MỤC LỤC
Phần một: Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. ý nghĩa khoa học
2.2. ý nghĩa thực tiễn
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp luận
5.2. Phương pháp nghiên cứu
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Khung lý thuyết
Phần hai: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Những quan điểm lý luận
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2. Những khái niệm công cụ
2.1. Hộ gia đình
2.2. Nghèo đói
2.3. Chính sách xã hội
2.4. Phát triển
Chương II: Hiện trạng vấn đề xoá đói giảm nghèo ở huyện Yên Minh – Hà Giang
1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT – XH của địa bàn nghiên cứu
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Thực trạng đói nghèo
2.2. Phân bố hộ nghèo theo các xã trong huyện
2.3. Tìm hiểu hộ nghèo theo tiêu chí cơ cấu nghề nghiệp
2.4. Tìm hiểu hộ nghèo theo trình độ học vấn
2.5. Tìm hiểu hộ nghèo theo tiêu chí độ tuổi
2.6. Các trạng thái biểu hiện của hộ nghèo
2.7. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
3. Các chính sách xã hội về xoá đói giảm nghèo trên địa bàn
3.1. Kết quả thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo
3.1.1. Hỗ trợ về vốn
3.1.2. Hỗ trợ người về tư liệu sản xuất, sinh hoạt
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng đói nghèo và những giải phấp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mông, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã . số người có trình độ đại học, trung cấp chuyên môn hiện nay đang công tác tại các xã chủ yếu là nhờ chính sách thu hút người ở các tỉnh dưới xuôi lên. Hiện nay số con em dân tộc Mông cũng đã chịu khó đi học hơn. Tỉnh, huyện cũng đang có nhiều chính sách để đào tạo nguồn cán bộ cho các xã).
( nguồn: phỏng vấn sâu số 2).
Điều này nói lên rằng bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ thông tin, thế kỷ của khoa học công nghệ nhưng thực trạng cho thấy ở nơi đây trình độ học vấn của người dân còn rất thấp. Nhất là ở những vùng xa vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn này.
Từ yếu tố dân trí thấp nên sự tiếp nhận thông tin, khoa học kỹ thuật, các chính sách của nhà nước rất hạn chế. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao. Năm 2000 là 2,3%, đến năm 2007 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 1,9%.
Với một số yếu tố nêu trên cho chúng ta thấy người dân ở đây gặp phải sự cản trở không nhỏ trong phát triển kinh tế nói riêng và phát triển về mọi mặt nói chung. Theo tiêu chuẩn đánh giá riêng của huyện Yên Minh về giầu nghèo thì năm 2000 khoảng cách thu nhập của các hộ như sau:
Bảng 1: Phân loại theo nhóm thu nhập giầu nghèo 2000.
Hộ
Thu nhập tính theo đồng/ người / tháng
Số hộ
Tỷ lệ%
Hộ giầu
300.000
102
10
Hộ khá
150.000 - < 300.000
208
20,2
Hộ trung bình
100.000 - <150.000
524
51
Hộ nghèo
50.000-< 100.000
115
11,1
Hộ cực nghèo
> 50.000
80
7,7
( Nguồn: Số liệu thống kê huyện Yên Minh)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hộ trung bình chiếm tỷ lệ cao 51%, hộ khá giầu chiếm 30,1% còn hộ nghèo và cực nghèo chiếm 18,8%. Sự chênh lệch về thu nhập giữa hộ giầu và hộ nghèo là rất lớn gấp 6 lần ( 300.000 – 50.000). Khoảng cách thu nhập giữa hộ khá và hộ nghèo là 3,7 lần ( 2900.000 – 50.000).
