Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội ( gọi tắt là Tổng Công ty) là doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và tiếp thị, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Tổng Công ty được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định thành lập theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước quy định tại quyết định số 90/ TTg ngày 7/3/1994 theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, Uỷ ban nhân dân Thành phố giao và nhu cầu xã hội, nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công ty, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của Hà Nội và cả nước.
Tổng Công ty có :
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa
công nhân chính
Tiền lương theo sản phẩm nhóm lao động ( tập thể) : Theo hình thức này thì doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo nhóm ( đội, xưởng…) sau đó tiền lương nhóm được chia cho từng người lao động trong nhóm căn cứ vào lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế của từng người.
Công thức tính lương
Li =
LT
S Ti Ki
x
Ti Ki
Trong đó : Li là tiền lương của công nhân i
LT là tiền lương sản phẩm của cả tổ
Ti là thời gian làm việc thực tế của công nhân i
Ki là hệ số cấp bậc của công nhân i.
Hình thức trả lương khoán: Tiền lương trả cho công nhân hay nhóm được quy định trước cho một khối lượng công việc, sản phẩm nhất định theo đơn giá khoán. Nếu đối tượng nhận khoán là việc tập thể thì tiền lương tính cho từng người công nhân sẽ được thực hiện như phương pháp tính lương sản phẩm cho nhóm lao động.
Lương theo sản phẩm có thưởng: ngoài lương tính theo sản phẩm trực tiếp người lao động còn được hưởng tiền thưởng như thưởng tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm vật tư, tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm…
Lth =
L +
L.(M +H)
100
Trong đó : Lth là tiền lương theo sản phẩm có thưởng
L là tiền lương theo sản phẩm trực tiếp
M là tỉ lệ % lương vượt mức kế hoạch
H là tỉ lệ % sp vượt mức kế hoạch.
Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến : Theo hình thức này người phương pháp vừa được hưởng lương theo sản phẩm trực tiếp cộng thêm tiền lương theo tỉ lệ luỹ tiến được tính căn cứ vào mức độ vượt định mức sản xuất sản phẩm.
2.2.3. Một số hình thức trả lương khác
Ngoài các hình thức trả lương chủ yếu trên, tuỳ theo quy mô, điều kiện và đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp mà có thể áp dụng trong một số hình thức trả lương sau:
Tiền lương tính theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng.
Tiền lương tính theo nhóm quỹ lương.
Tiền lương tính theo định mức biên độ.
Tiền lương theo chức vụ, thâm niên…
II Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Nội dung kế toán tiền lương
Chứng từ kế toán sử dụng.
Bảng chấm công.
Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán BHXH.
Bảng thanh toán tiền thưởng.
Một số chứng từ khác có liên quan.
1.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Tài khoản 334 – “ Phải trả công nhân viên” dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán cho cán bộ công nhân viên về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản trợ cấp…
Kế toán có thể mở tài khoản cấp 2:
TK 3341 “Tiền lương”: dùng để hạch toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương ( tính vào quỹ lương của doanh nghiệp)
TK 3342 “Các khoản khác”: dùng để hạch toán các khoản tiền trợ cấp, tiền có nguồn bù đắp riêng như trợ cấp BHXH, trợ cấp khó khăn từ quỹ phúc lợi, tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng…
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác:
TK 111 :Tiền mặt
TK112 :Tiền gửi ngân hàng
TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 :Chi phí sản xuất chung
TK 641 : Chi phí bán hàng
TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp…
1.3.Phương pháp kế toán tiền lương
a. Hàng tháng tính lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các đối tượng sử dụng kế toán ghi
Nợ TK 622, 6271, 6411, 6421
Có TK 334 Phải trả cán bộ công nhân viên
b. Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng:
Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
c. Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên
Nợ TK 334 – Tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 141 – Số tạm ứng trừ vào lương
Có TK 138 – Các khoản bồi thường thiệt hại, tiền nhà, điện
Có TK 333 – Thuế thu nhập phải nộp
d. Khấu trừ vào lương khoản BHXH, BHYT
Nợ TK 334 6% lương cơ bản
Có TK 3383, 3384 : BHXH, BHYT
e. Trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng tiền
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
f. Trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng vật tư, hàng hoá
Ghi nhận giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 152, 155
Ghi nhận giá thanh toán
Nợ TK 334 – Tổng giá thanh toán cho CNV (có thuế GTGT)
Có TK 512 – Giá thanh toán không có thuế GTGT
Có TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp
g. Các khoản trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động có tính chất như lương
Nợ TK 338
Có TK 334
h. Lương công nhân đi vắng chưa lĩnh doanh nghiệp tạm giữ hộ, kế toán ghi
Nợ TK 334
Có TK 3388 (số tiền giữ hộ)
Doanh nghiệp trả tiền lương đã giữ hộ cho công nhân viên:
Nợ TK 3388
Có TK 111 ( số tiền giữ hộ)
k. Trích trước lương công nhân nghỉ phép
Hàng tháng, khi tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
Cách tính mức trích trước như sau:
Mức trích trước theo kế hoạch của công nhân sản xuất trực tiếp
=
Tiền lương thực tế phải trả công nhân sản xuất trực tiếp
trong tháng
Tỉ lệ trích
x
trước
Tỉ lệ trích trước (%) =
Tổng lương phép kê hoạch năm của công nhân sản xuất trực tiếp
Tổng lương cơ bản kế hoạch năm của công nhân sản xuất trực tiếp
x 100%
Sơ đồ hạch toán tiền lương ( Phụ lục 01)
2. Nội dung kế toán các khoản trích theo lương
2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ
Bảng thanh toán lương
Bảng thanh toán BHXH
Phiếu nghỉ hưởng BHXH và một số hoá đơn, chứng từ khác liên quan.
