MỤC LỤC
CHƯƠNG I : 3
Tổng quan về nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư chứng khoán của Công ty chứng khoán 3
1.1. Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán: 3
1.1.1. Khái niệm danh mục đầu tư: 3
1.1.2. Khái niệm nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư của công ty chứng khoán: 5
1.2. Cơ sở lý thuyết của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: 7
1.2.1. Lý thuyết thị trường có hiệu quả: 7
1.2.2. Rủi ro và doanh lợi trong đầu tư chứng khoán và lý thuyết hạn chế rủi ro phi hệ thống nhờ đa dạng hoá danh mục đầu tư: 8
1.2.3. Mô hình Markowitz: 12
1.2.4. Mô hình CAPM: 13
1.2.5. Các lý thuyết khác: 17
1.3. Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư: 19
1.3.1.Quản lý danh mục trái phiếu: 19
2.3.2.Quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu: 24
2.3.3.Quản lý danh mục đầu tư hỗn hợp: 27
1.4. Nội dung nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại CTCK: 28
CHƯƠNG II: 30
Thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển việt Nam 30
2.1. Giới thiệu về Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 30
2.1.2. Tình hình kinh doanh của BSC từ khi thành lập đến nay 34
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán NHĐT&PT Việt Nam 38
2.2.1.Tình hình thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: 38
2.2.2.Đánh giá kết quả thực hiện: 46
CHƯƠNG III: 51
Giải pháp và kiến nghị phát triển nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư tại Công ty chứng khoán BSC 51
3.1. Cơ sở khoa học của việc phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại BSC: 51
3.1.1. Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010: 51
3.1.2 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam và yêu cầu phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: 52
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư tại Công ty chứng khoán BSC 53
3.2.1.Quan điểm huy động và sử dụng dụng vốn uỷ thác đầu tư: 53
3.2.2.Đa dạng hoá sản phẩm của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư - chiến lược huy động vốn: 54
3.2.3.Lộ trình phát triển các sản phẩm QLDMDT tại BSC 57
3.2.4. Hoàn thiện quy trình QLDMĐT 61
3.3. Một số kiến nghị: 64
3.3.1. Phát triển thị trường chứng khoán cả về chiều rộng và chiều sâu. 65
3.3.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý: 68
3.3.3. Cải cách công tác quản lý nhà nước: 70
3.3.5 Đào tạo các nhà phân tích và quản lý đầu tư chuyên nghiệp: 70
KẾT LUẬN: 72
Danh mục tài liệu tham khảo .73
Phụ lục: 74
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4166 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động quản lí danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường kinh doanh, việc triển khai các nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành và tư vấn năm 2002 gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Tuy nhiên với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo trong công ty và toàn thể cán bộ trong công ty, năm 2002 có thể coi là thành công đối với việc tiếp thị các doanh nghiệp, khẳng định tính chuyên nghiệp, có bài bản, có hệ thống, có uy tín của công ty trên thị trường. Công ty đã ký được 14 hợp đồng đại lý phát hành và tư vấn các loại, trong đó hồ sơ tại Hà Nội là 3 Hợp đồng và Trái phiếu Hồ Chí Minh là 11 Hợp đồng.
Cần phải nhấn mạnh trong 14 Hợp đồng có những hoạt động mang tính cạnh tranh rất cao do giá trị hợp đồng và uy tín của doanh nghiệp đã ký như Công ty giống cây trồng Thiên Nam, Công ty Bông Bạch Tuyết, Công ty Vifon...
Bằng việc ký kết các hợp đồng này, không chỉ uy tín của công ty tăng lên mà đem lại các lợi ích khác như số lượng khách hàng lưu ký tại công ty, doanh số hoạt động môi giới, doanh thu thu phí môi giới tăng một cách đáng kể. Có thể nói đây là một cách đột phá tạo đà cho việc phát triển năm 2003:
Tổng giá trị hợp đồng đã ký: 304 triệu VNĐ.
Tổng phỉ thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành và tư vấn: 127,2 triệu VNĐ.
3)Nghiệp vụ tự doanh
Khác với năm 2001, hoạt động kinh doanh 2002 có nhiều chuyển đổi tích cực vì tự doanh đạt: 1.621 triệu VNĐ, tăng gấp 7 lần so với năm 2001. Ngoại trừ các khoản thu được từ các kênh đầu tư theo quan điểm thận trọng (doanh thu đầu tư Trái phiếu: 534 triệu VNĐ, doanh thu từ đầu tư cổ phiếu khá ổn định REE, SAM, TSM gần 10 triệu VNĐ trong năm 2002). Công ty mạnh dạn đầu tư dài hạn để mua lại 407.000 Cổ phiếu ngân quỹ của Công ty Savimex ở mức giá 22.000 đ/CP nhằm giải toả những vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty được niêm yết trên TTCK.
Mặc dù trong năm qua, giá trị thị trường của Cổ phiếu Savimex đã có lúc xuống dưới giá trị thực của Cổ phiếu (theo báo cáo phát triển cơ bản BSC và của Công ty chứng khoán khác, giá trị thực của Savimex là 23.000 - 30.000 VNĐ được tính bằng nhiều phương pháp khác nhau) và với mức cổ tức 16% trả cho các nhà đầu tư, thì chỉ riêng cổ phiếu này mang lại trên 704 triệu VNĐ.
4)Các dịch vụ mới:
Trong khi chờ chỉ đạo triển khai của NH ĐT&PT, công ty đã chủ động hợp tác với Ngân hàng INDOVINA để xây dựng quy trình và áp dụng một số sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng như nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước, cho vay bảo chứng nhằm thu hút khách hàng và mở rộng hoạt động.
Đã nghiên cứu và chuẩn bị triển khai sản phẩm quản lý danh mục đầu tư với lãi suất cam kết, quỹ lưu ký, đầu tư theo chỉ số VN-INDEX.
Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị công phu, công ty đã hoàn thành các báo cáo phát triển cơ bản, phát triển kỹ thuật 19 công ty niêm yết trên thị trường nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các nhà đầu tư ra quyết định hợp lý, có kết quả.
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán NHĐT&PT Việt Nam
2.2.1.Tình hình thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư:
Từ những ngày đầu khi mới thành lập, ban lãnh đạo công ty chứng khoán NHĐT&PT Việt Nam đã nhận thấy vai trò to lớn của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư đối với thị trường, nhà đầu tư và đối với chính công ty chứng khoán cũng như xu hướng phát triển tất yếu của nghiệp vụ này khi thị trường chứng khoán phát triển ở trình độ cao. Và coi nghiệp vụ này một nghiệp vụ chiến lược của công ty. Ngay lập tức cán bộ phòng môi giới của công ty đã bắt tay nghiên cứu việc triển khai hoạt động này với mục tiêu ban đầu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín và danh tiếng cho BSC.
2.2.1.1.Nội dung quy trình quản lý danh mục đầu tư tại BSC:
Quy trình nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại công ty chứng khoán BSC được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại BSC
Bước thực hiện
Hội đồng Đầu tư Hoặc trưởng phòng phụ trách đầu tư
Trưởng phòng Phụ trách Đầu tư
Cán bộ quản lý Danh mục Đầu tư
Bước 1
Xác định tiêu chuẩn đầu tư cho từng thời kỳ, bao gồm: Danh mục đầu tư; tỷ lệ đầu tư; Mức lãi suất mong đợi; Chính sách thưởng, phí,v.v...
Xác định chiến lược đầu tư
Hướng dẫn khách hàng mở Tài khoản Quản lý Danh mục Đầu tư
Bước 2
Quản lý số tiền uỷ thác
Thực hiện mua bán chứng khoán
Theo dõi số dư chứng khoán và tiền trong tài khoản Quản lý Danh mục Đầu tư
Gửi bảo cáo định kỳ cho khách hàng
Theo dõi, đánh giá tình hình biến động thị trường
Dưới sự giám sát của Trưởng phòng Phụ Trách Đầu tư
Để trình lãnh đạo
Bước 3
Bước 4
Thanh lý hợp đồng
Bước 5
Lưu hồ sơ
Bước 1: Xác định tiêu chuẩn đầu tư cho từng thời kỳ
Căn cứ vào tình hình thị trường, kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết và các thông tin quan trọng khác, những tiêu chuẩn cho việc đầu tư chứng khoán của từng thời kỳ sẽ được xác định:
Danh mục đầu tư: một danh mục chứng khoán có tiềm năng về lợi nhuận, bao gồm khả năng giá lên và cổ tức cao.