Kết quả so sánh cho ta thấy sự phân hóa giầu nghèo thông qua mức thu nhập rất rõ nét. Sự khác biệt về mức thu nhập của các nhóm hộ là rất đáng kể. Điều này có thể lý giải rằng, các hộ nghèo đói họ chỉ có thể lo cái ăn, cái mặc còn chưa xong thì làm sao họ có thể nghĩ ra được việc làm thế nào để tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, nên họ không thể có thu nhập cao được. Có nhiều hộ gia đình họ thường phải đi bán sức lao động hàng ngày để kiếm sống. Cái họ cần trước mắt là họ có lương thực để nuôi sống con cái họ trong ngày. Quả thật một cuộc sống bươn trải luôn luôn phải lo toan với những mớ rau, con cá thì có lẽ họ không đủ thời gian để lo đến chuyện phải đi đâu, hỏi ai, làm thế nào cho việc gieo trồng của họ được mùa màng bội thu. Và cứ thế cái sự nghèo đói đến với họ như một lẽ dĩ nhiên. Trong thực tế không phải hộ nghèo đói nào họ cũng phải đi bán sức lao động để kiếm cơm hàng ngày, mà cũng có những hộ họ vừa đi bán sức lao động họ vẫn giành thời gian để tham gia lao động sản xuất trên diện tích đất họ có. Tuy nhiên, những hộ này họ thường giành cho những thửa ruộng, mảnh nương của họ với thời gian ít ỏi nhất, ít chăm bón hoặc chăm bón không đúng theo thời vụ. nên thường thì năng xuất của họ rất kém.
Theo ông L.D.S dân tộc Mông thôn Cốc Cọt xã Lao Và Chải một hộ có kinh tế thuộc diện khá của xã, ông cho biết:
“ Nguyên nhân đói nghèo thì có nhiều xong theo ông có một số nguyên nhân chính đó là: Thiếu kinh nghiệm trong làm ăn, chi tiêu và lười lao động. Ông đã chỉ ra một số hộ thuộc diện nghèo trong thôn, ông nói họ cũng có nhiều đất xong họ không chịu tranh thủ thời vụ, không chịu chăm sóc bón phân cho cây trồng không thể cho năng suất cao được. Nương ở đây về mùa mưa đất bị rửa trôi hết mầu nên hàng năm gia đình tôi phải tổ chức xếp đá, bón nhiều phân truồng và còn phải gùi đất đổ vào các hốc đá để trồng ngô nó mới cho nhiều bắp, tôi còn nuôi nhiều lợn, gà để ăn và bán mua phân bón. Còn những nhà kia họ lười lắm không trồng được cả rau ăn, vườn thì bỏ hoang không chăn nuôi con gì cả. Khi nhà nước cho vay tiền mua trâu, bò 5 triệu đồng/ hộ thì họ chỉ mua con giống khoảng 3 triệu thôi, còn lại thì để ăn tiêu hết, xong lại còn không chịu chăm sóc, nó gầy, yếu không có chuồng trại nó đói, rét thì nó phải chết thôi. Đến mùa thu hoạch thì sẵn ngô mang ra nấu rượu uống thì nhanh hết lắm,( một sinh ngô) tức là khoảng 24kg nấu rượu uống một ngày thì hết mà vẫn phải ăn, còn xay ra làm (Mèn Mén) thì phải ăn được 4 đến 5 ngày nên đến lúc giáp hạt họ đói là phải thôi).
( trích nguồn phỏng vấn số 4. Nam: 52 tuổi).
Qua những lý giải trên của ông Sán về một số nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tuy còn mang tính phiến diện, chủ quan. Xong cũng cho chúng ta thấy một thực tế là: Khi người dân không biết tính toán làm ăn, không tận dụng tranh thủ mua vụ và siêng năng cần cù đúng lúc, đúng thời vụ. Lại thiếu kiến thức và kế hoạch chi tiêu, trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước, thì đói nghèo và tái đói nghèo rất khó mà khắc phục được. Vì vậy làm thế nào để cho những hộ thuộc diện nghèo đói thay đổi được cách nghĩ, cách làm, cách tiêu dùng chính là một trong những chìa khóa giúp họ xóa đói nghèo một cách bền vững.
2.2. Phân bố hộ nghèo theo các xã trong huyện.
Để thấy được tỷ lệ đói nghèo của các xã trong toàn huyện ta lấy việc phân bố hộ nghèo theo các xã trong toàn huyện năm 2005 (theo tiêu chí mới), ta sẽ thấy rõ hơn những hộ nghèo thường sống ở khu vực nào. các xã có đông đồng bào Mông sinh sống có tỷ lệ ngềo đói như thế nào, ta đi vào phân tích bảng sau:
Bảng2: Phân bố hộ nghèo đói các xã trong huyện.
