MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA. 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến HVGTCVH . 12
1.2.1.Giao tiếp . 12
1.2.2. Hành vi giao tiếp . 20
1.2.3. Một số quan niệm về HVGTCVH . 25
1.2.4. HVGTCVH của SV CĐSP. 28
1.2.5. Những biểu hiện chủ yếu trong HVGTCVH của SV CĐSP . 31
1.2.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến HVGTCVH của SV CĐSP . 31
Chương 2 THỰC TRẠNG HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CÀ MAU . 39
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu . 39
2.2. Thực trạng HVGTCVH của SV trường CĐSP Cà Mau. 40
2.2.1. Nhận thức của SV về HVGTCVH . 40
2.2.2. Biểu hiện của SV về HVGTCVH . 41
2.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến HVGTCVH của SV . 64
2.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục HVGTCVH cho SV trường CĐSP
Cà Mau. 69
2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp giáo dục HVGTCVH cho SV trường
CĐSP Cà Mau. 69
126 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng HVGTCVH của SV trường CĐSP Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng 33 11.0
5 Rất quan trọng 237 79.0
Qua kết quả thống kê chúng tôi nhận thấy, đa phần SV CĐSP Cà Mau đã
nhận thức được tầm quan trọng của HVGTCVH trong môi trường sư phạm.
Cụ thể: 90% SV khi được khảo sát đã lựa chọn HVGTCVH là rất quan trọng,
chỉ có 1% SV cho rằng không quan trọng. Chúng tôi đã hỏi SV và nhiều em
đã cho biết: “SVSP cần phải có hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan
hệ”. Kết quả này cho thấy học trong môi trường sư phạm, hầu như SV đã
nhận thức được sự đúng đắn về tầm quan trọng của HVGTCVH. Đây là điều
kiện rất thuận lợi để giúp SV rèn luyện tốt những hành vi ứng xử trong môi
trường sư phạm nói riêng cũng như trong cuộc sống nói chung nhằm trở thành
người giáo viên mẫu mực trong tương lai. Tuy nhiên, nền tảng này có được
phát huy hay không, điều đó còn phụ thuộc sự tác động của nhiều yếu tố khác
nữa.
So sánh phương diện giới tính và phương diện khối lớp về nhận thức của
SV đối với tầm quan trọng của HVGTCVH (Xem bảng 2, Phụ lục 1 ):
41
Về phương diện giới tính: Kết quả kiểm định Chi bình phương cho thấy
với mức ý nghĩa là 0.005 < 0.001, có sự khác biệt trong nhận thức của SV về
tầm quan trọng của HVGTCVH giữa nhóm nam và nhóm nữ với độ tin cậy
99%, trong đó nhóm nam đánh giá cao hơn nhóm nữ. Kết quả phân tích
ANOVA cũng cho kết quả tương tự. Điều này cho thấy mặc dù vào trường sư
phạm số lượng nam ít hơn nữ, nhưng hầu như các bạn nam khi đã vào đây
đều xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của hành vi giao tiếp trong môi
trường sư phạm.
Về phương diện khối lớp: Kết quả phân tích ANOVA và kết quả kiểm
định Chi bình phương đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận thức
giữa 3 nhóm SV năm I, năm II, năm III. Mức độ quan trọng của HVGTCVH
được đánh giá tăng dần theo năm SV, cụ thể được xếp theo thứ tự SV năm thứ
III, năm II, năm I. Qua đây cho thấy, càng trải qua quá trình học tập và rèn
luyện ở môi trường sư phạm, SV ngày càng ý thức được tầm quan trọng của
hành vi giao tiếp để trở thành người giáo viên có hành vi, cử chỉ đúng mực
trong tương lai.
2.2.2. Biểu hiện của SV về HVGTCVH
2.2.2.1. Biểu hiện của SV về HVGTCVH đối với việc thực hiện các nội
qui, qui định của nhà trường
Trong trường Sư phạm, việc SV chấp hành và thực hiện tốt những nội
qui, qui định của nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng để rèn
luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, đồng thời nó cũng tạo nên nét sinh hoạt văn
hóa riêng của nhà trường nhằm rèn luyện HVGTCVH cho SV.
