thuộc vào sự hội tụ của nhiều nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhất là về vị trí thủ đô của Hà Nội. Trong cơ cấu nghành kinh tế, nổi lên các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ với nhiều sản phẩm truyền thống, có chất lượng cao. Hà Nội là trung tâm kinh tế đứng thứ hai cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy tập trung rất nhiều cơ quan, xí nghiệp, nhà máy nên diện tích đất đai, nhà ở của dân cư có phần bị thu hẹp . Mặt khác, do kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao nên nhu cầu về đất đai, nhà ở có cơ cấu riêng biệt so với các vùng khác. Chẳng hạn như các gia đình có đời sống cao, có tiềm lực kinh tế thì họ muốn có một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, rộng rãi hay họ muốn có một căn nhà ngoại ô để về nghỉ cuối tuần ...Do đó , điều kiện kinh tế cũng đóng một vai trò quyết định đối với sự phát triển của nhà ở đô thị . 3. Điều kiện xã hội. Một đặc điểm nổi bật của điều kiện xã hội là dân số. Như ở trên đã nói, Hà Nội bao gồm 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với tổng diện tích 922,8 km2, dân số của thành phố đến tính cuối năm 2001 là gần 4.658.000 người, trong đó dân số nội thành chiếm 57.6%, dân số ngoại thành là chiếm 42.4% tổng số dân của Hà Nội. Hiện nay Hà Nội chiếm 3% dân số của cả nước và đứng thứ 9 về mặt dân số theo đơn vị lãnh thổ hành chính. Như vậy, dân số Hà Nội khá lớn đã làm cho nhu cầu về đất đai và nhà ở tăng lên. Mật độ dân số của thành phố là 2360 người/km2. Mật độ dân số nội thành là 24.588 người/km2 ,ngoại thành là 1.298 người/km2. Mật độ này cao gấp 12 lần so với mật độ trung bình trong cả nước. Tỉ lệ này có xu hướng tăng lên tương ứng với tỉ lệ tăng dân số hàng năm . Ngoài ra còn do tác động quá trình đô thị hoá, dân cư nông thôn đổ ra thành thị ngày càng nhiều làm cho dân số Hà Nội tăng lên một cách nhanh chóng và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái (rác, nước thải, nước sạch, nhà ở ...) II. Thực trạng về công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của thành phố Hà Nội. Khái quát chung về công tác cấp GCN của thành phố Hà Nội. Để thực hiện việc quản lý và sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả đúng qui định của pháp luật thì việc tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở là một nội dung rất quan trọng. Để thực hiện công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở Chính Phủ đã ra Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 và Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính Phủ về xác lập quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại đô thị là mội nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo thực hiện các chính sách của nhà nước về nhà ở, đất ở một cách chặt chẽ, chính xác và có hiệu quả, đồng thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tổ chức kinh tế-xã hội, và các cá nhân sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Trong quá trình tổ chức thực hiện kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của thành phố Hà Nội trong những năm đầu đã đạt được một số kết quả rất đáng tự hào. Để nâng cao hiệu quả công tác cấp GCN trong những năm tới UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định 3564/ QĐ ngày 16/9/1997 qui định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở,cấp giấy chứng nhận và quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị tại thành phố Hà Nội. Quyết định số 4420/ QĐ-UB ngày 17/11/1997 của UBND TP HNvề việc ban hành qui định thủ tục giải quyết chuyển dịch quyền sở hữu nhà, công trình