STT
Tên xã
Tổng số hộ
Số hộ nghèo đói
tỷ lệ%
1
Bạch Đích
547
356
65,08
2
Thị trấn Yên Minh
1076
458
42,56
3
Hữu Vinh
613
381
62,15
4
Đông Minh
435
283
65,05
5
Mậu Long
783
527
67,31
6
Mậu Duệ *
971
668
70,85
7
Ngọc Long
1055
686
65,02
8
Du Già *
947
646
68,21
9
Du Tiến
533
336
63,03
10
Ngam La *
456
326
71,49
11
Na Khê
615
351
57,07
12
Lao Và Chải *
714
524
73,39
13
Phú Lũng *
405
303
74,81
14
Thắng Mố *
374
299
79,94
15
Sủng Cháng *
508
418
82,28
16
Sủng Thài *
933
746
79,96
17
Lũng Hồ *
896
676
75,44
18
Đường Thượng *
522
407
77,96
Cộng
12.383
8.391
67,76 chia TB
(Nguồn: Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện Yên Minh năm 2005)
Nhìn vào bảng trên cho ta thấy tỷ lệ chung về đói nghèo ( theo tiêu chí mới) của toàn huyện là rất cao 67,76%. Vậy tại sao tỷ lệ nghèo đói lại cao như vậy, trong khi đã có nhiều năm triển khai và thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Trong phạm vi của cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng, trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo đã luôn được đánh giá là đạt được những kết quả rất tốt. Chúng ta đã biết khoảng cách giữa nhóm hộ trung bình và nhóm ngèo đói theo mức chuẩn là rất hẹp. Vì vậy khi ta nâng mức chuẩn theo tiêu chí mới thì hầu hết số hộ đang ở mức trung bình lại chuyển xuống mức nghèo.
Trong những năm trở lại đây, phong trào xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành rất coi trọng. Các nguồn vốn đầu tư đang được tăng lên đáng kể. Các nguồn vốn đó được đầu tư vào hạ tầng cơ sở và đầu tư vào phát triển kinh tế, trong đó có đầu tư cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Tốc độ xóa đói giảm nghèo cũng được đẩy nhanh hơn. Từ năm 2000 tỷ lệ đói nghèo của toàn huyện là 51% ( theo chuẩn năm 2000). Đến cuối năm 2005 giảm xuống còn 21%. Như vậy mỗi năm ước giảm khoảng 6% trên một năm.
Qua bảng số liệu trên còn cho chúng ta thấy được tỷ lệ đói nghèo ở các xã, có những sự chênh lệch lớn. Những xã có đông người Mông sinh sống (Trong bảng đã được đánh dấu *). Đều có tỷ lệ đói nghèo cao hơn các xã khác trong huyện và thương cao hơn mức trung bình của huyện. Có những xã đăc biệt cao như xã Sủng Tráng chiếm đến 82.28%, đây là xã có gần 100% dân số là người Mông, các xã có tỷ lệ người Mông sinh sống cao thì đều là những xã có tỷ lệ nghèo đói cao như: Thắng Mố, Sủng Thài, Đường Thượng, Phu Lũng, Mậu Duệ, Ngam la, Lao Và Chải…Đều chiếm tỷ lệ trên 70% trở lên.
Để đi tìm hiểu thêm nguyên nhân là tại sao các xã có đông đồng bào Mông sinh sống thì tỷ lệ đói nghèo lại cao hơn các xã có các dân tộc khác sinh sống. Tôi đã phỏng vấn ông L.A.C là người Dao chủ tịch UBND xã Ngam La ông cho biết:“ Ngoài những điều kiện khó khăn nói chung dẫn đến đói nghèo của những xã người Mông, còn có một số nguyên nhân dẫn đến người dân tộc Mông thường nghèo hơn người các dân tộc khác sống trong cùng địa bàn đó là: bản chất chung của người Mông là tính tình rộng rãi không căn cơ trong cuộc sống chi tiêu như người các dân tộc khác, tết đến lợn to mấy họ cũng mổ thịt ăn dần, tết của người Mông là cả tháng trời. Họ không chú trọng đến việc tích lũy, nhà ở của họ rất sơ sài tường đất, lợp lá, nhà nhỏ và không kiên cố, trong nhà họ cũng thường không mua sắm các đồ dùng phục vụ sinh hoạt và cũng được coi như của để dành của các gia đình dân tộc khác như bàn ghế, giường tủ…Đây có thể được coi là một nét rất riêng của người Mông có thể nó là hậu quả của cuộc sống du canh, du cư trước đây. Nên khi đến điều tra đói nghèo các hộ người Mông thường rất ít tài sản có giá trị”.