- Biểu hiện của SV về việc thực hiện các nội qui, qui định của nhà
trường :
Để tìm hiểu việc thực hiện của SV về các nội qui, qui định của nhà
trường, chúng tôi đưa ra các biểu hiện sau:
42
Bảng 2.2. Biểu hiện của SV về việc thực hiện các nội qui,
qui định của nhà trường
TT Biểu hiện Tần số Tỷ lệ %
1 Thực hiện một cách tự giác 243 81.0
2 Thực hiện một cách miễn cưỡng 2 0.7
3 Khi nào có người kiểm tra thì thực hiện 5 1.7
4 Thực hiện vì liên quan đến xếp loại hạnh kiểm 5 1.7
5 Thực hiện vì liên quan đến kết quả thi đua của lớp 21 7.0
6 Tất cả các biểu hiện trên 24 8.0
Tổng 300 100.0
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 2.2 cho thấy: đa phần SV trường CĐSP
Cà Mau đã có biểu hiện hành vi tự giác trong việc thực hiện nội qui, qui định
của nhà trường chiếm tỉ lệ 81.0%.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận SV có biều hiện chưa tốt
khi thực hiện các nội qui, qui định của nhà trường: khi nào có người kiểm tra
thì thực hiện (1.7%). Chúng tôi đã trực tiếp hỏi một số SV, nhiều ý kiến đã
cho rằng: “Nhiều bạn khi có người đến kiểm tra lúc đó mới lấy bảng tên ra
đeo. Còn nếu không có ai kiểm tra, nhắc nhở thì các bạn không tự giác mang
bảng tên”; thực hiện vì liên quan đến xếp loại hạnh kiểm (1.7%); Một số SV
khác cho rằng việc tuân thủ nội qui, qui định của nhà trường là vì liên quan
đến kết quả thi đua của lớp (7.0%); chiếm tỉ lệ 8.0% cho rằng tất cả các biểu
hiện trên là HVGTCVH. Điều này cho thấy, một bộ phận SV thực hiện nội
qui, qui định là xuất phát từ động cơ lợi ích của bản thân mà chưa có tinh thần
tự giác, chưa trở thành hành vi thói quen của bản thân.
43
Như vậy, việc thực hiện nội qui, qui định của nhà trường đề ra là trách
nhiệm và nghĩa vụ của SV, đồng thời qua đó rèn luyện nét đẹp văn hóa cho
SVSP. Tuy nhiên, trong thực tế một bộ phận SV không ý thức được điều này,
do đó trong biểu hiện hành vi của họ đã không nêu cao tinh thần tự giác khi
thực hiện nội qui, qui định nhà trường.
So sánh phương diện giới tính và khối lớp về biểu hiện HVGTCVH của
SV đối với việc thực hiện các nội qui, qui định của nhà trường (Xem bảng 3,
Phụ lục 1):
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa 0.031 và 0.000 đều nhỏ hơn 0.05 thì
giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95%, nghĩa là có sự khác biệt
giữa SV nam với SV nữ và giữa các khối lớp về biểu hiện HVGTCVH của
SV đối với việc thực hiện các nội qui, qui định của nhà trường. Cụ thể:
Về phương diện giới tính: trong biểu hiện thực hiện một cách tự giác, nữ
SV chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam SV. Điều này cũng cho thấy thường ý thức
tự giác của các bạn nữ cao hơn so với các bạn nam. Ngoài ra, các biểu hiện
khác cũng có sự khác biệt và chiếm tỉ lệ nhiều hơn vẫn là nữ SV.
Về phương diện khối lớp: chúng tôi nhận thấy có một số khác biệt: ở
biểu hiện thực hiện một cách tự giác tỉ lệ SV năm thứ hai chiếm nhiều nhất.