và quyền sử dụng đất trong khuân viên tại Hà Nội. Hướng dẫn 1487/HD-ĐC hướng dẫn thủ tục cấp đổi GCN quyền SDĐvà quyền SHNƠ cho các trường hợp chủ sử dụng đất có đủ giấy tờ gốc hợp pháp hợp lệ về nhà đất. Việc tiến hành kê khai đăng kí quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị thành phố Hà Nội là quan trọng và cần thiết, là yêu cầu thực tiễn quản lí đất đô thị, nhiệm vụ rất quan trọng này nhằm đảm bảo thực hiện các chính sách của Nhà nước về nhà ở đất ở một cách chặt chẽ, chính xác. Đồng thời, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cán bộ và nhân dân để thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình. Thực hiện tốt công tác này, giúp thành phố Hà Nội quản lí nhà ở đất ở một cách thường xuyên để có kế hoạch xây dựng quy hoạch sử dụng đất đô thị. Để thực hiện công tác kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Tổng cục Địa chính đã tiến hành làm thí điểm mô hình lập hồ sơ Địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị thành phố Hà Nội tại 2 phường Kim Liên và Láng Thượng quận Đống Đa kết quả kê khai tính đến ngày 15 tháng 10 năm 1997 tổng số hộ sử dụng đất đã kê khai đăng kí là 3873 hộ trong đó phường Kim Liên là 1879 hộ chiếm 99,5% phường Láng Thượng là 1994 hộ chiếm 98,2%, trong đó có 23 tổ chức đã kê khai đăng kí. Sở địa chính phối hợp với quận Đống Đa và hai phường đã giao giấy chứng nhận cho 21 trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận . Thực hiện Quyết định số 3564/ QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về kê khai đăng kí nhà ở đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quyền sử dụng đất ở tại đô thị thành phố Hà Nội tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1998 Hà Nội đã thực hiện kê khai đăng kí cho 110/110 phường, thị trấn. Số hồ sơ phát ra là 326.275 hồ sơ. Khu vực nhà ở thuộc sở hữu tư nhân đã kê khai xong 201.9m2 hồ sơ đạt 98,3%. Khu vực nhà thuộc Bộ quốc phòng quản lí đã kê khai 14,697 hồ sơ đạt tỉ lệ 73,4%. Khu vực nhà thuộc sở hữu nhà nước và tự quản đã kê khai xong 66.949 hồ sơ đạt 58,1% số hồ sơ phải kê khai. Kết quả cấp giấy chứng nhận tính đến ngày 28 tháng 12 năm 1998 UBND thành phố Hà Nội đã cấp được 2800 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu đô thị. Nhìn chung tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực đô thị diễn ra rất chậm để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực đô thị ngày 18 tháng 8 năm 1999 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 69/1999/QĐ-UB . Thực hiện Quyết định số 69/1999/QĐ-UB Sở địa chính đã ban hành Quy trình số 3592/QT/SĐC-NĐ về kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Do đó từ tháng 9 năm 1999 đến nay tiến độ xét duyệt hồ sơ xét duyệt đơn đăng kí đất khu vực đô thị ở các huyện tăng lên . Số hồ sơ các quận huyện xét duyệt trong 8 tháng đầu năm 1999 do có sự hướng dẫn chỉ đạo thống nhất của sở địa chính – Nhà đất về biểu mẫu đã làm cho hồ sơ xét duyệt đảm bảo chất lượng cao góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực đô thị. Thực hiện Quyết định số 69/1999/QĐ-UB và Quy trình số 3592/QĐ/SĐC-NĐ kết quả kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đạt được những kết quả sau: Tổng số hộ tư nhân cần kê khai đăng kí là 185.743 hộ đã kê khai đăng kí lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận là 183.906 hộ đạt tỉ lệ 98,5% tổng số hộ cần kê khai đăng kí . Như vậy, về cơ bản thành phố đã có những hồ sơ đăng kí đất đai ban đầu để quản lí . Số hồ sơ duyệt tại hội đồng cấp quận, huyện là 27.291 hồ sơ .Thành phố đã cấp được 19.690 