( nguồn phỏng vấn số 3. Nam: 45 tuổi)
Điều này cũng rất đúng với các kết quả điều tra đói nghèo của huyện. Và cũng rất đúng với khảo sát thực tế. Năm 2003 khi đồng chí Võ Hồng Phúc bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư khi lên thăm huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang, khi đến thăm một gia đình người Mông đồng chí nói là trong nhà không có cái gì đáng giá để có thể bán đươc 50 ngàn đồng. Là một người sống và công tác cũng đã lâu năm tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc nói chung và đồng bào Mông nói riêng, tôi cũng thấy nhận định trên của ông chủ tịch xã Ngam La là rất khách quan và đúng với thực tế. Để làm rõ thêm tôi đã đi quan sát, phỏng vấn một số hộ người Mông thuộc diện nghèo của xã. Hầu hết nhà cửa của họ đều hết sức đơn giản, tạm bợ, xiêu vẹo. cột kèo thì được làm bằng những cây gỗ nhỏ cong vênh, vách thì buộc, ghép bằng những thân cây ngô mái nhà thì đã được lợp bằng Brô Xi Măng do nhà nước hỗ trợ. Trong nhà họ chỉ có một cái cối xay ngô bằng đá, một cái chảo gang to đặt dưới một cái trỏ bằng gỗ để đồ bột ngô, một vài con lợn chỉ to bằng quả bí được thả rông. Giường nằm thì được bằng những mảnh ván sơ sài, không có tủ hoặc bàn ghế. Khách đến nhà thì ngồi quanh bếp lửa bằng những cục gỗ đặt xung quanh.
Khi hỏi truyện anh L.N.P người Mông 34 tuổi, xóm Sủng Hòa xã Ngam la đã là hộ được thoát nghèo ( theo tiêu chí cũ) năm 2004 và nay đang là hộ nghèo theo tiêu chí mới.“ Anh cho biết: Năm 2004 gia đình được nhà nước hỗ trợ một bể nước, một con bò và tấm lợp mái nhà nên cuộc sống cũng đã tạm ổn định. Hiện nhà tôi có 7 khẩu gồm mẹ già, hai vợ chồng và 4 đứa con, đứa lớn 15 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi. Gia đình tôi vẫn thường thiếu ăn từ 3 đến 5 tháng trong năm, vào những lúc như thế tôi thường đi làm thuê để kiếm ăn cho cả nhà. Hiên tôi có hai đứa con đang đi học ở trường bán trú dân nuôi của xã, mỗi tháng gia đình chỉ phải góp một sinh ngô (24 kg), còn lại được nhà nước hỗ trợ thêm nên gia đình cũng đỡ nhiều. Nguyên nhân thiếu lương thực là do thiếu đất canh tác, ngô càng ngày càng cho quả bé đi. Những năm gần đây nhà nước hỗ trợ giống ngô mới và cả phân bón nữa, quả to hơn nhưng cứng ăn không ngon và hay bị mọt không để lâu được. Với người Mông uống rượu đã thành thói quen khi có khách đến nhà, hay bạn bè gặp nhau mùa đông rét lắm nên lại càng hay uống rượu, người Mông mà không biết uống rượu thì không có bạn đâu, gặp bạn là cứ phải uống say nó mới quý. Mà rượu thì chỉ nấu bằng ngô thôi, cũng biết nấu rượu thì tốn ngô lắm xong phải chịu thôi, đó là chưa kể đến khi nhà anh em có việc mình phải nấu để góp rượu với nó,thì đến khi nhà mình có việc nó lại mới giúp lại mình nên khi thu hoạch ngô xong thì cứ phải nấu rượu trước đổ vào chum.”