Còn biểu hiện thực hiện vì liên quan đến kết quả thi đua của lớp được SV năm
thứ 3 lựa chọn nhiều hơn. Điều này cũng khá hợp lí, vì sang năm thứ ba
thường SV hay quan tâm đến lợi ích của tập thể và muốn tự hào về tập thể lớp
mình. Các biểu hiện còn lại được SV năm nhất lựa chọn nhiều hơn
- Đánh giá và tự đánh giá của SV đối với việc thực hiện các nội qui, qui
định của nhà trường:
44
Bảng 2.3. Đánh giá của SVSP về biểu hiện hành vi khi đến trường
TT Biểu hiện hành vi ĐTB ĐLC
1 Trang phục không đúng qui định của trường 2.56 0.82
2 Đi học không đúng giờ 2.46 0.71
3 Không có vở ghi chép 1.74 0.70
4 Không học bài, làm bài đầy đủ 1.97 0.78
5 Ăn trong lúc giáo viên giảng bài 1.42 0.60
6 Bỏ tiết học 2.19 0.66
7 Không mang bảng tên 2.68 0.94
8
Không tham gia các phong trào do trường
phát động
1.72 0.67
9 Hút thuốc lá trong trường 1.59 0.70
10 Bỏ rác không đúng nơi qui định 2.22 0.96
Điểm trung bình: 2.06
Kết quả đánh giá về các biểu hiện hành vi của SV khi đến trường có
điểm trung bình chung là 2.06, trong đó biểu hiện hành vi về hút thuốc lá
trong trường và ăn trong lúc giáo viên giảng bài là hầu như SV không mắc
phải. Như vậy, có khả năng do đặc thù của ngành nghề mà SVSP ít vi phạm
về một số biểu hiện của hành vi khi đến trường.
Tuy nhiên, những biểu hiện hành vi SV còn mắc phải là không mang
bảng tên (52.3%) và trang phục không đúng quy định của nhà trường
(51.3%). Theo em H.T.L: “SV khi đến trường không nhất thiết phải mang đồ
đồng phục mà chỉ mang đồ lịch sự là được. Ở lớp nhiều bạn không mang đồ
45
đồng phục, bởi vì có những ngày chúng em học cả ngày cùng với thời tiết quá
nóng nên chúng em đã không mang áo dài mà mang đồ bình thường”.
Kết quả khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý sinh viên (Xem bảng 4 ,
Phụ lục 1) cho thấy, hiện tượng SV khi đến trường có hành vi không đúng
đắn rất phổ biến, trong đó những hành vi như: trang phục không đúng qui
đinh, đi học không đúng giờ, bỏ rác không đúng nơi qui định có nhiều SV vi
phạm.
Như vây, những quy định nhà trường đề ra rất quan trọng. Việc chấp
hành và thực hiện tốt những quy định của nhà trường sẽ góp phần tạo nên nét
văn hóa riêng của tổ chức trường học, đặc biệt trong môi trường sư phạm,
trang phục là yếu tố tạo nên phong cách sư phạm – nét đẹp văn hóa của người
giáo sinh – giáo viên trong tương lai. Tuy nhiên, trong thức tế vẫn có nhiều
SV chưa ý thức được về hành vi của mình. Điều này đã phần nào làm ảnh
hưởng không tốt đến nề nếp sinh hoạt của trường, làm cho hình ảnh của người
giáo sinh sẽ không đẹp nếu như hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn.
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của SV về sự nghiêm túc của các bạn trong lớp
khi làm bài kiểm tra
Tỉ lệ %
Nghiêm túc làm
bài, 37.7
Thỉnh thoảng
chưa nghiêm túc,
57.0
Không nghiêm
túc, 5.3
Qua kết quả khảo sát SV, có đến 62.3% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng
chưa nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra, chỉ có 37.7% SV thật sự nghiêm
46
túc. Kết quả điều tra giáo viên cũng phản ánh về hành vi của SV trong khi làm
bài kiểm tra có thái độ chưa nghiêm túc còn rất phổ biến (Xem bảng 5, Phụ
lục 1). Điều này cho thấy có khá nhiều SV vi phạm qui chế trong khi làm bài
thi. Đây là một biểu hiện hành vi không đẹp trong giao tiếp với cán bộ coi thi
của SV, đồng thời thể hiện hành vi học tập chưa nghiêm túc của các em. Kết
quả này cũng chính là một trong những cơ sở giúp nhà trường kiểm tra lại
việc thực hiện qui chế thi nhằm đảm bảo tính công bằng cho các bạn SV trong
khi thi, đảm bảo tính chính xác của kết quả thi, đồng thời giáo dục nét đẹp văn
hóa trong học tập cho SV.
Biểu đồ 2.2. Tự đánh giá của SV về việc thực hiện các nội qui,
qui định của nhà trường
1.0
39.0
35.3
24.7
Không tốt Chưa tốt Tương đối tốt Tốt
Kết quả từ biểu đồ trên cho thấy số lượng SV thực hiện tốt nội qui, qui
định của nhà trường chiếm tỉ lệ 24.7%, tương đối tốt (35.3%), trong khi đó số
lượng SV thực hiện chưa tốt chiếm tỉ lệ 39% và không tốt là 1%.