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở . Đặc biệt đối với khu vực đất ở quân đội sở đã phối hợp với cơ quan quản lí đất đai của bộ quốc phòng tiến hành làm thủ tục trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận . Trong 2 năm qua công tác đăng kí đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Hà nội đã có những bước chuyển biến tích cực, tiến độ cấp giấy chứng nhận được đẩy nhanh, số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến chủ sử dụng nhiều hơn . Có kết quả đó là do sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ phía thành uỷ UBND thành phố Hà Nội . Sở địa chính nhà đất Hà nội cơ quan trực tiếp chỉ đạo về mặt chuyên môn. Tuy nhiên, bên cạnh những két quả đạt được nhìn chung tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra rất chậm . Trong giai đoạn tới để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân đòi hỏi thành phố phải có những chính sách năng động trong quá trình thực hiện đăng kí đất đai cấp giâý chứng nhận để sớm mang quyền lợi đến cho nhân dân Thủ đô. Thực trạng việc thực hiện công tác kê khai đăng ký cấp GCN của thành phố Hà Nội. 2.1 Công tác kê khai đăng ký cấp GCN của thành phố Hà Nội trong năm 1999. Biểu 1: Tình hình cấp GCN theo NĐ60/CP và QĐ 69/QĐ-UB năm 1999. ( Đơn vị: Giấy chứng nhận) STT Quận .Huyện Tổng số GCN cần cấp. Số GCN đã cấp năm 1999 % đạt được so với tổng số Kế hoạch năm 2000 1 Hoàn Kiếm 5593 603 10.78% 1000 2 Hai Bà Trưng 5100 710 13.92% 6000 3 Ba Đình 19133 1215 6.35% 3000 4 Đống Đa 33000 1786 5.41% 5000 5 Tây Hồ 20150 435 2.16% 3000 6 Cầu Giấy 19000 1173 6.17% 3000 7 Thanh Xuân 17844 733 4.11% 3000 8 Từ Liêm 4000 124 3.10% 700 9 Gia lâm 9323 295 3.16% 1800 10 Đông Anh 3200 175 5.47% 1000 11 Sóc Sơn 1000 30 3.00% 500 12 Thanh Trì 2500 17 0.68% 300 13 Quân Đội 10000 98 0.98% 2000 Tổng 195.743 7.394 3.78% 30.300 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 1999 về tình hình cấp GCN theo NĐ60/CP và QĐ 69/QĐ-UB trên địa bàn Thành phố Hà Nội) Qua biểu 1 ta thấy kết quả cấp giấy chứng nhận theo nghị định 60/CP và Quyết định 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999 sửa đổi bổ xung cho Quyết định 3564/QĐ-UB ngày 16/9/1997 của UBND Thành phố Hà Nội về việc kê khai đăng ký nhà ở đất ở, và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đô thị , trong năm 1999 các quận huyện đã tích cực triển khai theo kế hoạch được giao và đã đạt được một số kết quả nhất định . Tổng số GCN đã cấp được trong năm 1999 của các quận huyện là 7.394 (GCN) đạt 3.78% so với tổng số GCN cần cấp. Trong đó phải kể đến một số quận huyện đã đạt được thành tích rất cao như: quận Đống Đa đã cấp được 1786 (GCN), quận Cầu Giấy đã cấp được 1173 (GCN), quận Ba Đình đã cấp được 1215 (GCN). Bên cạnh đó còn có một số quận huyện triển khai công việc rất chậm chạp như: huyện Thanh Trì chỉ cấp được 17 (GCN), Huyện Sóc Sơn cấp được 30 (GCN), khu vực Quân Đội cấp được 98 (GCN) . Những khó khăn chủ yếu trong quá trình thực hiện: Để xét cấp giấy chứng nhận phải xác nhận nguồn gốc sử dụng đất. Đây là một việc rất khó trong lúc hồ sơ, giấy tờ, nguồn gốc, đủ điều kiện theo quy định để cấp giấy chứng nhận được rất ít (trên dưới 10%số hộ) do lịch sử để lại. Đối với đất đô thị của Hà Nội thì càng khó khăn hơn do việc phát triển nhà quá nhanh, mật độ xây dựng dày đặc , tình trạng nhảy dù, lấn chiếm, mua đi bán lại không thông qua chính quyền cơ sở. Trong một thời kỳ khá dài có chiến tranh nên tình trạng thất lạc giấy tờ rất phổ biến. Bản đồ địa chính còn thiếu nhiều, một số đang trong giai đoạn đo vẽ hoặc đang nghiệm thu, một số đã đo