Luận văn Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3-Thành phố Hồ Chí Minh

Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng để thực hiện mục tiêu

kinh doanh của ngân hàng, là hành động đi vay nguồn vốn nhàn rỗi trong nền

kinh tế của những cá nhân và tổ chức đang thừa vốn nhằm cung cấp vốn cho

những cá nhân và tổ chức đang có nhu cầu vay vốn. Vì thế công tác huy động

vốn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa không những đối với chi

nhánh Ngân hàng Công Thương 3- TPHCM mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ

nền kinh tế xã hội.

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5159 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3-Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian qua toàn Chi nhánh đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng, thực hiện những chương trình quảng cáo tiếp thị nhằm duy trì và thu hút khách hàng. Thêm vào đó, trong 3 năm qua, chi nhánh đã không ngừng củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương cho các đơn vị, chuyển tiền du học,… làm cho thu nhập từ các hoạt động tín dụng, phi tín dụng đều tăng lên. Qua phân tích cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3 là tương đối tốt, thu nhập và lợi nhuận luôn tăng qua các năm. Đó là nhờ vào nỗ lực của toàn thể CBCNV của Ngân hàng. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng cạnh tranh, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa cơ cấu thu nhập để đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Theo đó, Ngân hàng cần mở rộng thêm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 28 SVTH: Nguyễn Thị Hải các dịch vụ tiện ích, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập. 3.4.2. Thuận lợi và khó khăn 3.4.2.1 Thuận lợi - Với hơn 20 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng đã và đang xây dựng được một thương hiệu mạnh được đông đảo khách hang biết đến. - Hệ thống mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch tiếp ngày càng được mở rộng thuận tiện cho hoạt động giao dịch của khách hàng. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, phần lớn có thâm niên nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác. - Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đa dạng, phong phú là luôn được nghiên cứu làm mới nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. - Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng nên được sự quan tâm đông đảo từ phía khách hàng. - Bộ máy tổ chức ngày càng được chuyên môn hoá thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch. 3.4.2.2 Khó khăn - Mạng lưới chi nhánh phân bố rộng khắp nên cũng khó khăn trong việc quản lý, khó khăn trong triển khai và thực hiện các kế hoạch hoạt động, áp dụng quy chế và quy định mới. - Ngân hàng còn thiếu đội ngũ cán bộ- công nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình trong công tác. - Phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng và sẽ trở nên gay gắt hơn bao giờ hết do sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính và qui mô vốn lớn. - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới đến nay cũng đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.5. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2009 Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2009 theo chủ trương của Đảng, nhà Nước, Chính Phủ là : phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực ngăn chặn suy giảm Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 29 SVTH: Nguyễn Thị Hải kinh tế, duy trì đà tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội ; được Chính phủ chỉ đạo bằng nghị quyết số 30/2008/NQCP ngày 11/12/2008, đặc biệt 5 giải pháp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Tổng kết ngành Ngân hàng ; Chỉ thị số 06/2008/CT-NHNN ngày 31/12/2008 và 5 nhiệm vụ tập trung của ngành Ngân hàng Thống Đốc NHNN đã chỉ đạo. Trong năm 2009 Ngân