Tỷ lệ đầu tư: tỷ lệ cổ phiếu/ trái phiếu trong danh mục đầu tư.
Lãi suất sinh lời mong đợi: mức lãi suất Công ty niêm yết thu được khi thực hiện các chiến lược đầu tư theo các tiêu chuẩn nêu trên.
Thời hạn nhận uỷ thác đầu tư
Các mẫu biểu, báo cáo, hợp đồng... phù hợp với loại hình uỷ thác đầu tư tương ứng.
Phương án dự phòng rủi ro.
Chính sách thưởng phí: khoản phí và tiền thưởng thu từ việc quản lý danh mục đầu tư của khách hàng một cách hiệu quả...
Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, quy mô của khoản đầu tư, tiêu chuẩn đầu tư cho từng thời kỳ được xác định theo một trong hai phương thức sau:
a)Hội đồng đầu tư:
Danh mục đầu tư tổng thể cho từng thời kỳ.
Danh mục đầu tư chung vào cổ phiếu và % cụ thể cho từng cổ phiếu
Danh mục đầu tư vào các loại trái phiếu công ty
b)Trên cơ sở tham khảo danh mục đầu tư do hội đồng đầu tư đề xuất, Trưởng phòng phụ trách đầu tư xác định:
Danh mục đầu tư tiền gửi (kỳ hạn, lãi suất, v.v...)
Danh mục đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị (bao gồm cả trái phiếu công trình)
Các tiêu chuẩn đầu tư nêu trên sau khi có quyết định cuối cùng của ban giám đốc sẽ được chuyển cho Trưởng phòng phụ trách đầu tư và Cán bộ Quản lý danh mục đầu tư.
Cán bộ quản lý danh mục đầu tư sẽ thực hiện đầu tư vào các chứng khoán thuộc danh mục đầu tư do hội đồng đầu tư định ra và với tỉ lệ cổ phiếu, trái phiếu trong phạm vi đã định theo từng thời kỳ.
Bước 2: Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản Quản lý danh mục đầu tư:
Khi khách hàng có nhu cầu mở tài khoản quản lý danh mục đầu tư, Cán bộ Quản lý danh mục đầu tư hướng dẫn khách hàng ký Hợp đồng Quản lý danh mục đầu tư (xem phụ lục 1)
Sau đó cán bộ Quản lý danh mục đầu tư thông báo cho phòng kế toán để phòng kế toán thực hiện mở tài khoản Quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng và chuyển tiền uỷ thác của khách hàng vào tài khoản này.
Bước 3: Quản lý số tiền uỷ thác:
-Thực hiện giao dịch chứng khoán:
Cán bộ Quản lý danh mục đầu tư, với sự đồng ý của Trưởng phòng phụ trách đầu tư, thực hiện mua bán các loại chứng khoán trong danh mục đầu tư và theo các tiêu chuẩn đầu tư đã được xác định.
-Theo dõi số dư chứng khoán và tiền trong tài khoản Quản lý danh mục đầu tư:
Cán bộ Quản lý danh mục đầu tư theo dõi việc mua bán hàng ngày liên quan đến tài khoản Quản lý danh mục đầu tư và lưu các phiếu lệnh vào Hồ sơ Quản lý danh mục đầu tư.
+Hàng tháng Cán bộ Quản lý danh mục đầu tư gửi báo cáo tình hình giao dịch tài khoản uỷ thác đầu tư cho khách hàng (xem Phụ lục 2)
+Theo dõi và đánh giá tình hình biến động của thị trường: định kỳ Cán bộ Quản lý danh mục đầu tư trình Trưởng phòng phụ trách đầu tư. Cán bộ Quản lý danh mục đầu tư có thể làm báo cáo bất thường trong những trường hợp đặc biệt.
Trưởng phòng phụ trách đầu tư xem xét và trình Ban lãnh đạo về chiến lược đầu tư tiếp theo.