cũng còn nhiều sai sót hoặc thực tế đã có biến động trong quá trình sử dụng. Hồ sơ kĩ thuật thửa đất có các hộ liền kề kí theo quy định mới chỉ đạt khoảng 50-60% . Điều kiện xét lúc đầu còn quá cầu toàn như quy định chi tiết nhiều loại giấy tờ để xét, điều kiện quy hoạch không rõ ràng, định mức sử dụng đất chưa cụ thể, tính toán chi tiết nhiều khoản thu … Các yếu tố này đều làm chậm tiến độ xét giấy chứng nhận . Theo quy định 69/1999/QD-UB các vướng mắc này đã được tháo gỡ . Tổ chức bộ máy thực hiện và phương pháp xét duyệt còn cồng kềnh, kém hiệu quả do nhiều ngành tham gia ở nhiều cấp độ khác nhau , không tạo điều kiện cho cơ sở phát huy được vai trò chủ động . Các quận huyện chưa bố trí đủ lực lượng cán bộ cần thiết để thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận. Các phòng Địa chính- Nhà đất còn phải tham gia nhiều công tác trên địa bàn như tổng điều tra dân số điều tra đất nông nghiệp, điều tra tình hình sử dụng đất công, đánh biển số nhà giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp nhà đất …vì vậy không hoàn toàn tập trung chỉ đạo thực hiện công tác theo NĐ 60/CP. Các cơ sở do tập trung chuẩn bị cho công tác bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nên công tác phân loại hồ sơ ở cấp phường thị trấn không được đẩy mạnh. Các huyện ngoại thành chú trọng tập trung đẩy mạnh công tác thực hiện Nghị định 64/CP nên thiếu quan tâm tới công tác thực hiện NĐ 60/CP. Năng lực cán bộ địa chính của cơ sở còn yếu do vậy chất lượng hồ sơ kê khai đăng kí và xét cấp giâý chứng nhận còn nhiều sai sót, gây khó khăn cho công tác thẩm định và viết giấy chứng nhận làm ảnh hưởng tới tiến độ trình UBND TP kí duyệt. Nhiều nơi còn chưa đủ biên chế theo quy định 12/1999/QĐ-UB của UBND Thành phố . Về kinh phí thực hiện NĐ 60/CP do phân về các quận, huyện không theo mức riêng nên khó theo dõi . Mặt khác các quận huyện cũng không có báo cáo thường xuyên tình hình sử dụng kinh phí cho công tác cấp Giấy chứng nhận nên không thể có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Tóm lại: Các chính sách mới của Chính phủ và các cơ quan trung ương đã được vận dụng đưa vào Quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999thay thế cho quyết định 3564/QĐ-UB ngày 16/9/1997 của UBND Thành phố, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác xét cấp giấy chứng nhận tại Hà Nội. Về cơ bản các vướng mắc về chính sách trong việc cấp giấy chứng nhận đã được các cấp từ trung ương đến Thành phố đã được tháo gỡ. Điều quan trọng là vấn đề tổ chức thực hiện. Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trên toàn địa bàn thành phố, cần tập trung giải quyết một số việc sau: - Sở Địa chính-Nhà đất: + Tổ chức tập huấn các chính sách mới, sửa đổi bổ sung quy trình phân loại và xét duyệt hồ sơ cho các quận, huyện ; + Rà soát sửa đổi bổ sung các hướng dẫn, biểu mẫu cho phù hợp với các chính sách mới; + Hiện đại hoá công tác viết giấy chứng nhận, hướng dẫn các quận huyện áp dụng công nghệ tin học trong quản lý hồ sơ kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận . - UBND các quận , huyện: + Chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện Nghị định 60/CP và quyết định 69/1999/QĐ-UB vì vậy cần tập trung nhân lực, bố trí đủ đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện việc xét cấp giấy chứng nhận . Có kế hoạch trang bị đủ kinh phí và phương tiện để phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận . + Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách mới của Nhà nước và Thành phố đã tháo gỡ những vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận. + Tập