Luận văn Thực trạng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ VẤN ĐỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 3

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 3

1.1. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm nhân thọ 3

1.2. Những đặc trưng của Bảo hiểm nhân thọ 8

1.2.1. BHNT là loại hình bảo hiểm duy nhất có thể chi trả cho dù có rủi ro hay không có rủi ro xảy ra – vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro. 8

1.2.2. BHNT đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm. 9

1.2.3. Các loại hợp đồng trong BHNT thường rất đa dạng và phức tạp. 10

1.2.4. Phí BHNT chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp. 10

1.2.5. BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định. 11

1.3. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ. 12

1.4. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ. 14

1.4.1. Bảo hiểm trong trường hợp tử vong. 15

1.4.2. Bảo hiểm trong trường hợp sống. 17

1.4.3. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp. 17

1.4.4. Các điều khoản bảo hiểm bổ sung. 18

II. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 18

2.1. Khái niệm. 18

2.2. Một số khái niệm và những điểm cần lưu‎ ‎ý khi ký kết hợp đồng BHNT. 19

2.3. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 21

2.4. Thiết lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng. 22

2.4.1. Thiết lập hợp đồng. 22

2.4.2. Thực hiện hợp đồng. 23

2.4.3 Chấm dứt hợp đồng. 25

III.VẤN ĐỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 25

3.1. Khái niệm về huỷ bỏ hợp đồng. 25

3.2. Nguyên nhân huỷ bỏ HĐBH nhân thọ. 26

3.2.1 Nguyên nhân chủ quan 26

3.2.2 Nguyên nhân khách quan 31

3.3. Hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 34

3.3.1. Đối với khách hàng. 34

3.3.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. 36

3.3.3. Đối với đại lý bảo hiểm 37

3.3.4. Đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ và nền kinh tế. 38

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI BVNT HÀ NỘI. 39

I.VÀI NÉT VỀ BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI. 39

1.1.Quá trình hình thành và phát triển. 39

1.2. Cơ cấu tổ chức. 41

1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BVNT Hà Nội 45

1.3.1. Thuận lợi 45

1.3.2. Khó khăn. 47

1.4. Các sản phẩm đang triển khai tại công ty 49

1.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội giai đoạn 2003-2007. 50

II. QUI ĐỊNH VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BHNT TẠI BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 56

2.1. Quy định của pháp luật về huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 56

2.2. Qui định của BVNT Hà Nội về hủy bỏ hợp đồng BHNT. 58

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BHNT TẠI BVNT HÀ NỘI. 61

3.1. Tình hình chung về hủy bỏ hợp đồng tại BVNT Hà nội. 62

3.2. Hủy bỏ hợp đồng theo thời gian 64

3.3. Hủy bỏ hợp đồng theo sản phẩm 67

IV. NGUYÊN NHÂN HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TẠI BVNT HÀ NỘI. 69

4.1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 69

4.2. Nguyên nhân từ phía đại lí. 74

4.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng. 77

4.4. Nguyên nhân khác. 79

V. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ KHÁCH HÀNG HỦY BỎ HỢP ĐỒNG ĐÃ VÀ ĐANG SỬ DỤNG 81

5.1. Hoàn thiện sản phẩm và thiết kế sản phẩm mới. 81

5.2. Công tác đào tạo và hỗ trợ đại lí 82

5.3. Công tác chăm sóc khách hàng. 85

5.4. Cho vay phí tự động- cơ chế hữu hiệu đảm bảo quyền lợi của khách hàng. 86

5.5. Cho vay theo hợp đồng. 86

5.6. Dừng nộp phí và duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm. 87

5.7. Giảm số tiền bảo hiểm. 88

5.8. Khôi phục hiệu lực của hợp đồng,thực hiện các thay đổi liên quan đến hợp đồng 88

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BHNT TẠI BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI. 89

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BVNT HÀ NỘI NĂM 2008. 89

1.1. Mục tiêu 89

1.2. Phương hướng hoạt động. 89

 

II. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG TẠI BVNT HÀ NỘI. 92

2.1. Các giải pháp từ phía BVNT Hà Nội 92

2.1.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ . 92

2.1.2. Nâng cao chất lượng đại lý 92

2.1.3. Đa dạng hoá kênh phân phối và phương thức nộp phí bảo hiểm 93

2.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, hoạt động marketing 94

2.1.5. Thành lập một bộ phận Duy trì hợp đồng. 94

2.1.6.Hoàn thiện các chính sách có liên quan đến quyền lợi của đại lý 95

2.1.7. Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro ban đầu. 96

2.2.Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 96

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng Giải quyết quyền lợi bảo hiểm Cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho khách hàng Theo dõi, giám sát đôn dốc thực hiện dịch vụ khách hàng sau bán hàng -Phòng marketing: có chức năng: Nghiên cứu thị trường, khai thác bảo hiểm, hỗ trợ đại lý, tuyên truyền quảng cáo và quan hệ công chúng, vật phẩm hỗ trợ. Theo dõi, thu thập thông tin về tình hình kinh doanh, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh. Đôn đốc, tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra. _ Phòng phát triển và quản lý đại lý: có chức năng Tuyển dụng, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đại lý bảo hiểm nhân thọ. Đề xuất và làm đầu mối thực hiện việc mở rộng các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của lực lượng bán sản phẩm BHNT và thực hiện các chế độ chính sách đối với đại lý BHNT Xây dựng và tổ chức các phong trào thi đua trong đại lý BHNT Quản lý theo dõi, giám sát đôn đốc thực hiện các công việc trong lĩnh vực phát triển và quản lý đại lý tại các phòng phục vụ khách hàng khu vực. _ Phòng Tin học: Quản trị cơ sở dữ liệu của công ty và hệ thống các chương trình phần mềm tin học Đảm bảo hoạt động hệ thống thông tin trong công ty Phối hợp với các phòng liên quan tập hợp số liệu báo cáo định kỳ chuyển về công ty, thực hiện sao lưư dữ liệu theo qui định Quản lý đào tạo và hướng dẫn về công tác tin học trong công ty Phát triển hệ thống thông tin của công ty theo định hướng của Tổng công ty. _ Ban kinh doanh: Hiện nay, BVNT Hà Nội có tất cả 22 ban kinh doanh. Các ban này có trách nhiệm chính là thực hiện công tác khai thác hợp đồng BHNT ở các địa bàn mà mình phụ trách. Mỗi ban lại gồm các tổ nhóm đại lí và mỗi tổ này bao gồm các tư vấn viên và thu ngân viên. Các ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc và dưới sự điều hành của các trưởng ban.Ngoài ra, BVNT Hà Nội còn tổ chức khai thác BHNT qua việc thành lập các tổ bán chuyên nghiệp và các nhóm kinh doanh đến tận các thị trấn, thôn như: Tổ bán chuyên nghiệp ở Thành công, nhóm tư vấn viên Vân Hà tại thôn Thiết Ứng, xã Vân Hà, Đông Anh. 1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BVNT Hà Nội 1.3.1. Thuận lợi _ Về môi trường kinh tế- xã hội: Trải qua hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng cả về kinh tế- chính trị- xã hội. Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, Việt nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, và là nước đạt được khá nhiều thành tựu trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đát nước, là nước đựợc đánh giá có nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực với GDP luôn đạt trên 8%/năm. Theo đó thì Việt nam cũng được đánh giá là một thị trường BHNT đầy tiềm năng. Cùng với sự phát triển của đất nước, thủ đô Hà nội cũng không ngừng vươn lên. Là trung tâm kinh tế- văn hóa- chính trị- xã hội của cả nước, Hà nội không ngừng phát triển và khẳng định vai trò của một thủ đô của một thủ đô giàu mạnh. Với thu nhập bình quân đầu người đạt 1000$/năm, với dân số trên 3,5 triệu người( trong đó người dân thành thị chiếm khoảng 65%), nhưng mới chỉ có 6,6% tham gia BHNT, thì Hà nội hiện là một trong những thị trường tiềm năng nhất. Hoạt động kinh doanh trên địa bàn thủ đô, BVNT Hà nội luôn ý thức được đây là một thị trường mục tiêu cần được khai thác triệt để. _ Về môi trường văn hóa: Là một nước phương đông, lại chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo, trách nhiệm và tình cảm đối với gia đình cũng như lòng nhân ái, tương thân tương ái đối với đồng bào luôn được người Việt nam hết sức coi trọng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của BHNT vì BHNT là biểu lộ sâu sắc trách nhiệm và tình thương đối với người thân và gia đình. Mặt khác, con người Việt nam có truyền thống hiếu học, giáo dục luôn được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu và coi đó là trách nhiệm nuôi dậy con cái. Cha mẹ luôn dành cho con cái những điều kiện học tập tốt nhất và điều kiện này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của BHNT vì BHNT là giải pháp kinh tế rất phù hợp nhất là khi chi phí giáo dục ngày một tốn kém. _ Về môi trường cạnh tranh: Kể từ năm 1999, với sự gia nhập của một loạt các công ty bảo hiểm nước ngoài như Prudential, AIA, Manulife ...đã tạo nên môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Đặc biệt, sau khi Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bảo hiểm vào năm 2008, thì số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài gia nhập thị trường ngày càng tăng. Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, hiện nay cả thị trường có 8 doanh nghiệp trong đó có 7 doanh nghiệp BHNT 100% vốn nước ngoài và duy nhất Bảo Việt là doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, toàn hệ thống Bảo Việt đang và sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực tài chính vững mạnh, có bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm kinh doanh trong lĩnh vực BHNT trên thị trường Thế giới, có công nghệ kỹ thuật hiện đại, có phương pháp quản lý tiên tiến. Xét về mặt tích cực, việc phải cạnh tranh với những đối thủ này sẽ giúp Bảo Việt nói chung và Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội nói riêng có cơ hội để tự nhìn nhận, đánh giá lại mình nhằm rút ra những mặt còn hạn chế để tim giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, đây còn là điều kiện tốt để công ty xem xét, nghiên cứu và chắt lọc những tinh hoa, tiến bộ của đối thủ để áp dụng một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của công ty nhằm hoạt động một cách có hiệu quả. _ Về môi trường pháp lý: Hiện nay, Nhà nước đã quan tâm hơn đến việc khuyến khích sự phát triển ngành bảo hiểm Việt nam với sự ra đời của hàng loạt các văn bản pháp luật như: Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Nghị định 45 thay thế cho Nghị định 42 qui định một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46 thay thế cho Nghị định 43 qui định một số qui chế tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm.Thông tư 98, 99(2004)hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 118 về xử phạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm, Quyết định 175 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2003-2010 đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. _ Đi đôi với việc đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì trình độ dân trí và nhận thức của đại đa số các tầng lớp dân cư về bảo hiểm cũng ngày được cải thiện đáng kể. Đến nay, “Bảo hiểm” không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người, đồng thời ý thức về sự cần thiết của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng đang từng bước được định hình một cách rõ nét trong tư duy của các doang nghiệp cũng như trong cộng đồng các tầng lớp dân cư. _ Về phía mình, BVNT Hà nội là đầu tàu của hệ thống Bảo Việt Nhân thọ, đồng thời cũng là một thành