Bước 4: Thanh lý hợp đồng:
Đến trước ngày đáo hạn của Hợp đồng Quản lý danh mục đầu tư 5 ngày, Cán bộ Quản lý danh mục đầu tư gửi thông báo ngày đáo hạn cho khách hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu gia hạn thời hạn quản lý số tiền uỷ thác, Cán bộ quản lý danh mục đầu tư sẽ hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng mới và quay trở lại bước 2.
Nếu khách hàng không muốn gia hạn hợp đồng, Cán bộ quản lý danh mục đầu tư sẽ hướng dẫn khách hàng điền vào Biên bản thanh lý hợp đồng (xem Phụ lục 3) và phối hợp với phòng kế toán thực hiện rút tiền cho khách hàng như đã ghi trong biên bản trên.
Bước 5: Lưu hồ sơ
Tất cả hồ sơ liên quan đến tài khoản quản lý danh mục đầu tư được lưu riêng biệt trong Hồ sơ Quản lý danh mục đầu tư.
Như vậy quy trình quản lý danh mục đầu tư của công ty chứng khoán BSC đã tương đối đầy đủ các nội dung cơ bản của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư của một công ty chứng khoán. Tuy nhiên còn chưa chú trọng đến việc đánh giá bước kết quả thực hiện nghiệp vụ.
2.2.1.2.Các biện pháp phòng chống giảm thiểu và rủi ro:
a)Phương án xử lý khi khách hàng rút vốn trước hạn:
BSC dành một khoản tiền bằng 10% số vốn nhận uỷ thác đầu tư từ vốn Điều lệ của C/ty để làm quỹ dự phòng thanh toán. Số tiền này sẽ được đầu tư theo dạng đầu tư tiền gửi ngắn hạn, tính thanh khoản cao...
Trường hợp không sử dụng thì số tiền này cũng được sử dụng một phần để trang trải các chi phí mua sắm, chi tiêu của Công ty.
Nếu sử dụng (khách hàng có nhu cầu rút vốn trước hạn) thì BSC cũng không bị thiệt hại gì vì BSC sẽ chỉ phải trả cho khách hàng 0,4%/tháng trên số vốn uỷ thác. Như vậy mức chênh lệch mà BSC được hưởng sẽ là trên 0,35%/tháng, đủ bù đắp những chi phí mà BSC đã bỏ ra.
Để đảm bảo an toàn về tính thanh khoản, với chi phí hợp lý, trong Hợp đồng uỷ thác sẽ bổ sung điều khoản về rút vốn trước hạn. Trong đó quy định rõ khách hàng phải thông báo trước 07 ngày làm việc cho BSC trước khi thực hiện rút toàn bộ hay một phần vốn đầu tư.
b)Rủi ro đối với khoản đầu tư vào trái phiếu:
+ NHĐT&PT Việt Nam mất khả năng thanh toán: Rất khó xảy ra.
+ NHĐT&PT Việt Nam thanh toán lãi suất trái phiếu thấp hơn cam kết hoặc thấp hơn nhiều so với lãi suất cùng kỳ hạn của các Ngân hàng thương mại khác: Rất khó xảy ra.
+ Các trường hợp rủi ro do biến động lãi suất:
Trường hợp lãi suất thương mại tăng: Lãi suất thanh toán trái phiếu BIDV cũng tăng (do là lãi suất thả nổi) => Lãi suất mong đợi của khoản đầu tư sẽ cao hơn 8,8%/năm.
Theo dự tính, lãi suất thương mại trong những năm tới khó có thể thấp hơn 8%/năm. Nếu BIDV thanh toán lãi trái phiếu BIDV là 8%/năm trong những năm tới thì mức sinh lời của trái phiếu là: 10,15%/năm.
Trường hợp lãi suất thương mại trong những năm tới hạ chỉ còn 7%/năm. BIDV thanh toán lãi trái phiếu là 7%/năm thì mức lãi đầu tư cũng được 9,3%/năm.
