Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Phổ Yên là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích

toàn huyện là 257km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 14,5 – 15

ngàn ha, đất lâm nghiệp 8,5 ngàn ha. Huyện có 18 đơn vị hành chính gồm 15

xó và 3 thị trấn; dõn số trờn 137 ngàn người. Huyện Phổ Yên là huyện có

kinh tế tương đối phát triển so với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên.

Những năm gần đây, huyện đang chuyển đổi mạnh về mặt kinh tế, tốc độ tăng

trưởng kinh tế đạt 17,5%, cơ cấu kinh tế đang chuyển dần sang công nghiệp,

xây dựng và dịch vụ. Mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng, củng cố cả về cơ

sở vật chất và chất lượng. Các chương trình truyền thông dân số, kế hoạch

hóa gia đình và chăm sóc trẻ em được tổ chức thực hiện tốt. Công tác xây

dựng xã chuẩn quốc gia về y tế được đẩy mạ nh; Đến nay huyện có 5 trạm xá

xã đạt chuẩn quốc gia. Các xã đều có mạng điện lưới quốc gia, hầu như 100%

số hộ có điện sử dụng, hầu hết số xã có đường nhựa tới trung tâm, kinh tế văn

hoá xã hội tương đối phát triển. Huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học

pdf81 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ém n % n % n % Kiến thức 5 1.2 107 25 303 73 Thái độ 148 35.7 240 57.8 27 6.5 Thực hành 38 9.2 264 63.6 113 27.2 1.2 35.7 9.2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 KAP Tỷ lệ % Kiến thức tốt Thái độ tốt Thực hành tốt Biểu đồ 3.8. KAP của ngƣời dân về quản lý phân. Nhận xét: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Qua bảng 3.12 và biểu 3.9 chúng tôi nhận thấy số người dân có kiến thức tốt về quản lý phân chiếm tỷ lệ thấp 1,2 %, tỷ lệ thái độ tốt được nhiều hơn 35,7%, tỷ lệ thực hành tốt thấp 9,2%. Bảng 3.11. K.A.P của ngƣời dân về chuồng gia súc. K.A.P về chuồng gia súc Tốt Trung bình Kém n % n % n % Kiến thức 161 38.8 182 43.9 72 17.3 Thái độ 340 81.9 57 13.7 18 4.3 Thực hành 164 39.5 170 41.0 81 19.5 38.8 81.9 39.5 0 20 40 60 80 100 KAP Tỷ l % Kiến thức tốt Thái độ tốt Thực hành tốt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Biểu đồ 3.9. K.A.P của ngƣời dân về chuồng gia súc. Nhận xét: Tổng hợp kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về chăn, thả, xây dựng chuồng gia súc chúng tôi thấy: Kiến thức tốt của người dân về vấn đề này còn thấp, mới chỉ đạt 38,8%. Thái độ của người dân tốt hơn, tuy nhiên thực hành tốt của người dân cũng còn thấp, chỉ có 39,5%. Bảng 3.12. K.A.P của ngƣời dân về vệ sinh môi trƣờng. K.A.P về vệ sinh môi trƣờng Tốt Trung bình Kém n % n % n % Kiến thức 14 3,4 212 51,1 189 45,5 Thái độ 143 34,5 259 62,4 13 3,1 Thực hành 52 12,5 268 64,6 95 22,9 3.4 34.5 12.5 0 5 10 15 0 25 30 35 KAP Tỷ lệ Kiến thức tốt Thái độ tốt Thực hành tốt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Biểu đồ 3.10. KAP của ngƣời dân về vệ sinh môi trƣờng. Nhận xét: Kiến thức tổng hợp chung về vệ sinh môi trường của người dân còn rất thấp mới đạt 3,4%. Kết quả về thái độ tốt và thực hành tốt về vệ sinh môi trường cũng còn rất thấp (34,5% và 12,5%) . 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân ở các điểm điều tra Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tình hình kinh tế với thực hành vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân Thực hành Kinh Tế Tốt Kém 2, p n % n % Đủ ăn 51 14,8 51 14,8 2 = 31,18, p < 0,05 Nghèo 1 1,4 44 61,9 Tổng cộng 52 16,2 95 76,7 Nhận xét: Bảng 3.15 trên cho chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tình trạng đói nghèo với thực hành vệ sinh môi trường của người dân, với p<0,05 chứng tỏ người dân ở các hộ gia đình đủ ăn có thực hành về VSMT tốt hơn người dân trong các hộ gia đình nghèo đói. Bảng 3.14. Mối liên quan giữa phƣơng tiện