( nguồn phỏng vấn số 6. Nam: 34 tuổi)
Qua phỏng vấn trên ta lại biết thêm được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của người Mông. Đối với họ tiêu chí để đánh giá về giầu, nghèo, sang, hèn theo những tiêu chí khác chứ không giống với những dân tộc khác. Với họ trong nhà treo nhiều thịt ( thịt ướp muối, sấy khô treo lên gác bếp để ăn dần, nhà giầu có thịt treo quanh năm), nhiều ngô, nhiều rượu là tiêu chí để đánh giá. Nhiều người có cái nhìn thiếu thiện cảm về những tiêu chí trên từ đó có những đánh giá thiếu khách quan. Nhìn góc độ xã hội học về những tiêu chí trên ta có thể liên tưởng đến tiêu chí để đánh giá về giầu, nghèo, sang , hèn của người nông dân bắc bộ trước đây: ( nhà ngói, sân gạch, cây mít, cót thóc to quây giữa nhà) cũng từng là những tiêu chí để đánh giá. Đặt vấn đề như vậy để ta có cái nhìn về những quan niệm của người Mông còn có một khoảng cách khá xa so với quan niệm về thang giá trị của xã hội hiện đại. Từ thang giá trị chung đó ta có thể mức độ phát triển của một xã hội hay của một cộng đồng. Điều đó cũng thêm chứng minh cho chúng ta thấy sự kém phát triển của những khu vực vùng sâu, vùng xa nói chung và với cộng đồng dân tộc Mông huyện Yên Minh- Hà Giang nói riêng.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về thực trạng nghèo đói ở đây. Chúng ta xem xét sự phân bố các hộ nghèo theo cơ cấu nghề nghiệp, học vấn, tuổi của chủ hộ và trạng thái đói nghèo của mỗi hộ.
2.3 Tìm hiểu hộ nghèo theo tiêu chí cơ cấu nghề nghiệp.
Nghề nghiệp ổn định luôn là nhu cầu của người lao động. Có nghề nghiệp ổn đình, chăc chắn người lao động sẽ có thu nhập thường xuyên và ổn định. Nghề nghiệp quyết định đến thu nhập vì vậy nghề nghiệp cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến đói nghèo. Sau đây chúng ta xem xét hộ nghèo theo tiêu chí nghề nghiệp để thấy rõ hơn điều đó.
Bảng 3: Phân bố hộ nghèo theo cơ cấu nghề nghiệp.
STT
Nghề nghiệp
Hộ đói nghèo
Số hộ
Tỷ lệ
1
Cán bộ công chức
15
0,17
2
Công nhân
23
0,27
3
Nông dân
6740
80,3
4
Lao động tự do
638
7,6
5
Kinh doanh, dịch vụ
975
11,6
Cộng
8391
100
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện).
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo đói tập trung cao ở nhóm nông dân Trên (80%). Những hộ này họ đều là những người làm nông nghiệp thuần túy. Đa số họ sống ở những khu vực có điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, hơn nữa những hộ gia đình này họ thường có trình độ học vấn thấp, ít tiếp thu được khoa học kỹ thuật, cả trong trồng trọt cũng như chăn nuôi. Chậm thích ứng với cơ chế thị trường nên họ thường không theo kịp với những cách làm ăn mới, là phải tự quyết định đến hoạt động kinh tế của gia đình họ, kém linh hoạt trong tính toán chi, tiêu, đồng thời họ cũng chính là nhóm sinh nhiều con nên họ phải chi phí lớn cho việc nuôi con cả về thời gian, công sức và tiền bạc. Chính vì vậy, họ rơi vào nhóm hộ nghèo đói cao.
Những hộ nghèo đói trong nhóm người hành nghề lao động tự do cũng chiếm một tỷ lệ cao( 7,6% ). Nếu ta nói là nghề thì cũng còn có cái gì đó hơi khiên cưỡng. Xong nếu ta xét ở góc độ thu nhập của gia đình họ thì nguồn thu nhập chính của họ là thu nhập từ làm nghề tự do. Họ không phải thất nghiệp do không có đất canh tác song họ rất ít canh tác trên mảnh đất đó, họ cho người khác làm, thậm chí họ còn bỏ hoang không sử dụng. Do chuyển đổi cơ chế mà cơ cấu lao động cũng có nhiều thay đổi, tuy là ở khu vực chậm phát triển nhưng được nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng, như mở đường, xây dựng… cần rất nhiều lao động phổ thông. Nên nghề lao động tự do cũng từ đó mà tăng theo. Tuy không đều và ổn định xong so với những hộ thuần nông thì họ vẫn có thu nhập cao hơn. Vậy tại sao họ vẫn đói nghèo. Khi được hỏi anh S.P.C 35 tuổi người Mông bản Kéo Hẻn xã Mậu Duệ anh cho biết:
“Nhà tôi có 5 người hai vợ chồng và 3 đứa con, đất thì có ít lại xấu, các con còn nhỏ vợ ở nhà trông con, tôi thì đi làm thuê là chủ yếu, khi nào không có việc mới ở nhà làm việc nhà, đi làm thuê mỗi ngày được khoảng 30 ngàn. Xong không phải lúc nào cũng tìm được việc, vì vậy ngày nào có việc thì có tiền mua gạo, thời gian không có việc làm thì đói.”