Theo kết quả đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý sinh viên (Xem
bảng 6, Phụ lục 1) thì số lượng SV thực hiện chưa tốt nội qui, qui định của
nhà trường chiếm tỉ lệ khá cao (70%)
47
Như vậy, kết quả này cho thấy vẫn còn một số lượng lớn SV chưa chấp
hành tốt nội qui, qui định của nhà trường đề ra. Việc SVSP còn vi phạm nội
qui của nhà trường chứng tỏ các em chưa thực sự tự giác rèn luyện hành vi
của mình để tạo nên nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ở môi trường sư phạm.
2.2.2.2. Biểu hiện của SV về HVGTCVH đối với thầy cô giáo
Trước khi tìm hiểu cụ thể các biểu hiện của SV về HVGTCVH, chúng
tôi đã tìm hiểu những giá trị văn hóa trong giao tiếp với thầy cô được SV coi
trọng:
Bảng 2.4. Những giá trị văn hóa trong giao tiếp với thầy cô
được SV coi trọng
TT Giá trị văn hóa Tần số Tỷ lệ %
1 Kính trọng 276 87.1
2 Ngoan ngoãn 6 1.9
3 Trung thực 21 6.6
4 Gần gũi 7 2.2
5 Ý tứ 7 2.2
Tổng 317 100.0
Qua số liệu của bảng 2.4, chúng tôi nhận thấy: giá trị văn hóa được SV
lựa chọn nhiều nhất trong giao tiếp với thầy cô giáo là kính trọng (chiếm tỉ lệ
87.1%). Kết quả điều tra giáo viên cũng cho thấy, họ đã rất hài lòng khi có
nhiều SV có thái độ lễ phép với giáo viên trong giao tiếp (Xem bảng 7, Phụ
lục 1). Điều này chứng tỏ có nhiều SVSP rất đề cao nghĩa lễ khi giao tiếp với
48
thầy cô giáo. Đây là hành vi tích cực thể hiện nét văn hóa tôn sư trọng đạo của
truyền thống dân tộc ta.
Những giá trị văn hóa ít được SV coi trọng khi giao tiếp với thầy cô giáo
là ngoan ngoãn (1.9%), gần gủi (2.2%), ý tứ (2.2%). Qua những biểu hiện này
cho thấy khi giao tiếp với thầy cô giáo, vẫn còn một bộ phận SV chưa nhận
thức đúng các giá trị văn hóa trong giao tiếp với thầy cô giáo. Nguyên nhân
dẫn đến thực trạng này có thể là trong giao tiếp với thầy cô giáo, các em vẫn
còn giữ khoảng cách, chưa mạnh dạn trong tiếp xúc với giáo viên.
Bảng 2.5. Hành vi giao tiếp của SV đối với thầy cô giáo
TT Biểu hiện Tần số Tỷ lệ %
1 Luôn luôn tôn trọng thầy cô 235 73.8
2 Chỉ lễ phép đối với thầy cô dạy mình 12 4.0
3 Chỉ lễ phép trước mặt thầy cô 4 1.3
4 Thầy cô nào tôn trọng sẽ tôn trọng lại 49 16.3
Tổng 300 100.0
Qua tìm hiểu về biểu hiện hành vi giao tiếp của SV khi gặp giáo viên,
chúng tôi thu được kết quả như sau: có đến 73.8% SV biểu hiện hành vi luôn
luôn tôn trọng thầy cô. Em N.H.V cho biết: “Là SVSP phải biết tôn trọng thầy
cô giáo, bởi vì trọng thầy mới được làm thầy”. Thật rất vui mừng vì đã có
nhiều SV có biểu hiện đúng với vai trò của người học trò đối với thầy cô. Đây
là một nét đẹp văn hóa trong giao tiếp của người SVSP nói riêng cũng như
truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Song bên cạnh những biểu hiện tích cực trong giao tiếp giữa SV với giáo
viên thì cũng thật buồn bởi trong thực tế còn có một bộ phận SV cho rằng: chỉ
49
lễ phép đối với thầy cô dạy mình (4.0%), chỉ lễ phép trước mặt thầy cô
(1.3%), thầy cô nào tôn trọng sẽ tôn trọng lại (16.3%).