Tài khoản
TK 338 “Phải trả, phải nộp”: Là tài khoản dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, trị giá tài sản thừa chờ xử lý, các khoản cho vay mượn tạm thời, các khoản thu hộ, giữ hộ.
Tài khoản 338 chi tiết thàng 5 tài khoản cấp hai:
TK3381 : tài sản thừa chờ xử lý
TK 3382 : Kinh phí công đoàn
TK 3383 : BHXH
TK 3384 : BHYT
TK 3388 :Phải trả phải nộp khác
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như:
TK 111 : Tiền mặt
TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
TK 138 : Phải thu khác
TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp
2.2 Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
a. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 622, 627, 641, 642
Có TK 3382: KPCĐ ( = 2% lương thực tế).
Có TK 3383: BHXH( = 15% lương cơ bản).
Có TK 3384: BHYT ( = 2% lương cơ bản).
b. Khấu trừ vào lương khoản BHXH, BHYT
Nợ TK 334: ( = 6% lương cơ bản của công nhân viên)
Có TK 3383: BHXH ( = 5% lương cơ bản).
Có TK 3384: BHYT ( = 1% lương cơ bản).
c. Nộp BHXH, mua BHYT, nộp KPCĐ và chi tiêu KPCĐ tại đơn vị
Nợ TK 3382: ( nộp 1% cho cơ quan cấp trên, 1% chi tiêu tại cơ sở)
Nợ TK 3383: BHXH (= 20% lương cơ bản)
Nợ TK 3384: BHYT (=3% lương cơ bản)
Có TK 111, 112
d. Tính số BHXH trả cho cán bộ công nhân viên.
Nợ TK 3383
Có TK 334
e. Chỉ tiêu quỹ BHXH, KPCĐ tại đơn vị kế toán ghi
Nợ TK 3382, 3383
Có TK 111, 112
f. BHXH và KPCĐ chi vượt được cấp bù kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 ( số tiền được cấp bù đã nhận)
Có TK 3388
g. Thanh toán BHXH cho công nhân viên
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương ( Phụ lục 02)
Chương II
Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội
I Giới thiệu tổng quan về tổng công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội ( gọi tắt là Tổng Công ty) là doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và tiếp thị, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Tổng Công ty được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định thành lập theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước quy định tại quyết định số 90/ TTg ngày 7/3/1994 theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, Uỷ ban nhân dân Thành phố giao và nhu cầu xã hội, nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công ty, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của Hà Nội và cả nước.
Tổng Công ty có :
Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam;
Tên riêng là Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: hanoi housing development and investment corporation
Tên viết tắt: handico
Trụ sở chính đặt tại 34 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điều lệ tổ chức và hoạt động bộ máy quản lý và điều hành;
Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn do Tổng Công ty quản lý;
Con dấu được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng trong nước, nước ngoài;
Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tổng công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng Giám đốc.
Tổng Công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ xây dựng và trực tuyến là Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội – cơ qua thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Tổng Công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội khác trong Tổng Công ty hoạt động theo hiến pháp và pháp luật.
Tổng Công ty thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp, tự chủ tài chính trong sản xuất kinh doanh phù hợp với Luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định khác của pháp luật và Điều lệ của Tổng Công ty.
2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty
Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư : kinh doanh phát triển nhà, khu dân cư, khu đô thị và các lĩnh vực khác theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Xây dựng và lắp đặt các công trình : dân dụng và công nghiệp, giao thông đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, thuỷ lợi, bưu điện, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
Tư vấn về đầu tư và xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài gồm các khâu: cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư và xây dựng, lập dự án đầu tư, thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp…
Tư vấn và dịch vụ cho các chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng.
Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
Kinh doanh nhà, vận tải hàng hoá đường bộ, khách sạn và các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.
Xuất nhập khẩu lao động, hàng hoá, vật liệu, vật tư, thiết bị, máy móc…
Ngoài ra, Tổng Công ty còn được kinh doanh đa ngành theo quy định của pháp luật thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội
Hệ thống tổ chức: (Phụ lục 03)
Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận.
a. Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Tổng Công ty thực hiện chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng Công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo toàn, phát triển vốn và về sự phát triển của Tổng Công ty theo nhiệm vụ được Nhà nước, Uỷ ban nhân dân Thành phố giao,
Hội đồng quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
Nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước, Uỷ ban nhân dân Thành phố giao cho Tổng Công ty; bảo toàn và phát triển vốn này.
Xem xét, phê duyệt phương án giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên theo các hình thức: Điều động vốn ghi tăng, giảm; vay hoàn trả và có lãi nội bộ; góp vốn đầu tư do Tổng giám đốc đề nghị.
Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong Tổng Công ty, Tổng Giám đốc và Giám đốc các đơn vị thành viên về sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, việc thực hiện các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị, các quy định của pháp luật và việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Tổ chức thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án mới, dự án hợp tác đầu tư với bên nước ngoài bằng vốn do Tổng Công ty quản lý.
b. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó có một thành viên Hôi đồng quản trị làm Trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; gồm một thành viên là chuyên viên kế toán, hai thành viên do đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng Công ty giới thiệu và một thành viên do Sở tài chính vật giá Thành phố giới thiệu.
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban kiểm soát:
Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng Công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành Pháp luật, Điều lệ Tổng Công ty, các Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.
Báo cáo Hội đồng quản trị theo định kỳ hàng quý, hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu phạm pháp trong Tổng Công ty.
c.Tổng giám đốc
Tổng giám đốc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm; việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố và trước Pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng Công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng Công ty.
Tổng Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước và Uỷ ban nhân dân Thành phố giao cho Tổng Công ty. Giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các thành viên Tổng Công ty theo phương án đã được Hôi đồng quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên hoạt động, sử dụng không có hiệu quả, không phù hợp với chủ trương phát triển chung của Tổng Công ty
d. Phó Tổng giám đốc:
Các phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền thực hiện.
e. Phòng tài chính – kế toán:
Phòng tài chính – kế toán là đơn vị chức năng tập hợp các dữ liệu hoạt động kinh tế tài chính và báo cáo tổng hợp tình hình tài chính của Tổng Công ty cho Tổng Giám đốc và các cơ quan chức năng. Phối hợp với Phòng kế hoạch xây dựng các kế hoạch về tài chính hàng năm, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động kinh tế đầu ra, chủ trì kiểm kê và theo dõi tài sản theo quy định. Giải quyết các nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính của Nhà nước. Để giúp Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tránh những lãng phí, thất thoát do quản lý gây ra, Phòng tài chính – kế toán phải thường xuyên nắm vững nghiệp vụ, xử lý đúng, chính xác các thông tin tài chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan.
Chỉ đạo việc hạch toán theo đúng các quy chế cơ quan đã ban hành và những nguyên tắc tài chính của Nhà nước, tạo nguồn vốn, điều hoà vốn, theo dõi tình hình sử dụng vốn, tình hình chấp hành kỷ luật tài chính trong nội bộ cơ quan.
Kế toán trưởng Tổng Công ty giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng Công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
f. Phòng kế hoạch tổng hợp
Nhiệm vụ chức năng của Phòng là giúp Tổng Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi tiêu, mua sắm, sửa chữa, xây dựng giá thành sản phẩm và đơn giá tiền lương. xây dựng các định mức về lao động và các loại định mức khác phục vụ cho công tác quản lý và phù hợp với các điều kiện của Tổng Công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý vật tư, tiêu thụ sản phẩm và việc ký kết thẩm định các hợp đồng kinh tế.
Trên cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, cân đối các nguồn lực, những thuận lợi và khó khăn, Tổng Công ty đã xây dựng và giao kế hoạch chi tiết năm, quỹ, tháng cho từng đơn vị thành viên cùng với một hệ thống biện pháp tổ chức thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo sản xuất kinh doanh luôn gắn việc kiểm tra đôn đốc với báo cáo tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm chỉ đạo cho tháng, quý kế hoạch tiếp theo, đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của tháng và quý đó.
g. Phòng hành chính tổng hợp.