trung chỉ đạo công tác phân loại hồ sơ kê khai đăng ký của các phường , thị trấn với phương châm “ dễ làm trước, khó làm sau” + Rà soát lại kế hoạch thực hiện năm 1999 và kiến nghị chính thực kế hoạch thực hiện năm 2000. + Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thường kỳ 1 tuần 1 lần kết quả thực hiện và nêu kịp thời những khó khăn vướng mắc để xin ý kiến chủ đạo của UBND TP tháo gỡ kịp thời. - Đề nghị UBND Thành phố cho phép áp dụng chính sách chậm nộp các khoản thu đối với các trường hợp đã được UBND TP ký giấy chứng nhận (theo quyết định 3564/QĐ-UB) nhưng chưa phát được đến tay người dân do chưa có khả năng nộp. Có như vậy mới giải quyết được tình trạng tồn đọng giấy chứng nhận tại Sở Địa chính-Nhà đất và tại các quận, huyện. 2.2 Công tác thực hiện Nghị Định 60/CP về cấp Giấy chứng nhận QSDĐƠ & QSHNƠ trên toàn địa bàn Thành Phố Hà Nội năm 2000. Biểu2 : Kết quả thực hiện Nghị Định 60/CP về cấp Giấy chứng nhận QSDĐƠ & QSHNƠ trên toàn địa bàn Thành Phố Hà Nội trong 3 tháng đầu năm 2000. (Đơn vị tính: Hồ sơ) TT Quận, huyện Số hộ phải cấp GCN Số hồ sơ đã kê khai đăng ký Số hồ sơ đã thông qua cấp phường, thị trấn Số hồ sơ đã duyệt cấp Quận, huyện Số hồ sơ đã trình UBNDTP ký GCN Tổng số Trong đó sơ hữu tư nhân 1 Quận Ba Đình 33000 19133 19133 2073 1664 1636 2 Quận Tây Hồ 22000 20150 20205 5747 1022 794 3 Quận Hoàn Kiếm 37000 5593 5593 770 754 738 4 Quạn Hai Bà Trưng 75000 51000 49499 3906 2880 1072 5 Quận Đống Đa 68000 33000 33000 3700 2408 2178 6 Quận Thanh Xuân 33000 17844 17884 5043 766 833 7 Quận Cầu Giấy 21500 19000 18651 3519 1067 1362 8 Huyện Sóc Sơn 1000 1000 700 300 103 92 9 Huyện Đông Anh 3500 3200 3173 600 256 227 10 Huyện Gia Lâm 15300 9323 9171 1220 677 358 11 Huyện Từ Liêm 6000 4000 3941 256 171 290 12 Huyện Thanh Trì 3000 2500 2144 156 35 17 13 Khu vực Quân đội 10.000 10.000 162 142 Tổng cộng 318.300 195.743 193.094 28.107 11.965 9.739 Tỷ lệ so với số hộ tư nhân 98,65% 14,36% 6,11% 5,00% (Nguồn: Báo cáo thực hiện NĐ 60/CP trên địa bàn Thành phố Hà Nội quý I năm 2000) Biểu 3: Tính riêng kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận từ ngày 1/1/2000 đến ngày 15/4/2000. (Đơn vị : Giấy chứng nhận) TT Quận, huyện Kế hoạch năm 2000 (GCN) Kết quả thực hiện (GCN) Tỷ lệ (%) so với kế hoạch 1 Quận Ba Đình 3000 456 15.20% 2 Quận Tây Hồ 3000 476 15.87% 3 Quận Hoàn Kiếm 1000 193 19.30% 4 Quận Hai Bà Trưng 6000 476 7.93% 5 Quận Đống Đa 5000 198 3.96% 6 Quận Thanh Xuân 3000 238 7.93% 7 Quận Cầu Giấy 3000 237 7.92% 8 Huyện Sóc Sơn 500 90 18.00% 9 Huyện Đông Anh 1000 52 5.20% 10 Huyện Gia Lâm 1800 109 6.05% 11 Huyện Từ Liêm 700 0 0.00% 12 Huyện Thanh Trì 300 0 0.00% 13 Quân đội 2000 44 2.20% Tổng cộng 30.300 2.569 8.48% (Nguồn: Báo cáo nhanh kết quả cấp GCN trong 4 tháng đầu năm2000) Trong thời gian hơn 3 tháng, chiếm hơn 25% thời gian kế hoạch cả năm2000, nhưng kết quả thực hiện mới chỉ đạt được 8.48% khối lượng so với kế hoạch năm 2000 của Thành phố cho thấy kết quả đạt được rất thấp, tiến độ thực hiện quá chậm. Đơn vị đạt cao nhất là quận Hoàn Kiếm cũng chỉ đạt 19.30% so với kế hoạch năm. Đặc biệt có đơn vị trong thời gian hơn 3 tháng qua không thực hiện được một hồ sơ nào đó là huyện Thanh Trì, và huyện Từ Liêm. Nếu trong thời gian tới, các quận huyện không tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện thì đến hết năm 2000 sẽ không thực hiện hoàn thành kế hoạch theo yêu cầu của UBND Thành Phố đã giao. Nguyên nhân tồn tại. - Các quận huyện đều tập trung cho công tác triển khai thực hiện tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các