( Nguồn phỏng vấn số 7)
Đây là nghề mới cũng đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho một số người xong cũng do không biết tính toán làm ăn họ chỉ chông chờ vào nguồn thu nhập bấp bênh đó không quan tâm đến việc chăn nuôi trồng trọt nên vẫn không thoát khỏi đói nghèo.
Nghề kinh doanh dịch vụ: Gọi là kinh doanh dịch vụ xong thực chất đây là số người chuyên chạy chợ, họ đi thu mua các loại nông sản, và bán những loại hàng hóa lặt vặt, xong do vốn ít nên thu nhập cũng rất kém ( bóc ngắn cắn dài). nên tỷ lệ nghèo của nhóm này cũng còn rất cao. Xong đây cũng là những tín hiệu đáng mừng vì chính họ sẽ là lực lượng thúc đẩy giao lưu hàng hóa trong tương lai, khi có vốn và kinh nghiệm họ sẽ khả hơn.
Tỷ lệ nghèo đói ở hộ cán bộ thấp là điều dễ hiểu, Tuy tiền lương hiện nay chưa phải là cao so với giá cả thị trường. Xong do có thu nhập thường xuyên, có trình độ học vấn cao, sinh ít con và biết tính toán. Vì vậy, những hộ gia đình này biết cân đối chi tiêu nên số hộ bị nghèo đói là rất nhỏ ( 0,17% ). Một số ít hộ rơi vào tình trạng nghèo đói cơ bản là do họ bị ốm đau dài ngày, hoặc bị tai nạn rủi ro.
Công nhân cũng còn một số hộ nghèo đều là những hộ công nhân giao thông, công nhân lâm trường từ khi nhà nước không còn bao cấp họ phải tự làm theo sản phẩm. Nên nhiều khi không có việc làm, họ lại thường là những hộ có hoàn cảnh khó khăn như: Gia đình khuyết thiếu, yếu sức khỏe… nên họ cũng lâm vào cảnh nghèo.
2.4 Tìm hiểu hộ nghèo theo trình độ học vấn.
Trong nhiều tiêu chí đánh giá hộ nghèo thì tiêu chí phân theo trình độ học vấn cũng rất quan trọng. Bởi vì, như chúng ta đã biết trình độ học vấn càng cao thì sự tiếp thu, nhận thức xã hội của con người càng lớn. Vì thế cho nên lấy tiêu chí trình độ học vấn để xem xét tình trạng hộ nghèo hiện nay là cần thiết. Trong chiến lược phát triển nguồn lực con người thì trình độ học vấn được đề cập với một vị trí vai trò hết sức quan trọng. Trình độ học vấn thường quyết định năng lực hoạt động của mỗi con người. Để tìm hiểu kỹ mối liên quan giữa trình độ học vấn với sự nghèo đói ta phân tích bảng số liệu sau;
Bảng 4: Tỷ lệ nghèo đói phân theo trình độ học vấn của chủ hộ.
STT
Tình độ học vấn
Hộ nghèo đói
Số hộ
Tỷ lệ %
1
Cấp tiểu học cơ sở hoặc thấp hơn
5849
69.70
2
Cấp trung học cơ sở
2361
28,13
3
Cấp trung học phổ thông
170
2,02
4
Cấp trung chuyên nghiệp
11
0,13
5
Cao đẳng, Đại học
0
00
Cộng
8391
100
Nguồn: Phòng lao động thương binh xã hội.