Phòng tổng hợp có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc và triển khai thực hiện các quyết định của Tổng Giám đốc về lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ - đào tạo quản lý nhân sự, bảo vệ an toàn cơ quan.
Quản lý, bảo dưỡng các phương tiện vận tải, các trang thiết bị văn phòng, điện nước, điện nước, điện thoai… phục vụ cho sản xuất, lên lịch điều vận xe ô tô phục vụ công tác; thực hiện nhiệm vụ hành chính, quản trị và giúp việc Tổng Giám đốc trong tác bảo quản, lưu trữ, giao nộp thành phẩm phim, băng phục vụ phát sóng, kiểm toán nội bộ…Thực hiện pháp lệnh của Nhà nước, của ngành, của cơ quan về quản lý và sử dụng con dấu của Tổng Công ty, cấp phát giấy giới thiệu, giấy đi việc riêng. Tổ chức mua sắm, phân phối, quản lý các trang thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm, báo chí, quản lý và điều hành việc phục vụ công tác tiếp khách và hội nghị của cơ quan.
h. Phòng quản lý dự án.
Xây dựng danh mục các dự án trọng điểm, trên cơ sở cơ chế điều hành, chỉ đạo đối với từng dự án để xây dựng chế độ giao ban các dự án trọng điểm để Tổng Công ty thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện, chỉ đạo cụ thể đối với từng dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra. Đặc biệt đối với từng dự án có tính chất quan trọng.
i. Phòng công ứng dụng công nghê:
Phòng kỹ thuật sản xuất có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực phát triển, đầu tư kỹ thuật phục vụ sản xuất. Quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng và khai thác thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật trong toàn Tổng Công ty theo đúng quy trình.
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Năm 2004 là năm có nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức với Tổng Công ty, là năm trọng tâm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng bộ Tổng Công ty nhiệm kỳ 2001 – 2005. Với mục tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, Thường vụ Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty đã có nhiều chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện, trên cơ sở giao kế hoạch sớm để các đơn vị thành viên chu động triển khai thực hiện với khối lượng sản xuất kinh doanh tăng gấp đôi năm 2003.
Được sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện của Thành uỷ, UBND, của các Sở, Ban, Ngành Thành phố,sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, HĐQT cùng với sự cố gắng của các đơn vị thành viên, Tổng Công ty đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004 trước 15 ngày.
Kết quả cụ thể công tác sản xuất kinh doanh năm 2004:
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh đến ngày 31/12/2004
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Nội dung
Thực hiện 2003
Thực hiện 2004
TH04/TH03
I
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
1.382.734
2.927.089
212%
1
Giá trị đầu tư của các dự án
627.432
1.088.928
174%
II
Tổng doanh thu
890.555
1.927.539
221%
1
Doanh thu đầu tư dự án
299.506
662.653
221%
2
Doanh thu nhận thầu xây lắp
389.960
960.471
241%
3
Doanh thu khác
192.089
349.415
182%
III
Nộp ngân sách
35.664
84.4333
237%
IV
Lợi nhuận
30.085
51.560
171%
V
Lao động tiền lương
Tổng số lao động(người)
10.365
18.083
174%
Thu nhập bình quân(nghìn đồng
1.085
1.250
115%
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2003 của Tổng Công ty là 1.382.734 triệu đồng và năm 2004 là 2.927.809 triệu đồng tăng 1.545.075 triệu đồng. Còn tổng doanh thu của Tổng Công ty không ngừng tăng lên. Năm 2003 là 890.555 triệu đồng và năm 2003 tăng lên gấp đôi là 1.927.539 triệu đồng tăng 1.081.984 triệu đồng tương đương 211%. Còn lợi nhuận năm 2001 là 30.085 triệu đồng, năm 2004 tăng với một con số đáng kể tương đương với 171%.
Như vậy, với mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định Tổng Công ty có khả năng tài chính mạnh để tiếp tục phát triển trong tương lai, góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Tổng Công ty:
5.1 Tổ chức bộ máy kế toán ( Phụ lục 04)
Bộ máy kế toán phòng tài chính của Tổng Công ty gồm 12 người:
Kế toán trưởng- Trưởng phòng tài vụ: Giúp giám đốc thực hiện kế toán thống kê. Là người chịu trách nhiệm hoàn toàn việc quản lý, sử dụng, trích lập, bảo toàn tiền vốn và tài sản của Công ty. Là người giao dịch trực tiếp với bên ngoài về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán,chịu trách nhiệm điều hành kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện của bộ máy kế toán. Cập nhật, phát triển, hướng dẫn các chế độ về quản lý tài chính cho các cán bộ kế toán trong Tổng công ty.