Trường hợp xấu nhất lãi suất tiếp tục đi xuống và lãi thanh toán trái phiếu của BIDV thấp thì mức sinh lời tối thiểu theo cam kết của BIDV ta cũng thu được 8,8%/năm.
c)Rủi ro đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu:
Do sự biến động của thị trường cổ phiếu, Phòng Môi giới đề xuất chỉ đầu tư tối đa 10% vốn uỷ thác vào các cổ phiếu niêm yết. Dự kiến mức lỗ tối đa đối với các khoản đầu tư này là 15%. Phòng Môi giới trình Giám đốc xem xét cho phép lập Quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ này với giá trị bằng 1,5% tổng giá trị nhận uỷ thác.
2.2.1.3.Tình hình thực hiện:
a)Năm 2002:
Do tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không ổn định nên ngày 01/01/2002 Công ty chứng khoán NHĐT&PTVN mới bắt đầu triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư một cách không chính thức chỉ mang tính chất thí điểm, thử nghiệm với hai khách hàng rất quen thuộc của công ty với số vốn ít ỏi là 150.000.000 đồng. Công ty hoàn toàn không ký hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với khách hàng, không hề thu phí mà gần như chỉ tư vấn miễn phí cho hai khách hàng này.
Đến ngày 31/12/2003 tổng kết việc quản lý danh mục đầu tư cho hai khách hàng trên, kết quả thu được mức lợi suất đầu tư 0,63%. Tuy mức lợi suất này là không cao nhưng so với tình hình chung của thị trường chứng khoán Việt Nam lúc bấy giờ thì đây là một thành công lớn.
b)Năm 2003
Sau lần thử nghiệm thành công năm 2002, ngày 25/01/2003 công ty triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư một cách chính thức với hình thức ban đầu là Quản lý danh mục đầu tư có đảm bảo. Mức lãi suất cam kết là 8,8%/năm. BSC trở thành công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng. Lúc này lãi suất trên thị trường chỉ vào khoảng 7,5%/năm, hơn nữa năm 2002 là một năm không thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam nên mức lãi suất cam kết 8.8%/năm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Có 17 khách hàng ký hợp đồng với công ty với số tiền uỷ thác đầu tư là 1 tỷ đồng. Sau đó công ty mở một tài khoản đứng tên công ty dùng toàn bộ số tiền 1 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu của NHĐT&PT Việt Nam.
Bảng 2.1: Danh mục đầu tư thực tế của BSC năm 2003
Ngày mua
Chứng khoán
Khối lượng
Giá
Thành tiền (vnđ)
Số dư tiền
28/01/2003
BID1_100
3500
90.300
316,050,000
13/02/2003
BID1_100
300
90.800
27,240,000
14/02/2003
BID1_100
70
90.800
6,356,000
17/02/2003
BID1_100
7150
90.900
649,935,000
Tổng cộng
BID1_100
11,020
999,581,000
410,900
Ngày bán
Chứng khoán
Khối lượng
Giá
Thành tiền (vnđ)
Lãi đã nhận (7,42%/năm)
28/01/2004
BID1_100
3873
92
356,316,000
11/02/2004
BID1_100
7147
92,500
661,097,500
Tổng cộng
BID1_100
11,020
1,017,413,500
81,793,660
Nguồn: Báo cáo kết quả đấu thầu trái phiếu của BSC
Ngày 28/01/2004 Công ty tất toán cho khách hàng, kết quả là:
Tổng số tiền thu được = Trái tức + chênh lệch giá
= 8 1,793,660 + 17,825,960 = 99,619,620 (vnđ)
Tỷ suất lợi nhuận bình quân = 10%
Tỷ suất lợi nhuận khách hàng được hưởng = 9,52%/năm
Lợi nhuận BSC được hưởng (0,48%/năm) = 4,800,000 vnđ
Năm 2004 công ty chưa thực hiện tiếp nghiệp vụ Quản lý danh mục đầu tư.