viên xuất sắc của Tập đoàn tài chính- bảo hiểm Bảo Việt. Do vậy, công ty cũng nhận được sự ưu ái từ phía Nhà nước. Hơn nữa, đựợc thành lập từ giai đoạn thử nghiệm nên BVNT Hà nội có những lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác. Công ty có được nhiều cơ hội hơn trong việc khai thác thị trường, tìm hiểu và nắm bắt được tâm lý khách hàng, đúc kết được những kinh nghiệm kinh doanh cũng như trong công tác đào tạo đại lý…Bảo Việt nhân thọ Hà nội cũng là doang nghiệp trả tiền đáo hạn đầu tiên cho khách hàng, tạo được sự tin tưởng về công tác dịch vụ khách hàng, về “lời hứa” của doanh nghiệp, tạo ra một cơ hội nâng cao uy tín, tạo dựng niềm tin cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng. Và một lợi thế nữa không thể không nhắc đến của công ty đó là thương hiệu Bảo Việt. Đối với người dân Việt nam thương hiệu Bảo Việt đã trở nên rất đỗi quen thuộc gần gũi và khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm với một thương hiệu Việt mạnh như BẢO VIỆT. 1.3.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi to lớn về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp lý, thị trường và những tiềm lực sẵn có, công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Trước hết, phải kể đến những tác động bất lợi do cạnh tranh trong nội bộ ngành bảo hiểm mang lại.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới WTO, và thị trường bảo hiểm mở cửa hoàn toàn vào năm 2008. Bảo Việt phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Sự phát triển mạnh mẽ của công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường đồng nghĩa với việc công ty phải chia sẻ khách hàng và thị phần với các công ty khác, và công ty cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong công tác tuyển dụng đại lý. Hơn nữa, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, thì công ty còn phải bỏ ra nhiều chi phí hơn nữa cho công tác nghiên cứu định hướng và phát triển thị trường, thiết kế sản phẩm mới, mở rộng kênh phân phối, tăng cường quảng cáo và có chính sách chi trả hoa hồng hợp lý. Cùng với việc phải cạnh tranh trong nội bộ ngành, công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các loại hình sản phẩm, dịch vụ thay thế khác trên thị trường. Các dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, địa ốc, tiết kiệm bưu điện…đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngắn hạn. Và các dịch vụ này cũng không ngừng đa dạng hóa các lợi ích nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của người dân. Chính sự phát triển của các ngành dịch vụ này khiến cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng gặp phải không ít những trở ngại. Hơn nữa, mặc dù với lợi thế và kinh nghiệm của người tiên phong trên thị trường BHNT Việt nam, nhưng thực tế BVNT Hà nội mới chỉ hoạt động được hơn 11 năm , do vậy công ty vẫn còn những hạn chế nhất định về kinh nghiệm . Mặt khác là doanh nghiệp nhà nước do đó công ty gặp phải những quy định chặt chẽ về tài chính cũng như cơ chế tiền lương kém linh hoạt. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công ty. Nhận thức của khách hàng về bảo hiểm đang ngày càng được cải thiện và điều đó đem lại cho công ty những thuận lợi không nhỏ. Song, cùng với đó thì yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng về sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty ngày càng cao. Điều này khiến công ty gặp không ít khó khăn trong việc đáp ứng thỏa mãn những nhu cầu chính đáng, phong phú đa dạng của khách hàng. Như vậy, những thuận lợi và khó khăn chung của thị trường cũng như của riêng công ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội luôn tồn tại đan xen lẫn nhau, đòi hỏi công ty phải nghiên cứu và đưa ra những chính sách thích hợp để phát huy những lợi thế đồng thời nhằm hạn chế