Kết quả nghiên cứu giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ quản lí sinh viên
cho thấy (Xem bảng 8, Phụ luc 1): họ đánh giá có khá nhiều SV khi giao tiếp
với giáo viên có hành vi chưa phù hợp, như: chỉ lễ phép đối với thầy cô dạy
mình (25.0%), chỉ lễ phép trước mặt thầy cô (35.0%).
Như vậy, qua số liệu điều tra SV và giáo viên, chúng tôi nhận thấy:
Một bộ phận SV cho rằng: chỉ lễ phép đối với thầy cô dạy mình. Có lẽ,
những SV này có suy nghĩ đơn thuần là chỉ những thầy cô nào dạy mình thì
mới có công lao. Còn những thầy cô khác mặc dù cũng dạy trong trường
nhưng họ không trực tiếp dạy lớp mình thì giữa SV và những giáo viên đó
không có mối quan hệ gì, cho nên không cần phải lễ phép. Điều này chứng tỏ
các em chưa nhìn nhận một cách sâu sắc những công lao đóng góp của các
thầy cô giáo trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Trong thực tế chúng ta thấy có
những giáo viên dù họ không trực tiếp giảng dạy các em, nhưng khi họ đã
đứng vào hàng ngũ giáo viên, có nghĩa là họ đã được xã hội giao cho trách
nhiệm cùng góp sức vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Do đó, không những SV mà
tất cả mọi người trong xã hội luôn luôn phải có hành vi tôn trọng giáo viên.
Một biểu hiện hành vi giao tiếp không tích cực trong ứng xử với giáo
viên mà một bộ phận SV lựa chọn là “Thầy cô nào tôn trong sẽ tôn trọng lại”.
Hành vi này cho chúng ta thấy: trong quá trình giảng dạy, nhân cách của
người thầy giáo có tác động rất lớn đến nhân cách của người học, thái độ của
thầy cô ứng xử với các em như thế nào thì thường các em sẽ có sự phản ứng
lại như vậy. Qua đây cũng nhắc nhở người giáo viên cần phải là tấm gương
tốt cho học trò. Song ở đây cũng cho thấy, hành vi ứng xử của SV đối với
thầy cô như vậy là không đúng với bổn phận của người học trò. Có thể trong
quá trình giảng dạy, có đôi lúc hành vi giao tiếp của một số ít thầy cô đối với
50
học trò chưa thật sự mẫu mực, nhưng không phải vì thế mà trò cũng cần có
thái độ “sòng phẳng” phản ứng trở lại để phù hợp với thái độ của thầy cô. Với
bổn phận làm trò, cho dù trong trường hợp nào, các em cũng phải giữ được
đạo lý làm trò.
Để hiểu cụ thể hơn về hành vi giao tiếp của SV đối với thầy cô giáo,
chúng tôi đã tìm hiểu hành vi của SV trong giờ học và ngoài giờ học:
+ Trong giờ học:
Bảng 2.6. Hành vi học tập của SV khi thầy cô giảng bài
TT Biểu hiện Tần số Tỷ lệ %
1 Tập trung chú ý nghe giảng 181 60.3
2 Giả vờ chú ý 5 1.7
3 Thỉnh thoảng làm việc riêng 114 38.0
4 Không quan tâm đến bài giảng 0 0
Tổng 300 100.0
Một nét đẹp trong hành vi giao tiếp của SV với giáo viên là học tập
nghiêm túc khi thầy cô giảng bài. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Biểu hiện
hành vi tập trung chú ý nghe giảng có đến 60.3% SV lựa chọn và không có
SV nào cho rằng mình không quan tâm đến bài giảng. Đây là biểu hiện tích
cực, thể hiện tinh thần học tập tự giác, nghiêm túc. Nhờ có hành vi học tập
này, SV sẽ tiếp thu kiến thức hiệu quả, đồng thời hành vi này cũng biểu hiện
thái độ tôn trọng giáo viên của SV.
Bên cạnh những biểu hiện hành vi ứng xử có văn hóa trong học tập thì
trong giờ học vẫn còn hiện tượng có nhiều SV thỉnh thoảng làm việc riêng
(38.0%). Theo kết quả điều tra giáo viên cũng cho thấy, có đến 75% ý kiến
thầy cô đánh giá về hành vi này của SV (xem bảng 9, Phụ lục 1).