hàng Công Thương tiếp tục cần bám sát mục tiêu chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN : tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ, hỗ trợ vốn và dịch vụ, tiết kiệm chi phí tối đa nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng sản xuất kinh doanh thông qua chính sách lãi suất, phí, ưu tiên khách hàng xuất khẩu, sản xuất chế biến nông sản, doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tạo đòn bẩy tăng trưởng kinh tế. - Từng bước đổi mới công tác quản trị hoạt động tín dụng với định hướng quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. - Mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu quả, xây dựng các cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng của NHNN và nguồn lực của NHCT, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững, tăng cường các biện pháp quản lý khách hàng, các khoản tín dụng, tập trung củng cố chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. - Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, coi hoạt động tín dụng là chủ lực, nền tảng cơ sở để hỗ trợ các hoạt động dịch vụ khác cùng phát triển. ● Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 - Hiện đại hoá. - Minh bạch và lành mạnh tài chính. - Tiêu chuẩn hoá các dịch vụ, quản trị Ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực. - Nâng cao chất lượng các hoạt động của từng lĩnh vực kinh doanh, đảm bảo phù hợp với thông lệ Quốc tế. - Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, tăng thị phần trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bền vững. - Hoàn thiện và phát triển bộ máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh. * Một số chỉ tiêu đặt ra cho năm 2009 : - Cho vay kinh tế tăng 25% - Bảo lãnh (bao gồm cả L/C nhập khẩu) tăng 15% - Tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 3% Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 30 SVTH: Nguyễn Thị Hải - Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) dưới 1% - Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tối đa 42% tổng dư nợ cho vay - Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản tối thiểu 85% - Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước tối đa 20% Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 31 SVTH: Nguyễn Thị Hải CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 3-TPHCM GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TỪ 2006-2008 Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng để thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, là hành động đi vay nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế của những cá nhân và tổ chức đang thừa vốn nhằm cung cấp vốn cho những cá nhân và tổ chức đang có nhu cầu vay vốn. Vì thế công tác huy động vốn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa không những đối với chi nhánh Ngân hàng Công Thương 3- TPHCM mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Qua bảng 2 và hình 6 ta thấy vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm. Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 đạt 1.554.098 triệu đồng, tăng 173.868 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12,6% so với năm 2007; năm 2007 tăng 215.690 triệu đồng tương ứng 18,5% so với năm 2006. Tổng nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng hoạt động rất hiệu quả. Nguồn vốn huy động được góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng và Ngân hàng Công Thương nói chung. BẢNG 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH TỪ NĂM 2006-2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiền gửi thanh toán 437.235 496.883 399.201 Tiền gửi tiết kiệm 388.653 441.674 538.572 Tiền gửi khác 157.890 179.430 243.612 Trái phiếu 121.454 138.023 218.925 Kỳ phiếu 109.308 124.220 153.785 Tổng cộng 1.164.540 1.380.230 1.554.098 (Nguồn: Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương 3-TPHCM) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 