những bất lợi để không ngừng vươn lên, kinh doanh có hiệu quả, xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong hệ thống Bảo Việt Nhân Thọ. 1.4. Các sản phẩm đang triển khai tại công ty Ngày 01/08/1996, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ở Việt nam được phát hành tại Bảo Việt Nhân Thọ. Hơn 11 năm qua, cùng với sự phát triển của thị trường, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt cũng như Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội ngày càng được cải tiến và có những bước tiến quan trọng đáng ghi nhận. Bắt đầu từ những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, rồi đến các sản phẩm khác phù hợp với nhu cầu và mong muốn của thị trường, đến nay Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội đã triển khai đầy đủ 4 nhóm sản phẩm: bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm trọn đời và Niên kim nhân thọ. Bên cạnh đó còn có khác điều khoản bổ sung nhằm bảo vệ cũng như gia tăng lợi ích cho khách hàng khi gặp phải rủi ro trong thời gian tham gia bảo hiểm. Các sản phẩm chính của công ty là: 1. An gia thịnh vượng:BV-NA11/2001; BV-NA12/2001; BV-NA13/2001 với thời hạn bảo hiểm lần lượt là 10, 15, 20 năm. 2. An khang trường thọ: BV-NC2/2001. 3. An hưởng hưu trí: BV-ND2/2001. 4. An bình hưu trí: BV-ND3/2001. 5. An gia tài lộc: BV-NA14/2003; BV-NA15/2003; BV-NA16/2003; BV-NA17/2003; BV-NA18/2003 tương ứng với các thời hạn bảo hiểm 9, 12, 15, 18, 21 năm. 6. An sinh lập nghiệp: BV-NA19/2005. 7. An sinh thành tài: BV-NA20/2005; BV-NA21/2005; BV-NA22/2005 có thời hạn bảo hiểm 7, 5, 3 năm. 8. Bảo hiểm sinh mạng có thời hạn: BV-NB1/1997; BV-NB2/1997; BV-NB3/1997; BV-NB4/1997; BV-NB5/1997; BV-NB6/1997; BV-NA7/1997 có thời hạn bảo hiểm lần lượt là 5, 10, 15, 1, 2, 3 và 4 năm. 9. An sinh giáo dục: BV-NA23P/2007. 10. An gia phát lộc: BV-NA27P/2007; BV-NA28P/2007; BV-NA29P/2007; BV-NA30P/2007 tương ứng với các thời hạn bảo hiểm 8, 10, 12, 15 năm. 11. An sinh hiếu học:BV-NA25/2007. 12. An sinh thành đạt: BV-NA24/2007 13. An khang thịnh vượng: BV-NA26/2007 14. Sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng: An Tâm Bảo Tín An Tâm Tiết Kiệm 15. Bảo hiểm tử kỳ nhóm: An nghiệp thành công: BV-NGB2/2007 Các điều khoản bảo hiểm bổ sung: 16. Bảo hiểm sinh kỳ thuần túy: BV-NR3/1999. 17. Bảo hiểm tử kỳ BV-NR4/1999. 18. Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn:BV-NR5/2001. 19. Bảo hiểm chi phí phẫu thuật: BV-NR6/2001. 20. Bảo hiểm chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn: BV-NR7/2001. 21. Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm: BV-NR8/2004. 22. Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm đặc biệt: BV-NR9/2004. Như vậy, với hệ thống sản phẩm đa dạng phong phú, Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội đang dần đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng nhằm mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiện ích nhất. 1.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội giai đoạn 2003-2007. Trong những năm qua, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Bảo Việt Nhân Thọ, BVNT Hà nội cũng đã thu được những kết quả to lớn trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam. Doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm một thị phần quan trọng trong thị trường BHNT. Điều này cho thấy BVNT Hà nội đang tự khẳng định mình trên thị trường BHNT Việt nam. Bảng 3: Kết quả kinh doanh của BVNT Hà Nội (2003-2007) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Số HĐKTM(HĐ) 18519 13132 10901 9741 10196 Tốc độ tăng (%) _ -29,09 -16,99 -10,64 4,67 PĐTKTM (tỷ đồng) 28,067 20,846 17,018 18,613 23,695 Tốc độ tăng (%) _ -25,72 -18,36 9,37 27,3 PĐTKTM/HĐKTM (triệu đồng/HĐ) 1,51 1,58 1,56 1,91 2,32 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 