51
Qua quan sát một số giờ học, chúng tôi cũng nhận thấy: Giáo viên vào
giảng bài được một lúc, khi đó một số SV mới vào lớp. Trong giờ học, có
nhiều SV không tập trung: có bạn ngồi nhắn tin điện thoại, thậm chí còn để
nhạc chuông điện thoại reo, có bạn quay qua quay lại nói chuyện với bạn, có
bạn nằm úp mặt trên bàn khi giáo viên đang giảng bàiĐiều này chứng tỏ
một bộ phận SV trong khi thầy cô giảng bài đã có hành vi thiếu văn hóa trong
ứng xử với thầy cô và không tôn trọng các bạn SV trong lớp.
Bảng 2.7. Nhận xét của SV về mức độ biểu hiện các hành vi
của các bạn trong lớp học
TT Nội dung ĐTB ĐLC
1 Vào học muộn 2.21 0.617
2 Nói chuyện riêng trong giờ học 2.55 0.750
3 Đọc tiểu thuyết trong giờ học 1.41 0.532
4 Ngủ gật trong giờ học 1.83 0.566
5 Ngồi bỏ chân lên ghế 1.42 0.587
6 Để nhạc chuông điện thoại reo 1.92 0.561
7 Nghe điện thoại trong giờ học 1.77 0.686
8 Không ghi chép bài 1.90 0.732
9 Bỏ tiết học 2.04 0.691
10 Ra vào lớp một cách tự do 1.44 0.684
11 Ăn quà vặt trong giờ học 1.37 0.584
Điểm trung bình : 1.81
52
Kết quả từ bảng 2.7 cho thấy, theo nhận xét của SV thì các bạn SV
CĐSP Cà Mau có vi phạm nội qui trong giờ học. Tuy nhiên, mức độ vi phạm
không đáng kể và giữa các biểu hiện hành vi không đồng đều, có điểm trung
bình chung là 1.81. Trong đó, các biểu hiện đọc tiểu thuyết trong giờ học,
ngồi bỏ chân trên ghế và ăn quà vặt trong lớp học có ít SV vi phạm.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều SV vi phạm các biểu hiện như: vào học
muộn, nói chuyện riêng trong giờ học và bỏ tiết học. Cụ thể, có 66.7% SV
thỉnh thoảng vẫn đi học muộn và bỏ tiết. Riêng số SV nói chuyện riêng trong
giờ học chiếm tỷ lệ khá cao (85.3%). Theo em TVK tâm sự rằng: “Trong quá
trình học tập ở trường Sư phạm, em nhận thấy một số bạn SV không quan tâm
gì đến nội qui, qui định của nhà trường. Ttrong giờ học, có nhiều bạn nói
chuyện rất tự nhiên, thầy cô nhắc, các bạn trật tự được một lúc rồi lại tiếp tục
nói chuyện”.
Kết quả khảo sát cho thấy SV đã phản ánh một cách trung thực về mức
độ biểu hiện hành vi của các bạn trong lớp học. Đồng thời kết quả nhận xét
này cũng tương đồng với kết quả nhận xét của giáo viên khi đánh giá về
những biểu hiện hành vi của SV trong giờ học (Xem bảng 10, phụ lục1). Đây
là kênh thông tin quan trọng giúp nhà trường điều chỉnh lại một số biện pháp
chế tài để SV thực hiện tốt hơn các qui định của nhà trường.
So sánh phương diện giới tính và khối lớp về biểu hiện HVGTCVH của
SV đối với thầy cô giáo trong giờ học (Xem bảng 11, Phụ lục 1): Kết quả
kiểm định Chi bình phương cho thấy không có sự khác biệt giữa nam SV với
nữ SV và giữa SV của các khối lớp về biểu hiện HVGTCVH đối với thầy cô
giáo.
+ Ngoài giờ học:
Trong giao tiếp giữa SV với thầy cô giáo, mối quan hệ này không chỉ
được diễn ra ở trong phạm vi lớp học mà còn được diễn ra ở ngoài giờ học,
53
ngoài lớp, ngoài trường. Chính thông qua những hoàn cảnh giao tiếp khác
nhau là điều kiện để thầy cô giáo nhận thấy hành vi giao tiếp của SV đối với
mình một cách đúng đắn nhất.