2.2.2.Đánh giá kết quả thực hiện:
2.2.2.1. Các thành tựu và nguyên nhân cơ bản:
a) Năm 2002:
Năm 2002 công ty đã giúp khách hàng đạt mức lợi suất 0.63%/năm. So với lãi suất gửi ngân hàng lúc đó vào khoảng 7%/năm thì mức lợi suất đầu tư này quá thấp. nhưng lại là một thành công, một sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ thực hiện nghiệp vụ này. Vì năm 2002 thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà xuống dốc. Chúng ta có thể thấy điều đó qua đồ thị sau:
Đồ thị 2.1: BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ VN-INDEX TRONG NĂM 2002
Nguồn: trang Web
Qua biểu đồ trên ta thấy, đóng cửa phiên cuối cùng năm 2002, ngày 31/12/2002 chỉ số VN-Index đạt 183.33 điểm, giảm 55.94 điểm (23.38%) so với phiên cuối năm 2001 ngày 31/12/2001. Như vậy việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2002 chỉ cần không thua lỗ đã là khó chứ chưa nói đến việc thu được lợi nhuận.
Để đạt được kết quả này Hội đồng đầu tư của công ty chứng khoán BSC đã thực hiện rất tốt việc phân tích vĩ mô, phân tích ngành và phân tích kỹ thuật. Các cán bộ quản lý danh mục đầu tư đã tư vấn cho khách hàng đầu tư tập trung vào các cổ phiếu: AGF, CAN, REE. Năm 2002 những ngành xuất khẩu nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng gặt hái được nhiều thành công. Các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam đã xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường Mỹ và các nước EU với thế mạnh cạnh tranh là giá thấp, chất lượng cao gây được áp lực lớn đối với hiệp hội cá da trơn của Mỹ. Mà tiêu biểu cho ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chính là hai công ty AGF, CAN. Cho nên việc lựa chọn hai cổ phiếu này trong danh mục là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên điều quan trọng nhất dẫn đến thành công của công ty phải kể đến việc phân tích kỹ thuật để lựa chọn thời điểm mua bán chứng khoán. Công ty đã tư vấn hướng khách hàng tới chiến lược quản lý danh mục chủ động. Giúp khách hàng lựa chọn thời điểm mua bán thích hợp chứ không đơn thuần nắm giữ chứng khoán một cách thụ động. Vì vậy mặc dù năm 2002 VN-Index giảm 55.94 điểm (23.38%) nhưng danh mục của nhà đầu tư vẫn đạt mức lợi suất 0.63% năm cao hơn mức trung bình toàn thị trường.
b) Năm 2003:
Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư có đảm bảo của Công ty chứng khoán NHĐT&PT đã thành công về nhiều mặt.
-Lợi nhuận đầu tư cao (10%/năm) vượt hơn so với mức lãi suất cam kết (8,8%)
-Mức độ rủi ro thấp, độ an toàn cao.
-Việc Công ty chứng khoán NHĐT&PT trở thành công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư làm cho Uy tín công ty tăng cao và nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của các nhà đầu tư chứng khoán và đã thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng đến với công ty. ( Tăng số tài khoản, quảng bá hình ảnh hoạt động của BSC)
-Nâng cao uy tín, chất lượng trái phiếu BIDV. BSC đã đứng ra thu mua các trái phiếu của nhà đầu tư đã mua trước đây với lãi suất hợp lý ( cao hơn nếu họ bán lại cho các ngân hàng), thuận tiện, nhanh chóng. Giải quyết được khó khăn, vướng mắc về thủ tục, tháo gỡ nhiều phiền hà trong giao dịch.