32 SVTH: Nguyễn Thị Hải 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Tổng NV Hình 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 3 TỪ NĂM 2006-2008 4.1.1 Vốn huy động tiền gửi 4.1.1.1 Tiền gửi thanh toán Đây là loại tiền gửi không vì lợi nhuận, khách hàng gửi vì mục tiêu thuận tiện trong thanh toán và được sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng với chi phí thấp. Tiền gửi thanh toán tăng liên tục qua 3 năm: năm 2006 là 437.235 triệu đồng; năm 2007 tăng 59.648 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 13,6%; năm 2008 tiền gửi thanh toán giảm còn 399.201 triệu đồng, giảm 97.682 triệu đồng tương ứng giảm 19,7% so với năm 2007. Nguyên nhân năm 2007 tiền gửi thanh toán tăng là do doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhu cầu thanh toán cho việc lưu thông hàng hoá tăng cao tăng cao, riêng năm 2008 thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi nên lượng tiền gửi thanh toán có xu hướng giảm. Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động được của toàn chi nhánh. Năm 2008 chiếm 25,7% tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 chiếm 36,0% và năm 2006 chiếm 37,5% so với tổng nguồn vốn huy động. Loại tiền gửi này có ý nghĩa đối với ngân hàng trong vì nó có chi phí rẻ. Nhưng cũng cần thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn này vì đây là nguồn vỗn nhạy cảm dễ biến động. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 33 SVTH: Nguyễn Thị Hải 4.1.1.2 Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi khác Chi nhánh Ngân hàng Công Thương 3 vốn nổi tiếng là chi nhánh có nghiệp vụ huy động vốn mạnh vì có những chương trình thu hút mạnh tiền gửi trong dân cư, đặc biệt là những chương trình tiết kiệm dự thưởng với giá trị thưởng lên đến hàng ngàn tỷ đồng nên đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào hình thức tiền gửi tiết kiệm. Điều này giải thích tại sao lượng tiền gửi tiết kiệm qua mỗi năm đều tăng. Cụ thể năm 2006 tiền gửi tiết kiệm là 388.653 triệu đồng, năm 2007 tăng thêm 53.021 triệu đồng, đến năm 2008 đạt 538.572 triệu đồng. Bên cạnh loại tiền gửi thanh toán với chi phí thấp, tiền gửi tiết kiệm có tính ổn định thì trong cơ cấu tiền gửi của ngân hàng còn có những loại tiền gửi khác như tiền kí quỹ cũng chiếm tỷ trọng tương đối. Năm 2006 lượng tiền gửi khác là 157.890 triệu đồng; năm 2007 là 179.430 triệu đồng tăng 13,6% so với năm 2006; năm 2008 là 234.612 triệu đồng tăng 30,8% so với năm 2007. 4.1.2 Vốn huy động qua kênh phát hành kỳ phiếu và trái phiếu Kỳ phiếu và trái phiếu cũng là kênh quan trọng của kênh huy động vốn của ngân hàng. Trong các năm qua chi nhánh cũng đã phát hành kỳ phiếu và trái phiếu với giá trị lớn cho những nhu cầu và mục tiêu đầu tư của chi nhánh. Còn thời hạn mệnh giá thì tuỳ từng nhu cầu và mục đích của việc phát hành. - Kỳ phiếu là loại chứng từ có giá được ngân hàng phát hành để huy động tiết kiệm trong xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh trong thời kỳ nhất định. Thời hạn của kỳ phiếu còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng. Năm 2006 huy động vốn thông qua kỳ phiếu đạt 109.308 triệu đồng, đến năm 2007 tăng thêm 14.912 triệu đồng và năm 2008 đạt 153.785 triệu đồng. - Trái phiếu là công cụ huy động vốn dài hạn của ngân hàng. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì ngân hàng có mục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như đầu tư vào công trình, dự án liên doanh hoặc cho vay dài hạn…Ta thấy vốn huy động bằng phát hành trái phiếu tăng qua mỗi năm: năm 2006 là 121.454 triệu đồng, năm 2007 là 138.032 triệu đồng tăng 16.569 triệu đồng so với năm 2006, và năm 2008 đạt 218.925 triệu đồng tăng 30.893 triệu đồng so với năm 2007. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 34 SVTH: Nguyễn Thị Hải 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 3-TPHCM Trong bối cảnh hiện nay, khi các mức độ cạnh tranh giữa các NHTM đang trở nên gay gắt và diễn biến tình hình tài chính tiền tệ luôn có nhiều biến động. Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3 với phương châm hoạt động “An toàn, hiệu quả và bền vững” đã không ngừng cải tiến các sản phẩm dịch vụ cũng như giải quyết các vấn đề về thủ tục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cao nhất. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được với cùng với việc tận dụng các lợi thế của một NHTM quốc doanh lớn về vốn, nhân lực, uy tín,… . Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3 đã không ngừng mở rộng các hình thức tín dụng theo xu hưóng phát triển chung của nền kinh tế đồng thời có chiến lược tập trung phục vụ tốt nhất nhóm khách hàng của mình. Tại phòng khách hàng cá nhân với chức năng phục vụ tối ưu nhóm khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, cá nhân thì công tác cho vay đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. 4.2.1 Doanh số cho vay cá nhân Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ. Qua bảng trên, ta thấy doanh số cho vay đều tăng qua 3 năm: năm 2006 là 160.852 triệu đồng, năm 2007 là 208.037 triệu đồng, năm 2009 là 232.563 triệu đồng; về tỷ lệ tăng thì năm 2007 tăng 29,3% so với năm 2006, năm 2008 tăng 11,8% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Ngoài ra, việc Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, đẩy mạnh khuyến khích khách hàng sử dụng những sản phẩm dịch vụ mới như chuyển tiền nhanh, chi trả kiều hối… đã góp phần tích cực vào việc tăng doanh số cho vay và quy mô hoạt động của ngân hàng. L uậ n vă n tố t n gh iệ p G V H D : T h. s T rầ n Á i K ết 35 SV T H : N gu yễ n T hị H ải B ản g 3: D O A N H S Ố C H O V A Y C Á N H Â N C Ủ A N G Â N H À N G C Ô N G T H Ư Ơ N G C H I N H Á N H 3 T Ừ 2 00 6- 20 08 Đ ơn v ị t ín h: T ri ệu đ ồn g (P hò ng tổ ng h ợp c un g cấ p) C hỉ T iê u N ăm 2 00 6 N ăm 2 00 7 N ăm 2 00 8 C hê nh lệ ch 20 07 /2 00 6 C hê nh lệ ch 20 08 /2 00 7 Số ti ền ( % ) Số ti ền ( % ) Số ti ền (% ) Số ti ền (% ) Số ti ền (% ) 1. T he o th ời h ạn 16 0. 85 2 10 0 20 8. 03 7 10 0 23 2. 56 3 10 0 47 .1 85 29 ,3 24 .5 26 11 ,8 - N gắ n hạ n 61 .4 61 38 ,2 11 5. 39 8 55 ,5 18 2. 09 7 78 ,3 53 .9 37 87 ,8 66 .6 99 57 ,8 - T ru ng v à dà i h ạn 99 .3 91 61 ,8 92 .6 39 44 ,5 50 .4 66 21 ,7 -6 .7 52 -6 ,8 -4 2. 17 3 -4 5, 5 2. T he o m ục đ íc h va y 16 0. 85 2 10 0 20 8. 03 7 10 0 23 2. 56 3 10 0 47 .1 85 29 ,3 24 .5 26 11 ,8 - T iê u dù ng 5. 30 8 3, 3 17 .4 75 8, 4 21 .3 97 9, 2 12 .1 67 22 9, 2 3. 92 2 22 ,4 - S X K D 15 5. 54 4 96 ,7 18 9. 93 8 91 ,3 21 0. 00 4 90 ,3 34 .3 94 22 ,1 20 .0 66 10 ,6 - H ọc tậ p và c hữ a bệ nh ở n ướ c ng oà i. - - 62 4 0, 3 1. 16 2 0, 5 62 4 - 53 8 86 ,2 3. T he o ph ư ơn g th ứ c bả o đả m 16 0. 85 2 10 0 20 8. 03 7 10 0 23 2. 56 3 10 0 47 .1 85 29 ,3 24 .5 26 11 ,8 - K hô ng c ó bả o đả m bằ ng tà i s ản . 6. 27 3 3, 9 6. 65 7 3, 2 2. 55 8 1, 1 38 4 6, 1 -4 .0 99 -6 1, 6 - B ảo đ ảm b ằn g tà i s ản 15 4. 57 9 96 ,1 21 0. 30 8 96 ,8 23 0. 00 4 98 ,9 55 .7 29 36 ,1 19 .6 96 9, 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 36 SVTH: Nguyễn Thị Hải 232.563 208.037 160.852 0 50000 100000 150000 200000 250000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đ ồ n g Hình 7: DOANH SỐ CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 3 TỪ NĂM 2006-2008 4.2.1.1 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn vì đảm bảo thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Vì thế doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua mỗi năm 2007 tăng 87,8% so với năm 2006, năm 2008 tăng 57,8% so với năm 2007. Trong cơ cấu cho vay, cho vay ngắn hạn ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng được nâng cao dần. Cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống qua các năm. Do định hướng phát triển của Ngân hàng là tập trung tăng trưởng dư nợ bằng cách cho vay có trọng điểm sau đó sẽ đẩy mạnh cho vay phân tán theo đề án phù hợp với lợi thế từng địa bàn. Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng, khách hàng cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn. Đặc điểm của món vay này là số tiền vay tương đối lớn, thời gian trả nợ nhiều Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 37 SVTH: Nguyễn Thị Hải hơn một năm nên nó đòi hỏi khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả hết nợ cho Ngân hàng khi món vay đáo hạn, do đó nó chiếm tỷ trọng nhỏ so với cho vay ngắn hạn. Nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay trung và dài hạn nên ngân hàng đã chủ động giảm dần tỷ trọng cho vay của loại hình này. Hơn nữa vốn huy động từ khách hàng cũng phần lớn là ngắn hạn nên cho vay trung và dài hạn cũng bị hạn chế. Vì thế mà doanh số cho vay trung và dài hạn giảm qua các năm: năm 2007 giảm 6.752 triệu đồng tương ứng giảm 6,8% so với năm 2006, năm 2008 giảm 42.173 triệu đồng tương ứng giảm 45,5% so với năm 2007. 4.2.1.2 Doanh số cho vay cá nhân mục đích vay Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng, cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay, tuy nhiên tỷ trọng cho vay có xu hướng ngày càng giảm dần do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng cao nhu cầu sử dụng các tiện nghi hiện đại, nhu cầu học tập và chữa bệnh ở nước ngoài cộng với sự chủ ñộng của Ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu cho vay cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Sản xuất kinh doanh TPHCM là một trung tâm kinh tế lớn nên việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà các cá nhân cũng cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, cho nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này này cũng tăng rất nhanh qua mỗi năm: năm 2006 đạt 155.544 triệu đồng, năm 2007 là 189.938 triệu đồng tăng lên 22,1% so với năm 2006, năm 2008 đạt 210.004 triệu đồng tăng 10,6% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó bên cạnh nhu cầu vốn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, còn nhờ nỗ lực tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng nhằm giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng. - Tiêu dùng Đây là loại hình cho vay phổ biến và rất phát triển trong những năm gần đây. Khi thu nhập cũng như đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu. Loại hình này những năm trước bị giới hạn ở một số đối tượng là cán bộ công chức nhưng hiện nay nó đã được phổ biến Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 38 SVTH: Nguyễn Thị Hải rộng rãi từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp lớn, đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ. Mục đích của khoản vay tiêu dùng là để mua nhà, sửa chữa nhà, mua quyền sử dụng đất để làm nhà ở, mua thiết bị nội thất gia đình, hay mua sắm phương tiện đi lại, chẳng hạn như khách hàng muốn sở hữu một chiếc xe hơi nhưng họ tích luỹ chưa đủ… Với đặc điểm của nó là cho vay trả góp trong thời hạn từ 1 đến 3 năm hoặc thời gian có thể linh động hơn tuỳ theo thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng giúp cho khách hàng dễ dàng có được phương tiện, vật dụng mình mong muốn khi tài chính có giới hạn. Điều này làm cho doanh số cho vay của loại hình này tăng lên. Cụ thể, năm 2006 là 5.308 triệu đồng đến năm 2007 tăng mạnh lên 17.475 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng 229,2% so với năm 2006, năm 2008 tăng 22,4% so với năm 2007. - Học tập và chữa bệnh ở nước ngoài Với mục đích hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên, những người đã đi làm có nhu cầu đi học ở nước ngoài, hoặc những người có nhu cầu vay để chữa bệnh ở nước ngoài. Những khách hàng được ngân hàng cho vay diện này là những có năng lực về tài chính sẵn nhưng chưa đủ cho nhu cầu nên cần hỗ trợ thêm một phần. Loại hình cho vay này được ngân hàng chú ý trong khoảng 2 năm gần đây vì vậy doanh số cho vay chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2007 chiếm 0,3% và năm 2008 chiếm 0,5% doanh số cho vay. 4.2.1.3 Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, ngân hàng hạn chế cho vay những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay và giảm dần qua mỗi năm. Cụ thể năm 2006 chiếm 3,9%, năm 2007 chiếm 3,2%, đến năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 1,1%. 