huyện ngoại thành tập trung cho việc thực hiện Nghị định 64/CP, do vậy ảnh hưởng tới việc thực hiện Nghị định 60/CP, chưa tập trung đủ lực lượng cho công tác cấp giấy chứng nhận. Nhiều quận huyện chưa chuyển được hồ sơ xét duyệt năm 2000 để trình Thành phố cấp giấy chứng nhận. - Sau bầu cử một số phường, thị trấn có thay đổi về nhân sự nên chưa triển khai công tác phân loại và xét duyệt hồ sơ kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận. Khu vực nhà tự quản vẫn chưa được tiếp tục kê khai đăng ký, một số phường, thị trấn vẫn còn xét duyệt hồ sơ kê khai đăng ký theo cách làm trước đây, nên bị chậm tiến độ. - Chất lượng hồ sơ chưa cao, nhất là giai đoạn cuối năm 1999. Do các quận, huyện chuẩn bị gấp hồ sơ để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, nên có sai sót (sai họ tên chủ hộ, sơ đồ thửa đất thiếu kích thước cạnh,…). Mặt khác trước đây thực hiện đại trà việc kê khai đăng ký, nên không chú ý đến chất lượng hồ sơ kê khai, nay xét cấp giấy chứng nhận mới phát hiện sai sót, phải sửa đổi, bổ sung, mất nhiều thời gian nên tiến độ nói chung còn rất chậm so với kế hoạch. Biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 60/CP đó là: - Mỗi quận, huyện nên chọn một phường thị trấn để tập trung làm dứt điểm trên địa bàn. Phòng Địa chính - NHà đất quận, huyện tập trung hướng dẫn các đơn vị điểm phân loại hồ sơ và xét cấp giấy chứng nhận. Đồng thời UBND quận, huyện cần chỉ đạo làm gọn và dứt điểm trên từng địa bàn phường, thị trấn. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND các quận, huyện (phòng Địa chính - Nhà đất quận huyện) với Sở Địa chính - Nhà đất (phòng Đăng ký thống kê -Thông tin lưu trữ ) để giải quyết kịp thời các vướng mắc mới phát sinh. Hiện tại Sở đã cử đại diện thành viên Hội đồng và cán bộ trực tiếp theo dõi giúp Hội đồng quận, huyện trong việc chuẩn bị hồ sơ và xét duyệt, đề nghị các quận, huyện cần bố trí lịch họp của Hội đồng để xét duyệt hồ sơ, đảm bảo hoàn thành kế hoạch theo yêu cầu . - UBND các quận, huyện chỉ đạo phòng địa chính-Nhà đất quận, huyện cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trước khi trình lên các cấp có thẩm quyền để tránh sai sót và giảm thời gian thẩm định hồ sơ trước khi UBND Thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận. - Đề nghị các quận uỷ, huyện uỷ, HĐND các quận, huyện tập trung hơn nữa trong việc chỉ đạo các cấp chính quyền thực hiện công tác xét, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn để hoàn thành kế hoạch của UBND Thành phố giao theo Nghị quyết Thành Uỷ và Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành phố . Biểu 4: Kết quả thực hiện NĐ 60/CP và QĐ 69/QĐ-UB tính đến 31-8-2000 (Đơn vị tính: GCN) TT Quận, huyện Tổng số hộ phải cấp GCN Đã cấp đến hết năm 1999 Kế hoạch năm 2000 Thực hiện 6 tháng đầu năm 2000 Thực hiện đến tháng 8/2000 Tỷ lệ so với kế hoạch (%) Tổng số Trong đó sơ hữu tư nhân 1 Quận Ba Đình 33000 19133 1215 3.000 946 1480 49.33 2 Quận Tây Hồ 22000 20150 435 3.000 798 2076 69.20 3 Quận Hoàn Kiếm 37000 5593 603 1.000 378 505 50.50 4 Quạn Hai Bà Trưng 75000 51000 710 6.000 1031 1450 24.17 5 Quận Đống Đa 68000 33000 1786 5.000 1459 2106 42.12 6 Quận Thanh Xuân 33000 17844 733 3.000 430 1241 41.36 7 Quận Cầu Giấy 21500 19000 1173 3.000 702 2013 67.10 8 Huyện Sóc Sơn 1000 1000 30 500 62 67 13.40 9 Huyện Đông Anh 3500 3200 175 1.000 307 533 53.30 10 Huyện Gia Lâm 15300 9323 295 1.800 84 428 23.77 11 Huyện Từ Liêm 6000 4000 124 700 0 242 34.57 12 Huyện Than

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29864.doc
Tài liệu liên quan