Như trên đã đề cập, trình độ học vấn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng, chủ hộ có trình độ học vấn cấp tiểu học hoặc thấp hơn chiếm tỷ lệ cao ( 69.70% ). Đây là đặc trưng của miền núi. Hầu hết người dân ở đây trình độ học vấn rất thấp. Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội chậm phát triển so với miền xuôi. Mà kể cả so với các huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang như Vị Xuyên, Bắc Quang, Thị xã Hà Giang thì mặt bằng dân trí nơi đây cũng còn có nhiều vấn đề phải bàn. Tuy đã được công nhận phổ cập tiểu học xong các loại chứng từ cấp các loại hàng được nhà nước hỗ trợ hoặc phiếu điều tra… thì điểm chỉ nhiều hơn là ký.
Chính vì vậy, sự nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi rất khó khăn. Người dân nơi đây đã quen với nếp nghĩ chỉ cần biết đọc, biết viết thế là được. Do vậy việc học hành không được coi trọng, hơn nữa người dân ở đây đa số là người dân tộc thiểu số, tiếng “Việt”họ hiểu không đủ nghĩa nên dù đã biết đọc, biết viết nhưng để họ tự đọc là một điều hết sức khó, đọc cho họ nghe, nói cho họ hiểu nhưng họ cũng chỉ hiểu được một lượng kiến thức rất ít thậm chí có nhiều người khi nghe tiếng Việt họ không hiểu gì.
Với những vấn đề nêu trên đã gây sức cản lớn cho việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Điều này đã tạo nên vòng luẩn quẩn, trình độ học vấn thấp nên việc nắm bắt các thông tin không kịp thời, việc tiếp nhận các kiến thức mới không đầy đủ, họ bị hạn chế về nắm bắt các cơ hội. Vì thế nghèo đói trở thành người bạn đồng hành của những hộ gia đình này.
Trình độ học vấn của người lao động thấp là một bất cập trong đào tạo tay nghề, huấn luyện các kỹ năng sản xuất kinh doanh. Do học vấn thấp lại không có tay nghề nên những hộ này họ ít có cơ hội tìm được việc làm ổn định. Trong sản xuất, kinh doanh họ thường hay gặp rủi ro thua lỗ, do thiếu sự tính toán chính xác.
Trong thực tế không phải chỉ những hộ có trình độ học vấn thấp mới lâm vào tình trạng nghèo đói, mà ngay cả những hộ có trình độ học vấn cao cũng bị rơi vào nhóm hộ nghèo đói. Vì, những hộ có trình độ học vấn cao mà bị rơi vào nhóm hộ nghèo đói không phải do họ không đủ khả năng tiếp thu kiến thức mới. Họ thường bị tác động bởi các yếu tố khách quan như thiếu vốn để đầu tư, thiếu đất, gia đình có người ốm đau hoặc bị tàn tật…
2.5 Tìm hiểu hộ nghèo theo tiêu chí độ tuổi.
Theo báo cáo đánh giá tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005 của ủy ban nhân dân huyện; thì tỷ lệ hộ nghèo trong độ tuổi lao động cao và điều đáng nói ở đây là họ rất trẻ. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm này, chúng ta phân tích sự phân bố hộ nghèo theo cơ cấu tuổi;
Bảng 5: Cơ cấu tuổi của người nghèo.
STT
Độ tuổi
Hộ Nghèo
Số hộ
Tỷ lệ
1
Dưới 30
4081
48,63
2
Dưới 40
2545
30,33
3
Dưới 50
1263
15,05
4
Trên 50
502
5,98
Cộng
8391
100
Nguồn: Phòng nội vụ huyện.
Có thể nói những hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo ở độ tuổi trên 50 có tỷ lệ thấp nhất. Các hộ gia đình ở độ tuổi này hầu hết con cái họ đã trưởng thành, lập gia đình và đã tách hộ, nhà ở của họ đã ổn định. Số hộ này chỉ chiếm 5,98% , những hộ này chủ yếu là người già, cô đơn, bệnh tật ốm đau. Khả năng vươn lên để thoát khỏi nghèo đói đối với họ là hết sức khó khăn. Họ cần được nhận sự hỗ trợ của nhà nước bằng hệ thống chính sách xã hội của các cấp , các ngành từ trung ương đến địa phương.