Những thành công trên có được là do sự quan tâm hỗ trợ của Ban lãnh đạo NHĐT&PT Việt Nam đã bán trái phiếu BID1_100 với lãi suất ưu đãi cho Công ty. Bên cạnh đó cũng phải kể đến cách làm sáng tạo của BSC, công ty đã tập hợp tất cả các nguồn của các nhà đầu tư riêng lẻ thành một nguồn vốn chung rồi mới thực hiện mua trái phiếu bởi nếu để riêng từng tài khoản uỷ thác nhỏ lẻ của nhà đầu tư thì sẽ không thể nào mua được trái phiếu có mệnh giá cao và khối lượng giao dịch lớn. Đây chính là cách mà các quỹ đầu tư chứng khoán thường sử dụng để huy động vốn. Nó sẽ là một gợi ý hay cho chiến lược huy động vốn của các công ty chứng khoán nói chung trong nỗ lực phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư khi các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân với lượng vốn ít ỏi. (Điều này sẽ được đề cập kỹ hơn trong mục 3.2.1 - Quan điểm về huy động vốn)
2.2.2.2.Các hạn chế và nguyên nhân cơ bản
Qua một số thông tin trên có thể nói, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại CTCK NHĐT&PT Việt Nam hiện nay chưa phát triển, mang lại thu nhập không đáng kể cho công ty. Tuy là công ty chứng khoán Việt Nam đầu tiên triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư nhưng nghiệp vụ này vẫn còn rất đơn giản chưa thực sự đúng với bản chất của nghiệp vụ này mà chỉ mang tính chất thử nghiệm nhằm quảng bá về hình ảnh công ty để thu hút nhà đầu tư. Công ty vẫn chưa xây dựng được một cách có hệ thống các chiến lược đầu tư cũng như phương pháp lựa chọn danh mục đầu tư, quản lý đầu tư theo danh mục đã lựa chọn. Các quy trình thực hiện quản lý danh mục đầu tư đã được xây dựng cũng rất đơn giản và các lý thuyết, mô hình về quản lý danh mục đầu tư vẫn chỉ là những khái niệm mơ hồ, xa lạ chưa thể áp dụng vào thực tiễn.
- Việc phân bổ tài sản vào các loại chứng khoán hoàn toàn dựa trên các phân tích mang nặng định tính, chủ quan. Các loại chứng khoán được lựa chọn hầu như chỉ chú trọng đến yếu tố rủi ro và thu nhập của từng loại chứng khoán đơn lẻ, chưa có sự đánh giá về vai trò tương tác lẫn nhau của các chứng khoán trong cả danh mục.
- Quản lý danh mục đầu tư với mức lợi suất đảm bảo 8,8% là tương đối cao và khá an toàn, hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên để đạt mức lợi suất đảm bảo tương đối cao này công ty cũng phải lựa chọn phương án đầu tư an toàn, phải đầu tư hết vào trái phiếu ưu đãi của NHĐT&PT , bỏ qua những cơ hội có thể đạt được mức lợi suất cao hơn, đồng thời làm cho nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư không còn đúng với bản chất của nó. Đến năm 2004, NHĐT&PT không thực hiện việc cung cấp trái phiếu với lãi suất ưu đãi cho công ty nữa điều này đồng nghĩa với việc nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư không thể tiếp tục triển khai.
Những hạn chế nêu trên có phần rất lớn bắt nguồn từ những khó khăn khách quan từ phía thị trường như sau:
Điểm đầu tiên cần phải đề cập đến là khả năng đa dạng hóa của các danh mục đầu tư hiện vẫn còn hạn chế và bị động, hoạt động quản lý danh mục đầu tư của công ty chủ yếu tập trung vào trái phiếu. Thực tế, các tổ chức thực hiện quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cũng không thể thực hiện đa dạng hóa đầu tư, danh mục đầu tư hiện tại chỉ là một sự chắp nối đơn thuần của nhiều loại chứng khoán được do không có nhiều sự lựa chọn về chứng khoán. Ngày 15/3/2004 cổ phiếu của công ty Bông Bạch Tuyết (BBT) chính thức lên sàn giao dịch nâng số công ty niêm yết lên con số 24. Mặc dù lý thuyết về quản lý danh mục đầu tư không phải chỉ áp dụng cho các chứng khoán niêm yết tuy nhiên khi chứng khoán niêm yết sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc phân tích đầu tư của các chuyên gia, ví dụ như: thông tin về công ty niêm được thực hiện một cách chính xác, công khai và minh bạch. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay chưa có các tổ chức định mức tín nhiệm, kiểm toán còn nhiều bất cập cho nên việc đánh giá đúng rủi ro, doanh lợi dự kiến… của cổ phiếu các công ty chưa niêm yết là rất khó khăn. Do đó các mô hình và lý thuyết quản lý danh mục đầu tư hiện đại không đủ các điều kiện cần thiết để ứng dụng vào thực tế Việt Nam. Hơn nữa trong số 24 công ty đã niêm yết không có các tổng công ty lớn thuộc các ngành chủ chốt của nền kinh tế như bưu điện, hàng không, xăng dầu... nên chưa phải là "phong vũ biểu" của nền kinh tế làm cho việc phân tích vĩ mô, phân tích ngành không phát huy được tác dụng.