truyền thông với thực hành vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân Thực hành Tốt Kém 2, p Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 PTTT n % n % Có PTTT 50 14,3 64 18,3 2 = 15,99, p < 0,05 Không có PTTT 2 3,03 31 46,9 Tổng cộng 52 17,3 95 65,2 Nhận xét: Qua bảng 3.16 chúng tôi thấy: Với p<0,05, có mối liên quan giữa thực hành của người dân về vệ sinh môi trường với tình trạng có hay không có phương tiện truyền thông. Ở nhóm có phương tiện truyền thông mức độ thực hành về vệ sinh môi trường là tốt hơn nhóm không có phương tiện truyền thông. Bảng 3.15. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của ngƣời dân với thực hành về vệ sinh môi trƣờng Thực hành TĐVH Tốt Kém 2, p n % n % Từ THCS trở lên 52 14,1 80 21,7 2 = 9,14, p < 0,05 Tiểu học 0 0 15 39,4 Mù chữ, BĐBV 0 0 0 0 Tổng cộng 52 14,1 95 61,1 Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy: Với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường. Nhóm có học vấn cao hơn thì thực hành về vệ sinh môi trường tốt hơn. Bảng 3.16. Mối liên quan giữa lứa tuổi của ngƣời dân với thực hành về vệ sinh môi trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Thực hành Lứa tuổi Tốt Kém 2, p n % n % Tuổi: 0,05 (1) 2 =1,53 , p > 0,05 (2) 30-49 31 7,4 62 14,9 50 17 4 29 6,9 Tổng cộng 52 12,5 95 22,8 Chú thích: (1) So sánh giữa lứa tuổi 30-49 và lứa tuổi <30. (2) So sánh giữa lứa tuổi >50 và lứa tuổi <30. Nhận xét: Kết quả nghiên cứu với p>0,05 không cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường. Bảng 3.17. Mối liên quan giữa giới của ngƣời dân với thực hành về vệ sinh môi trƣờng. Thực hành Giới Tốt Kém 2, p n % n % Nam 45 10,8 76 18,3 2 =0,99 , p > 0,05 Nữ 7 1,6 19 4,5 Tổng cộng 52 12,5 95 22,8 Nhận xét: Nghiên cứu cũng không cho thấy có mối liên quan giũa giới với thực hành của người dân về vệ sinh môi trường, với p>0,05 chứng tỏ thực hành về vệ sinh môi trường ở cả hai giới là như nhau. Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức của ngƣời dân với thực hành về vệ sinh môi trƣờng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Thực hành Kiến thức Tốt Kém 2, p n % n % Tốt 0 0 0 0 Yêú 25 6,0 64 15,4 Tổng cộng 25 6,0 64 15,4 Nhận xét: Qua bảng trên, chúng tôi thấy người dân có kiến thức tốt về vệ sinh môi trường tất cả đều thực hành ở mức độ trung bình, nhưng rõ ràng những người có kiến thức yếu kém thì tỷ lệ thực hành kém cao hơn thực hành tốt nhiều lần (15,4% so với 6,0% thực hành tốt). Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thái độ của ngƣời dân với thực hành về vệ sinh môi trƣờng. Thực hành Thái độ Tốt Kém 2, p n % n % Tốt 22 14,6 3 0,7 2 =23,69 , p < 0,05 Yếu 0 0 10 2,4 Tổng cộng 22 14,6 13 3,1 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, với p<0,05 chứng tỏ có mối liên quan giữa thái độ về vệ sinh môi truờng của người dân với mức độ thực hành vệ sinh môi trường của họ. Thái độ càng tốt thì tỷ lệ thực hành tốt càng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng kinh tế, văn hoá, xã hội ở các điểm điều tra: Phổ Yên là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích toàn huyện là 257km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 14,5 – 15 ngàn ha, đất lâm nghiệp 8,5 ngàn ha. Huyện có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xó và 3 thị trấn; dõn số trờn 137 ngàn người. Huyện Phổ Yên là huyện có kinh tế tương đối phát triển so với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên. Những năm gần đây, huyện đang chuyển đổi mạnh về mặt kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,5%, cơ cấu kinh tế đang chuyển dần sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng, củng cố cả về cơ sở vật chất và chất lượng. Các chương trình truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc trẻ em được tổ chức thực hiện tốt. Công tác xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế được đẩy mạnh; Đến nay huyện có 5 trạm xá xã đạt chuẩn quốc gia. Các xã đều có mạng điện lưới quốc gia, hầu như 100% số hộ có điện sử dụng, hầu hết số xã có đường nhựa tới trung tâm, kinh tế văn hoá xã hội tương đối phát triển. Huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học. [1]. Kinh tế của người dân chủ yếu là nông nghiệp, theo kết quả điều tra của chúng tôi, tỷ lệ hộ làm ruộng ở các xã chiếm 79,8%. Vẫn còn nhiều hộ nghèo, theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hộ nghèo là 17,1%, và vẫn còn 14,9% số hộ chưa có xe máy. Tuy nhiên tỷ lệ này không cao so với tỷ lệ đói nghèo của tỉnh và tỷ lệ đói nghèo của khu vực theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản toàn quốc năm 2006 [67]. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Khổng Thị Mai tại 9 tỉnh phía bắc và Tây Nguyên (68,9%) [48], và cũng thấp hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Lê Thị Ánh Nguyệt tại hai xã Tân Long và Văn Lăng huyện Đồng Hỷ (49,1 và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 47,7%) vào năm 2003 [46], thấp hơn nghiên cứu của Dương Xuân Hùng tại hai xã Hợp Tiến và Cây Thị năm 2008 [39]. Tỷ lệ này gần tương đương khi so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh tại xã La Hiên huyện Võ Nhai (19,9%) [47]. Tuy nhiên so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh thì có thể tỷ lệ hộ nghèo của nghiên cứu chúng tôi còn ở mức thấp hơn nữa do hiện nay cách tính tỷ lệ đói nghèo theo chuẩn mới khác với chuẩn cũ trước kia (Chuẩn cũ đối với hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn, miền núi có thu nhập trung bình dưới 120.000 đồng/ người/tháng là hộ nghèo, hiện nay theo quyết định 170 năm 2005 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội thì hộ nghèo ở khu vực này được tính có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000đ/người/tháng). Tỷ lệ đói nghèo thấp hơn có ảnh hưởng tích cực đến phát triển văn hóa, xã hội và làm cho vấn đề thực hành vệ sinh môi trường chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Trình độ học vấn của các đối tượng điều tra: Chúng tôi thấy qua kết quả nghiên cứu trình độ học vấn của các đối tượng điều tra nhìn chung là tốt. Hầu hết các chủ hộ (89%) có học vấn từ THCS trở lên. Tỷ lệ chủ hộ mù chữ chỉ chiếm 1,4% và biết đọc, biết viết là 0,5%, tỷ lệ chủ hộ có trình độ tiểu học cũng khá thấp (9,2%%). Như vậy, tỷ lệ chủ hộ có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống chỉ chiếm 11,1%, tỷ lệ này thấp hơn nhiều nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và cộng sự tại hai xã vùng cao Văn Lăng và Tân Long của huyện Đồng Hỷ [34], thấp hơn nghiên cứu của Lê Thị Nguyệt [52], cũng như thấp hơn nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung và cộng sự tại 9 tỉnh miền núi và Tây Nguyên [32], và thấp hơn nghiên cứu của Dương Xuân Hùng hai xã đặc biệt khó khăn Cây Thị và Hợp Tiến của huyện Đồng Hỷ [39]. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận đến các kiến thức nói chung trong đó có kiến thức về vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe [35]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Kết quả điều tra của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ số hộ có các phương tiện nghe nhìn tương đối cao, có tới 84% số hộ có vô tuyến, 55,6% số hộ có đài phát thanh. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và cộng sự [34] tại Tân Long và Văn Lăng (50% và 55%) năm 2003 và bằng tỷ lệ chung toàn quốc tại thời điểm năm 2006 [63]. Tỷ lệ phương tiện truyền thông cao liên quan mật thiết đến thực trạng kinh tế và tình hình đói nghèo tại hai xã điều tra. Về mặt chăm lo của xã hội: Hiện nay hệ thống loa công cộng đã đến được hầu hết số thôn bản trong cả hai xã, quá trình điều tra cho thấy 88,1% người dân cho rằng đây là một nguồn thông tin về sức khoẻ. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ người dân tiếp cận với kiến thức y tế và sức khoẻ chưa cao, chỉ 25%. Vì báo chí có khả năng cập nhật sâu và đầy đủ thông tin hơn truyền hình, phát thanh nên cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với chủ trương chính sách của Đảngvà Nhà nước về vệ sinh môi trường nói riêng cũng như việc nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung. Về dân tộc: Tỷ lệ dân tộc trong đối tượng điều tra tập trung chủ yếu là người Kinh (98,6%), Còn lại tỷ lệ chủ hộ dân tộc khác rất ít. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Lê Thị Ánh Nguyệt tại xã Văn Lăng và Tân Long (Văn Lăng: 20,6% và 26,1%; Tân Long: 54% và 26%) [52], và có sự khác biệt về thành phần dân tộc với nghiên cứu của Dương Xuân Hùng tại hai xã Hợp Tiến và Cây Thị năm 2008 [39], cũng khác với nghiên cứu của Võ Thị Mai ở Ôn Lương huyện Phú Lương cho kết quả thành phần dân tộc của chủ hộ chủ yếu là dân tộc Tày (77,1%) và dân tộc Kinh: 20,5% [49]. Tỷ lệ này cũng có sự khác biệt với nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai tại 9 tỉnh miền núi phía bắc và Tây nguyên: Dân tộc Dao chiếm 16,2% [48]. Kết quả chung tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản toàn quốc cho tỷ lệ thành phần dân tộc chủ hộ như sau: Chủ hộ là dân tộc Kinh: 85%; Tày 2,2%; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Thái 2%; Dao: 0,9% [63]. Như vậy khu vực nghiên cứu của chúng tôi có sự gần giống với cuộc điều tra trong cả nước hơn là với các nghiên cứu khác trên địa bàn tỉnh. Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có một nét văn hóa và các phong tục tập quán riêng, có những tập quán tốt cho sức khỏe con người nhưng cũng có những tập quán còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe [63]. Thành phần dân tộc của chủ hộ trong mẫu điều tra của chúng tôi có tỷ lệ người Kinh là chủ yếu. Thuận lợi trong giáo dục truyền thông y tế là tất nhiên, vì việc không bị cản trở về ngôn ngữ cũng như hiểu sâu xa về phong tục tập quán làm cho việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ nói chung và các vấn đề về vệ sinh môi trường của cán bộ làm công tác y tế ít nhiều thuận lợi hơn. Thành phần giới của chủ hộ trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nam chiếm đa số (78,3%), trong đó chủ yếu từ 30-50 tuổi (64,8%). Thành phần giới của chủ hộ cũng là vấn đề cần nghiên cứu vì nó liên quan đến văn hóa gia đình Á đông. Trong đó có vấn đề về vai trò chủ hộ trong việc quyết định các công việc liên quan đến xây dựng các công trình các công trình của gia đình cũng như các công trình vệ sinh và các công trình liên quan đến sức khỏe. Việc chủ hộ nam chiếm đa số có thể là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, việc quyết định thực hiện thay đổi hành vi có thuận lợi vì vai trò quyết định của đàn ông trong văn hóa gia đình Á đông truyền thống. Tuy nhiên trong trường hợp tuyên truyền không tốt thì lại cản trở việc thực hiện hành vi sức khoẻ của cả một gia đình. [64]. Trong nghiên cứu của chúng tôi về các kênh thông tin tuyên truyền vệ sinh môi trường và phòng chống bệnh tiêu chảy đến với người dân, ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, thì thông tin về vệ sinh môi trường và phòng bệnh tiêu chảy theo phương thức truyền thông trực tiếp đến với người dân chủ yếu là từ nhân viên y tế thôn bản, nhân viên y tế xã. Với 100% người dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 trong nghiên cứu đều có khoảng cách đến trạm y tế dưới 4 km, nên có tới 83,6% chủ hộ cho biết nhận được thông tin về các vấn đề sức khoẻ từ cán bộ y tế. Ngoài ra, nguồn thông tin còn đến từ sinh viên đại học y khoa Thái Nguyên đi thực hành tại cộng đồng. Tại những xã chúng tôi đến điều tra, cán bộ lãnh đạo đều niềm nở và quan tâm đến hoạt động của trạm y tế xã, tạo điều kiện cho sinh viên đại học y khoa đi thực tế tổ chức tốt buổi tuyên truyền giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền trong các nhà trường để giáo dục thiếu niên, nhi đồng và phát huy vai trò của lực lượng này trong vận động thay đổi hành vi vệ sinh môi trường của người lớn là chưa tốt. Trong những năm gần đây, trường Đại học y khoa Thái Nguyên đã đưa nhiều đợt sinh viên đi cộng đồng tại Phổ Yên, và sinh viên cũng đóng góp vào việc tuyên truyền tại cộng đồng. Tuy nhiên kết quả về thay đồi hành vi vệ sinh môi trường như nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cần nghiên cứu hiệu quả công tác tuyên truyền nói chuyện sức khoẻ và tăng cường hoạt động này để kết hợp với các kênh thông tin khác nhằm thay đổi kiến thức và hành vi người dân về vệ sinh môi trường theo hướng tích cực. Mặt khác, song song với công tác tuyên truyền vận động, cần phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng để động viên và làm gương cho nhân dân noi theo [23]. Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 đã xác định: xã hội hóa lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường là điều kiện tiên quyết cho thực hiện có hiệu quả và bền vững các mục tiêu của chương trình này, trong đó công tác giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, chú trọng đến việc phát huy vai trò của đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, của các ngành, đoàn thể tại địa phương, chú ý đến các đối tượng có trình độ học vấn thấp, trẻ em. Quan tâm đến các loại hình tuyên truyền trực tiếp, các hoạt động sân khấu hóa, công tác tiếp thị xã hội để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân về vệ sinh môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Đồng thời huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào thực hiện các mục tiêu về nước sạch, vệ sinh môi trường [3]. Như vậy, việc đánh giá đúng khả năng tham gia của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương cũng như khả năng của toàn xã hội tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường cũng cần thiết phải đặt ra đẻ có thể rút ngắn thời gian thực hiện các mục tiêu của lĩnh vực này. Những vấn đề trên cho thấy, thực trạng kinh tế xã hội tại bốn xã điều tra tuy nhiều thuận lợi: tỷ lệ nghèo đói thấp, trình độ dân trí tương đối cao, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, hệ thống nhà văn hóa, phương tiện truyền thanh công cộng được xây dựng, dân cư ở tập trung, không quá cách xa trạm y tế. Nên khả năng tiếp nhận các thông tin, kiến thức để thay đổi hành vi về vệ sinh môi trường không gặp nhiều khó khăn. Điều đó cho thấy nếu người dân vẫn gặp các vấn đề về kiến thức thái độ, thực hành đối với chăm sóc sức khoẻ, thì cần xem xét lại việc tuyên truyền giáo dục y tế có vấn đề về mặt phương thức tiếp cận, sự đầu tư về nhân lực cũng như vật lực, chiến lược và giải pháp đã thực sự đúng và đủ để thay đổi được nhận thức và thực hành của người dân hay chưa? 4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân ở cỏc xã điều tra: 4.2.1. Về nguồn nước sạch: Theo điều tra của chúng tôi, số hộ có đang sử dụng nguồn nước từ giếng khoan và nước máy là 51,3%, và số hộ qua điều tra được đánh giá có nguồn nước coi là sạch chiếm tới 82,4%. Nhìn chung tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với số hộ có nguồn nước sạch là 24,7% [62], cũng như cao hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và cộng sự tại hai xã Tân Long và