Bảng 2.8. Hành vi ứng xử của SV khi gặp giáo viên ở ngoài trường
TT Biểu hiện Tần số Tỷ lệ %
1 Lại gần thầy cô chào hỏi lịch sự 233 77.7
2 Chỉ chào một cách qua loa 49 16.3
3 Chỉ nhìn thầy cô rồi đi 6 2.0
4 Giả vờ coi như không nhìn thấy 12 4.0
Tổng 300 100.0
Qua số liệu ở bảng 2.8 cho thấy: có đến 77.7% SV cho rằng khi gặp thầy
cô giáo ở ngoài trường sẽ lại gần thầy cô chào hỏi lịch sự. Đây là một biểu
hiện của HVGTCVH. Hành vi này chứng tỏ nhiều SV đã có biểu hiện giao
tiếp đúng đắn với thầy cô giáo. Do đó, nhà trường cần có nhiều biện pháp để
khuyến khích SV cần phải phát huy hành vi này thường xuyên trong môi
trường sư phạm để trở thành thói quen mọi lúc, mọi nơi của SV khi giao tiếp
với giáo viên cũng như giao tiếp với mọi người xung quanh.
Những biểu hiện hành vi giao tiếp khác cũng được SV lựa chọn, mặc dù
chiếm tỉ lệ không nhiều lắm, đó là các biểu hiện hành vi: chỉ chào một cách
qua loa chiếm tỉ lệ 16.3%, chỉ nhìn thầy cô rồi đi (2.0%), giả vờ coi như
không nhìn thấy (4.0%). Những biểu hiện hành vi này cũng được các thấy cô
giáo đánh giá với tỉ lệ khá cao (xem bảng 12, Phụ lục1). Điều này càng chứng tỏ
một bộ phận SV có thái độ xem thường, không tôn trọng thầy cô giáo. Đây là
một dấu hiệu tiêu cực trong giao tiếp của SV với thầy cô giáo. Để khắc phục tình
54
trạng này, nhà trường cần đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức và kỹ năng giao
tiếp cho SV giúp họ có được nhận thức về HVGTCVH với thầy cô.
So sánh phương diện giới tính và khối lớp về biểu hiện HVGTCVH của
SV đối với thầy cô ngoài giờ học (Xem bảng 13, Phụ lục 1) :
Về phương diện giới tính:
Kết quả kiểm định Chi bình phương giữa biến biểu hiện về HVGTCVH
của SV đối với thầy cô giáo ngoài giờ học với mức ý nghĩa là 0.07 nhỏ hơn
0.1 nghĩa là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 90%, tức là có sự
khác biệt giữa biểu hiện về HVGTCVH của SV đối với thầy cô giáo ngoài giờ
học về phương diện giới tính. Cụ thể: có đến 77.7% SV cho rằng khi gặp thầy
cô giáo ở ngoài trường thì lại gần thầy cô chào hỏi lịch sự (trong đó 24.7%
nam và 53% nữ). Điều này chứng tỏ trong giao tiếp với thầy cô giáo, nữ SV
coi trọng lễ độ hơn so với nam SV. Tuy nhiên, trong biểu hiện giả vờ coi như
không nhìn thấy khi gặp thầy cô giáo thì số lượng nữ SV lựa chọn nhiều hơn
nam SV. Thực trạng này phản ánh một điều là trong thực tế vẫn còn một bộ
phận nhỏ SV nữ không tôn trọng giáo viên.
Về phương diện khối lớp:
Kết quả kiểm định Chi bình phương với mức ý nghĩa là 0.014 nhỏ hơn
0.05 nghĩa là giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95%, tức là có sự
khác biệt biểu hiện về HVGTCVH của SV giữa các khối lớp đối với thầy cô
giáo. Tuy nhiên, sự khác biệt này không đáng kể và biểu hiện của SV giữa các
khối lớp không đồng đều.