Số hộ nghèo đói ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (48,63% ) . Đây là những hộ trẻ mới lập gia đình, được bố mẹ tách hộ cho ra ở riêng. Do họ mới tách hộ nên kinh nghiệm quản lý gia đình, kinh nghiệm sản xuất còn thiếu. Đồng thời, những hộ này thường thiếu đất canh tác “ vì con dâu không phải là người địa phương nên họ không có đất được chia. Hai vợ chồng họ chỉ canh tác trên phần đất của cha mẹ chia cho người chồng. Bên cạnh đó họ thiếu thốn đủ thứ từ đất đai, vốn, hay dụng cụ sản xuất nên họ mới bị nghèo.
(Nguồn phỏng vấn sâu số 5).
Theo ông Phó chủ tịch UBND xã Sủng Thài : “ Những hộ nghèo ở đây lại rơi vào những người ở độ tuổi lao động sung sức. Đa số nhưng hộ này đều mới được tách hộ. Trước kia họ ở cùng cha mẹ, họ không phải lo toan tất cả mọi thứ cho gia đình. Họ chỉ làm những công việc do bố mẹ phân công, nên họ không hình dung ra hết được những công việc, những vấn đề mà khi ở riêng họ gặp phải. Cho nên nhiều hộ không làm chủ được những hoàn cảnh khó khăn, không biết cách tháo gỡ và dễ bị nghèo đói”.
( nguồn: Phỏng vấn số 8).
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là vai trò của cha mẹ trong việc định hướng cho con cái trước khi xây dựng gia đình còn thiếu. Lại kết hôn sớm. Cha mẹ chưa trang bị đầy đủ kiến thức cho con cái về việc phải làm gì khi con xây dựng gia đình và ở riêng cung như chuẩn bị về cơ sở vật chất. Đồng thời những hộ này họ thường ở những nơi xa , cao, khu vực khó khăn về cơ sở hạ tầng. Nên việc hưởng thụ văn hóa, giao lưu văn hóa hạn chế cũng như việc tiếp nhận thông tin không đầy đủ, do nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân là trình độ học vấn thấp.
Do họ thiếu kiến thức, thiếu vốn, thiếu đất… nên họ đã dựa vào nguồn tài nguyên rừng để sinh sống. Họ chặt gỗ, lấy củi đem bán và như vậy “tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt do sức tàn phá khốc liệt”môi trường sinh thái tự nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dẫn đến hàng năm có lũ quyét và họ là những người lại chiụ thiệt hại nhiều nhất.Ở đây đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ , những hộ nghèo đang trong độ tuổi lao động, họ đang ở thời kỳ sung mãn nhất của cuộc đời nếu họ có quyết tâm, được trang bị kiến thức và đồng thời được giúp đỡ đúng đắn của nhà nước, của cộng đồng thì có thể sẽ làm thay đổi cuộc sống hiện tại của họ.
Xã hội càng phát triển, sư phân công lao động ngày càng cao và rõ nét. Đặc biệt ở những đô thị lớn thì sự phân công lao động ngày càng chi tiết, đòi hỏi tay nghề của người lao động phải luôn được nâng lên. Hiện nay nhiều ngành nghề mới ra đời, tạo ra nhiều việc làm mới con người có điều kiện tìm được những công việc phù hợp với mình hơn.
Song nét đặc thù của Yên Minh là thuộc vùng núi phía Bắc. Nền kinh tế chậm phát triển, tài nguyên khan hiếm. Các ngành nghề phát triển chậm như nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nhất là nghề công nghiệp hầu như không có. Những sản phẩm làm ra cơ bản là tiêu thụ trong địa bàn huyện, chỉ một số ít hàng hóa có thế mạnh thì vươn được tới địa bàn tỉnh. Đây cũng là một trong những lý do khiến các lao động nghèo, trẻ tuổi thiếu việc làm, càng trở nên nghèo đói.
Một tỷ lệ hộ nghèo cũng tương đối lớn ở độ tuổi dưới 50 chiếm 15.05%. Những người ở nhóm tuổi này ở trong diện nghèo chủ yếu là do họ sinh nhiều con. Vào những năm 1990 – 1995 chính sách về dân số luôn được các cấp các ngành quan tâm và chỉ đạo sát sao. Song như đã trình bày ở trên, với nhận thức còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện công tác dân số không thấm vào đâu. Với suy nghĩ “trời sinh voi, trời sinh cỏ” nên họ cứ đẻ vô tư và không tính đến những khó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH20 (9).doc