Văn Lăng (Đồng Hỷ) với tỷ lệ tương ứng là 20,4% [35], và cao hơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 so với kết quả tổng điều tra trong toàn quốc vào thời điểm năm 2006 (63% số hộ dân sử dụng nước sạch) cũng như so với tỷ lệ sử dụng nguồn nước sạch trong toàn tỉnh Thái Nguyên là 57,96% [63], thì tỷ lệ sử dụng nước sạch trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều. Điều này phù hợp với địa bàn huyện Phổ Yên, ở vùng đồng bằng, địa hình ít đồi núi quanh co, nhiều sông, suối và dễ tiếp cận với nguồn nước. Chúng tôi chưa có điều kiện thực hiện các xét nghiệm hoá lý và vi sinh để đánh giá chất lượng nguồn nước tại địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên một số nghiên cứu định tính có thể cho những nhận định ban đầu về chất lượng nguồn nước tại hai xã nghiên cứu. Tuy nhiên việc sử dụng nước giếng khoan và việc dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn nước cho kết quả tích cực trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn nước sạch. Chỉ có một hạn chế là việc sử dụng phân tươi bón ruộng cùng với yếu tố đất chật, hạn chế về diện tích xây dựng so với các tỉnh miền núi làm cho khoảng cách giữa nguồn nước và chuồng gia súc, hố xí bị hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước sạch của người dân. 4.2.2. Về hố xí: Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu về vấn để xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh, về giải quyết vấn đề ảnh hưởng của phân người đến sức khỏe con người, cũng như tìm hiểu mô hình bệnh tật ở các vùng khác nhau liên quan đến tỷ lệ và tình trạng sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Các nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp và nhằm cải thiện mô hình bệnh tật liên quan đến phân người. Đảng, Nhà nước, ngành y tế cũng đã có nhiều chủ trương, đề ra biện pháp nhằm tăng tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ sinh của người dân [2], [3]. Tuy qua nhiều nghiên cứu trước đây, vấn đề xây dựng hố xí hợp vệ sinh là rất khó khăn. Tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh nhìn chung vẫn còn thấp, nhất là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng cao. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tại bốn xã điều tra, có tới 97,5% số hộ có hố xí, và có 74,4% số hộ có hố xí hợp vệ sinh. So sánh với nghiên cứu Nguyễn Thị Khánh Linh tại La Hiên- Võ Nhai cho kết quả tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh tại xã này là 58,72% [52], của Trịnh Hữu Vách, Nguyễn Thị Hồng Tú và Nguyễn Hùng Long tại 82 xã, thị trấn của hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế vào năm 2004, cho thấy: Tỷ lệ số hộ có hố xí là 73,7%, số hộ có hố xí hợp vệ sinh là 33,7% [65], thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về 2 chỉ số này cao hơn rất nhiều. Và nếu so với kết quả Tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 với kết quả tỷ lệ số hộ có hố xí là 88,8% và hố xí hợp vệ sinh là 47% [63] thì tỷ lệ có hố xí và có hố xí hợp vệ sinh tại hai xã nghiên cứu của chúng tôi cũng vẫn cao hơn. Từ kết quả nghiên cứu và so sánh trên cho thấy: Tỷ lệ có hố xí và hố xí hợp vệ sinh của bốn xã nghiên cứu là cao so với các nơi khác. Kể cả khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trong phạm vi địa bàn rộng lớn, đa dạng như kết quả tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, hoặc các nghiên cứu ở những địa điểm khác nhau trong tỉnh TháI Nguyên như đối với các nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn [35] và nghiên cứu của Lê Thị Nguyệt [52] hoặc nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh [47], của Trịnh Hữu Vách và cộng sự [65] thì có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ hố xí cũng như tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh đều cao hơn nhiều. Qua nghiên cứu có thể thấy vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội, cũng như quan niệm của cộng đồng người dân có ảnh hưởng lớn đến khả năng thực hành về chăm sóc sức khoẻ. Vấn đề này góp phần khẳng định giải pháp cải thiện tình hình yếu kém về xây dựng và sử dụng công trình vệ sinh, góp phần vào nâng cao sức khỏe cho người cộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 đồng dân cư phải thông qua việc nâng cao đời sống kinh tế kết hợp với tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức người dân. Tuy nhiên, cũng qua kết quả điều tra, chúng tôi cũng nhận thấy vấn đề của người dân là sử dụng phân tươi bón ruộng, có tới 4,3% hộ dân vẫn còn sử dụng phân tươi, không qua ủ để bón ruộng. Và có 25,1% số hộ sử dụng ủ phân dưới 3 tháng. 4.2.3. Các thông số về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường: Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy vấn đề kiến thức của người dân về các vấn đề vệ sinh môi trường còn kém. Tỷ lệ người dân có kiến thức tốt về các vấn đề vệ sinh môi trường không cao. Chỉ 11,3% người dân có kiến thức tốt về nguồn nước. Tuy có 76,6% số người kể được tên các loại nguồn nước sạch, nhưng chỉ 33,2% số người kể được đúng tên từ 2 bệnh do việc sử dụng nguồn nước không sạch gây ra trở lên. Kiến thức về quản lý phân của người dân càng kém, chỉ 1,2% người dân đạt điểm tốt về hiểu biết trong quản lý phân. Trong đó chỉ có 18,1% hộ dân kể được từ 2 bệnh do hố xí không hợp vệ sinh gây ra, và thậm chí có tới 4,1% số chủ hộ không kể được một bệnh nào do hố xí không hợp vệ sinh. Tỷ lệ kiến thức tốt của người dân về chuồng gia súc hợp vệ sinh cao hơn (38,8%), tuy nhiên vẫn là ở mức thấp. Tuy nhiên tổng hợp kiến thức chung về vệ sinh môi trường chỉ đạt 3,4 % số chủ hộ có kiến thức tốt. Về thái độ của người dân, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người dân có thái độ tương đối tích cực với vệ sinh môi trường. Có tới 98% người dân cho rằng cần có nguồn nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên tỷ lệ 38,3% người dân có thái độ tốt khi điều tra về thái độ đối với nguồn nước là chưa cao. Thái độ đối với quản lý phân cũng đạt tương tự (35,7%), Trong khi đó thái độ tốt với xây dựng chuồng gia súc là tốt ( 81%). Nhìn chung người dân quan tâm và cho rằng cần thiết có các biện pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Về thực hành vệ sinh môi trường, vẫn còn 4,3% hộ dân sử dụng phân tươi bón ruộng. Tỷ lệ thực hành tốt về bảo vệ nguồn nước sạch còn thấp (21,7%). Có tới 54,3% số hộ chưa thực hiện một biện pháp nào nhằm bảo vệ nguồn nước sạch. Chỉ 46,5% số hộ có hố xử lý nước thải. 2,5% hộ gia đình chưa có hố xí, và chỉ 74,4% hộ gia đình có hố xí được đánh giá hợp vệ sinh. Thực hành của người dân về chuồng gia súc cũng còn ở mức thấp (39,5%). 4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố với thực hành về vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân. 4.3.1. Mối liên quan giữa tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường: Như đã phân tích ở trên, bốn xã trong mẫu nghiên cứu này là các xã có tỷ lệ nghèo đói thấp so với mặt bằng chung, điều kiện kinh tế tốt. 85,1% hộ dân có xe máy, và 88,1% người dân được biết đến thông tin y tế qua hệ thống loa truyền thanh cũng cho thấy hệ thống cơ sở vật chất thuận lợi cho công tác y tế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa tình hình kinh tế của người dân với thực hành của họ về vệ sinh môi trường. Chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tình trạng đói nghèo với thực hành vệ sinh môi trường của người dân. Có 14,8% hộ đủ ăn thực hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Tài liệu liên quan