Cùng với quy mô nhỏ bé, sự thiếu vắng các công ty niêm yết lớn, có tiềm năng mạnh và các nhà đầu tư lớn trên thị trường khiến cho giá cả của các loại chứng khoán thường xuyên có những biến động lớn. Đặc biệt sự cùng lên, cùng xuống trong giá cả của các loại chứng khoán trong một thời gian dài đã làm cho các nỗ lực đa dạng hoá của các tổ chức thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư trở nên vô nghĩa.
Thứ hai, người Việt Nam chưa có thói quen uỷ thác đầu tư. Thực tế cho thấy hầu hết các tổ chức và cá nhân đều muốn tự mình thực hiện các khoản đầu tư và cái họ cần đôi khi chỉ là những ý kiến tư vấn của các tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp.
Thứ ba, nhà đầu tư trên thị trường chủ yếu là những nhà đầu tư cá nhân ít vốn, tham gia thị trường mang tính thăm dò, chưa mang tính chuyên nghiệp. Chúng ta có thể thấy điều này qua bảng sau:
Bảng 2.2: Phân loại nhà đầu tư
STT
Phân loại nhà đầu tư
Số lượng tài khoản đã mở
Tỷ lệ %
1
Tổ chức
90
0.62
2
Cá nhân
14.375
99,14
3
Nước ngoài
35
0.24
Tổng cộng:
14.500
100
nguồn: căn cứ các báo cáo của UBCKNN
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên còn phải kể đến một vài nguyên nhân chủ quan từ phía công ty chứng khoán NHĐT&PT:
Công ty chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ tinh nhuệ, giàu kinh nghiệm, đủ uy tín để triển khai các quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả. Đôi khi, công tác tuyển chọn nhân sự thích hợp cho các vị trí thực hiện quản lý đầu tư chưa thực sự được chú trọng. Trình độ quản lý đầu tư yếu đã thể hiện ngay ở khâu xác định chiến lược đầu tư, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược đã đặt ra. Chính vì vậy giải pháp đầu tư an toàn nhất thường được chọn là trái phiếu.
Hơn nữa việc áp dụng công nghệ tin học chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc phân tích, lựa chọn danh mục đầu tư theo các mô hình cụ thể nhưng ở công ty chưa có các phần mềm này.
Tuy nhiên, những khó khăn trên không phải là bất biến, chúng sẽ dần dần được giải quyết khi nền kinh tế nói chung và các thị trường tài chính phát triển. Điều cốt yếu ở đây là sự quan tâm của Chính phủ trong việc giải quyết các cơ chế, chính sách và sự nỗ lực của chính bản thân các tổ chức tham gia trên thị trường. Dù sao, các hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian qua cũng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc mua các loại trái phiếu; đặt nền tảng cho các kỹ thuật quản lý danh mục đầu tư tiên tiến có điều kiện phát triển và bước đầu tạo ra được khái niệm ủy thác cho nhà đầu tư Việt Nam.
&
Chương III:
Giải pháp và kiến nghị phát triển nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư tại Công ty chứng khoán BSC
3.1. Cơ sở khoa học của việc phát triển nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại BSC:
3.1.1. Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010:
Ngày 05 tháng 8 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 163/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010:
a) Mục tiêu: phát triển thị trường chứng khoán về cả quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển; duy trì trật tự, quản lý giám sát thị trường nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người đầu tư.
b) Quan điểm và nguyên tắcphát triển thị trường chứng khoán: phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế ; Xây dựng thị trường chứng khoán thống nhất trong cả nước; Nhà nước quản lý bằng pháp luật; Bảo đảm tính thống nhất của thị trường tài chính, gắn sự phát triển của thị trường chứng khoán với thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm.
c) Định hướng phát triển thị trường đến năm 2010:
- Mở rộng quy mô thị trường chứng khoán tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2005 đạt mức 2-3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10-15%GDP.
- Xây dựng và phát triển Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán
- Phát triển các định chế trung gian cho thị trường, tăng quy mô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1301.doc