Phó phòng tài vụ: Là người trợ giúp cho kế toán trưởng trong các lĩnh vực về kinh tế, tài chính, kế toán. Chịu trách nhiệm điều hành và hạch toán kế toán trong đơn vị.Là người trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn các bộ phận kế toán vận hành và kế toán ở các đơn vị trực thuộc.
Kế toán tổng hợp: Là người lập báo cáo kế toán gồm : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lãi lỗ, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thủ quỹ: Thu chi tiền Vịêt Nam, ngoại tệ, tín phiếu, căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành xuất nhập quỹ và ghi vào sổ quỹ.
Kế toán thanh toán: Làm nhiệm vụ thanh toán các khoản công nợ (các khoản phải trả cho người ban), nộp thuế và các khoản nộp ngân sách.
Ban tổ đổi mới: Làm nhiệm vụ cổ phần hoá các doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty, nghiên cứu các mô hình Tổng Công ty Nhà nước hoặc công ty mẹ, công ty con.
Kế toán doanh thu, chi phí: Tổng hợp toàn bộ doanh thu, công nợ, chi phí giá vốn hàng bán.
Kế toán tài sản, công cụ dụng cụ, vật tư: Theo dõi toàn bộ tài sản, công cụ dụng cụ hiện có, phát sinh tăng giảm trong kỳ trích khấu hao.
Đặc điểm về vốn:
Vốn điều lệ của Tổng Công ty gồm có:
Vốn được nhà nước giao tại thời điểm thành lập Tổng Công ty.
Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung cho Tổng Công ty (nếu có) sau khi thành lập Tổng Công ty.
Phần lợi nhuận sau thuế được trích bổ sung vốn cho Tổng Công ty theo quy định của Pháp luật.
Các nguồn vốn khác.
Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, Tổng Công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bẳng cân đối tài sản và công bố vốn điều lệ của Tổng Công ty đã được điều chỉnh.
Nguồn vốn kinh doanh trong Tổng Công ty được hình thành từ các nguồn sau đây:
Nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp : vì đây là doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước bỏ vốn thành lập và quản lý nên hàng năm Nhà nước sẽ cấp cho Tổng Công ty một số vốn nhất định.
Nguồn vốn tự bổ sung từ các quỹ: Quỹ đầu tư và phát triển, lợi nhuận chưa phân phối, Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản…
Nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Nguồn vốn tín dụng thương mại của người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng.
5.2 Đặc điểm công tác kế toán
a Mô hình kế toán áp dụng tại tổng công ty
Là mô hình kế toán tập trung: Định ký vào cuối tháng được tập hợp lập bảng kê, giao nộp kèm theo toàn bộ chứng từ gốc cho phòng tài vụ để ghi sổ và hạch toán kế toán.
b. Phương pháp ghi sổ kế toán
Là phương pháp chứng từ gốc là chứng từ kế toán phản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ví dụ phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng…
c. Chế độ kế toán áp dụng tại tổng công ty
Là chế độ kế toán theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam, và quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam.
d. Hình thức kế toán áp dụng
Là hình thức Nhật ký chung: (Phụ lục 5) Căn cứ vào chứng từ gốc, các chứng từ kế toán để ghi chép vào sổ kế toán chi tiết và các sổ nhật ký đặc biệt. Với những trường hợp có nhiều chứng từ gốc phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định có thể được tổnh hợp trên các bảng kê chứng từ, từ đó làm căn cứ ghi chép chứng từ gốc.Từ chứng từ gốc và các bảng kê chứng từ ghi chép vào sổ Nhật ký chung. Sổ nhật ký chung là căn cứ để ghi chép vào sổ Cái.
Cuối tháng hoặc cuối quý kế toán chi tiết tiến hành cộng sổ để lập báo cáo chi tiết. Kế toán tổng hợp cộng sổ Cái để lập bảng cân đối số phát sinh. Bảng này được đối chiếu với bảng tổng hợp trước khi lập báo cáo tài chính.
e. Chính sách kế toán
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp khấu hao áp dụng: Khấu hao tuyến tính
Nguyên tắc đánh giá tài sản : Theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định
II. Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Tổng Công ty
.1 .Kế toán tiền lương
1.1.Nội dung quỹ tiền lương tại Tổng Công ty
Quỹ tiền lương của Tổng Công ty bao gồm tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế, trong thời gian nghỉ việc hoặc đi học, các loại phụ cấp, làm thêm giờ…
1.2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVan Phuong Anh.doc