204 215 212 212 220 Tốc độ tăng (%) _ 5,39 -1,39 0 3,77 Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, do thị trường cạnh tranh gay gắt, mà 5 năm qua số hợp đồng khai thác mới của công ty liên tục giảm. Năm 2003 là 18519 hợp đồng đến năm 2004 giảm mạnh 29,09% xuống còn 13132 hợp đồng. Năm 2005 số hợp đồng khai thác mới tiếp tục giảm xuống còn 10901 hợp đồng tức là giảm 16,99% so với năm 2004. Và năm 2006 con số này là 9741 hợp đồng bằng 89,36% năm 2005. Riêng năm 2007 số hợp đồng khai thác mới có chút khởi sắc tăng 4,67% tương ứng với 10196 hợp đồng. Nguyên nhân của hiện tượng số hợp đồng khai thác mới giảm mạnh trong các năm 2004, 2005, 2006 là do đây được coi là 3 năm khủng hoảng của thị trường bảo hiểm nhân thọ do người dân không còn mặn mà với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư chuyển dần sang các kênh huy động vốn khác trên thị trường như ngân hàng, chứng khoán. Năm 2004 là năm có số hợp đồng khai thác mới giảm sút mạnh nhất gần 30% là do bên cạnh chịu ảnh hưởng của những yếu tố vừa nêu thì năm 2004 còn là năm chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Do vậy, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân và nhu cầu mua các sản phẩm bảo hiểm. Riêng năm 2007 có sự khởi sắc là do công ty đã triển khai một loạt các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đó là các sản phẩm bảo hiểm nhóm “An nghiệp thành công”, sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng “An tâm tiết kiệm”, “An tâm bảo tín”. Phí đầu tiên khai thác mới cũng có sự biến động. Phí đầu tiên khai thác mới năm 2003 là 28,067 tỷ đồng thì năm 2004 chỉ còn 20,846 tỷ đồng tức là giảm 25,72%. Năm 2005 tiếp tục giảm 18,36% còn 17,018 tỷ. Nguyên nhân là do số hợp đồng khai thác mới giảm do đó cũng ảnh hưởng đến kết quả phí đầu tiên khai thác mới. Trong 3 năm 2003, 2004, 2005 số hợp đồng khai thác mới giảm, phí đầu tiên khai thác mới cũng giảm tương ứng do vậy PĐTKTM/HĐKTM giữ ở mức ổn định hơn 1,5 triệuđ/HĐ. Sang năm 2006 số hợp đồng khai thác mới giảm nhưng phí đầu tiên khai thác mới lại tăng 9,37% đạt 18,613 tỷ làm cho PĐTKTM/HĐKTM tăng lên 1,91 triệuđ/HĐ. Và năm 2007 số hợp đồng khai thác mới có tăng lên chút ít nhưng phí đầu tiên khai thác mới tăng lên nhiều hơn, tăng 27,3% đạt 23,695 tỷ đồng đã đẩy PĐTKTM/HĐKTM lên 2,32 triệuđ/HĐ. Đây là con số cao nhất trong 5 năm vừa qua thể hiện phí bảo hiểm trên mỗi hợp đồng có xu hướng tăng lên. Mặc dù số hợp đồng khai thác mới giảm nhưng doanh thu nhìn chung vẫn tăng do phí bảo hiểm mỗi hợp đồng có xu hướng tăng lên.Năm 2003, tổng doanh thu phí BHNT của toàn thị trường đạt 6.441 tỷ đồng thì doanh thu phí BHNT của Bảo Việt Nhân Thọ là 2.606 tỷ đồng, chiếm 40,46% thị phần, cao nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh BHNT( Prudential đạt 2.557 tỷ đồng chiếm 39,69%, AIA đạt 356 tỷ đồng chiếm 5,52% thị phần, Manulife đạt 780 tỷ đồng chiếm 12,1% thị phần, Dai-ichi Life đạt 140 tỷ đồng chiếm 2,1% thị phần). Đặc biệt, năm 2003 là năm Bảo Việt Nhân Thọ đã đạt tới điểm hòa vốn sau 7 năm kinh doanh . Đây là một kết quả khá quan trọng, đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn kinh doanh có lãi của Bảo Việt Nhân Thọ. Đóng góp vào thành tích chung, BVNT Hà Nội năm 2003 đạt doanh thu 204 tỷ đồng. Năm 2005, năm 2006 thị trường BHNT phải đối đầu với xu hướng bão hòa và hủy bỏ hợp đồng cho nên doanh thu phí 2 năm nay của BVNT Hà Nội có sự giảm sút và chững lại( đạt 212 tỷ đồng doanh thu). Nhưng đến năm 2007 có sự khởi sắc trở lại BHNT làm cho doanh thu năm nay của BVNT Hà Nội tăng lên con số là 220 tỷ đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu trong 5 năm này là 1,90%. Trong đó, tăng cao nhất là năm 2007(đạt 220 tỷ) do trong năm này, kinh tế thủ đô tiếp tục tăng trưởng và ổn định ở mức khá cao, thu nhập bình quân của người dân ổn định đã tạo điều kiện thuậ lợi cho việc phát triển BHNT. Bên cạnh đó, do trong năm 2007, công ty đã cung cấp nhiều sản phẩm mới đem lại cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn. Hơn nữa, sau một thời gian xâm nhập thị trường, đến nay một số công ty BHNT nước ngoài đã có những biểu hiện chững lại và không còn giữ được chất lượng phục vụ như ban đầu. Do vậy, kết quả mà công ty thu được tương đối khả quan. Công ty cần nỗ lực hơn nữa để phát huy những kết quả đạt được. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không chỉ được thể hiện ở các chỉ tiêu số hợp đồng khai thác mới, phí đầu tiên khai thác mới, tổng doanh thu mà còn được thể hiện ở đội ngũ cán bộ, đại lý tư vấn viên mà công ty sử dụng. Vì đại lý, tư vấn viên là lực lượng bán hàng nòng cốt và hiệu quả nhất của công ty. Bảng 4: Tổng số đại lý và tư vấn viên tuyển mới của BVNT Hà nội (2003-2007). Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 TVV tuyển mới(người) 1053 429 358 229 243 Tổng số đại lý (người) 1375 1263 990 825 880 Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội Từ bảng số liệu ta có thể thấy số tư vấn viên tuyển mới cũng như tổng số đại lý đều giảm qua các năm 2003, 2004,2005, 2006 trong đó giảm mạnh nhất là năm 2004- năm mở đầu cho chuỗi 3 năm khủng hoảng của BHNT. Năm 2003 số tư vấn viên tuyển mới là 1053 người thì năm 2004 chỉ còn là 429 người tức là giảm 59,26%. Lý do số lượng tư vấn viên tuyển mới cũng như số đại lý giảm mạnh đó là do thị trường BHNT đã bão hòa, nghề tư vấn bảo hiểm không còn hấp dẫn nữa. Mặt khác, do sức ép cạnh tranh do đó việc khai thác bảo hiểm cũng trở nên khó khăn hơn. Và hơn nữa, trong những năm qua, công ty cũng đã quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng khai thác và phục vụ của đại lý, tư vấn viên do đó công tác tuyển dụng cũng ngày càng sát sao và kỹ lưỡng hơn. Riêng năm 2007 cả số lượng tư vấn viên tuyển mới cũng như số đại lý đều có tăng lên chút ít là do trong năm 2007, thị trường BHNT đã dần thoát khỏi khủng hoảng và công ty tung ra thị trường một số sản phẩm mới và đã có nhiều biện pháp khá hiệu quả khuyến khích đại lý khai thác hợp đồng, làm cho đại lý thêm tin tưởng và tận tâm với công việc. Và do vậy điều này đã thu hút số tư vấn viên tuyển mới. Để đánh giá hoạt động của công ty không thể không nhắc đến các hoạt động phục vụ khách hàng của công ty sau bán hàng. Đó là các hoạt động chăm sóc khách hàng duy trì hợp đồng, các hoạt động chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Bảng 5:Tình hình chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng của BVNT Hà nội (2003-2007). Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Hồ sơ đáo hạn (HĐ) 7700 7400 9800 8300 7600 Tiền đáo hạn (tỷ đồng) 82 85 140 125 135 Hồ sơ bồi thường (HĐ) 420 630 760 810 730 Tiền bồi thường( tỷ đồng) 1,2 1,6 1,4 1,8 2,1 Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà nội Ngày 01/08/2001 Bảo việt Nhân Thọ tự hào là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên chi trả tiền đáo hạn cho khách hàng đầu tiên tạo nên niềm tin tưởng của khách hàng đối với công ty. Trong những năm qua, việc chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng của BVNT Hà nội được thực hiện khá tốt. Quan sát bảng số liệu ta có thể thấy, chi trả quyền lợi đáo hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Còn chi bồi thường chỉ chiếm một phần nhỏ. Đặc biệt, năm 2005 là năm chi trả quyền lợi đáo hạn lớn nhất. Lý do là phần lớn các sản phẩm của Bảo Việt Nhân Thọ đều ra đời năm 2001 và đến năm 2005 là năm đáo hạn cho những hợp đồng 5 năm này. Vì vậy, chi đáo hạn năm 2005 lên tới 140 tỷ đồng. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của BVNT Hà Nội Đánh giá hiệu quả kinh doanh là cách đánh giá chính xác nhất về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh theo doanh thu phí là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và doanh thu phí thu về được. Nó phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.Còn hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về. Hiệu quả kinh doanh của BVNT Hà Nội giai đoạn 2005- 2007 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Hiệu quả kinh doanh của BVNT Hà Nội(2005-2007). Chỉ tiêu Năm Doanh thu (triệu đồng) Chi phí (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Doanh thu/chi phí Lợi nhuận/Chi phí 2005 212.000 164.687 47.313 1,287 0,287 2006 212.000 150.970 61.030 1,404 0,404 2007 220.000 164.530 55.470 1,337 0,337 Nguồn: Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh của công ty mặc dù có sự biến động tăng giảm nhưng trong suốt 3 năm công ty đều kinh doanh có lãi. Năm 2005 tỷ lệ doanh thu/ chi phí đạt 1,287 tức là với một đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 1,287 đồng doanh thu và 0,287 đồng lợi nhuận. Năm 2006 mặc dù tình hình khai thác mới có sự giảm sút nhưng do quản lí được chặt chẽ các khoản chi, chi tiết kiệm và hiệu quả và chi cho đáo hạn giảm do vậy mà hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn tăng đạt 1,404 đồng doanh thu trên 1 đồng chi phí bỏ ra . Năm 2007 hiệu quả kinh doanh của công ty có giảm xuống một chút nhưng vẫn cao hơn năm 2005( đạt 1,337 đồng doanh thu trên 1 đồng chi phí) là do doanh thu phí có tăng nhưng chi phí năm này lại tăng nhanh hơn doanh thu. Sở dĩ như vậy là do trong năm 2007 giải quyền quyền lợi bảo hiểm cũng như chi trả đáo hạn đều tăng, công ty tung ra thị trường một số sản phẩm mới nên có chính sách tăng chi hoa hồng để khuyến khích đại lí giỏi khai thác hợp đồng và do yếu tố lạm phát nên chi phí cho công tác quản lí, cải tiến chất lượng dịch vụ, chi khác đều tăng.Và như vậy, để tăng hiệu quả kinh doanh của BVNT Hà Nội năm 2008 cần phải đẩy mạnh hiệu quả của công tác khai thác, duy trì hợp đồng, đồng thời cũng cần thực hiện thực hành tiết kiệm để giảm các khoản chi nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. II. QUI ĐỊNH VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG BHNT TẠI BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 2.1. Quy định của pháp luật về huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Pháp luật qui định rất chặt chẽ về mối quan hệ giữa hai bên trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhưng cũng cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong một số trường hợp nhất định. Theo Mục c Khoản 1 Điều 18 của Luật kinh doanh bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng trong một số tình huống sau: Tại Khoản 3 Điều 19 có qui định:Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật. Khoản 1 Điều 20 cũng qui định: Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của HĐBH.Trong trường hợp DNBH không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH,nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho DNBH. Khi yêu cầu huy bỏ HĐBH người tham gia bảo hiểm phải lập thành văn bản chuyển cho DNBH chậm nhất là 15 ngày trước ngày đến hạn nộp phí tiếp theo.Thời hạn này không áp dụng đối với hợp đồng nộp phí 1 lần.Với những HĐBH dài hạn (>1 năm) thì DNBH sẽ trả cho người tham gia bảo hiểm giá trị giải ước của hợp đồng nếu hợp đồng có hiệu lực từ 2 năm trở lên ngay tại thời điểm huỷ bỏ hợp đồng. DNBH khi nhận được văn bản yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng của bên mua bảo hiểm phải chấp nhận yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng này.Sau đó doanh nghiệp sẽ khẩn trương tiến h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐáng giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.DOC
Tài liệu liên quan