Cụ thể: ở biểu hiện lại gần thầy cô chào hỏi thì SV năm thứ nhất lựa
chọn nhiều hơn so với SV năm thứ hai và SV năm thứ ba. Còn biểu hiện khi
gặp thầy cô ở ngoài trường chỉ chào hỏi một cách qua loa chiếm tỉ lệ nhiều lại
là SV năm thứ hai (7.3%) và SV năm thứ ba (5.3%), trong khi đó số lượng SV
55
năm nhất chỉ chiếm tỉ lệ 3.7%. Điều này cho thấy đáng lẻ đến năm thứ hai và
thứ ba, trải qua quá trình học tập và rèn luyện, SV ngày càng nhận thức và có
hành vi cư xử đúng đắn với thầy cô giáo, nhưng thực trạng ở đây lại phản ánh
kết quả đi ngược lại với quy luật đó.
Nguyên nhân của thực trạng này có thể là do trong công tác quản lí và
giáo dục SV, nhà trường chưa chú trọng nhiều đến vấn đề giáo dục văn hóa
ứng xử cho SV dẫn đến một bộ phận SV không quan tâm đến chuẩn mực ứng
xử với thầy cô giáo. Theo ý kiến của em N.T.A khoa năng khiếu cho rằng:
“nhà trường ít tổ chức các hoạt động văn hóa cho SV, đồng thời trong công
tác quản lí sinh viên rất lỏng lẻo nên đa phần chúng em muốn làm gì thì làm”.
Điều này cho thấy nhà trường cần phải xem xét và có những biện pháp giáo
dục SV có hiệu quả hơn để tránh lặp lại hiện tượng này đối với các lớp SV
sau này.
2.2.2.3. Biểu hiện của sinh viên về HVGTCVH đối với các cán bộ quản
lý nhà trường
Trong môi trường sư phạm có rất nhiều mối quan hệ giao tiếp như: SV
với giáo viên, SV với SV và SV với cán bộ quản lý. Vì vậy, HVGTCVH của
SV không chỉ biểu hiện qua giao tiếp với thầy, cô giáo mà còn biểu hiện
thông qua hành vi giao tiếp đối với cán bộ quản lý nhà trường.
Bảng 2.9. Hành vi giao tiếp của SV đối với cán bộ quản lý nhà trường
TT Biểu hiện Tần suất Tỉ lệ %
1 Lễ phép 255 85.0
2 Chỉ lễ phép khi cần giải quyết công việc 45 15.0
3
Không cần phải lễ phép vì họ không phải
là giáo viên dạy mình
0 0
Tổng 300 100.0
56
Kết quả của bảng 2.9 cho thấy: có đến 85% SV cho rằng khi giao tiếp
với cán bộ quản lý có hành vi lễ phép. Đây là biểu hiện của mối quan hệ tích
cực, thể hiện HVGTCVH của SV đối với cán bộ quản lý.
Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận SV có biểu hiện không xuất phát từ ý
thức văn hóa đạo đức của mình mà chỉ lễ phép khi cần giải quyết công việc
(15%). Theo nhận xét của em P.V.TH: “Trong giao tiếp ở trường, rất ít bạn
SV chú ý đến mối quan hệ với các thầy quản lý sinh viên. Có nhiều bạn khi
gặp họ không chào. Chỉ khi nào liên quan đến công việc của bản thân thì khi
đó các bạn mới chào họ”. Biểu hiện của hành vi này khi điều tra giáo viên
chủ nhiệm và cán bộ quản lý cũng được họ đánh giá với ý kiến tuyệt đối
(100%) (Xem bảng 14, Phụ lục 1) cho rằng SV có biểu hiện hành vi đó.
Qua quan sát về mối quan hệ giao tiếp giữa SV và cán bộ quản lý SV,
chúng tôi cũng nhận thấy một số SV chưa xác định được vai trò của các thầy
quản lý SV trong việc giáo dục các em, cho nên trong ứng xử SV chưa có
hành vi luôn luôn lễ phép với cán bộ quản lý SV.
Như vậy, HVGTCVH của một bộ phận SV chưa trở thành thói quen
thường xuyên mà mới chỉ nhất thời khi liên quan đến công việc của bản thân
thì mới thể hiện.
So sánh phương diện giới tính và khối lớp về biểu hiện HVGTCVH của
SV đối với cán bộ quản lý nhà trường (Xem bảng 15, Phụ lục 1):
Qua kết quả kiểm định Chi bình phương cho thấy với mức ý nghĩa là
0.041 và 0.000 đều nhỏ hơn 0.05 nên giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ, nghĩa là
có sự khác biệt giữa các biểu hiện về HVGTCVH đối với cán bộ quản lý nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_18_6311739582_151_1869254.pdf