4.2.2. Doanh số thu nợ cá nhân Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số này còn phản ánh khả năng đánh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 39 SVTH: Nguyễn Thị Hải giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng qua 3 năm, cụ thể là vào năm 2007 doanh số thu nợ tăng 36.797 triệu đồng tương ứng 29,7% so với năm 2006; năm 2008 tăng 2.679 triệu đồng tương ứng 1,7%. Do năm 2007 tình hình kinh tế diễn biến tốt hoạt động sản suất kinh doanh của người dân mang lại hiệu quả cao nên công tác thu hồi vốn diễn ra thuân lợi. Nhưng đến năm 2008 doanh số thu nợ tăng với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với 2007. Nguyên nhân do tình hình kinh tế năm 2008 không ổn định do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo sự suy giảm của thị trường chứng khoán và thị trường trường bất động sản, dẫn đến nguồn vốn của nền kinh tế bị ứ đọng. Từ đó công tác thu hồi vốn của ngân hàng một phần cũng bị ảnh hưởng. 163.492160.813 124.016 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đ ồ n g Hình 8: DOANH SỐ THU NỢ CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 3- TPHCM TỪ NĂM 2006-2008 L uậ n vă n tố t n gh iệ p G V H D : T h. s T rầ n Á i K ết 40 SV T H : N gu yễ n T hị H ải B ản g 4: D O A N H S Ố T H U N Ợ C Á N H Â N C Ủ A N G Â N H À N G C Ô N G T H Ư Ơ N G C H I N H Á N H 3 T Ừ 2 00 6- 20 08 Đ ơn v ị t ín h: T ri ệu đ ồn g (P hò ng tổ ng h ợp c un g cấ p) C hỉ T iê u N ăm 2 00 6 N ăm 2 00 7 N ăm 2 00 8 C hê nh lệ ch 20 07 /2 00 6 C hê nh lệ ch 20 08 /2 00 7 Số ti ền T ỉ l ệ (% ) Số ti ền T ỉ l ệ (% ) Số ti ền T ỉ l ệ (% ) Số ti ền (% ) Số ti ền (% ) 1. T he o th ời h ạn 12 4. 01 6 10 0 16 0. 81 3 10 0 16 3. 49 2 10 0 36 .7 97 29 ,7 2. 67 9 1, 7 - N gắ n hạ n 50 .4 75 40 ,7 92 .3 07 57 ,4 12 0. 49 4 73 ,7 41 .8 32 82 ,9 28 .1 87 30 ,5 - T ru ng v à dà i h ạn 73 .5 41 59 ,3 68 .5 06 42 ,6 42 .9 98 26 ,3 -5 .0 35 -6 ,9 -2 5. 50 8 -3 7, 2 2. T he o m ục đ íc h va y 12 4. 01 6 10 0 16 0. 81 3 10 0 16 3. 49 2 10 0 36 .7 97 29 ,7 2. 67 9 1, 7 - T iê u dù ng 25 .1 75 20 ,3 35 .7 00 22 ,2 55 .5 87 34 ,0 10 .5 25 41 ,8 19 .8 87 55 ,7 - S X K D 98 .7 17 79 ,6 12 5. 11 3 77 ,8 10 7. 57 8 65 ,8 26 .3 96 26 ,7 -1 7. 53 5 -1 4, 0 - H ọc tậ p và c hữ a bệ nh ở nư ớc n go ài . 12 4 0, 1 - - 32 7 0, 2 - - - - 3. T he o ph ư ơn g th ứ c bả o đả m 12 4. 01 6 10 0 16 0. 81 3 10 0 16 3. 49 2 10 0 36 .7 97 29 ,7 2. 67 9 1, 7 - K hô ng c ó bả o đả m bằ ng tà i s ản . 1. 98 4 1, 6 2. 73 4 1, 7 2. 12 5 1, 3 75 0 37 ,8 -6 09 -2 2, 3 - B ảo đ ảm b ằn g tà i s ản 12 2. 03 2 98 ,4 15 8. 07 9 98 ,3 16 1. 36 7 98 ,7 36 .0 47 29 ,5 3. 28 8 2, 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Ái Kết 41 SVTH: Nguyễn Thị Hải 4.2.2.1 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn Qua bảng doanh số thu nợ, ta thấy Ngân hàng có doanh số thu nợ ngắn hạn trong 3 năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể tỷ trọng thu nợ ngắn hạn năm 2006 chiếm 40,7%, năm 2007 chiếm 57,4% và năm 2008 tăng mạnh lên 73,7% trong tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên tất nhiên là doanh số thu nợ ngắn hạn cũng cao hơn trung và dài hạn. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân theo nhu cầu vốn vay Như đã phân tích ở trên cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao tổng doanh số cho vay vì vậy mà doanh số thu nợ ở lĩnh vực này cũng luôn chiếm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3-TPHCM.pdf
Tài liệu liên quan